Trang chủNewsThế giớiTrung Quốc kiểm soát xuất khẩu 28 công ty Mỹ, Ukraine bắn...

Trung Quốc kiểm soát xuất khẩu 28 công ty Mỹ, Ukraine bắn hạ 47 UAV Nga, Washington gửi thông điệp đối thoại tới Moscow

Tổng thống Hàn Quốc cố thủ chống lệnh bắt giữ, Ukraine chuyển nhà máy sản xuất vũ khí sang Ba Lan, Philippines thu giữ thiết bị lặn không người lái nghi của Trung Quốc, Israel cảnh báo đòn tấn công chưa từng có vào Gaza… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Diễn biến chưa từng có trong lịch sử Hàn Quốc: Tổng thống Yoon Suk Yeol 'cố thủ' chống đối, trụ sở đảng cầm quyền bị đe dọa đánh bom. (Nguồn: Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc)
Tổng thống Yoon Suk Yeol ‘cố thủ’ chống lại lệnh bắt giữ của Tòa án. (Nguồn: Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

Châu Á – Thái Bình Dương

*Trung Quốc áp đặt kiểm soát xuất khẩu đối với 28 công ty Mỹ: Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 2/1 đã quyết định bổ sung 28 công ty Mỹ vào danh sách kiểm soát xuất khẩu của Trung Quốc nhằm bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia, đồng thời thực hiện các nghĩa vụ quốc tế, bao gồm cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Bộ Thương mại Trung Quốc nhấn mạnh việc xuất khẩu các mặt hàng lưỡng dụng cho 28 công ty này, trong đó có General Dynamics, L3 Harris Technologies và Intelligent Epitaxy Technology, sẽ bị cấm và mọi hoạt động xuất khẩu đang diễn ra phải dừng ngay lập tức.

Bộ này cho biết thêm trong các trường hợp đặc biệt nếu việc xuất khẩu được coi là cần thiết thì nhà xuất khẩu phải xin phê duyệt. (THX)

*Quân đội Hàn Quốc bác bỏ cáo buộc có hành động kích động Triều Tiên: Người phát ngôn Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc Lee Sung-joon ngày 2/1 đã bác bỏ cáo buộc quân đội Hàn Quốc rải tờ rơi chống Triều Tiên nhằm kích động nước này và khẳng định điều này không thể xảy ra.

Ông Lee cho biết nếu quân đội Seoul thực sự có hành động nhằm kích động thì đã bắn đáp trả khi Bình Nhưỡng phá hủy một số đoạn đường nối hai miền Nam-Bắc hồi tháng 10 năm ngoái, khiến nhiều mảnh vụn rơi xuống phía Nam Đường ranh giới quân sự liên Triều (MDL).

Tuy nhiên, quân đội Hàn Quốc lúc đó vẫn chỉ bắn cảnh báo về phía Nam MDL mà không nhằm mục đích khiêu khích Triều Tiên. (Đài KBS)

*Philippines thu giữ thiết bị lặn không người lái nghi của Trung Quốc: Cảnh sát Philippines ngày 2/1 cho biết đã thu giữ một thiết bị lặn không người lái nghi của Trung Quốc tại vùng biển ngoài khơi miền Trung Philippines”.

Giám đốc cảnh sát khu vực Andre Dizon cho hay: “Dựa trên nghiên cứu nguồn mở của chúng tôi trên internet… HY-119 được đề cập như hệ thống liên lạc và định vị dưới nước của Trung Quốc”. Ông Dizon lưu ý thiết bị này không được trang bị vũ khí, nhưng báo cáo của cảnh sát liệt kê “những tác động tiềm ẩn đối với an ninh quốc gia” là một trong những ý nghĩa quan trọng của việc phát hiện nó. (AFP)

*Hàn Quốc: Tổng thống Yoon Suk Yeol cố thủ chống lệnh bắt giữ: Tổng thống Hàn Quốc bị luận tội Yoon Suk Yeol ngày 2/1 đã kháng cự lệnh bắt giữ trong ngày thứ 3 liên tiếp, sau khi tuyên bố sẽ “chiến đấu đến cùng” chống lại việc giới chức tìm cách thẩm vấn ông về việc ban bố thiết quân luật bất thành.

Trong thông điệp gửi tới những người biểu tình, ông Yoon nhấn mạnh: “Hiện tại, Hàn Quốc đang gặp nguy hiểm do các thế lực bên trong và bên ngoài đe dọa chủ quyền của đất nước, và các hoạt động của các phần tử chống nhà nước.

Nhà lãnh đạo đang gặp khó khăn này đã ban bố lệnh thiết quân luật vào ngày 3/12 dẫn đến việc bị luận tội và khiến ông đối mặt với nguy cơ bị bắt giữ, bỏ tù hoặc tệ hơn là bị tử hình. (AFP)

*Ấn Độ và Pakistan trao đổi danh sách các cơ sở hạt nhân và tù nhân dân sự: Ngày 1/1 (giờ địa phương), Ấn Độ và Pakistan đã tiến hành trao đổi danh sách các cơ sở và thiết bị hạt nhân của mỗi quốc gia, theo thỏa thuận đã ký kết nhằm ngăn cấm các cuộc tấn công vào cơ sở hạt nhân của nhau.

Đây là lần thứ 34 các quốc gia này tiến hành trao đổi danh sách kể từ lần đầu tiên vào ngày 1/1/1992. Thỏa thuận được ký vào ngày 31/12/1988 và có hiệu lực từ ngày 27/1/1991, yêu cầu hai quốc gia thông báo về các cơ sở hạt nhân của mình vào ngày 1/1 mỗi năm.

Cùng ngày, Ấn Độ và Pakistan cũng trao đổi danh sách tù nhân dân sự và ngư dân đang bị giam giữ. Ấn Độ đã cung cấp danh sách 381 tù nhân dân sự và 81 ngư dân Pakistan bị giam giữ, trong khi Pakistan chia sẻ thông tin về 49 tù nhân dân sự và 217 ngư dân Ấn Độ. (The Express Tribune)

Châu Âu

*Ukraine chuyển nhà máy sản xuất vũ khí sang Ba Lan: Một nhà máy thuộc tổ hợp công nghiệp quân sự Ukraine đã được xây dựng ở Ba Lan. Đại biện lâm thời Ba Lan tại Ukraine Piotr Lukasiewicz cũng xác nhận Ba Lan cung cấp vũ khí, đạn dược cho Ukraine nhưng không tiết lộ chi tiết hoạt động hợp tác này vì lý do an ninh.

Trả lời câu hỏi về triển vọng thành lập các doanh nghiệp quốc phòng Ukraine-Ba Lan, nhà ngoại giao Lukasiewicz khẳng định hợp tác giữa Ukraine và Ba Lan bao gồm sản xuất thiết bị bay không người lái, sửa chữa xe tăng, cũng như phát triển công nghệ cao.

Ông Lukasiewicz xác nhận một nhà máy thuộc tổ hợp công nghiệp quân sự Ukraine đã được xây dựng ở Ba Lan, đồng thời khẳng định nhà máy đặt tại vị trí địa lý “cách xa Nga” để không thể bị đe doạ. (Reuters)

*Slovakia kỳ vọng xung đột Ukraine kết thúc vào năm 2025: Tổng thống Slovakia Peter Pellegrini ngày 1/1 bày tỏ hy vọng cuộc xung đột tại Ukraine sẽ kết thúc vào năm 2025, đồng thời nhấn mạnh chính phủ nước này cần tập trung giải quyết những vấn đề liên quan trực tiếp đến người dân Slovakia.

Trong thông điệp năm mới, ông Pellegrini nhấn mạnh: “Việc thiết lập hòa bình tại Ukraine sẽ là cách tốt nhất để đánh dấu kỷ niệm 80 năm kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ 2 mà chúng ta sẽ long trọng kỷ niệm ở Slovakia trong năm nay. Nếu Slovakia thực sự có thể giúp thiết lập hòa bình tại Ukraine, chúng ta nên làm điều đó càng sớm càng tốt. (Sputniknews)

*Ukraine gây sốc cho EU với quyết định ngừng vận chuyển khí đốt: Nghị sĩ Duma Quốc gia (Hạ viện Nga) đại diện cho Crimea, thành viên Ủy ban An ninh LB Nga, ông Mikhail Sheremet, cho rằng quyết định của Ukraine ngừng vận chuyển khí đốt tự nhiên của Nga qua lãnh thổ nước này là một “cú sốc” đối với các nước EU.

Thỏa thuận vận chuyển khí đốt tự nhiên qua lãnh thổ Ukraine giữa tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga và Naftogaz của Ukraine được ký kết ngày 30/12/2019 và hết hạn sau 5 năm – vào ngày cuối cùng của năm 2024. Theo văn bản này, việc cung cấp khí đốt theo thỏa thuận phải chấm dứt vào lúc 8h00 giờ Moscow (12h00 giờ Hà Nội) ngày 1/1. (Sputniknews)

*Xả súng khiến 10 người thiệt mạng tại Montenegro: Một vụ xả súng đẫm máu đã xảy ra tại thành phố Cetinje, miền tây Montenegro ngày 1/1, khiến ít nhất 10 người thiệt mạng, trong đó có 2 trẻ em, và 4 người khác bị thương nặng.

Đây là vụ xả súng thứ hai tại Cetinje trong vòng ba năm qua. Trước đó, vào tháng 8/2022, một kẻ tấn công đã giết chết 10 người, trong đó có 2 trẻ em, trước khi bị một người qua đường bắn hạ. Montenegro, quốc gia nhỏ bé với dân số khoảng 620.000 người, nổi tiếng với văn hóa sử dụng súng và nhiều người dân sở hữu vũ khí. (AP)

*Phần Lan kiểm tra tàu Nga nghi liên quan sự cố cáp ngầm ở Biển Baltic: Ngày 2/1, Cơ quan vận tải Phần Lan cho biết nước này dự định kiểm tra tàu chở dầu Eagle S, vốn bị nghi thuộc “hạm đội ma” của Nga và có liên quan đến vụ phá hoại cáp ngầm dưới Biển Baltic.

Trước đó ngày 29/12, cảnh sát Phần Lan cho biết đã phát hiện vết kéo lê hàng chục km dọc theo đáy Biển Baltic, nơi mỏ neo của một tàu chở dầu nước ngoài bị nghi đã làm đứt một cáp điện và 4 cáp viễn thông. (AFP)

*Hơn 20 người di cư bị mất tích sau vụ lật thuyền gần Italy: Ít nhất 20 người di cư vượt biển Địa Trung Hải đã mất tích sau một vụ lật thuyền ngày 1/1 (giờ địa phương) gần đảo Lampudesa, phía Nam Italy, theo thông tin từ lực lượng cứu hộ quốc gia Nam Âu này.

Nguồn tin cho biết con thuyền chở khoảng 30 người di cư từ Trung Đông, và 7 người đã được cứu thoát, trong đó có 3 người Syria – gồm 1 trẻ 8 tuổi, 2 người Ai Cập và 2 người Sudan.

Một báo cáo mới đây của Trung tâm Người di cư (Italy) cho biết trong năm 2024 khoảng 1300 người di cư đã thiệt mạng hoặc mất tích trên Địa Trung Hải, phần lớn ở tuyến đường đi qua vùng trung tâm của biển kín này, trong khi các lực lượng cứu hộ và tổ chức nhân đạo đã cứu được khoảng 6000 người trên cũng trên các tuyến đường này. (ANSA)

*Ukraine tuyên bố bắn hạ 47 UAV Nga: Ngày 2/1, Nga đã tấn công Ukraine bằng 72 UAV loại Shahed và các loại khác, trong đó 47 chiếc bị phá hủy và 24 chiếc không tiếp cận được mục tiêu.

Thông báo từ Lực lượng Vũ trang Ukraine cho biết, tính đến 8h30 ngày 2/1 giờ địa phương, phía Ukraine đã bắn rơi 47 UAV Shahed và các loại khác ở các tỉnh Poltava, Sumy, Kharkov, Kiev, Chernihiv, Cherkassy, Kirovograd, Dnepropetrovsk, Odessa, Kherson và Nikolaev. 24 thiết bị bay không người lái bị mất tích và không gây hậu quả.

Thông báo cho biết thêm UAV của Nga được phóng từ các khu vực Bryansk, Orel, Kursk và Primorsko-Akhtarsk của Nga. (Reuters)

Trung Đông-châu Phi

*Israel cảnh báo đòn tấn công chưa từng có vào Gaza: Ngày 1/1, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Israel Katz đã đe dọa sẽ phát động các đòn tấn công mạnh vào Dải Gaza nếu phong trào Hồi giáo Hamas không đảm bảo việc thả các con tin và chấm dứt việc pháo kích vào Israel.

Trước đó, sáng 1/1, Hamas đã phóng hai quả rocket vào Netivot, nhưng không gây ra thiệt hại vật chất hay thương vong về người.

Cùng ngày 1/1, giới chức y tế tại Dải Gaza cho biết các cuộc không kích của Israel vào Gaza đã khiến ít nhất 12 người Palestine thiệt mạng, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. (Al Jazeera)

*Đàm phán ngừng bắn tại Gaza tiếp tục bế tắc: Tờ Wall Street Journal dẫn lời các nhà trung gian hòa giải Arab cho biết các cuộc thảo luận nhằm đảm bảo một thỏa thuận ngừng bắn và thả con tin tại Gaza vẫn tiếp tục bế tắc.

Theo các nguồn tin, Israel và Hamas khó có thể đạt được thỏa thuận trước khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Biden kết thúc nhiệm kỳ.

Trước đó, Israel và Hamas đang đàm phán một lệnh ngừng bắn kéo dài 60 ngày, theo đó sẽ có 30 con tin Israel được Hamas thả để đổi lấy việc Israel sẽ thả các tù nhân Palestine và tăng cường viện trợ nhân đạo vào Gaza. (WSJ)

*Quân đội Pháp rời khỏi Côte d’Ivoire sau nhiều thập kỷ: Côte d’Ivoire – nước từng là thuộc địa của Pháp – trở thành quốc gia châu Phi mới nhất cắt giảm quan hệ quân sự với Paris, sau nhiều thập kỷ có sự hiện diện quân sự của Pháp.

Pháp, nước đã chấm dứt chế độ thực dân ở Tây Phi vào những năm 1960, hiện có gần 1.000 binh lính ở Côte d’Ivoire. Với tuyên bố của Tổng thống Ouattara, Côte d’Ivoire trở thành quốc gia Tây Phi tiếp theo tham gia làn sóng “trục xuất” quân đội Pháp. Vào tháng 11, Senegal và Chad cũng tuyên bố quân đội Pháp sẽ rời khỏi lãnh thổ của họ. Vào ngày 26/12, Pháp đã trả lại căn cứ quân sự đầu tiên của mình cho Chad, quốc gia Sahel cuối cùng có quân đội Pháp đồn trú.(AFP)

Châu Mỹ -Mỹ Latinh

*Honduras dọa đóng cửa căn cứ quân sự Mỹ: Tổng thống Honduras Xiomara Castro ngày 1/1 cảnh báo sẽ chấm dứt hoạt động của căn cứ quân sự Mỹ tại nước này nếu Tổng thống đắc cử Donald Trump theo đuổi chính sách trục xuất người nhập cư quy mô lớn, trong đó bao gồm người Honduras, sau khi chính thức nhậm chức vào ngày 20/1 tới.

Phát biểu cùng ngày trên kênh truyền hình và phát thanh quốc gia, ông Castro nêu rõ trước những hành vi thiếu thiện chí của ông Trump liên quan đến việc trục xuất người nhập cư, Chính phủ Honduras sẽ xem xét lại các thỏa thuận hợp tác với Mỹ, đặc biệt về hợp tác về lĩnh vực quân sự.

Theo thống kê của Chính phủ Honduras, hiện có khoảng 2 triệu người nhập cư Honduras hiện sinh sống và làm việc tại Mỹ, mỗi năm chuyển về nước một lượng kiều hối tương đương tới 25% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia 11.6 triệu dân này. (AFP)

*Mỹ gửi thông điệp đối thoại tới Nga: Đại sứ Mỹ tại Nga Lynne Tracy khẳng định Washington vẫn duy trì cánh cửa mở cho đối thoại với Moscow bất chấp những bất đồng sâu sắc giữa hai bên.

Theo nữ đại sứ, một trong những cách quan trọng nhất để thực hiện điều này là giữ cho cánh cửa giao lưu nhân dân rộng mở, nhằm duy trì mối quan hệ lâu đời giữa hai dân tộc. Bà Tracy cũng khẳng định Washington sẵn sàng tham gia đối thoại với các quan chức Chính phủ Nga một cách tôn trọng và mang tính xây dựng, mặc dù hai bên vẫn còn nhiều bất đồng sâu sắc về nhiều vấn đề.

Nhà ngoại giao Mỹ tại Moscow bày tỏ hy vọng rằng năm 2025 sẽ mở ra con đường dẫn tới “một tương lai tốt đẹp và hòa bình hơn” trong quan hệ song phương. (Sputnik)

*Brazil chính thức đảm nhận chức Chủ tịch BRICS: Brazil chính thức đảm nhận vị trí Chủ tịch luân phiên Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) từ ngày 1/1, với chủ đề “Tăng cường hợp tác ở Nam bán cầu để quản trị toàn diện và bền vững hơn”.

Thứ trưởng Ngoại giao Brazil Eduardo Paes Saboia cho biết, trong nhiệm kỳ Chủ tịch BRICS lần thứ tư này, Brazil sẽ tập trung vào ba ưu tiên chính: biến đổi khí hậu, phát triển bền vững và quản lý trí tuệ nhân tạo (AI).

Cũng từ ngày 1/1, BRICS chính thức chào đón 9 thành viên mới gồm Belarus, Bolivia, Indonesia, Kazakhstan, Cuba, Malaysia, Thái Lan, Uganda và Uzbekistan với tư cách quốc gia đối tác. Hiện BRICS chiếm 40% dân số thế giới và 1/4 Tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới. (Reuters)





Nguồn: https://baoquocte.vn/tin-the-gioi-ngay-21-trung-quoc-kiem-soat-xuat-khau-28-cong-ty-my-ukraine-ban-ha-47-uav-nga-washington-gui-thong-diep-doi-thoai-toi-moscow-299492.html

Cùng chủ đề

VN-Index ảm đạm phiên giao dịch đầu năm

Chỉ số giằng co tại vùng 1.270 điểm, VN-Index ghi nhận mức thanh khoản khiêm tốn khi chỉ đạt gần 11.000 tỷ đồng ngay phiên giao dịch đầu năm mới. ...

Can ngăn vụ ẩu đả, nam tài xế xe công nghệ được khen thưởng

Công an quận 1 (TP.HCM) đã khen thưởng nam tài xế vì hành vi dũng cảm, đứng ra can ngăn vụ ẩu đả trên đường Lê Duẩn vào tối 31/12. ...

Cảnh báo sớm phòng vệ thương mại giúp xuất khẩu bền vững

Bộ Công Thương đã tăng cường triển khai thực hiện Đề án Xây dựng và vận hành hiệu quả Hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại hướng tới xuất khẩu bền vững. Ngày 31/12/2024, Bộ Công Thương đã có văn bản số 10816/BCT-PVTM báo cáo tổng kết 5 năm triển khai Đề án Xây dựng và vận hành hiệu quả Hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại (Đề án 316)...

Dự báo giá cà phê ngày mai 3/1/2025: Ít biến động

Dự báo giá cà phê ngày mai 3/1/2025, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 3/1/2025. Tình hình giá cà phê thế giới Giá cà phê Robusta trên sàn London cập nhật lúc 15 giờ 30 phút ngày 2/1/2025 đang dao động 4641 – 4875 USD/tấn. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 3/2025 là 4875 USD/tấn; kỳ...

Nỗ lực khắc phục sạt lở ở ‘bãi biển đẹp nhất châu Á’

TPO - Những ngày qua, chính quyền TP. Đà Nẵng đã huy động hàng trăm lượt người cùng phương tiện cơ giới tiến hành gia cố, khắc phục tạm thời sạt lở tại khu vực bãi biển Mỹ Khê.  02/01/2025 | 17:28 TPO - Những ngày...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Bài toán Trung Đông, đặc biệt là xử lý quan hệ với Iran sẽ là một thách thức không nhỏ với chính quyền Tổng thống đắc cử Donald Trump. Nếu chần chừ trong nước cờ đàm phán với Tehran, có thể người chịu thiệt sẽ là Washington chứ không phải ai khác.

Nghị sĩ Hạ viện Nga nói Tổng thống Ukraine ‘lấy oán đền ơn’ châu Âu; Hungary vẫn mua khí đốt Moscow qua đường ống...

Nghị sĩ Duma Quốc gia (Hạ viện Nga) đại diện cho bán đảo Crimea Mikhail Sheremet cho rằng, quyết định của Ukraine ngừng vận chuyển khí đốt tự nhiên của Moscow qua lãnh thổ nước này là một "cú sốc" đối với các nước Liên minh châu Âu (EU).

Xả súng tại New York, nổ xe Tesla ở Las Vegas và khủng bố tại New Orleans liệu có liên quan?

Nước Mỹ liên tục chứng kiến những sự kiện không mấy vui vẻ trong ngày đầu Năm mới.

Ước mơ về một xã hội hòa nhập của chàng trai khiếm thị

Người khuyết tật thường đối mặt với những định kiến xã hội vô hình, nhưng chàng trai khiếm thị Hoàng Nhật Minh đến từ TP. Hồ Chí Minh đã vượt lên tất cả.

Trải nghiệm điện ảnh độc đáo

Liên hoan Phim Ấn Độ 2025 tại Việt Nam không chỉ mang lại những tác phẩm điện ảnh đặc sắc, mà còn tôn vinh mối quan hệ bền chặt giữa nhân dân hai nước.

Bài đọc nhiều

Tổng thống Nga nêu điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, sẵn sàng gặp ông Trump, Kiev muốn phương Tây triển khai quân

Tổng thống Nga Vladimir Putin tái khẳng định điều kiện đàm phán hiệp định hòa bình với Ukraine, EU cam kết với Kiev, ông Zelensky muốn phương Tây triển khai quân đội, xả súng tại Mỹ, sóng gió trên chính trường Canada… là những ảnh ấn tượng trong tuần do Reuters, The Guardian… tổng hợp.

Tổng thống Yoon Suk Yeol có nguy cơ bị bắt giữ

Ngày 30/12, cảnh sát Hàn Quốc cho biết, nhóm điều tra liên ngành đang yêu cầu ban hành lệnh khám xét đối với Tổng thống Yoon Suk Yeol cũng như lệnh bắt giữ nhà lãnh đạo.

‘Hôm nay nước Mỹ và thế giới đã mất đi một lãnh đạo, chính khách phi thường’

Đó là phát biểu của Tổng thống Mỹ Joe Biden khi hay tin cựu Tổng thống Jimmy Carter qua đời ở tuổi 100 vào rạng sáng 30.12 (giờ Việt Nam). ...

Thái Lan gia nhập BRICS, Trung Quốc xây hầm cao tốc dài nhất thế giới, Tây Ban Nha thu giữ 7 tấn cocaine

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 31/12.

Cùng chuyên mục

Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Bài toán Trung Đông, đặc biệt là xử lý quan hệ với Iran sẽ là một thách thức không nhỏ với chính quyền Tổng thống đắc cử Donald Trump. Nếu chần chừ trong nước cờ đàm phán với Tehran, có thể người chịu thiệt sẽ là Washington chứ không phải ai khác.

Xả súng tại New York, nổ xe Tesla ở Las Vegas và khủng bố tại New Orleans liệu có liên quan?

Nước Mỹ liên tục chứng kiến những sự kiện không mấy vui vẻ trong ngày đầu Năm mới.

75 năm hữu nghị Việt – Trung: Thăm Bệnh viện Nam Khê Sơn, Quế Lâm

Bệnh viện Nam Khê Sơn được xây dựng vào năm 1968, là một bệnh viện được thành lập dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chu Ân Lai. Đây là bệnh viện quốc tế chuyên điều trị cho các thương bệnh binh Việt Nam, cũng là bệnh viện quốc tế hậu phương duy nhất của Trung Quốc chuyên tiếp nhận các bạn bè Việt Nam.

Quân đội Trung Quốc ra cảnh báo về AI

Quân đội Trung Quốc mới đây cảnh báo rằng trí tuệ nhân tạo (AI) không thể thay thế con người ra quyết định trên chiến trường, theo tờ South China Morning Post hôm nay 2.1. ...

“Nỗi lòng” của chính quyền Taliban trong năm 2025

Người phát ngôn chính quyền Taliban Zabihullah Mujahid tuyên bố, lực lượng đang kiểm soát Afghanistan kỳ vọng sẽ mở rộng các mối quan hệ chính thức và ngoại giao với các quốc gia khác trong năm 2025.

Mới nhất

Đón đợi ‘sân khấu’ thiên văn kỳ thú trong năm 2025

Sáu hành tinh - trừ Sao Hải Vương và Sao Thiên Vương, sẽ mở màn năm 2025, khi xếp thành một cung dài trên bầu trời ngay sau hoàng hôn ngay trong tháng 1. Các nhà khoa học dự báo năm 2025 sẽ là một sân khấu ngoạn mục, nơi thiên nhiên trình diễn những hiện tượng...

Nếu không kiểm soát tốt, chuyện giá đỗ ngâm chất cấm không chỉ dừng lại ở Bách Hóa Xanh

Câu chuyện giá đỗ ngâm chất cấm sẽ không chỉ dừng lại ở Bách Hóa Xanh, mà có thể xảy ra ở nhiều nơi nữa nếu như chúng ta không kiểm soát tốt, không cùng nhau bắt tay kiểm soát, nhất là khi nhà cung cấp vì...

Việt Nam đặt mục tiêu top 10 nước có hệ thống giáo dục đại học tốt nhất châu Á

Việt Nam đặt mục tiêu nằm trong 4 quốc gia có hệ thống giáo dục đại học tốt nhất khu vực Đông Nam Á và trong 10 quốc gia có hệ thống giáo dục đại học tốt nhất châu Á. Thủ tướng vừa phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó,...

Tăng Axit uric máu, mỡ máu cao vì béo phì

Béo phì là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng và ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống. Béo phì là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng và ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống. ...

Vietlott tìm ra vé số trúng độc đắc tiền tỷ ngay đầu năm mới

Một vé số trúng giải Jackpot 2 trị giá gần 3,7 tỷ đồng ở loại hình xổ số Power 6/55 vừa được Vietlott tìm ra vào tối nay. Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) thông tin, tại kỳ quay số mở thưởng lần thứ 1134 của loại hình xổ số Power 6/55 diễn ra vào tối nay...

Mới nhất