Trang chủNewsThế giớiTrung Quốc đưa thêm radar, tên lửa đến Biển Đông?

Trung Quốc đưa thêm radar, tên lửa đến Biển Đông?

Truyền thông Trung Quốc tối 27.10 đưa tin chiến khu nam bộ nước này vừa tiến hành cuộc tập trận ở Biển Đông. Không rõ cuộc tập trận diễn ra thời điểm nào nhưng có nội dung bao gồm phòng không và đánh chặn tên lửa, tấn công chống tàu mặt nước. Gần đây, tình hình Biển Đông xảy ra không ít căng thẳng giữa Bắc Kinh với các bên.

Trung Quốc đưa thêm radar, tên lửa đến Biển Đông?- Ảnh 1.

Hình ảnh vệ tinh chụp vào tháng 10.2024 ở đảo Tri Tôn mà Chatham House dùng phân tích

ẢNH: MAXAR/CHATHAM HOUSE

Tham vọng kiểm soát vùng biển rộng lớn

Trong bối cảnh đó, Viện Nghiên cứu Hoàng gia Anh về các vấn đề quốc tế (Chatham House) vừa dẫn các hình ảnh vệ tinh gần đây cho rằng Trung Quốc đang hoàn thiện hạ tầng để triển khai hệ thống radar SIAR trên đảo Tri Tôn ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp.

Có công nghệ tối tân đủ sức chống lại máy bay tàng hình, radar SIAR còn được Trung Quốc lắp đặt căn cứ trên đảo Hải Nam và bãi Xu Bi cũng ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp. Cho nên, nếu radar SIAR được thiết lập trên đảo Tri Tôn, Trung Quốc có thể đẩy nhanh năng lực kiểm soát khu vực rộng lớn ở Biển Đông. Cụ thể, kết nối các hệ thống radar SIAR từ đảo Hải Nam ở phía bắc, qua đảo Tri Tôn ở Hoàng Sa rồi cuối cùng là Xu Bi ở Trường Sa thì Bắc Kinh đã hình thành một chuỗi radar kéo dài xuyên suốt Biển Đông. Kết hợp cùng các hệ thống giám sát hiện có, Bắc Kinh sẽ đủ sức kiểm soát diện rộng cả mặt biển lẫn vùng trời ở vùng biển này. Tất cả tạo thành một vành đai của Bắc Kinh tại Biển Đông.

Không những vậy, theo các hình ảnh do Chatham House phân tích, Trung Quốc cũng đang xây dựng hạ tầng để triển khai tên lửa chống tàu chiến ở Tri Tôn. Điều này cũng góp phần hoàn thiện chuỗi tên lửa mà Bắc Kinh thiết lập dọc theo Biển Đông.

Kiểm soát đa tầng

Đánh giá về động thái của Trung Quốc ở đảo Thị Tứ khi trả lời Thanh Niên ngày 28.10, GS Stephen Robert Nagy (Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế – Nhật Bản, học giả tại Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế của Nhật) cho rằng: “Trung Quốc đang xây dựng năng lực để chống lại máy bay tàng hình và các khí tài khác mà Mỹ có thể triển khai ở Biển Đông. Bắc Kinh muốn khiến cho Mỹ và các quốc gia khác phải lo ngại khi điều động máy bay chiến đấu hoặc tàu quân sự vào Biển Đông”.

“Động thái mới của Trung Quốc khiến gia tăng căng thẳng trong khu vực bởi nước này bị đánh giá là vi phạm luật pháp quốc tế khi thực hiện nhiều hành động gây quan ngại. Hơn thế nữa, Trung Quốc tiến hành động thái trên còn gây áp lực lên các bên tranh chấp khác ở Biển Đông và hạn chế sự tham gia của các nước ngoài khu vực trong nỗ lực cân bằng ở vùng biển này”, GS Nagy phân tích thêm.

Thực tế, những năm qua, song hành việc tăng cường triển khai vũ khí ở Biển Đông, Trung Quốc còn không ngừng mở rộng kiểm soát cả trên không lẫn trên mặt biển và trong lòng biển.

Cụ thể, từ năm 2019, Cục Nam Hải thuộc Bộ Tài nguyên Trung Quốc thông báo đã triển khai mạng lưới thiết bị bay không người lái (UAV) ở Biển Đông để theo dõi, giám sát những thực thể và vùng biển xa bờ. Theo thông báo trên, mạng lưới giám sát UAV gồm các thiết bị được tích hợp camera độ phân giải cao, có phạm vi quan sát rộng, truyền hình ảnh theo thời gian thực để chuyển về các cơ sở mặt đất và cho chất lượng hình ảnh như thực.

Trả lời Thanh Niên khi đó, TS Koh Swee Lean Collin (chuyên gia về quốc phòng tại Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam, Singapore) phân tích: “Các UAV là một phần của mạng lưới tình báo thu thập thông tin, giám sát và do thám (ISR) của Trung Quốc trên Biển Đông. Mạng lưới ISR không chỉ dựa vào nền tảng của một vài loại cảm biến đơn thuần vốn có thể bị cản trở, ví dụ như vệ tinh bị mây che phủ. Vì thế, UAV giúp lấp đầy những khoảng trống nhất định”.

Đến cuối năm 2021, Trung Quốc thử nghiệm công nghệ liên lạc dưới nước ở Biển Đông cho phép tàu ngầm và thiết bị không người lái duy trì liên lạc trên diện tích hơn 30.000 km2. Từ đó, Trung Quốc bắt đầu phát triển lực lượng thiết bị không người lái trong lòng biển (UUV) ở Biển Đông. Đây chính là nền tảng quan trọng để Bắc Kinh có thể hướng đến kiểm soát cả dưới mặt biển ở Biển Đông, nói cách khác là có thể giám sát chặt chẽ tàu ngầm ở đây.




Nguồn: https://thanhnien.vn/trung-quoc-dua-them-radar-ten-lua-den-bien-dong-185241028224203276.htm

Cùng chủ đề

Ông Trump nói Trung Quốc và Mỹ có thể hợp tác để giải quyết mọi vấn đề của thế giới

(CLO) Tổng thống đắc cử Mỹ, Donald Trump, hôm thứ Hai đã đưa ra một tuyên bố đầy hy vọng về quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc, cho rằng hai cường quốc này có thể hợp tác để giải quyết mọi vấn đề toàn cầu. ...

Trung Quốc lên tiếng sau khi ông Trump nói Covid-19 khiến mối quan hệ xa cách

Nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc đưa ra phát biểu trong bối cảnh mối quan hệ giữa nước này với Mỹ đối diện khả năng thay đổi dưới nhiệm kỳ sắp tới của ông Trump. ...

Ông bố Trung Quốc nhồi máu cơ tim vì kèm con làm bài tập

Theo SCMP, ông bố họ Trương, khoảng 40 tuổi, đột nhiên cảm thấy khó thở và đau ngực trong lúc dạy kèm con trai - học sinh trung học cơ sở đang chuẩn bị cho kỳ thi vào trung học phổ thông – tại tỉnh Chiết Giang, miền đông Trung Quốc.Ông Trương nhanh chóng được đưa đến bệnh viện cấp cứu và được chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp tính.Các bác sĩ tại bệnh viện Sir Run Run...

CEO TikTok gặp riêng ông Trump, tìm cách ngăn lệnh cấm ở Mỹ

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vừa gặp CEO TikTok Châu Thụ Tư, sau khi ông Trump bày tỏ "thiện cảm" với TikTok và cho hay chính quyền sắp tới của mình sẽ "xem xét" lại lệnh cấm ứng dụng này. ...

Trung Quốc tăng thời gian quá cảnh miễn thị thực cho công dân từ 54 nước

Cục Di trú Quốc gia (NIA) của Trung Quốc hôm nay 17.12 thông báo nước này sẽ cho phép công dân thuộc 54 quốc gia lưu trú tới 10 ngày trong lúc quá cảnh mà không cần thị thực. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lý do bạn nên ăn trứng vào bữa sáng

'Protein như trứng, sữa, cá, thịt... đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, nhưng ăn vào bữa nào là tốt nhất?'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này! ...

Phải đi khám nếu thấy những dấu hiệu bất thường ở bàn chân

Nhìn kỹ hơn vào bàn chân và quan sát các dấu hiệu bất thường có thể cho chúng ta biết nhiều về sức khỏe và trạng thái tổng thể của một người. Một số bệnh sẽ có triệu chứng biểu hiện qua bàn...

Bài đọc nhiều

Tàu chiến Mỹ quay lại căn cứ Ream ở Campuchia sau 8 năm

Hôm nay (13.12), Bộ Quốc phòng Campuchia thông báo về chuyến thăm căn cứ hải quân Ream vào tuần sau của tàu tác chiến ven bờ USS Savannah thuộc Hải quân Mỹ, đánh dấu sự quay lại của tàu chiến Mỹ sau 8...

Nga nói sắp đạt mục tiêu tại Ukraine

Giám đốc Cơ quan Tình báo nước ngoài Nga (SVR) Sergei Naryshkin cho biết Moscow sắp đạt mục tiêu tại Ukraine và quân đội Kyiv đang bên bờ sụp đổ. ...

Bang Texas, Mỹ thành lập quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược

Ngày 12/12, cơ quan lập pháp bang Texas đã đưa ra dự luật, cho phép bang lớn thứ hai của Mỹ này bắt đầu xây dựng quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược, nhận thuế, phí và quyên góp bằng Bitcoin. Đồng tiền điện tử Bitcoin. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Phát biểu trên mạng xã hội X, Hạ nghị sĩ Giovanni Capriglione cho biết đã đệ trình một dự luật tại cơ quan lập pháp bang Texas, nhằm thành lập quỹ dự...

Nga công bố vaccine có thể tiêu diệt hoàn toàn các khối u

Một loại vaccine ung thư được sáng chế ở Nga có thể tiêu diệt hoàn toàn các khối u. Theo Bộ Y tế Nga, sau các thử nghiệm tiền lâm sàng mang lại an toàn và hiệu quả cao, vaccine ung thư dự kiến sẽ được công bố và tiến hành thử nghiệm lâm sàng cùng các nhóm nghiên cứu vào đầu năm 2025. Theo bác sĩ đầu ngành ung thư của Bộ Y tế Nga Andrey Kaprin, EnteroMix - tên...

Áp lực đổ nhiều tiền hơn cho quốc phòng, NATO muốn châu Âu phải làm một điều lần đầu tiên sau Chiến tranh Lạnh

Các nước thành viên châu Âu của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hiện nay đang thảo luận kế hoạch tăng dần chi tiêu quốc phòng lên 3% GDP trước năm 2030.

Cùng chuyên mục

Nga điều tra vụ tướng quân đội thiệt mạng, ông Assad có tuyên bố đầu tiên, Thụy Sỹ sắp tổ chức hội nghị hoà...

Trung Quốc bác bỏ cáo buộc liên quan đến Hoàng tử Anh, Hàn Quốc áp thêm trừng phạt Nga, Triều Tiên, EU cấp thêm 1 tỷ USD cho Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến Syria, Iran bán đấu giá tàu chở dầu bị tịch thu… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Đại tướng quân đội Hàn Quốc bị bắt

Công tố viên tại Hàn Quốc ngày 17.12 thông báo đã bắt đại tướng Park An-su, Tham mưu trưởng lục quân Hàn Quốc. ...

Quả trứng hiếm ‘tỉ quả có một’ được giá hơn 6 triệu đồng

Quả trứng hình cầu siêu hiếm được một người đàn ông quyên góp cho tổ chức từ thiện đã được bán đấu giá 200 bảng Anh (hơn 6 triệu đồng). ...

Trung Quốc lên tiếng sau khi ông Trump nói Covid-19 khiến mối quan hệ xa cách

Nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc đưa ra phát biểu trong bối cảnh mối quan hệ giữa nước này với Mỹ đối diện khả năng thay đổi dưới nhiệm kỳ sắp tới của ông Trump. ...

Lực lượng nắm quyền muốn giải tán mọi nhóm vũ trang ở Syria

Ông Ahmed al-Sharaa, thủ lĩnh của nhóm Hayat Tahrir al-Sham (HTS) dẫn đầu lực lượng lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad hôm 8.12 vừa ra tuyên bố mới. ...

Mới nhất

Công ty thu hàng nghìn tỉ từ bán nhựa đường muốn giảm chỉ tiêu lợi nhuận

Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex (HNX: PLC) lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản, muốn giảm chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế năm nay xuống 65 tỉ đồng, thấp hơn kế hoạch 54%. ...

Thông cáo báo chí-Kiki Auto chính thức đạt 1 triệu lượt cài đặt trên ô tô

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 12 năm 2024 - Sau 4 năm phát triển, trợ lý “make-in-Vietnam” - Kiki Auto đã chính thức cán mốc 1 triệu lượt cài đặt và sử dụng trên ô tô. Ra mắt vào tháng 12/2020, Trợ lý tiếng Việt của Zalo AI ghi nhận trung bình gần 1.100 lượt...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật ‘Vang mãi khúc quân hành’

Tối 17/12, chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc quân hành” - tôn vinh các thế hệ chiến sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam đã diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội). ...

Chính phủ cho ý kiến về 06 đề nghị xây dựng luật, 01 dự án pháp lệnh

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 240/NQ-CP ngày 17/12/2024 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11 năm 2024. Tại Nghị quyết, Chính...

Thủ tướng chủ trì phiên họp về chế độ, chính sách với cán bộ, công chức, người lao động khi sắp xếp, tinh gọn...

Chiều 17/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" đã chủ trì phiên họp thứ 4 của...

Mới nhất