Trang chủChính trịNgoại giaoTrung Quốc đang ở "ngã ba đường" với các gói kích thích...

Trung Quốc đang ở “ngã ba đường” với các gói kích thích kinh tế, thị trường lên “tàu lượn siêu tốc”

Thời gian qua, Trung Quốc đã đưa ra một loạt các biện pháp kích thích kinh tế quan trọng nhằm phục hồi nền kinh tế. Deutsche Bank nhận định, đây có thể là biện pháp kích thích kinh tế “lớn nhất trong lịch sử” theo nghĩa danh nghĩa của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

(Nguồn: Bloomberg)
Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra một loạt các biện pháp kích thích kinh tế quan trọng nhằm phục hồi nền kinh tế. (Nguồn: Bloomberg)

Vài năm trở lại đây, Trung Quốc đã phải vật lộn với những vấn đề khó khăn của nền kinh tế như: Giá tiêu dùng đã tiến gần đến mức giảm phát, tình trạng cung vượt cầu về nhà ở và tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên tăng vọt. Áp lực gia tăng đã buộc chính phủ Trung Quốc phải vào cuộc.

Chính phủ đã đưa ra kế hoạch phát hành các lô trái phiếu chính phủ đặc biệt trị giá khoảng 2 nghìn tỷ Nhân dân tệ trong năm nay.

Bên cạnh việc phát hành trái phiếu, Trung Quốc cũng đã thực hiện một loạt các biện pháp hỗ trợ tín dụng. Một trong những quyết định quan trọng là giảm lãi suất ngắn và trung hạn, điều này sẽ giúp giảm chi phí vay mượn cho các doanh nghiệp và cá nhân.

Ngoài ra, việc giảm 25% tiền đặt cọc cho khách hàng mua nhà thứ hai cũng là một nỗ lực đáng kể để kích thích nhu cầu trong lĩnh vực bất động sản, một trong những trụ cột quan trọng của nền kinh tế Trung Quốc.

Động thái này mang tính lịch sử, vì đây là lần đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2008, Bắc Kinh đã quyết định bơm vốn vào các ngân hàng lớn. Hành động này không chỉ nhằm đảm bảo rằng các ngân hàng có đủ khả năng tài chính để cung cấp tín dụng mà còn giúp tăng cường niềm tin trong thị trường tài chính.

Ngoài ra, 800 tỷ Nhân dân tệ dự kiến cũng sẽ chảy vào thị trường vốn của Trung Quốc.

Một chuyến “tàu lượn siêu tốc” của thị trường

Ban đầu, phản ứng của thị trường với những biện pháp kích thích của Trung Quốc là hoàn toàn tích cực.

Vào tuần cuối cùng của tháng 9, thị trường chứng khoán ở Thượng Hải, Thâm Quyến và Hong Kong (Trung Quốc) đã chứng kiến ​​mức tăng hàng tuần lớn nhất trong 16 năm .

Đến ngày 8/10, sau kỳ nghỉ lễ Quốc khánh Trung Quốc, doanh thu trên sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến đạt mức chưa từng có là 3,43 nghìn tỷ Nhân dân tệ.

Tuy nhiên, trong ngày hôm đó, Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia Trung Quốc (NDRC) đã tổ chức một cuộc họp báo trong đó các quan chức dự kiến sẽ tiết lộ các chính sách cụ thể để bổ sung cho các biện pháp kích thích được công bố vào tháng trước.

Tuy nhiên, các chính sách được kỳ vọng đã không được đưa ra. Thay vào đó, các quan chức NDRC chủ yếu tóm tắt các thông báo của tháng 9 và bình luận về tình hình kinh tế nói chung.

Đến ngày 9/10, chỉ số tổng hợp Thâm Quyến đã giảm 8,2%, đây là mức giảm lớn nhất kể từ tháng 5/1997.

Ông Richard Hunter, người đứng đầu thị trường của nền tảng giao dịch Interactive Investor, mô tả sự sụt giảm của thị trường chứng khoán là sự phản ánh của “sự thất vọng của nhà đầu tư”.

Hiện tại, thị trường vẫn không chắc chắn về hướng đi trong tương lai của các chính sách kinh tế của Trung Quốc.

Vào tháng 7, chính quyền Trung Quốc khẳng định trong thông cáo Phiên họp toàn thể lần thứ ba rằng, đất nước “phải tiếp tục cam kết” đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm nay là 5%. So với hiệu suất kinh tế của đất nước những năm qua, đây là một mục tiêu khiêm tốn.

Trong những thập kỷ qua, Trung Quốc thường xuyên sử dụng các biện pháp kích thích quy mô lớn để phục hồi nền kinh tế trong thời kỳ suy thoái.

Đơn cử như để ứng phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã công bố gói kích thích trị giá 4 nghìn tỷ Nhân dân tệ. Điều này đã giúp Bắc Kinh đứng vững trong cuộc khủng hoảng và được coi là yếu tố ổn định chính của nền kinh tế toàn cầu.

Nhưng gói kích thích đó cũng tích lũy hàng nghìn tỷ Nhân dân tệ tiền nợ thông qua tài trợ của chính quyền địa phương và đẩy nhanh sự gia tăng của các hoạt động tài chính không được kiểm soát.

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng đã chi mạnh tay để kích thích nền kinh tế vào năm 2015, sau sự biến động của thị trường chứng khoán. Tiếp theo đó là những gói kích thích kinh tế sau đại dịch.

Kinh tế Trung Quốc (Nguồn: Bloomberg)
Hiện tại, thị trường vẫn không chắc chắn về hướng đi trong tương lai của các chính sách kinh tế của Trung Quốc. (Nguồn: Bloomberg)

Sẽ có 6 nghìn tỷ Nhân dân tệ tung ra thị trường?

Các số liệu kinh tế Trung Quốc gần đây suy yếu nhanh hơn so với dự báo, làm gia tăng tính cấp bách buộc các nhà hoạch định chính sách triển khai thêm biện pháp hỗ trợ.

Hiện tại, vẫn chưa có thông tin chi tiết về quy mô và phạm vi của biện pháp hỗ trợ tiếp theo và thị trường đang chờ đợi vấn đề này.

Các nhà phân tích và nhà đầu tư kỳ vọng, đất nước của Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ triển khai khoảng 2 nghìn tỷ Nhân dân tệ cho các biện pháp kích thích tài chính mới.

Trong khi đó, theo Caixin Global, nhiều nguồn tin cho biết, Trung Quốc có thể phát hành tới 6 nghìn tỷ Nhân dân tệ trái phiếu kho bạc đặc biệt siêu dài hạn trong ba năm tới. Khoản tiền này được kỳ vọng sẽ giúp hỗ trợ nền kinh tế và giải quyết nợ ngoài sổ sách của các chính quyền địa phương.

Số tiền 6 nghìn tỷ Nhân dân tệ nói trên nằm trong khoảng kỳ vọng của thị trường.

Ông Liu Shijin, cựu thành viên của cơ quan cố vấn chính trị hàng đầu Trung Quốc đã kêu gọi một gói kích thích kinh tế trị giá hơn 10 nghìn tỷ Nhân dân tệ, tương đương khoảng 1/10 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm của đất nước.

Ông cho rằng, quy mô gói kích thích này là phù hợp với một nền kinh tế lớn như Trung Quốc.

Tuy nhiên, các biện pháp này có thể khiến lãi suất tăng cao hơn. Điều này sẽ gây áp lực nặng nề lên thị trường bất động sản – một trong những lĩnh vực mà chính phủ đang cố gắng cứu trợ.

Giới chuyên gia nhận thấy, Trung Quốc đang ở “ngã ba đường”, với nhiều lựa chọn phức tạp về kinh tế.

Chính quyền Bắc Kinh cần tìm ra giải pháp để không chỉ kích thích tăng trưởng mà còn phải đối phó với các thách thức dài hạn như giảm phát và khủng hoảng bất động sản. Thị trường vẫn kỳ vọng một động thái mạnh mẽ từ Trung Quốc, nhưng bất kỳ quyết định nào cũng sẽ có những hệ quả đáng kể đối với cả nền kinh tế trong nước và toàn cầu.





Nguồn: https://baoquocte.vn/trung-quoc-dang-o-nga-ba-duong-voi-cac-goi-kich-thich-kinh-te-thi-truong-len-tau-luon-sieu-toc-290359.html

Cùng chủ đề

Xuất khẩu thép Trung Quốc tăng mạnh, đối mặt nguy cơ điều tra thương mại

Trong tháng 9 vừa qua, Trung Quốc đã xuất khẩu lượng thép đạt mức cao nhất trong vòng 8 năm qua, giữa bối cảnh ngành công nghiệp này phải đối diện với tình trạng dư thừa công suất do thị trường bất động sản suy thoái và nhu cầu trong nước giảm mạnh. Điều này làm dấy lên lo ngại rằng sự gia tăng xuất khẩu thép có thể làm trầm trọng thêm các...

Tuyển sinh ‘đảo ngược’ thạc sĩ, tiến sĩ đông hơn sinh viên

TRUNG QUỐC - Tình trạng tuyển sinh "đảo ngược", thạc sĩ, tiến sĩ nhiều hơn sinh viên ở những trường top đầu Trung Quốc thời gian qua đã nhận được sự quan tâm của dư luận nước này. Đầu tháng 9, Đại học Công nghiệp Chiết Giang (Trung Quốc), gây xôn xao khi công bố số lượng tuyển sinh năm 2024. Theo đó, hệ đại học là 5.342 sinh viên, sau đại học là 5.382 học viên. Lần đầu tiên...

Nhật Bản thâm hụt 2 tỷ USD do xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh

Theo báo cáo của Bộ Tài chính Nhật Bản công bố vào thứ Năm, nước này đã ghi nhận thâm hụt thương mại 294,3 tỷ yên (tương đương 2 tỷ USD) trong tháng 9/2024. Nguyên nhân chính đến từ sự sụt giảm xuất khẩu sang các thị trường lớn như Trung Quốc, giữa lúc nhập khẩu tiếp tục tăng. Dữ liệu sơ bộ cho thấy trong nửa đầu năm tài chính,...

Trung Quốc ‘quay xe’, giá cau trên đà lao dốc

Không chỉ giá giảm, khả năng cao Trung Quốc dừng muaAnh H., một thương lái làm việc trực tiếp với đối tác Trung Quốc, lý giải nguyên nhân Trung Quốc dừng nhập cau từ Việt Nam bởi nhiều công ty đã đủ nguyên liệu sản xuất, vài công ty chưa đủ vẫn nhập nhưng số lượng ít."Phía Trung Quốc hiện đang ngừng...

GDP Trung Quốc tăng 4,6% trong quý 3, chậm nhất trong hơn một năm

SCMP đưa tin, ngày 18/10, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) thông báo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) nước này tăng 4,6% trong quý 3, mức tăng trưởng quý thấp nhất kể từ giữa năm ngoái.Trong tuyên bố, NBS cho biết nền kinh tế Trung Quốc “nhìn chung ổn định với tiến triển vững chắc” ngay cả khi phải đối mặt với “môi trường bên ngoài phức tạp và khắc nghiệt”, trong khi diễn biến kinh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổng thống Nga ủng hộ khôi phục định dạng “Bộ tứ Trung Đông” với Mỹ và EU

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 18/10 đã lên tiếng ủng hộ khôi phục định dạng “Bộ tứ Trung Đông” - gồm Mỹ, Liên minh châu Âu, Liên hợp quốc và Nga - để giải quyết xung đột Palestine-Israel và cho rằng có thể mở rộng mô hình này.

Người dân nghèo Indonesia “vỡ òa” với định hướng mới của Chính phủ, ước mơ không còn xa tầm với

Chính phủ Indonesia đặt mục tiêu xây dựng 15 triệu ngôi nhà trong nhiệm kỳ 5 năm, có nghĩa mỗi năm sẽ có 3 triệu ngôi nhà được hoàn thành để hỗ trợ những người dân nghèo.

Nga diễn tập các đơn vị tên lửa hạt nhân, Tổng thống Mỹ cam kết tiếp tục hỗ trợ Ukraine, Israel kêu gọi Hamas...

Ukraine sơ tán hàng nghìn dân khỏi Kupiansk, Venezuela bắt công dân Mỹ với cáo buộc khủng bố, Philippines thúc giục ASEAN hoàn tất COC, Mỹ trừng phạt các công ty Trung Quốc liên quan đến UAV Nga…là một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua. Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier (phải) đón Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Berlin ngày 18/10. (Nguồn: AA)...

Nhu cầu giảm, thị trường kém sôi động; lý do tiêu Indonesia nhập khẩu vào Việt Nam tăng sốc

Giá tiêu hôm nay 19/10/2024 tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 143.500 – 144.500 đồng/kg.

Giá vàng “ghi thêm kỷ lục”, nhu cầu tìm nơi trú ẩn gia tăng, đầu tư vàng lợi nhuận thế nào?

Giá vàng hôm nay 19/10/2024: Giá vàng thế giới lại cán kỷ lục mới khi nơi "trú ẩn an toàn" trở thành nhu cầu cấp thiết của thị trường. Trong nước, giá vàng nhẫn không ngừng tăng, tiếp tục lập đỉnh, đạt hiệu suất sinh lời 34%. WGC có cách tính mới để tính lợi nhuận khi đầu tư vàng.

Bài đọc nhiều

Cơ hội để các thương hiệu Việt ngành thực phẩm, đồ uống giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường

Từ 6-9/11, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E Hà Nội sẽ diễn ra Triển lãm quốc tế chuyên ngành thực phẩm, đồ uống và thiết bị công nghệ chế biến, bao bì thực phẩm, đồ uống (Vietfood & Beverage - Propack) năm 2024, với sự tham gia của 350 gian hàng, hơn 300 doanh nghiệp.

‘Cú quay xe’ bất ngờ của tỷ phú Elon Musk, có thể xoay chuyển cục diện?

Liên tiếp gây bất ngờ, kể từ khi chính thức ủng hộ cựu Tổng thống Donald Trump hồi tháng 7, tỷ phú Elon Musk nổi lên như một vị cố vấn có tầm ảnh hưởng, đồng thời là “nhà tài trợ” hàng đầu cho ứng viên đảng Cộng hòa trên mọi phương diện. Vậy tầm ảnh hưởng của vị tỷ phú này lớn tới đâu?

Giá vàng tiếp tục tăng “kịch trần” hay đang bong bóng, sắp xảy ra một đợt điều chỉnh mạnh?

Giá vàng hôm nay 18/10/2024: Giá vàng thế giới lập ngưỡng cao nhất mọi thời đại. Giá vàng trong nước "cố thủ" ở mức đỉnh, vàng nhẫn tiếp tục lập kỷ lục hơn 84 triệu một lượng, sinh lời tới 33%. Vậy giá vàng đã đạt đến kịch trần hay là đang trong bong bóng?

Nâng tầm đối ngoại Quốc hội tại ‘ngày hội’ lập pháp ASEAN

Chuyến thăm song phương kết hợp đa phương của Chủ tịch Quốc hội góp phần khẳng định ưu tiên cao nhất quan hệ Việt-Lào và nâng tầm đối ngoại Quốc hội Việt Nam.

Thị trường nhích nhẹ; mạnh dạn chuyển đổi, nông dân vựa tiêu Bình Phước thu ‘trái ngọt’

Giá tiêu hôm nay 18/10/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.000 đồng/kg.

Cùng chuyên mục

Giá vàng “ghi thêm kỷ lục”, nhu cầu tìm nơi trú ẩn gia tăng, đầu tư vàng lợi nhuận thế nào?

Giá vàng hôm nay 19/10/2024: Giá vàng thế giới lại cán kỷ lục mới khi nơi "trú ẩn an toàn" trở thành nhu cầu cấp thiết của thị trường. Trong nước, giá vàng nhẫn không ngừng tăng, tiếp tục lập đỉnh, đạt hiệu suất sinh lời 34%. WGC có cách tính mới để tính lợi nhuận khi đầu tư vàng.

Nhu cầu giảm, thị trường kém sôi động; lý do tiêu Indonesia nhập khẩu vào Việt Nam tăng sốc

Giá tiêu hôm nay 19/10/2024 tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 143.500 – 144.500 đồng/kg.

Nga báo tin vui về nhập khẩu, dù bị lệnh trừng phạt của phương Tây “làm khó”; kinh tế Moscow tăng mạnh

Ngày 17/10, Ngân hàng Trung ương Nga cho biết, hoạt động nhập khẩu của nước này đã phục hồi trong quý III năm nay nhờ nhu cầu nội địa gia tăng, dù các lệnh trừng phạt từ phương Tây đang gây nhiều khó khăn trong thanh toán quốc tế.

Nga báo tin vui về nhập khẩu, dù bị lệnh trừng phạt của phương Tây “làm khó”; kinh tế Moscow tăng mạnh

Ngày 17/10, Ngân hàng Trung ương Nga cho biết, hoạt động nhập khẩu của nước này đã phục hồi trong quý III năm nay nhờ nhu cầu nội địa gia tăng, dù các lệnh trừng phạt từ phương Tây đang gây nhiều khó khăn trong thanh toán quốc tế.

Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội XIV của Đảng họp phiên thứ hai

Đồng chí Lương Cường yêu cầu các cơ quan, đơn vị chủ động, tích cực; tiếp tục rà soát, triển khai các nhiệm vụ được phân công chủ trì hoặc phối hợp thực hiện...

Mới nhất

Cộng đồng người Việt Nam tại Lào ngày càng phát triển, đoàn kết, hướng về đất nước

(ĐCSVN) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tin tưởng rằng, cộng đồng Việt Nam tại Lào sẽ ngày càng phát triển, đoàn kết, hướng về đất nước; luôn gìn giữ, phát huy truyền thống quý báu của dân tộc, thương yêu, đoàn kết, hỗ trợ nhau. Chiều tối 18/10, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn...

Bảo vệ bản quyền trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học

Sáng 18/10 tại Hà Nội, Cục Bản quyền tác giả Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã tổ chức Hội thảo về bản quyền trong hoạt động giảng dạy và nghiên...

Mới nhất