Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhTrung Quốc đang bước lùi, Mỹ có thể tự mãn?

Trung Quốc đang bước lùi, Mỹ có thể tự mãn?


Với đợt kiểm soát xuất khẩu chất bán dẫn gần đây nhất của Tổng thống Joe Biden, Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với một thách thức ngày càng cấp bách khi nước này tìm cách tăng cường năng lực đổi mới trong nước cho các dòng chip cao cấp.

Trung Quốc thất bại trong phát triển công nghiệp bán dẫn?

Tuy nhiên, ngay vào đầu năm mới 2023, Bloomberg đã tiết lộ báo cáo rằng, Trung Quốc đang tạm dừng đầu tư vào ngành công nghiệp bán dẫn trong nước. Nhiều lý do đã được đồn đoán, có thể là những căng thẳng tài chính để lại sau thời gian nền kinh tế phải gồng mình chống chịu với dịch bệnh Covid-19, có thể là trợ cấp trước đó không hiệu quả và tham nhũng…

Cuộc chiến chất bán dẫn: Trung Quốc chỉ đang bước lùi, Mỹ có thể tự mãn ?
Cuộc chiến chất bán dẫn: Trung Quốc đang bước lùi, Mỹ có thể tự mãn?. (Nguồn: Getty Images)

Động thái trên khá bất ngờ, khi nó xảy ra chỉ hai tuần sau khi có thông tin Bắc Kinh đang chuẩn bị gói kích khích trị giá một nghìn tỷ Nhân dân tệ (145,61 tỷ USD) để tăng cường khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp chip bản địa.

Trên thực tế, mặc dù chi phí khổng lồ cho giai đoạn toàn bộ nền kinh tế phải đóng cửa để hạn chế dịch bệnh, đòi hỏi phải thắt lưng buộc bụng, nhưng việc Bắc Kinh rút lại khoản đầu tư khổng lồ vào chip không quá ngạc nhiên. Theo bình luận của giới quan sát, không có gì bí mật khi những nỗ lực trước đây của Trung Quốc nhằm cải thiện sự đổi mới công nghệ chip đã không mang lại nhiều kết quả như họ muốn.

Lý do cho sự thiếu thành công không chỉ là thách thức kỹ thuật trong việc phát triển độc lập một trong những sản phẩm phức tạp nhất thế giới. Nhiều yếu tố khác cũng bị coi là đã cản trở Trung Quốc đạt được mục tiêu đạt bước đột phá về chip, khiến đầu tư thì nhiều mà thu được không như kỳ vọng.

Chính phủ Trung Quốc đã phân bổ cho ngành công nghiệp bán dẫn không chỉ một nghìn tỷ NDT thông qua vốn nhà nước như Quỹ đầu tư mạch tích hợp, mà còn dành cho các ưu tiên chính trị cao, các nỗ lực chỉ đạo thị trường nhằm dành các nguồn lực hàng đầu cho ngành công nghiệp chip.

Kể từ năm 2013, Bắc Kinh đã coi chất bán dẫn là ưu tiên đổi mới công nghiệp hàng đầu của đất nước. Chiến dịch “Made in China 2025” được phát động vào năm 2015 nhằm mục tiêu giảm sự phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài và tăng cường đổi mới công nghệ bản địa, tăng tính cạnh tranh trên toàn cầu. Điều này thể hiện một động thái kinh tế và chính trị quan trọng nhằm tăng cường cơ sở đổi mới của Trung Quốc. Từ đó, hàng chục công ty có liên quan đến thiết kế và sản xuất chất bán dẫn đã nhận được chính sách thuận lợi và nguồn vốn để mở rộng nhà máy, thuê nhân tài với sự hỗ trợ đáng kể từ chính quyền địa phương.

Tuy nhiên, những nỗ lực này dường như không giúp Trung Quốc tiến lên trong chuỗi giá trị bán dẫn. Ngay cả sau khi hàng tỷ USD được “ném vào” thì công nghiệp bán dẫn bản địa vẫn chưa trở thành hiện thực. Mặc dù có một số tiến bộ trong thiết kế chip độc lập cho nhiều loại sản phẩm, từ điện toán đám mây đến điện thoại thông minh, quốc gia này vẫn không thể thoát khỏi chuỗi cung ứng và sản xuất do nước ngoài thống trị. Chẳng hạn dòng chip tiên tiến của Huawei – Kirin 9000 đã phải đổi mặt nguy cơ tiệt chủng khi công ty này trở thành mục tiêu của một loạt lệnh trừng phạt tàn khốc.

Trong khi đó, theo giới phân tích, đối với các nhà hoạch định chính sách Mỹ, tình trạng lộn xộn hiện tại của ngành công nghiệp bán dẫn nội địa Trung Quốc nên là một yếu tố quan trọng cần xem xét khi đưa ra các biện pháp kiểm soát xuất khẩu và tăng cường cơ sở hạ tầng an ninh mạng cho cả các công ty trong nước và các đồng minh chủ chốt. Tuy nhiên, với các hạn chế hiện tại trong các công nghệ bán dẫn của Bắc Kinh, các đối thủ của họ chỉ có thể lạc quan một cách thận trọng về khả năng cạnh tranh lâu dài.

Đừng xem nhẹ tham vọng của Trung Quốc

Theo bài phân tích trên tờ The Wall Street Journal, ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc hiện gặp nhiều khó khăn, trong đó tập đoàn hàng đầu một thời của Trung Quốc là Tsinghua Unigroup bị phá sản và Trung Quốc bắt giữ một số quan chức và giám đốc điều hành cấp cao của ngành này.

Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc những nỗ lực trở thành quốc gia sản xuất các thiết bị vi xử lý (chip) lớn nhất thế giới của Trung Quốc đã thất bại.

Trên thực tế, nếu Trung Quốc thất bại trong lĩnh vực này, tại sao Washington lại phải chi rất nhiều ngân sách để thực hiện các chính sách trợ cấp cho ngành sản xuất chất bán dẫn trong nước?

Những người cho rằng, Trung Quốc đã thất bại thường sử dụng cách suy nghĩ điển hình của phương Tây, trong đó đánh giá thấp sức mạnh và khả năng phục hồi của nền kinh tế, hệ thống chính trị và chiến lược công nghiệp của Trung Quốc.

Họ cho rằng, mô hình kinh tế kế hoạch hóa của Trung Quốc có đặc thù là lãng phí, phân bổ vốn đầu tư không hợp lý và tham nhũng. Trung Quốc sẽ không thành công chỉ vì đây là mong muốn chủ quan của Bắc Kinh.

Hãy nhìn lại các bài học từ ngành công nghiệp năng lượng Mặt Trời và ngành công nghiệp đóng tàu của Trung Quốc. Giống như chất bán dẫn, năng lượng Mặt Trời lần đầu tiên được phát minh và thương mại hóa ở Mỹ trước khi được các nhà hoạch định kinh tế Trung Quốc đưa vào làm mục tiêu phát triển.

Năm 2012, sau nhiều năm trợ cấp quy mô lớn và đầu tư quá mức, các công ty quang điện lớn nhất của Trung Quốc bắt đầu gặp khó khăn và thu hút nhiều sự chú ý. Các doanh nghiệp như Trina phải giảm sản xuất để duy trì lợi nhuận; các doanh nghiệp như Jiangxi LDK Solar được chính quyền địa phương cứu trợ nhưng vẫn vỡ nợ trái phiếu ở nước ngoài; Công ty Suntech phá sản năm 2013.

Tuy nhiên, ngày nay, ngành công nghiệp năng lượng Mặt Trời của Trung Quốc chiếm ưu thế đến mức các mục tiêu năng lượng xanh của Mỹ và châu Âu phụ thuộc vào xuất khẩu sản phẩm quang điện của Trung Quốc. Hiện tại, 80% sản lượng năng lượng Mặt Trời của thế giới (bao gồm tất cả các liên kết chuỗi cung ứng) đến từ Trung Quốc và tỷ lệ sản xuất polysilicon từ Trung Quốc là gần 95%.

Điều tương tự cũng xảy ra với ngành đóng tàu, lĩnh vực mà Trung Quốc đã phục vụ tốt lợi ích của mình. Năm 2002, Thủ tướng Trung Quốc khi đó là Chu Dung Cơ đã kêu gọi Trung Quốc trở thành quốc gia đóng tàu lớn nhất thế giới và Bắc Kinh đặt mục tiêu này là năm 2015.

Vào thời điểm đó, Trung Quốc chỉ chiếm 5% sản lượng đóng tàu toàn cầu. Năm 2003, Trung Quốc giới thiệu chương trình đóng tàu trên toàn quốc, sau đó là chương trình trợ cấp hào phóng và các chính sách công nghiệp hỗ trợ khác.

Từ năm 2005 đến năm 2009, số lượng nhà máy đóng tàu mới ở Trung Quốc đã gấp 30 lần so với Nhật Bản và Hàn Quốc. Reuters đưa tin vào năm 2011 rằng, các nhà máy đóng tàu của Trung Quốc đang “gặp khó khăn khi đơn đặt hàng cạn kiệt”. Nhưng các nhà máy đóng tàu ở các quốc gia khác đang gặp nhiều rắc rối hơn.

Đến năm 2017, khi thị phần của Trung Quốc trong sản lượng đóng tàu toàn cầu tăng mạnh, một số công ty từng dẫn đầu thị trường như Công ty đóng tàu Daewoo của Hàn Quốc và Tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi của Nhật Bản đã phải giảm mạnh hoặc nhờ chính phủ kêu gọi giúp đỡ để duy trì hoạt động. Nhiều công ty khác đã rời khỏi ngành sản xuất này.

Dù mất hàng chục tỷ USD do đầu tư quá mức lãng phí, chính phủ Trung Quốc đã đạt được mục tiêu. Bằng cách cố tình tạo ra năng lực dư thừa trên khắp thế giới, siết chặt lợi nhuận của ngành và đẩy các đối thủ cạnh tranh nước ngoài vào bờ vực phá sản, Trung Quốc đã trở thành nhà đóng tàu lớn nhất thế giới.

Ngày nay, Trung Quốc kiểm soát khoảng 50% doanh số đóng tàu toàn cầu, trong khi ngành công nghiệp đóng tàu của Mỹ đã trải qua tình trạng thiếu nguồn cung, đến mức trong năm 2016, các nhà thầu quốc phòng của Mỹ đã cân nhắc việc hợp tác với các công ty Trung Quốc để tăng sản lượng ụ tàu.

Một nghiên cứu gần đây của Đại học Stanford cho thấy, trong các ngành mà “Kế hoạch 5 năm” của Trung Quốc nhắm đến, số lượng công ty Trung Quốc mới thành lập đã tăng lên đáng kể, trong khi các công ty Mỹ trong các ngành tương ứng đã giảm mạnh cả về số lượng cơ sở, sản lượng, số việc làm và thu nhập.

Những bài học lịch sử này cũng áp dụng cho ngành công nghiệp bán dẫn. Bằng một số biện pháp, các chính sách của chính phủ Trung Quốc đã cho thấy hiệu quả. Trung Quốc hiện sản xuất nhiều chip hơn Mỹ, chiếm khoảng 15% sản lượng toàn cầu. Công ty sản xuất chip khổng lồ SMIC gần đây đã sản xuất chip 7 nanomet. Dù chưa đạt đến trình độ công nghệ đỉnh cao toàn cầu (3 nanomet hoặc thậm chí nhỏ hơn) nhưng có thể đủ sức cạnh tranh với các công ty hạng nhất của Mỹ như Intel.

Chính sách công nghiệp của chính phủ Trung Quốc cũng phản ánh một thực tế khó chịu. Các xưởng đúc chất bán dẫn, còn được gọi là nhà máy chế tạo, đã trở nên quá đắt đỏ để xây dựng – gần 20 tỷ USD cho một nhà chế tạo tiên tiến nhất – đến nỗi các công ty hầu như luôn cần sự hỗ trợ của chính phủ.

Từ năm 2012 đến năm 2020, hầu hết các nhà máy sản xuất số lượng lớn trên thế giới đều được xây dựng mới ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc), nơi các công ty không chỉ được hưởng trợ cấp của chính phủ mà còn có thể nhận được những đảm bảo ngầm.

Trong bối cảnh trên, Mỹ chỉ mới thông qua Đạo luật CHIPS và khoa học, theo đó chính phủ liên bang Mỹ sẽ trợ cấp cho ngành sản xuất chất bán dẫn của nước này. Tỷ trọng sản xuất toàn cầu của Mỹ đã giảm từ 37% năm 1990 xuống còn 12%. Trợ cấp chính phủ sẽ bóp méo thị trường và nuôi dưỡng tham nhũng, vì vậy cần có sự quản lý thông minh và minh bạch, được hỗ trợ bởi các hạn chế.

Tuy nhiên, bằng cách nhượng lại việc sản xuất chất bán dẫn cho các quốc gia dựa vào trợ cấp để có lợi thế chiến lược, Mỹ đã trở nên phụ thuộc một cách nguy hiểm vào hàng xuất khẩu của Trung Quốc.

Các nhà hoạch định chính sách có thể nhận ra những thách thức do việc thực hiện chính sách công nghiệp của Mỹ gây ra mà không vội kết luận rằng các mục tiêu của Trung Quốc đã thất bại hoặc chắc chắn sẽ thất bại. Cho dù ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc đã phải gánh chịu những thất bại như thế nào ngày nay, những bài học về lịch sử và sự thận trọng chiến lược đòi hỏi Mỹ phải nghiêm túc xem xét tham vọng của Bắc Kinh và đầu tư vào lĩnh vực này trước khi quá muộn.

Giá cà phê hôm nay 21/3/2023: Giá thế giới tăng trở lại, áp lực tồn kho tăng, cà phê thu mua trong nước lên 400 đồng/kg Giá cà phê hôm nay 21/3/2023: Giá thế giới tăng trở lại, áp lực tồn kho tăng, cà phê thu mua trong nước lên 400 đồng/kg

Theo khảo sát của Reuters hồi đầu tháng 2, nguồn cung cà phê thế giới trong niên vụ 2022-2023 có thể thiếu hụt khoảng 4,15 …

Nga-Trung Quốc hợp sức ‘lật đổ’ đồng USD – đường còn dài, mà chẳng đến đâu? Nga-Trung Quốc hợp sức ‘lật đổ’ đồng USD – đường còn dài, mà chẳng đến đâu?

Không ít chuyên gia cho rằng, những nỗ lực của cả Nga và Trung Quốc, hay một kế hoạch hợp sức nhằm thách thức vị …

Nga đang có gần như tất cả những gì họ muốn và cần, những ai đang giúp Moscow đắc lực? Nga đang có gần như tất cả những gì họ muốn và cần, những ai đang giúp Moscow đắc lực?

Có phải Moscow đã thành công trong việc “lách” các lệnh trừng phạt công nghệ của phương Tây để đảm bảo tự cung nhằm duy …

Mỹ-Trung Quốc: Kỳ phùng địch thủ trong cuộc chiến bán dẫn? Mỹ-Trung Quốc: Kỳ phùng địch thủ trong cuộc chiến bán dẫn?

Giờ đây, chất bán dẫn là cơ sở để tính toán sức mạnh cũng như an ninh của một quốc gia. Đó là lý do …





Nguồn

Cùng chủ đề

Đồng Yen Nhật có duy trì đà tăng trong tuần này?

Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 11/11/2024: Đồng Yen Nhật có duy trì đà tăng trong tuần này?. Đổi 1 Man bằng bao nhiêu VND? Ngân hàng nào mua Yen cao nhất? Tỷ giá Yen trong nước hôm nay 11/11/2024 Tỷ giá Yen Nhật hôm nay khảo sát vào sáng 11/11/2024 tại các ngân hàng, cụ thể như sau: Tại Vietcombank, tỷ giá Yen Nhật Vietcombank có tỷ giá mua là 159,65 VND/JPY và tỷ giá...

Ngắm hoàng hôn cuối thu rực rỡ trên 2 cây cầu nổi tiếng nhất Hà Nội

(Dân trí) - Hai cây cầu đại diện cho mỗi thời kỳ phát triển của Hà Nội - cầu Long Biên và Nhật Tân - cùng phô bày vẻ đẹp dưới ánh hoàng hôn của mùa thu rực rỡ. Hoàng hôn mùa thu rực rỡ làm nổi bật vẻ đẹp của 2 cầu nổi tiếng nhất Hà Nội (Video: Hữu Nghị). Những ngày cuối thu ở Hà Nội, hoàng hôn rực rỡ phủ ánh vàng lên cầu Long Biên hơn 100...

Dự báo giá vàng tuần này: Bi quan ngập tràn, lo còn giảm nữa

Giá vàng vừa trải qua một tuần lao dốc hiếm có trong bối cảnh ông Donald Trump trúng cử tổng thống Mỹ. Nỗi lo vẫn ngập tràn trên thị trường, dự báo giá vàng tuần này còn giảm sâu. Giá vàng giao ngay trên thị trường quốc tế trong tuần từ 4-8/11 sụt giảm thê thảm, từ mức trên 2.740 USD/ounce có thời điểm về gần 2.640 USD/ounce. Cuối tuần, vàng trở về mức 2.684 USD nhưng áp lực bán...

Tin tức sáng 11-11: Theo dõi chặt diễn biến bão Toraji, chủ động ứng phó; FLC Faros có sếp mới 9X

Tin tức đáng chú ý: Hôm nay Quốc hội chất vấn 'tư lệnh' ngành ngân hàng, y tế; Theo dõi chặt diễn biến bão Toraji để chủ động ứng phó; FLC Faros có sếp mới 9X... Quốc hội chất vấn "tư lệnh" ngành ngân...

Đại biểu mong các Tư lệnh ngành đưa ra giải pháp thấu đáo

Ngày 11/11, Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Bên lề hành lang, một số đại biểu đánh giá những nhóm vấn đề chất vấn và trả lời chất vấn đều nóng và kỳ vọng các Tư lệnh ngành đưa ra các giải pháp thấu đáo với các vấn đề mà cử tri quan tâm. Video Đại biểu Lê Đào Xuân An, Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên chia sẻ:   Để lựa chọn vấn đề chất vấn, các đại...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Indonesia-Trung Quốc ký kết nhiều hợp đồng kinh tế “khủng” trong lĩnh vực khoáng sản, lên tới hơn 10 tỷ USD

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Bắc Kinh, tại cuộc gặp song phương với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường vào ngày 9/11, Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto cho biết, trong dịp này một số công ty Indonesia sẽ ký các hợp đồng trong lĩnh vực khoa học trị giá hơn 10 tỷ USD với các tập đoàn Trung Quốc.

Thị trường đi lên, nông dân tham gia sâu hơn vào công đoạn quyết định giá hồ tiêu

Giá tiêu hôm nay 11/11/2024 tại thị trường trong nước tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 141.200 đồng/kg.

Giá vàng ở thời điểm “mua tin đồn bán sự thật”, chuyên gia dự báo về thị trường tuần này?

Giá vàng hôm nay 11/11/2024: Giá vàng thế giới trải qua đợt suy thoái năng nhất sau nhiều tháng "thăng hoa" kỷ lục. Giá vàng trong nước “rớt thảm” theo thị trường thế giới, người mua từ đầu tuần có thể mất tới 7 triệu đồng/lượng trong một tuần. Dự báo giá vàng tuần này không khả quan?

Điểm hẹn văn hoá mới của người yêu sách ở cố đô Huế

Chào đón Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), Nhà xuất bản Kim Đồng vừa khai trương nhà sách đầu tiên ở TP. Huế tại địa chỉ 16 Phan Bội Châu.

Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa phê duyệt Đề án "Phát triển hệ thống y tế TP. Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN giai đoạn từ nay đến năm 2030 và những năm tiếp theo'.

Bài đọc nhiều

BMS: Hệ thống quản lý pin cho trung tâm dữ liệu, giải pháp tối ưu giúp quản lý năng lượng

Đối với các trung tâm dữ liệu, sự ổn định của hệ thống điện đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì hoạt động liên tục và bảo vệ dữ liệu. Các sự cố về nguồn điện hoặc lỗi hệ thống pin dự phòng (UPS) có thể gây ra những gián đoạn nghiêm trọng, dẫn đến thiệt hại về thời gian và tài chính. Đó là lý do tại sao Hệ thống Quản lý Pin (Battery Management System...

Ngày hội Việt Nam Xanh: Thúc đẩy lối sống xanh, tiêu dùng xanh

Sáng nay (9-11) Ngày hội Việt Nam Xanh khai hội tại Nhà văn hóa Thanh niên (số 4 Phạm Ngọc Thạch, quận 1, TP.HCM), mở ra hai ngày hội hè tưng bừng trong không gian xanh giữa trung tâm TP.HCM với hàng loạt hoạt động xuyên suốt đến hết ngày 10-11. ...

Bã cà phê, vỏ hàu, bột đá thành trang phục cao cấp, đến Ngày hội Việt Nam Xanh mà xem

Bã cà phê, vỏ hàu, bột đá… tưởng chừng là rác thải được Công ty CP kết nối thời trang Faslink hô biến thành những trang phục cao cấp độc đáo. Mang thông điệp về thời trang tuần hoàn tới lễ hội, ông Phước...

100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2023

Ngoài Nestlé Việt Nam và Abbott, top 5 nơi làm việc quy mô lớn được đánh giá 'tốt nhất Việt Nam' có thêm nhân tố mới Acecook, Coca-Cola, FPT. Tối 23/11 tại TP HCM, Công ty cổ phần Anphabe kết hợp với Công ty nghiên cứu thị trường Intage công bố danh sách những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2023. Đây là năm thứ 10 đơn vị này công bố danh sách này.Dẫn đầu danh sách...

Sản phẩm xanh độc đáo của SCG hút khách tại Ngày hội Việt Nam Xanh

Không gian xanh của Tập đoàn SCG nằm ngay lối ra vào của Ngày hội Việt Nam Xanh là nơi ‘check-in' ấn tượng với những sản phẩm xanh, thu hút người dân đến trải nghiệm, tham gia những hoạt động náo nhiệt bậc nhất ngày hội. ...

Cùng chuyên mục

Tin tức sáng 11-11: Theo dõi chặt diễn biến bão Toraji, chủ động ứng phó; FLC Faros có sếp mới 9X

Tin tức đáng chú ý: Hôm nay Quốc hội chất vấn 'tư lệnh' ngành ngân hàng, y tế; Theo dõi chặt diễn biến bão Toraji để chủ động ứng phó; FLC Faros có sếp mới 9X... Quốc hội chất vấn "tư lệnh" ngành ngân...

Chủ tịch Hoà Phát: Cấp đủ thép làm đường sắt tốc độ cao, giá thấp hơn nhập khẩu

Nếu trở thành nhà cung cấp thép cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, 'vua thép' Trần Đình Long cam kết cung cấp đủ 6 triệu tấn thép các loại phục vụ dự án với giá thấp hơn hàng nhập khẩu. Hiện nay, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đang được đưa ra bàn thảo. Trả lời PV.VietNamNet, ông Trần Đình Long - Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát chia sẻ: Hòa...

Nhiều doanh nghiệp về tay người Thái ‘chăm’ chia cổ tức

Từ đầu tháng 11 đến nay, hàng loạt doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức bằng tiền. Thậm chí một doanh nghiệp bất ngờ tăng tỉ lệ cổ tức bằng tiền mặt từ 24% lên 133%. Doanh nghiệp về tay người Thái "chăm" chia...

9 năm không chia cổ tức, lợi nhuận giữ lại Sacombank tiến gần 1 tỉ USD

9 tháng đầu năm nay, Sacombank lãi sau thuế gần 6.500 tỉ đồng. Lợi nhuận hợp nhất chưa phân phối lũy kế đến cuối tháng 9 năm nay đạt 24.830 tỉ đồng. Chưa chia cổ tức, Sacombank cho biết đang thực hiện đề án...

‘Một đất nước ai ai cũng làm việc thì không có lý do gì không phát triển’

Đó là quan sát và nhận định của một doanh nhân người Nga khi đến làm việc tại Việt Nam ít năm trước, và thực tế đã chứng minh ông đúng. Học được gì từ Hàn Quốc?Từ góc độ người nước ngoài làm việc...

Mới nhất

Đội tuyển futsal Việt Nam lỡ hẹn với lịch sử

Tối 10.11, các học trò của HLV Diego Giustozzi đã không thể làm nên lịch sử khi nhận thất bại 0-2 trước đội tuyển futsal Indonesia trong trận chung kết giải vô địch futsal Đông Nam Á 2024. Những cầu thủ trong tay HLV Hector Souto được ông Miguel Rodrigo, thuyền trưởng đội tuyển futsal Thái Lan, đánh giá là giỏi...

‘Trăm điều phải có thần linh pháp quyền’

“Nhân ngày Pháp luật Việt Nam (9/11) và tới đây là ngày kỷ niệm 11 năm Quốc hội thông qua Hiến pháp năm 2013, chúng ta không được quên tinh thần thượng tôn Hiến pháp và luôn luôn nhớ trăm điều của Hiến pháp “có thần linh pháp quyền”. Ngày 9/11 là ngày Pháp luật Việt Nam. Cách đây 78...

3 ‘tư lệnh’ ngành ngân hàng, y tế, thông tin và truyền thông trả lời chất vấn

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng sẽ đăng đàn trả lời chất vấn tại Quốc hội. Từ trái sang: Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, Bộ trưởng Đào Hồng Lan và Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng - Ảnh: Media Quốc hội Sáng nay (11-11), Quốc hội...

Báo Mỹ nói ông Trump lên kế hoạch rút khỏi Thỏa thuận khí hậu Paris

Tờ New York Times cho biết, Tổng thống mới đắc cử Donald Trump đang tìm cách cải tổ các chính sách về năng lượng và môi trường nhằm xóa bỏ những chương trình cản trở tăng trưởng kinh tế Mỹ, kể cả rút khỏi Thỏa thuận khí hậu Paris. New York Times trích dẫn các nguồn thạo tin tiết lộ,...

3 lời hứa của ông Trump với Ukraine

(Dân trí) - Ông Donald Trump đã nhiều lần hứa sẽ giải quyết xung đột Ukraine ngay cả trước khi nhậm chức Tổng thống Mỹ. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hội đàm với cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump năm 2019 tại New York (Ảnh: Reuters). "Đây là một cuộc chiến mà lẽ ra không nên bắt đầu. Số tiền mà...

Mới nhất