Cùng với đó, các hệ điều hành nước ngoài bao gồm Windows của Microsoft cũng bị đưa vào danh sách xem xét thay thế bằng các lựa chọn có nguồn gốc nội địa.
Cuối tháng 12 năm ngoái, Bộ Công nghiệp Trung Quốc ban hành ba danh sách riêng biệt dành cho CPU, hệ điều hành và cơ sở dữ liệu tập trung được đánh giá là “an toàn và đáng tin cậy”, có hiệu lực trong vòng ba năm sau ngày công bố.
Reuters cho biết, tất cả các công ty trong danh sách đều của Trung Quốc.
Trong 18 bộ vi xử lý được phê duyệt, có chip do Huawei và tập đoàn Phytium chế tạo. Cả hai công ty này đều nằm trong danh sách đen xuất khẩu của Washington. Các nhà sản xuất chip Trung Quốc sử dụng hỗn hợp kiến trúc chip Intel x86, Arm cũng như kiến trúc nội địa khác. Về hệ điều hành, họ dùng phần mềm nguồn gốc Linux nguồn mở.
Trong khi đó, Mỹ đang thực hiện kế hoạch tăng sản lượng bán dẫn trong nước, giảm phụ thuộc vào Trung Quốc và Đài Loan, với “xương sống” là Đạo luật CHIPS được Quốc hội thông qua vào năm 2022. Đây là bộ luật được thiết kế nhằm hỗ trợ tài chính cho sản xuất trong nước và các khoản trợ cấp phát triển chip tiên tiến.
Trung Quốc là thị trường lớn nhất của Intel trong năm 2023, chiếm 27% trong tổng doanh thu 54 tỷ USD và 15% trong doanh thu 23 tỷ USD của AMD.
Cả hai công ty chip Mỹ đều từ chối bình luận về quy định của Bắc Kinh.
Theo thông báo từ cơ quan thử nghiệm nhà nước Trung Quốc, tiêu chí hàng đầu đế đánh giá mẫu chip “an toàn và tin cậy” là mức độ thiết kế, quá trình phát triển và sản xuất hoàn thiện có thực hiện tại đại lục hay không. Ngoài ra, các công ty phải gửi tài liệu và mã R&D hoàn chỉnh về sản phẩm của họ cho cơ quan chức năng xem xét.