Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhTrung Quốc, BRICS và những đối thủ nào đang "nhăm nhe" lật...

Trung Quốc, BRICS và những đối thủ nào đang “nhăm nhe” lật đổ sự thống trị của đồng USD?


USD – đồng tiền dự trữ của thế giới kể từ sau thế chiến hai, đóng vai trò quan trọng trong thương mại thế giới. Tuy nhiên, thời gian qua, các quốc gia trên toàn cầu đang chuẩn bị sẵn các loại tiền tệ dự phòng, thay thế cho đồng bạc xanh.

Trung Quốc, BRICS và những đối thủ nào đang 'nhăm nhe' lật đổ sự thống trị của đồng USD?
USD là đồng tiền dự trữ chiếm ưu thế nhất trên thế giới. Ảnh minh họa. (Nguồn: Xinhua)

Các quốc gia bị trừng phạt như Nga và các quốc gia mới nổi như Argentina gần đây bắt đầu sử dụng đồng Nhân dân tệ để giao dịch thương mại, chủ yếu là với Trung Quốc.

Mặc dù vậy, biên tập viên Jennifer Sor của Insider cho rằng, không có dấu hiệu nào cho thấy, sự thống trị của đồng USD có thể phai nhạt trong tương lai gần, đơn giản vì đồng tiền này là một phần không thể thiếu của nền kinh tế thế giới.

Đồng bạc xanh là đồng tiền dự trữ chiếm ưu thế nhất trên thế giới. Năm 1999, hơn 70% dự trữ ngoại hối của thế giới được giữ bằng đồng USD.

Tuy vậy, theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), tỷ lệ đó đã giảm xuống dưới 60% trong quý IV/2021. Đến quý IV/2022, tỷ lệ này đã xuống mức 54%.

Song, điều này không có nghĩa là các đối thủ cạnh tranh chiến lược của Mỹ như Trung Quốc sẽ ngừng thách thức quyền bá chủ của Mỹ.

Ngay cả các loại tiền tệ thay thế như đồng Krona của Thụy Điển, đồng Won của Hàn Quốc, AUD của Australia cũng khiến thị phần của đồng bạc xanh giảm dần.

Dưới đây là những đối thủ đang “nhăm nhe” lật đổ sự thống trị của đồng USD

Nhân dân tệ – Đối thủ nổi tiếng nhất

Đối thủ nổi tiếng nhất đối với đồng USD là đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc. Trong nhiều năm qua, Bắc Kinh đã cố gắng tăng cường sử dụng đồng nội tệ trong giao dịch thương mại quốc tế.

Năm 2022, Trung Quốc đã thanh toán gần như toàn bộ lượng dầu nhập khẩu của Nga bằng đồng Nhân dân tệ. Quốc gia này cũng đã hợp tác với Brazil để giao dịch bằng đồng tiền này.

Ông Rory Green, nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc tại công ty tư vấn TS Lombard có trụ sở tại London (Anh) cho rằng, điều quan trọng là phải phân biệt giữa việc tăng cường sử dụng Nhân dân tệ trên thị trường quốc tế và phi USD hóa.

Theo vị chuyên gia này, hiện tại, đồng Nhân dân tệ vẫn bị ràng buộc bởi các hạn chế, chủ yếu là do giá trị của đồng tiền vẫn do Bắc Kinh quản lý.

Vào tháng 3/2023, đồng Nhân dân tệ chỉ chiếm 2,3% thanh toán toàn cầu thông qua SWIFT. Ngược lại, gần 42% tất cả các khoản thanh toán được thực hiện bằng USD.

Mạnh tay mua vàng

Các ngân hàng trung ương đã và đang mạnh tay mua vàng, trong bối cảnh cuộc tranh luận toàn cầu về phi USD hóa gia tăng.

Theo Hội đồng vàng thế giới (WGC), lượng vàng các ngân hàng trung ương mua trong năm 2022 đã tăng 152%, lên mức 1.136 tấn.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PboC) đã mua 62 tấn vàng trong các tháng 11 và 12/2022, qua đó lần đầu nâng tổng dự trữ vàng thỏi lên hơn 2.000 tấn. Cùng năm, dự trữ vàng chính thức của Thổ Nhĩ Kỳ tăng từ 148 tấn lên 542 tấn. Các quốc gia ở Trung Đông và Trung Á cũng tích cực mua vàng ở cùng giai đoạn.

Theo một cuộc thăm dò thường niên với 83 ngân hàng trung ương đang nắm giữ 7.000 tỷ USD dự trữ ngoại hối, hơn 2/3 cho biết sẽ tăng lượng vàng nắm giữ trong 2023.

Ông Ruchir Sharma, Chủ tịch của Rockefeller International cho hay: “Tài sản lâu đời nhất và truyền thống nhất, vàng, hiện là phương tiện khiến ngân hàng trung ương tham gia vào nỗ lực phi USD hóa”.

Tiền số “lên ngôi”

Các loại tiền kỹ thuật số, bao gồm cả tiền điện tử như bitcoin cũng là một loại tài sản khác đang cạnh tranh vị trí của đồng USD.

Ông Diana Choyleva, nhà kinh tế trưởng tại Enodo econom cho rằng, đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số “là một thành phần quan trọng trong giải pháp thay thế mà Bắc Kinh đang xây dựng”.

Nhà kinh tế này nhấn mạnh: “Ngoài sự cạnh tranh địa chính trị, việc giải quyết các khoản thanh toán xuyên biên giới bằng đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số cũng có thể rẻ hơn và dễ dàng hơn so với hệ thống dựa trên đồng USD”.

Đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số đang được triển khai ở Trung Quốc. Gần đây, thành phố Changshu đã bắt đầu trả lương cho nhân viên công bằng loại tiền này.

Ngay cả Zimbabwe cũng đã tung ra đồng đô la Zimbabwe kỹ thuật số chỉ trong tháng này.

Trong khi đó, các quốc gia mới nổi El Salvador và Cộng hòa Trung Phi đã chấp nhận bitcoin như một loại tiền tệ chính thức. Hay El Salvador thậm chí đã thêm bitcoin vào dự trữ quốc gia.

Tham vọng của châu Âu

Liên minh châu Âu và Mỹ là đồng minh nhưng điều đó không ngăn được tham vọng của Ủy ban châu Âu nhằm thúc đẩy việc sử dụng đồng Euro trong thanh toán quốc tế. Điều này thể hiện rõ qua một đề xuất vào năm 2018 nhằm thúc đẩy vai trò của đồng Euro, sau khi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đơn phương rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran.

Những bình luận gần đây từ các nền kinh tế lớn của EU cũng chỉ ra những căng thẳng và sự cạnh tranh của khối với đồng minh quan trọng nhất.

Trong tháng 4/2023, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng, châu Âu nên cắt giảm sự phụ thuộc vào đồng bạc xanh, đồng thời cảnh báo chống lại “đặc quyền ngoại giao của đồng USD”.

Dù vậy, Business Insider nhận định, đồng Euro còn lâu mới vượt qua USD để trở thành đồng tiền dự trữ của thế giới.

Theo Ngân hàng Trung ương châu Âu, đồng tiền chung này chiếm 20% ngoại hối toàn cầu và nợ quốc tế, chỉ đứng thứ hai sau đồng bạc xanh.

Tuy nhiên, “không có loại tiền tệ nào khác có tính dễ nhận biết, sự ổn định và sức mạnh kinh tế như USD”, nhà quản lý tiền tệ Vestact có trụ sở tại Nam Phi nói.

BRICS ấp ủ dự định mới

Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) dự định thảo luận về tính khả thi của việc giới thiệu một đồng tiền chung tại hội nghị thượng đỉnh ở Nam Phi vào cuối năm nay. Ý tưởng này được Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra vào đầu tháng 6/2022, nhưng bắt đầu thu hút sự chú ý thời gian gần đây trong bối cảnh thế giới đang tranh luận về phi USD hóa.

Bloomberg đưa tin, BRICS sẽ thảo luận về vấn đề này, có thể nó sẽ nằm trong chương trình nghị sự của cuộc họp giữa các nguyên thủ quốc gia tại Johannesburg vào ngày 22/8.

“Tại sao chúng ta không thể giao dịch dựa trên đồng tiền của chính mình?”, Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva cho biết trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc vào tháng 4/2023.

Ông Zhou Yu, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tài chính quốc tế tại Học viện Khoa học-Xã hội Thượng Hải nhận định: “Một đơn vị tiền tệ của BRICS không hoàn toàn là điều không thể. Việc tạo ra một loại tiền tệ thống nhất cho một nhóm quốc gia thường mất nhiều thời gian và cần nhiều năm hợp tác”.

Theo chuyên gia Zhou, việc thanh toán bằng đồng nội tệ, vốn đã tăng nhanh trong những tháng gần đây, hiện là minh chứng cụ thể và quan trọng của các nước BRICS nhằm giảm bớt sự thống trị của đồng USD trong thanh toán thương mại.





Nguồn

Cùng chủ đề

Ông Trump chuẩn bị trở lại Nhà Trắng, Bitcoin được cấp ‘nhiên liệu tên lửa’, thị trường tiền điện tử nóng hầm hập

Hậu bầu cử Mỹ 2024, đợt tăng giá trên toàn thị trường đối với các loại tài sản rủi ro tiếp tục diễn ra mạnh mẽ kể từ sau chiến thắng cách biệt của cựu Tổng thống Donald Trump, với cổ phiếu, Bitcoin và nhiều loại tiền điện tử khác lập mức cao kỷ lục mới.

Hai quốc gia chịu trừng phạt “bắt tay” hợp tác, du khách Iran có thể thoải mái làm điều này tại Nga

Theo trang thông tin của Ngân hàng Trung ương Iran (CBI), ngày 11/11, Iran và Nga đã chính thức kết nối mạng lưới liên ngân hàng của hai nước, cho phép sử dụng thẻ ngân hàng Tehran trong mạng lưới ATM của Moscow.

Một đề xuất của ông Trump khiến Đông Nam Á “run rẩy”, lợi ích lớn bất ngờ

Đông Nam Á đang chuẩn bị cho các mức thuế quan mới và sự thay đổi trong quan hệ với Mỹ sau khi ông Donald Trump tái đắc cử tổng thống. Sự trở lại của "người đàn ông thuế quan" có thể mang đến rủi ro kinh tế hay những cơ hội bất ngờ cho khu vực này?

Điện đàm là “hư cấu”, quân bài kinh tế nào của ông Trump khiến nước Nga lo ngại?

Dù phía Nga bác tin truyền thông Mỹ đưa ra là ông Donald Trump đã gọi điện cho Tổng thống Nga Vladimir Putincác bàn về các giải pháp tiềm năng, chính sách về năng lượng của ông Trump có thể là một quân bài kinh tế khiến Nga lo ngại. Theo Washington Post, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin để thảo luận về xung đột Ukraine và các giải pháp tiềm...

Trung Quốc có động thái mới, đánh dấu bước leo thang mới nhất với EU

Ngày 11/11, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo sẽ áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với rượu mạnh nhập khẩu có nguồn gốc từ Liên minh châu Âu (EU), bắt đầu từ ngày 15/11.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ông Trump chuẩn bị trở lại Nhà Trắng, Bitcoin được cấp ‘nhiên liệu tên lửa’, thị trường tiền điện tử nóng hầm hập

Hậu bầu cử Mỹ 2024, đợt tăng giá trên toàn thị trường đối với các loại tài sản rủi ro tiếp tục diễn ra mạnh mẽ kể từ sau chiến thắng cách biệt của cựu Tổng thống Donald Trump, với cổ phiếu, Bitcoin và nhiều loại tiền điện tử khác lập mức cao kỷ lục mới.

7 cách khắc phục iPhone không nhận sạc hiệu quả

Khắc phục tình trạng iPhone không nhận sạc, cắm sạc nhưng không lên pin được nhiều người quan tâm. Bài viết này sẽ hướng dẫn phương pháp đơn giản, hiệu quả!

Anh dự định “chơi lớn” tại Hội nghị COP29

Thụy Sỹ và Anh đang dẫn đầu các nỗ lực tài trợ và giảm phát thải để ứng phó biến đổi khí hậu trong khuôn khổ Hội nghị COP29 diễn ra tại Azerbaijan từ ngày 11-21/11.

Đồn đoán danh tính Ngoại trưởng mới, Hàn Quốc toan tính trước chính sách đối ngoại của Washington thời “Trump 2.0”

Báo chí Mỹ đưa tin, Tổng thống đắc cử nước này Donald Trump dự kiến sẽ bổ nhiệm Thượng nghị sĩ Florida Marco Rubio làm Ngoại trưởng trong chính quyền mới.

Quảng Ngãi mở rộng bầu trời thu hút đầu tư mới

Sự góp mặt của doanh nghiệp, doanh nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài là một trong những yếu tố quan trọng để Quảng Ngãi đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai.

Bài đọc nhiều

Nhiều dự án bất động sản ‘bung hàng’, tung khuyến mãi hút khách giai đoạn cuối năm

Bước vào giai đoạn cuối năm, thị trường địa ốc phía Nam đang có những bước chuyển động tích cực khi nhiều doanh nghiệp đồng loạt tung ra các dự án mới, mở bán những sản phẩm còn lại với kỳ vọng thu hút khách hàng trước Tết. ...

BMS: Hệ thống quản lý pin cho trung tâm dữ liệu, giải pháp tối ưu giúp quản lý năng lượng

Đối với các trung tâm dữ liệu, sự ổn định của hệ thống điện đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì hoạt động liên tục và bảo vệ dữ liệu. Các sự cố về nguồn điện hoặc lỗi hệ thống pin dự phòng (UPS) có thể gây ra những gián đoạn nghiêm trọng, dẫn đến thiệt hại về thời gian và tài chính. Đó là lý do tại sao Hệ thống Quản lý Pin (Battery Management System...

Vì sao chứng khoán Việt hứng khởi ngày ông Trump đắc cử rồi ‘quay xe’?

Sau 1 tuần ảm đạm, trong phiên đầu tuần (ngày 11-11), chứng khoán tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh, lùi sâu về dưới mốc 1.250 điểm. Nhà đầu tư đang 'thấp thỏm' điều gì? Thị trường chứng khoán vừa trải qua một tuần...

Cổ phiếu ngân hàng “hạ giá” sâu phiên 11/11, HPG và FPT chưa đủ “gánh” thị trường

Lực cầu dâng cao cuối phiên giúp VN-Index hồi phục mạnh, dù chưa lấy lại được sắc xanh. Cổ phiếu ngành công nghệ là điểm sáng của phiên hôm nay, trong khi nhóm ngân hàng “hạ giá” sâu. Cổ phiếu ngân hàng “hạ giá” sâu phiên 11/11, HPG và FPT chưa đủ “gánh” thị trườngLực cầu dâng cao cuối phiên giúp VN-Index hồi phục mạnh, dù chưa lấy lại được sắc xanh. Cổ phiếu ngành công nghệ là điểm sáng...

Chương trình Việt Nam xanh: Kỳ vọng cuộc sống thêm xanh cho người Việt

Sau hai ngày với nhiều hoạt động sôi nổi, thú vị, Ngày hội Việt Nam Xanh đã góp phần truyền cảm hứng cho đông đảo người dùng tiếp tục lối sống ngày càng thêm xanh. ...

Cùng chuyên mục

Nhà đầu tư tránh “lướt sóng” ngắn hạn

(NLĐO) – Đà bán ròng của khối ngoại chưa ngừng lại khiến VN-Index chìm trong sắc đỏ, nhà đầu tư nên mua cổ phiếu tích lũy hay đứng ngoài quan sát? ...

BAF lại sắp tăng vốn, thâu tóm loạt công ty chăn nuôi

BAF dự kiến chào bán 65 triệu cổ phần cho 24 nhà đầu tư với giá chào bán 15.500 đồng/cổ phiếu. Sau khi hoàn tất, 24 nhà đầu tư này sẽ sở hữu tổng cộng 24,39% vốn BAF BAF dự kiến chào bán 65 triệu cổ phần cho 24 nhà đầu tư với giá chào bán 15.500 đồng/cổ phiếu. Sau khi hoàn tất, 24 nhà đầu tư này sẽ sở hữu tổng cộng 24,39% vốn BAF ...

Chuyển đổi xanh, doanh nghiệp lớn làm được, doanh nghiệp nhỏ lo chi phí quá lớn

Đầu tư ban đầu để thực hiện chuyển đổi xanh, chuyển đổi số trong sản xuất rất lớn, doanh nghiệp quy mô lớn làm được nhưng hầu hết doanh nghiệp nhỏ gặp khó về tài chính. Lo ngại được nhiều chuyên gia, nhà quản...

Thủ thuật vay tài sản và biến hình lãi suất của đa cấp tài chính GFDI

Xây dựng mô hình kinh doanh đa cấp tài chính, Công ty GFDI dùng những chiêu trò gì để lách luật, né tránh các cơ quan chức năng? ...

Nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới

(PLVN) - Thay mặt Ban Bí thư Trung ương Đảng, ngày 30/10/2024, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Chỉ thị số 39-CT/TW về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới. Sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư khoá XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, công tác tín...

Mới nhất

Ông Trump chuẩn bị trở lại Nhà Trắng, Bitcoin được cấp ‘nhiên liệu tên lửa’, thị trường tiền điện tử nóng hầm hập

Hậu bầu cử Mỹ 2024, đợt tăng giá trên toàn thị trường đối với các loại tài sản rủi ro tiếp tục diễn ra mạnh mẽ kể từ sau chiến thắng cách biệt của cựu Tổng thống Donald Trump, với cổ phiếu, Bitcoin và nhiều loại tiền điện tử khác lập mức cao kỷ lục mới.

Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền phải đi đôi với phân bổ nguồn lực

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng phân cấp, phân quyền phải đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi của các cấp. Chiều 12/11, Quốc hội chất vấn Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) cho biết Chính phủ đặt ra nhiệm vụ muốn nâng cao hiệu lực,...

Việt Nam chi 2,89 tỷ USD nhập khẩu hạt điều

10 tháng năm 2024, nhập khẩu hạt điều cán mốc hơn 2,3 triệu tấn, trị giá hơn 2,89 tỷ USD, giảm 8,5% về lượng và giảm 1,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu hạt điều về Việt Nam trong...

Bài 3 – Cần hài hòa lợi ích

Nếu áp thuế VAT 5% với mặt hàng phân bón, nông dân sẽ là người chịu thiệt. Tuy nhiên, không chỉ xoay quanh câu chuyện thiệt – hơn mà là bài toán hài hòa lợi ích Chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương xung quanh...

Mới nhất