Trung Quốc là đối tác kinh tế quan trọng nhất của Nga. (Nguồn: CGTN) |
Hợp tác kinh tế là một trong những ưu tiên của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong ba ngày (20-22/3) đến “xứ sở Bạch dương”.
Khi đón nhà lãnh đạo Trung Quốc tới Điện Kremlin, Tổng thống Nga Vladimir Putin ca ngợi thành công kinh tế của đất nước này và nhấn mạnh rằng: “Chúng tôi thậm chí còn cảm thấy hơi ghen tị”.
Không phải ngẫu nhiên mà Tổng thống Nga nói như vậy. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là khách hàng lớn nhất mua dầu mỏ và khí đốt Nga, ‘bơm’ hàng tỷ USD vào kho bạc của Tổng thống Putin và giúp Điện Kremlin chống lại các lệnh trừng phạt của phương Tây trong thời gian xảy ra xung đột với Ukraine.
Dưới đây là những lĩnh vực kinh tế trọng điểm mà hai nước có thể hợp tác nhiều hơn.
Hợp tác năng lượng
Trung Quốc đã nổi lên như một khách hàng lớn mua dầu và khí đốt giảm giá của Nga, sau khi phương Tây “chia tay” lĩnh vực năng lượng của đất nước này.
Số liệu của Hải quan Trung Quốc cho thấy, trong tháng 1và 2, Nga là cung cấp dầu lớn nhất cho Trung Quốc, với 1,94 triệu thùng/ngày, tăng từ mức 1,57 triệu vào năm 2022.
Xuất khẩu dầu thô của Moscow sang Bắc Kinh cũng tăng, tăng lên 1,72 triệu thùng/ngày.
Trong năm ngoái, Trung Quốc cũng “chuộng” nhập khẩu khí đốt qua đường ống và khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga, với mức tăng lần lượt 2,6 lần và 2,4 lần lên 3,98 tỷ USD và 6,75 tỷ USD.
Trong khi đó, nhập khẩu than Nga của Trung Quốc tăng 20% lên 68,06 triệu tấn.
Doanh số bán năng lượng tăng mạnh đã cung cấp cho nền kinh tế Nga – vốn đã chứng kiến Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) suy giảm 2,1% vào năm ngoái – một giải pháp rất cần thiết khi đối mặt với “cơn mưa” trừng phạt của Mỹ và các nước phương Tây.
Bên cạnh Trung Quốc, những khách hàng mua năng lượng hàng đầu khác của Nga bao gồm Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ. Những quốc gia này đã tận dụng thời cơ để tiếp cận nguồn năng lượng với giá rẻ hơn.
Các nhà phân tích kỳ vọng, doanh số bán dầu Nga cho Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng khi chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine chưa có dấu hiệu kết thúc.
Nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc
Ngay trước khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Bắc Kinh và Moscow đã công bố “tình bạn không giới hạn”. Phần lớn điều đó đã thể hiện trong thương mại.
Trong khi bán năng lượng cho Trung Quốc, Nga đã tăng cường nhập khẩu hàng hóa của đất nước đông dân nhất thế giới, bao gồm máy móc, thiết bị điện tử, kim loại cơ bản, phương tiện, tàu và máy bay.
Xuất khẩu của Bắc Kinh sang Moscow đạt 76,12 tỷ USD vào năm 2022, tăng từ 67,57 tỷ USD của năm 2021 – theo dữ liệu hải quan Trung Quốc.
Việc các thương hiệu phương Tây rời khỏi Nga đã mang lại lợi ích cho các ngành công nghiệp Trung Quốc như sản xuất ô tô. Các thương hiệu như Geely Automobile Holdings, Chery Automobile và Great Wall Motor của Trung Quốc chiếm 17% thị trường Nga vào năm ngoái.
Nhìn chung, thương mại song phương giữa hai bên đã tăng gần 1/3 vào năm ngoái, lên khoảng 190 tỷ USD và có khả năng tiếp tục tăng.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận, mối quan hệ kinh tế của hai đất nước này không cân bằng.
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, nền kinh tế của Trung Quốc có quy mô gấp 10 lần Nga.
Bên cạnh đó, Trung Quốc là đối tác kinh tế quan trọng nhất của Nga nhưng ASEAN, Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ lại là những đối tác thương mại hàng đầu của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Dữ liệu của chính phủ Trung Quốc cho thấy, thương mại giữa ba đối tác thương mại hàng đầu nêu trên vào năm 2022 được định giá lần lượt là 947 tỷ USD, 821 tỷ USD và 734 tỷ USD.
Phi USD hóa ở Nga
Nền kinh tế của Tổng thống Putin tạm thời bị tê liệt trong những ngày đầu của chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine bởi các động thái của phương Tây nhằm đóng băng tài sản của Ngân hàng trung ương Nga và các ngân hàng thương mại; loại bỏ các tổ chức tài chính Moscow khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT và sự ra đi của các doanh nghiệp phương Tây.
Việc hướng đến nền kinh tế phi USD hóa – điều mà chính quyền Nga rất tự hào – về cơ bản được chuyển thành ‘Nhân dân tệ hóa’. Moscow đang chuyển từ sự phụ thuộc vào đồng USD sang phụ thuộc vào Nhân dân tệ. |
Với việc Nga bị loại khỏi hệ thống tài chính quốc tế do đồng USD thống trị, đồng Nhân dân tệ và tiền điện tử của Trung Quốc đã “bước vào và lấp đầy khoảng trống”.
Theo Carnegie Endowment for International Peace, tỷ lệ các giao dịch dựa trên đồng nội tệ Trung Quốc đã tăng từ 0,4% lên 14% trong khoảng thời gian 9 tháng. Vào tháng 9/2022, hai ngân hàng Nga đã bắt đầu cho vay bằng đồng Nhân dân tệ và cũng sử dụng đồng tiền này để chuyển tiền trong các giao dịch quốc tế.
Đến tháng 10/2022, Nga trở thành thị trường nước ngoài sử dụng đồng Nhân dân tệ lớn thứ 4 thế giới.
Trong bối cảnh dự trữ đồng USD suy giảm do các lệnh trừng phạt, ngân hàng trung ương Nga hồi tháng 1/2023 đã bán số Nhân dân tệ tương đương với 47 triệu USD để bù đắp cho khoản thâm hụt ngân sách do doanh thu từ dầu mỏ và khí đốt giảm.
Ông Alexandra Prokopenko, một thành viên khách mời tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Đức nhận định, Nhân dân tệ một giải pháp ngắn hạn hiệu quả, nhưng nó sẽ khiến Nga phụ thuộc nhiều hơn về tài chính vào Trung Quốc.
Vị chuyên gia này nói thêm: “Việc hướng đến nền kinh tế phi USD hóa – điều mà chính quyền Nga rất tự hào – về cơ bản được chuyển thành ‘Nhân dân tệ hóa’. Moscow đang chuyển từ sự phụ thuộc vào đồng USD sang phụ thuộc vào Nhân dân tệ.
Đây khó có thể là một sự thay thế đáng tin cậy. Giờ đây, các khoản dự trữ và thanh toán của Nga sẽ bị ảnh hưởng bởi các chính sách của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc. Nếu quan hệ giữa hai nước xấu đi, Nga có thể phải đối mặt với tổn thất dự trữ và gián đoạn thanh toán”.
Nga-Trung Quốc hợp sức ‘lật đổ’ đồng USD – đường còn dài, mà chẳng đến đâu? Không ít chuyên gia cho rằng, những nỗ lực của cả Nga và Trung Quốc, hay một kế hoạch hợp sức nhằm thách thức vị … |
Nga đang có gần như tất cả những gì họ muốn và cần, những ai đang giúp Moscow đắc lực? Có phải Moscow đã thành công trong việc “lách” các lệnh trừng phạt công nghệ của phương Tây để đảm bảo tự cung nhằm duy … |
Đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc ‘nóng rẫy’ tại Nga, hộ gia đình cũng đang ‘khử USD hóa’ Nền kinh tế Nga – bị hạn chế bởi các mạng lưới tài chính phương Tây và đồng USD – đã chấp nhận một giải … |
Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định sẵn sàng giúp doanh nghiệp Trung Quốc thay thế các công ty phương Tây đã rời Moscow do … |
“Người bạn thân thiết” là cách Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gọi nhau, cùng bày tỏ sự ủng … |