Trùng Khánh giữ gìn và bảo tồn các làn điệu dân ca

Việt NamViệt Nam23/02/2025


Công tác giữ gìn và bảo tồn các làn điệu dân ca tại huyện Trùng Khánh được quan tâm, có nhiều khởi sắc, góp phần bảo tồn, phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của người dân.

Phó Chủ tịch UBND huyện Trùng Khánh Chu Thị Vinh cho biết: Hằng năm, huyện xây dựng kế hoạch và chỉ đạo tổ chức các cuộc thi dân ca, hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ nhằm phát hiện hạt nhân, nhân rộng mô hình; thành lập các câu lạc bộ (CLB) dân ca, nhất là các xóm có tiềm năng phát triển loại hình du lịch cộng đồng. Huyện chú trọng ưu tiên và huy động mọi nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo tồn và phát huy các giá trị, nhằm đưa dân ca truyền thống trở thành sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa phương.

Chi hội Bảo tồn dân ca các dân tộc của huyện được thành lập từ năm 2016, đến nay, có 21 phân chi hội tại 21 xã, thị trấn với 409 hội viên. Toàn huyện thành lập được 67 CLB, đội văn nghệ với 1.349 thành viên; các thành viên tham gia CLB đồng thời là thành viên của phân chi hội. Các CLB, phân chi hội ở xã, xóm hoạt động hiệu quả, tổ chức nhiều hoạt động, phong trào thiết thực, tạo nên sân chơi bổ ích cho hội viên sinh hoạt, học hỏi, giao lưu, tìm hiểu, sưu tầm, bảo tồn, khai thác và phát huy những làn điệu truyền thống. Đồng thời, là nòng cốt ca hát ở các thôn, xóm trong xã, là những hạt nhân biểu diễn văn nghệ tại những chương trình lớn của huyện, tỉnh.

Công tác sưu tầm, sáng tác, đặt lời mới cho các làn điệu dân ca trên quê hương được quan tâm. Thường xuyên tuyên truyền, động viên các nghệ nhân, hội viên, những người còn lưu giữ sách ghi lại các tích dân ca như: Nam Kim, Thị Đan; Hồng nhan tứ quý (bằng chữ Nôm); tập lượn Then của các nghệ nhân hội viên trên địa bàn huyện. Đến nay, có trên 150 bài được sáng tác, đặt lời mới theo các làn điệu dân ca như: hát Then, đàn tính, Phong Slư, Pựt lằn, Nàng ới, Sli Giang, Dá hai… Thông qua những lời ca, tiếng hát, tác giả chuyển tải tâm tư, tình cảm của mình đến con người và vạn vật, tạo động lực để cùng nhau sống vui, sống đẹp hơn. 

Các lớp truyền dạy thanh nhạc, hát dân ca và hát Then, đàn tính thu hút học viên mọi lứa tuổi tham gia.
Các lớp truyền dạy thanh nhạc, hát dân ca và hát Then, đàn tính thu hút học viên mọi lứa tuổi tham gia.

Các hội viên của chi hội, các CLB tham gia nhiệt tình các hoạt động văn hóa, văn nghệ tại địa phương, các chương trình lớn như: Lễ hội Du lịch Thác Bản Giốc, lễ công bố Di tích cấp quốc gia Địa điểm Đài Tiếng nói Việt Nam tại hang Ngườm Chiêng (1966 - 1978), danh thắng Mắt Thần núi, hội thi hát dân ca, trình diễn trang phục dân tộc, hát Then, đàn tính... Các hoạt động biểu diễn dân ca dân tộc trên địa bàn huyện góp phần thực hiện tốt công tác gìn giữ, bảo tồn các làn điệu dân ca các dân tộc trên địa bàn huyện; đưa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước từng bước đi vào cuộc sống, góp phần phát triển du lịch tại địa phương.

Công tác truyền dạy dân ca cho các đối tượng, nhất là các thanh niên trẻ được quan tâm, tạo sức lan tỏa rộng rãi phong trào văn hóa, văn nghệ trên địa bàn huyện. Chi hội tổ chức và phối hợp với các đơn vị như: Trung tâm Đào tạo, thi đấu thể thao và nghệ thuật, Trung tâm Văn hóa và Thông tin du lịch, Bảo tàng tỉnh tổ chức các lớp thanh nhạc, hát dân ca và hát Then, đàn tính thu hút hơn 300 lượt học viên tham gia. Phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật, Hội Bảo tồn dân ca các dân tộc tỉnh và các sở, ngành liên quan thực hiện Đề án “Bảo tồn, phục dựng di sản văn hóa Dá hai Thông Huề, xã Đoài Dương, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng”. Đề án đã hoàn thành và nghiệm thu vào năm 2023, góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể gắn với phát triển du lịch trên địa bàn huyện.

Với mục tiêu giữ gìn, phổ biến, trao truyền và phát huy những giá trị đặc sắc về dân ca truyền thống, nâng cao nhận thức, lòng tự hào, ý thức tự giác của người dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, từ nay đến năm 2028, huyện phấn đấu 50% xóm có CLB, đội văn nghệ quần chúng hoạt động thường xuyên, có chất lượng; 30% loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số được hỗ trợ bảo tồn, phục dựng gắn với phát triển du lịch; hỗ trợ thí điểm và duy trì mô hình CLB, đội văn nghệ quần chúng phục vụ phát triển du lịch; 100% trường học đưa loại hình dân ca, lồng ghép, tích hợp trong giảng dạy các môn học có liên quan, trong nội dung giáo dục địa phương và các hoạt động ngoại khóa, tổ chức ngày hội, giao lưu cho học sinh… Qua đó, nhằm phát hiện và nhân rộng hạt nhân ưu tú, góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy các làn điệu dân ca truyền thống ngày một phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của nhân dân.

       Lam Giang



Nguồn: https://baocaobang.vn/trung-khanh-giu-gin-va-bao-ton-cac-lan-dieu-dan-ca-3175564.html

Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Cùng tác giả

Nhân vật

Người cha Pháp đưa con gái về VN tìm mẹ: Kết quả ADN sau 1 ngày không tin được
Cần Thơ trong mắt tôi
Video 17 giây cảnh Măng Đen đẹp tới nỗi dân mạng nghi ngờ cắt ghép
Mỹ nhân phim giờ vàng gây sốt vì vai nữ sinh lớp 10 quá xinh dù chỉ cao 1m53

No videos available