Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếTrực thăng đưa 2 ngư dân về đất liền...

Trực thăng đưa 2 ngư dân về đất liền cấp cứu


Trước đó, khoảng 1 giờ sáng 22.10, ngư dân N.S (39 tuổi) sau khi lặn sâu 30 m trong 120 phút lên bờ thì thấy mệt mỏi, đau nhức cơ 2 chân, chóng mặt, bí tiểu, khó thở.

Bệnh nhân được đưa vào Bệnh xá đảo Song Tử Tây chiều cùng ngày trong tình trạng đau toàn thân, liệt tứ chi, sức cơ 3/5, rối loạn cơ tròn bí đại tiểu tiện, vô niệu. Đồng thời da xuất hiện các mảng vân đá, thiếu oxy tổ chức, bụng chướng…

Bệnh xá đảo Song Tử Tây đã nhanh chóng hội chẩn với các bác sĩ của Viện Y học Hải quân, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Quân y 175. Các bác sĩ kết luận bệnh nhân giảm áp do lặn sâu mức độ nặng, tắc mạch khí đa cơ quan. Tiên lượng rất nặng và vượt quá khả năng điều trị của quân y đảo. Do đó các bác sĩ đã quyết định vận chuyển bệnh nhân về Bệnh viện Quân y 175 để kịp thời điều trị.

Trực thăng bay qua hai đảo, đưa hai ngư dân về đất liền cấp cứu - Ảnh 1.

Trực thăng VN-8619 hạ cánh đưa bệnh nhân vào Bệnh viện 175 cấp cứu

Trong quá trình bay ra đảo Song Tử Tây để vận chuyển bệnh nhân, tổ cấp cứu nhận được lệnh vận chuyển thêm một bệnh nhân ở đảo Sinh Tồn bị đa chấn thương gồm chấn thương sọ não nặng, gãy kín 1/3 xương giữa đòn trái do bị ngã. Khi tiếp nhận, bệnh nhân trong tình trạng hôn mê, đồng tử trái giãn 5 mm. Bệnh nhân được đặt ống nội khí quản, thở máy và vận chuyển cùng bệnh nhân N.S. trên một chuyến bay về đất liền điều trị.

Thượng úy, bác sĩ Nguyễn Văn Nghĩa, khoa Hồi sức Tích cực, Bệnh viện Quân y 175, cho biết đây là một chuyến bay đặc biệt do 2 bệnh nhân được cấp cứu từ 2 đảo khác nhau, vì vậy đòi hỏi sự phối hợp cực kỳ chặt chẽ giữa công tác điều trị tại chỗ và tổ cấp cứu đường không của Bệnh viện Quân y 175, nhất là trong quá trình vận chuyển để đảm bảo an toàn cao nhất cho 2 bệnh nhân.

“Điều khó khăn nhất trong chuyến bay cấp cứu lần này là phải di chuyển qua 2 đảo khác nhau, bệnh nhân cũng phải tham gia vào quá trình cất cánh, hạ cánh nhiều lần, cụ thể là 3 lần và mỗi lần như vậy do thay đổi về áp suất, có nguy cơ tái hình thành các bóng khí trong lòng mạch làm nặng hơn tình trạng tắc mạch của bệnh nhân mắc bệnh giảm áp. Thêm vào đó, điều kiện thời tiết xấu, trời mưa lớn ảnh hưởng đến cả tổ bay và tổ cấp cứu cũng như tình trạng bệnh nhân”, bác sĩ Nghĩa chia sẻ.

Hiện tại, các bệnh nhân đã có dấu hiệu sinh tồn tạm ổn. Ngay khi chuyển về Bệnh viện Quân y 175, bệnh nhân được đưa vào khoa Cấp cứu, tiến hành hội chẩn viện để điều trị tiếp theo.



Source link

Tin cùng chuyên mục

Biện pháp nào phòng chống polyp túi mật?

Nữ bệnh nhân 60 tuổi, TP.HCM chán ăn, đau bụng hạ sườn một năm nay, bác sỹ phát hiện túi mật có hàng chục polyp bám như thạch nhũ. ...

Bán thuốc kê đơn khi không có đơn, Công ty cổ phần Dược phẩm Pharmacity bị phạt

Bán thuốc kê đơn khi không có đơn, Công ty cổ phần Dược phẩm Pharmacity bị phạtTừ ngày 5-9/8/2024, Thanh tra Sở Y tế đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 11 cơ sở...

Biến chứng nguy hiểm của bệnh nhân béo phì

Béo phì là yếu tố nguy cơ chính của suy tim và đột tử do có liên quan đến bệnh động mạch vành, đái tháo đường, tăng huyết áp và rối loạn mỡ máu. ...

Hoàn thiện chính sách dân số để duy trì mức sinh thay thế bền vững

Chỉ thị nêu rõ, trong những năm qua, Đảng, Nhà nước, Chính phủ luôn quan tâm đến công tác dân số và đã ban hành nhiều văn bản quan trọng để định hướng cho công tác dân số,...

Cấp cứu thành công người bệnh ngừng tim khi đang siêu âm

Ngày 15-8, Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) cho biết đơn vị này vừa cấp cứu thành công một...

Cùng tác giả

Tin nổi bật

Tin mới nhất