Trang chủKinh tếNông nghiệpTrồng vú sữa tím, vú sữa bơ hồng ở Sóc Trăng, cây...

Trồng vú sữa tím, vú sữa bơ hồng ở Sóc Trăng, cây thấp tè trái quá trời, ông tỷ phú nông dân giàu

Lựa chọn mô hình trồng cây ăn quả, trong đó có trồng vú sữa tím, vú sữa bơ hồng phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng tại địa phương, cựu chiến binh (CCB) Dương Minh Trường ở ấp 1, xã Trinh Phú, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng đã và đang tạo được nguồn thu nhập ổn định, từng bước vươn lên trở thành hộ giàu ở địa phương.

Chúng tôi đến thăm gia đình CCB Dương Minh Trường vào một buổi sáng khi vợ chồng ông đang mải mê thu hoạch bầu, bí giao cho thương lái. 

Dáng người cao ráo, nhanh nhẹ, không ai nghĩ năm nay ông Trường đã chuẩn bị bước sang cái tuổi xưa nay hiếm (69 tuổi). 

Vui vẻ đón tiếp chúng tôi, ông Trường cho biết, khi vừa tròn 18 tuổi, ông tham gia lực lượng an ninh xã Trinh Phú, huyện Kế Sách (tỉnh Sóc Trăng) cho đến khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ. Sau ngày đất nước thống nhất, ông tiếp tục tham gia công tác tại địa phương và lần lượt trải qua các chức vụ: Phó Công an xã, cán bộ tư pháp xã, bí thư chi bộ, Trưởng Công an rồi Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ xã Trinh Phú, đến năm 2000 ông nghỉ hưu theo chế độ. 

Trong suốt quá trình chiến đấu và công tác, dù ở bất cứ vị trí nào ông cũng nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, được cấp uỷ, chính quyền địa phương đánh giá cao, được nhân dân yêu mến, tin tưởng.

Khi nghỉ hưu trở về với cuộc sống đời thường, tài sản lớn nhất của vợ chồng ông là căn nhà lá và 2 công đất rẫy, kinh tế gia đình chỉ trông vào đồng lương hưu nên cuộc sống ban đầu gặp không ít khó khăn.

Ông bàn với gia đình bắt tay vào cải tạo 2 công đất rẫy để trồng đu đủ xen với ớt, bầu, bí các loại với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”.

Với bản tính cần cù, ham học hỏi, áp dụng tốt các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc chọn giống, phương pháp chăm sóc nên lợi nhuận mang lại từ 2 công đất rẫy khá cao, hằng ngày đều có thu nhập, từ đó kinh tế gia đình ông ngày một nâng lên.

Cần cù trong lao động, tiết kiệm trong chi tiêu, mỗi năm ông mua thêm được 2 công đất và đến năm 2016 gia đình ông đã tích luỹ được 13 công đất, cộng với 2 công đất trước đây là 15 công (1,5 ha).

Trồng vú sữa tím, vú sữa bơ hồng ở Sóc Trăng, cây thấp tè trái quá trời, ông tỷ phú nông dân giàu- Ảnh 1.

CCB Dương Văn Trường (thứ nhất từ trái sang) hướng dẫn tham quan vườn trồng vú sữa, xã Trinh Phú, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng.

Không bằng lòng với kết quả đạt được, ông Trường quyết định tham quan, học tập các mô hình trồng cây ăn trái trong huyện và chuyển đổi toàn bộ 1,5 ha diện tích vườn sang trồng nhãn da bò xen với chanh bông tím cũng nhằm mục đích “lấy ngắn nuôi dài”. 

Những kinh nghiệm tích lũy được trong các chuyến tham quan, học tập cộng với thổ nhưỡng, khí hậu vùng đất Trinh Phú phù hợp, vườn chanh bông tím của ông liên tục trúng mùa, được giá, lợi nhuận mang lại cao gấp nhiều lần so với trồng rẫy trước đây. 

Riêng nhãn da bò là cây chủ lực thì mang lại hiệu quả không cao do bị bệnh chổi rồng, vì vậy ông đã thuê máy cuốc lên liếp, đầu tư mua máy cắt cỏ, máy phun thuốc trừ sâu, lắp đặt hệ thống tưới tiêu tự động và chuyển toàn bộ diện tích trồng nhãn da bò sang trồng 200 gốc vú sữa trên diện tích 8 công, 6 công trồng cóc, còn lại trồng mận hồng, sầu riêng xen kẽ với trên 500 gốc hạnh (quất). 

Mỗi loại cây được trồng riêng một khu, ở giữa có lối đi rộng để tiện chăm sóc, bón phân, thu hoạch. Để vườn vú sữa tím và vú sữa bơ hồng phát triển tốt, bên cạnh việc dày công chăm sóc, áp dụng khoa học kỹ thuật và phòng trừ sâu bệnh, ông còn chủ động về cây giống nên mang lại năng suất, chất lượng cao. 

Khi cây vú sữa còn nhỏ, ông trồng bầu, bí, mướp, cà để có thu nhập hằng ngày, nói là thu nhập hằng ngày nhưng mỗi tháng thu nhập từ bầu, bí, mướp cũng trên dưới 30 triệu đồng, chưa kể mỗi tháng ông bán ra thị trường từ 2 – 3 tấn hạnh.

Nhờ chăm sóc tốt, đúng quy trình kỹ thuật, đặc biệt là kỹ thuật xử lý cho ra hoa nên vườn vú sữa của gia đình ông Trường không những đạt sản lượng cao mà chất lượng sản phẩm rất thơm ngon, được thị trường đón nhận, là địa chỉ quen thuộc của CCB trong và ngoài tỉnh tham quan, học tập kinh nghiệm.

Từ năm 2018 đến nay, vườn vú sữa tím và vú sữa bơ hồng của gia đình ông Trường cho năng suất bình quân từ 40 – 45 tấn trái/năm, giá bán vú sữa thấp nhất cũng 15 triệu đồng/tấn (15.000 đồng/kg), có thời điểm 30.000 đồng/kg, cho doanh thu từ 600 tới trên 700 triệu đồng/năm, trừ chi phí thu lợi nhuận từ 400 – 500 triệu đồng/năm; thu nhập từ cây cóc, mận hồng và các loại hoa màu khác trên 200 triệu đồng/năm. Đây là mức thu nhập khá cao và là niềm mơ ước của nhiều nông dân ở Kế Sách cũng như trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

Đồng chí Trần Văn Trận – Chủ tịch Hội CCB xã Trinh Phú, cho biết: CCB Dương Minh Trường mặc dù tuổi đã cao nhưng ông luôn phát huy bản chất “Bộ đội Cụ Hồ”, là tấm gương sáng không chỉ trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất mà còn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, tận tình hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ cây giống giúp các hội viên CCB trong và ngoài xã cùng thực hiện, qua đó tạo việc làm cho nhiều lao động, góp phần ổn định và nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo ở địa phương. 

Hằng năm, bản thân ông và gia đình luôn tích cực tham gia các phong trào, các cuộc vận động tại địa phương, nhất là phong trào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, phong trào xóa đói, giảm nghèo. 

Đặc biệt, năm 2024, ông đã trực tiếp đứng ra vận động lắp đặt hệ thống đèn thắp sáng đường quê trên địa bàn ấp với chiều dài trên 1,5 km, góp phần cùng với địa phương hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới nâng cao.

Với những kết quả đạt trong Phong trào thi đua “Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi”, nhiều năm liền, ông Trường đạt danh hiệu “Sản xuất, kinh doanh giỏi” cấp huyện và cấp tỉnh. CCB Dương Văn Trường chính là tấm gương sáng về ý chí và nghị lực của những người lính Cụ Hồ trong thời bình hôm nay và mô hình làm kinh tế của ông cần được nhân rộng, học tập trong cán bộ, hội viên CCB tỉnh Sóc Trăng.





Nguồn: https://danviet.vn/trong-vu-sua-tim-vu-sua-bo-hong-o-soc-trang-cay-thap-te-trai-qua-troi-ong-ty-phu-nong-dan-giau-20241114155212007.htm

Cùng chủ đề

‘Cha đẻ’ gạo ST25: Luân canh lúa – tôm là mô hình độc, lạ, chưa nước nào làm được

Trao đổi với các chuyên gia của Trung tâm ASEAN - Nhật Bản (AJC), "cha đẻ" gạo ST25 - anh hùng lao động, kỹ sư Hồ Quang Cua - cho biết nhờ luân canh sản xuất lúa - nuôi tôm sú, nông dân có lợi nhuận trên 100 triệu đồng/ha/năm. ...

Huấn luyện các chủ vuông tôm miền Tây thành người nuôi tôm chuyên nghiệp

Lần đầu tiên các nhà khoa học đã tập huấn trang bị nhiều kiến thức mới, giúp nông dân miền Tây trở thành người nuôi tôm chuyên nghiệp, đưa kim ngạch xuất khẩu tôm ngày càng tăng. Từ ngày 22 đến 24-11 tại Sóc...

Trên 73% nông dân giảm sử dụng thuốc nhờ theo dõi bản tin thời tiết nông vụ

Ngoài giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nông dân trồng lúa miền Tây theo dõi bản tin thời tiết nông vụ còn giảm lượng phân bón, giảm thiệt hại do rủi ro thời tiết, góp phần tăng năng suất cây trồng. ...

Cho heo ăn bỗng rượu-hèm rượu nếp than, heo trơn lông đỏ da, chị nông dân Sóc Trăng khá giả

Mô hình nấu rượu nếp than, lấy bỗng rượu (hèm rượu) nuôi heo phát triển kinh tế của gia đình chị Quách Thị Phương Loan, xã An Thạnh 2, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng cho hiệu quả kinh tế tốt. ...

Con ba khía, con động vật hoang dã, dân Sóc Trăng nuôi dưới tán rừng, bắt bán 70.000 đồng/kg

Huyện Cù Lao Dung (tỉnh Sóc Trăng) đã hỗ trợ nông dân thực hiện thành công mô hình nuôi ba khía (một loài động vật hoang dã lớp giáp xác) dưới tán rừng. Mô hình còn kết hợp ương dưỡng, sản xuất giống ba khía nhằm chủ động nguồn giống chất...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tiêm kích SU-30MK2 thả mồi bẫy nhiệt tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Sáng nay (17/12), tại sân bay Gia Lâm (Hà Nội), Bộ Quốc phòng tổ chức Tổng duyệt Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Với quy mô và đội hình biểu diễn lớn hơn nhiều so với năm 2022, chương trình khai mạc năm nay sẽ giới thiệu nhiều khí tài quân sự hiện đại, khẳng...

Dương Trường Giang “bắt tay” với rapper Rica hát về sự cao thượng trong tình yêu

Tối 16/12, nhạc sĩ Dương Trường Giang ra mắt MV “Chỉ là thời gian dành cho nhau đã hết” tại Hà Nội thu hút sự quan tâm của đông đảo nghệ sĩ và người hâm mộ. ...

Các tỉnh, thành vùng ĐBSCL đưa sản phẩm nông sản và chế biến đặc sắc đến An Giang quảng bá, kết nối

30 doanh nghiệp đến từ TP.Hồ Chí Minh, An Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long đã đưa hơn 100 sản phẩm nông sản và các sản phẩm chế biến đặc sắc nhất đến Diễn đàn Mekong Connect năm 2024 tại An Giang để quảng...

Trời tối ra đồng ở một nơi của Quảng Ngãi chợt thấy bóng điện sáng choang suốt cả một mùa đông

Trong khi vạn vật những nơi khác bị màn đêm mùa Đông phủ kín và chìm trong giấc ngủ, thì tại những khu vườn, ruộng hoa cúc tết ở “thủ phủ” Nghĩa Hiệp, Nghĩa Mỹ…tỉnh Quảng Ngãi, vẫn sáng rực ánh đèn để “giục” hoa vươn cành, nở đúng dịp ngày...

Nhếch nhác hầm chui cửa ngõ phía Đông TP.HCM xây 8 năm chưa xong

Sau 8 năm khởi công, hầm chui nút giao Trạm 2 trên Xa lộ Hà Nội, hướng từ TP.HCM đi Đồng Nai đến nay vẫn chưa hoàn thành. ...

Bài đọc nhiều

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

133 doanh nghiệp nhận Giải thưởng Chất lượng Quốc gia đạt doanh thu 500.000 tỷ, có 2 “ông lớn” nông nghiệp

Trong năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký 03 Quyết định trao giải thưởng Chất lượng Quốc gia cho 133 doanh nghiệp đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2021, 2022 và 2023. Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, Giải thưởng Chất lượng Châu Á - Thái...

Liều nuôi cá đặc sản là chạch lấu, cá heo đuôi đỏ tại bể lót bạt ở Hậu Giang, bán 400.000 đồng/kg

Nuôi cá chạch kết hợp cá heo trong bể lót bạt cao su đang là mô hình triển vọng được UBND thành phố Vị Thanh (tỉnh Hậu Giang) quan tâm, bởi đây là mô hình nuôi cá đặc sản mới, có tiềm năng kinh tế cao. ...

Nuôi hươu sao la liệt-loài thú vốn là động vật hoang dã, HTX này ở Điện Biên giàu lên trông thấy

Hợp tác xã Mùa Ban, xã Pom Lót (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) đang nuôi thành công hươu sao-loài thú móng guốc vốn là động vật hoang dã. HTX đã bán hươu giống, khai thác nhung hươu, các sản phẩm bổ dưỡng...

Phát huy mọi nguồn lực đưa người dân thoát nghèo tại xã vùng 3 Krông Nô

Krông Nô( huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) là xã căn cứ cách mạng, thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng 3 đặc biệt khó khăn, cách trung tâm huyện hơn 40 km, dọc theo quốc lộ 27. Toàn xã có 13 buôn, có 2.447 hộ với 9.675 khẩu, gồm có 18 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ chiếm 56% dân số, còn lại là các dân tộc khác. Phát...

Cùng chuyên mục

Các tỉnh, thành vùng ĐBSCL đưa sản phẩm nông sản và chế biến đặc sắc đến An Giang quảng bá, kết nối

30 doanh nghiệp đến từ TP.Hồ Chí Minh, An Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long đã đưa hơn 100 sản phẩm nông sản và các sản phẩm chế biến đặc sắc nhất đến Diễn đàn Mekong Connect năm 2024 tại An Giang để quảng...

Trời tối ra đồng ở một nơi của Quảng Ngãi chợt thấy bóng điện sáng choang suốt cả một mùa đông

Trong khi vạn vật những nơi khác bị màn đêm mùa Đông phủ kín và chìm trong giấc ngủ, thì tại những khu vườn, ruộng hoa cúc tết ở “thủ phủ” Nghĩa Hiệp, Nghĩa Mỹ…tỉnh Quảng Ngãi, vẫn sáng rực ánh đèn để “giục” hoa vươn cành, nở đúng dịp ngày...

Phát huy mọi nguồn lực đưa người dân thoát nghèo tại xã vùng 3 Krông Nô

Krông Nô( huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) là xã căn cứ cách mạng, thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng 3 đặc biệt khó khăn, cách trung tâm huyện hơn 40 km, dọc theo quốc lộ 27. Toàn xã có 13 buôn, có 2.447 hộ với 9.675 khẩu, gồm có 18 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ chiếm 56% dân số, còn lại là các dân tộc khác. Phát...

Năm 1955, 5 hộ dân vào vùng đất dưới chân núi Mấu của Hải Dương khai hoang, nay đã thành xóm làng giàu có

Từ vùng đất khô cằn, hoang hóa, với sự cần cù, chịu khó của những người dân ngụ cư, khu Trại Trống (phường Hoàng Tiến, Chí Linh, Hải Dương) đã trở thành vùng đất màu mỡ. Qua hàng chục năm xây dựng, phát triển, diện mạo vùng đất này đã đổi...

Núi Sập ở An Giang cao 85m la liệt hòn đá hình thù kỳ dị, dân leo lên ví như vô chốn bồng lai

Tương truyền thuở xưa, núi Sập (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) là ngọn núi cao, theo tác động của thiên nhiên đá núi xoáy mòn. Tới một hôm, có hòn đá lớn lăn lông lốc từ trên đỉnh núi xuống đồng bằng... ...

Mới nhất

Tiêm kích SU-30MK2 thả mồi bẫy nhiệt tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Sáng nay (17/12), tại sân bay Gia Lâm (Hà Nội), Bộ Quốc phòng tổ chức Tổng duyệt Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Với quy mô và đội hình biểu diễn lớn hơn nhiều so với...

Người dân TPHCM thích thú mặc áo ấm ra đường trong tiết trời 22 độ

Không khí lạnh tăng cường và khuếch tán xuống phía Nam khiến nền nhiệt ở TPHCM giảm xuống 22 độ C. Người dân khi ra đường phải mặc áo ấm để giữ ấm cơ thể. Không khí lạnh tăng cường và khuếch tán xuống phía Nam khiến nền nhiệt ở TPHCM giảm xuống 22 độ C. Người...

Ông bố Trung Quốc nhồi máu cơ tim vì kèm con làm bài tập

Theo SCMP, ông bố họ Trương, khoảng 40 tuổi, đột nhiên cảm thấy khó thở và đau ngực trong lúc dạy kèm con trai - học sinh trung học cơ sở đang chuẩn bị cho kỳ thi vào trung học phổ thông – tại tỉnh Chiết Giang, miền đông Trung Quốc.Ông Trương nhanh chóng được đưa đến bệnh viện...

Cận cảnh nhiều dự án bãi xe tại Linh Đàm bị biến tướng, xe người dân tràn ra đường

TPO - Với dân số gần 10 vạn dân (bằng nửa dân số quận Hoàn Kiếm), Khu đô thị (KĐT) Linh Đàm được quy hoạch hơn 10 bãi xe. Tuy nhiên, hiện hầu hết các bãi xe này đều chậm trễ triển khai, thậm chí bị biến tướng, xe của người dân thì đỗ tràn ra đường hoặc...

TP.HCM chính thức đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba

Sở GD-ĐT TP.HCM đã chính thức gửi văn bản góp ý lần 2 về một số nội dung dự kiến đổi, bổ sung...

Mới nhất