Trang chủNewsMục tiêu tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2024: Trong thách...

Mục tiêu tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2024: Trong thách thức vẫn có nhiều cơ hội

Trao đổi với phóng viên Thời báo Ngân hàng những ngày đầu xuân năm mới, PGS. TS. Hoàng Văn Cường, đại biểu Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách Quốc hội cho rằng, nền tảng phát triển của năm 2023 và các cơ hội phát triển mới sẽ giúp chúng ta đạt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 từ 6 đến 6,5%…

Doanh nghiệp đứng trước nhiều cơ hội xuất khẩu kỹ thuật số 2023 Nhiều cơ hội cho Việt Nam trong thu hút vốn ngoại và mục tiêu tăng trưởng

Năm 2023 là một năm vô cùng khó khăn, thách thức, nhưng tăng trưởng kinh tế cả năm vẫn đạt 5,05% và thuộc nhóm cao nhất trong khu vực và thế giới… Ông có đánh giá gì về những kết quả này?

Trong thách thức… vẫn có nhiều cơ hội
PGS. TS. Hoàng Văn Cường, đại biểu Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Tài chính –
Ngân sách Quốc hội

Trước hết phải nói rằng 2023 là năm cả thế giới phải đối đầu với nhiều “làn gió ngược” nên kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm và thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu kỳ vọng đặt ra. “Làn gió ngược” mà toàn cầu phải đối mặt chính là làn sóng về lạm phát tăng cao khiến rất nhiều quốc gia và thị trường lớn đều thực hiện các chính sách tăng lãi suất chống lạm phát. Khi tăng lãi suất sẽ làm giảm đầu tư và tăng chi phí vốn. Diễn biến lạm phát cao cũng khiến tổng cầu cả thế giới năm 2023 suy giảm rất mạnh nên chỉ số mua hàng của các nhà sản xuất ở hầu hết các khu vực đều rất thấp, cho thấy các lĩnh vực sản xuất không tăng trưởng vì không có thị trường đầu ra.

Kinh tế Việt Nam có độ mở rất cao nên khi kinh tế thế giới gặp khó khăn sẽ ảnh hưởng rất mạnh đến tăng trưởng kinh tế của chúng ta.

Tuy vậy, kết quả Việt Nam đạt được chính là việc chúng ta đi ngược dòng “làn gió ngược” ấy. Là một nước phụ thuộc lớn vào xuất nhập khẩu, khi lạm phát thế giới tăng cao, đặc biệt ở những thị trường xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lạm phát trong nước, gọi là tình trạng nhập khẩu lạm phát. Trước bối cảnh đó, chúng ta phải dành các nguồn lực để chống lạm phát, thậm chí phải hy sinh tăng trưởng để kiềm chế, chống lạm phát. Chúng ta đều biết rằng, khi thực hiện các biện pháp như vậy sẽ hạn chế, không khuyến khích đầu tư, khi đó, sẽ không thể tăng trưởng.

Trong thách thức… vẫn có nhiều cơ hội

Nhưng trong bối cảnh khó khăn như vậy, chúng ta vẫn đạt mức tăng trưởng 5,05%. So với mục tiêu 6,5% tuy chưa đạt, nhưng đây đã là nỗ lực rất lớn. Trong khi hầu hết các nước trên thế giới đều có tốc độ tăng trưởng rất thấp, như Mỹ khoảng 2,4%, châu Âu hơn 1%… thì tăng trưởng 5,05% là mức cao nhất khu vực và thế giới. Nhưng điều quan trọng hơn là con số 5,05% tăng trên nền tăng trưởng của năm 2022 là 8%, nó khó khăn hơn rất nhiều so với những nước năm 2022 có tốc độ tăng trưởng thấp.

Bên cạnh đó, chúng ta còn thành công đúng nghĩa đi ngược lại so với “làn gió ngược” xu thế lạm phát của thế giới. Trong khi hầu hết các nước, khu vực có kinh tế lớn như Mỹ và châu Âu tỷ lệ lạm phát khá cao, các cơ quan điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) liên tục phải tăng lãi suất thì Việt Nam đã đi ngược lại xu thế này, là một trong những nước tiên phong giảm lãi suất bốn lần… giúp chỉ số lạm phát năm 2023 rất thấp, chỉ tăng 3,25% so với mục tiêu cho phép là 4,5%.

Một thành công khác là trong xu thế nợ công và nợ của doanh nghiệp trên thế giới đều tăng nhanh thì ở Việt Nam, nợ công giảm xuống rất thấp. Năm 2023, chỉ số nợ công dưới 40% GDP, rất thấp so với giới hạn an toàn 60%. Điều đáng nói là nợ công liên tục giảm trong những năm qua, thể hiện sự thành công lớn trong kiểm soát an toàn tài chính quốc gia.

Bên cạnh đó, năm 2023 chúng ta cũng điều hành tỷ giá linh hoạt chủ động nên giá trị đồng tiền ổn định, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư vào Việt Nam. Đây cũng là một trong những lý do trong bối cảnh thế giới năm 2023 dù rất khó khăn, nhưng dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn tăng cao, các chỉ số khác tăng trưởng tốt; các chỉ số về kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định. Xếp hạng về tín nhiệm của Việt Nam trong năm 2023 tăng lên mức triển vọng ổn định trong khi một số quốc gia lại bị đánh giá tụt hạng.

Có được thành công này, chúng ta đã thực hiện rất hiệu quả chính sách điều hành về tài khóa và tiền tệ để ổn định kinh tế vĩ mô. Chính nhờ chính sách tài khóa ổn định và tiền tệ linh hoạt đã tạo ra ổn định kinh tế vĩ mô, là tiền đề để tạo ra các động lực cho các khu vực khác tăng trưởng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, theo ông những bất cập, hạn chế nào đang tạo ra “nút thắt” kìm hãm đà tăng trưởng trong năm qua? Chúng ta cần những giải pháp gì để tháo gỡ trong năm tới?

Đúng là chúng ta đã đạt được những thành công, nhưng nhìn lại nền kinh tế vẫn thấy còn nhiều bất cập, nhiều điểm yếu cần tập trung tháo gỡ. Điểm yếu điển hình nhất, rõ nhất hiện nay là năng lực, tiềm lực của các doanh nghiệp suy giảm rất mạnh. Các doanh nghiệp không còn nguồn lực, đủ dự trữ để đầu tư, thậm chí hiện nay cung vốn tín dụng khá sẵn, khá rẻ nhưng doanh nghiệp cũng không có khả năng hấp thụ để đầu tư cho hoạt động kinh doanh bởi vì không có hướng phát triển kinh doanh, không có thị trường… Điều này đặt ra cho chúng ta trong năm 2024 phải thiết kế các chính sách vào việc tiếp tục hỗ trợ cho doanh nghiệp. Bởi nền kinh tế muốn tăng trưởng, phát triển được phải dựa vào việc các doanh nghiệp có hồi phục, bứt phá được hay không.

Một điểm yếu khác là nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc rất mạnh vào đầu tư FDI, hầu hết các doanh nghiệp trong nước chỉ dừng lại ở việc tham gia những khâu, công đoạn có giá trị gia tăng thấp, khiến năng suất của doanh nghiệp Việt Nam không cao… Chúng ta cần phải tái cấu trúc lại các khu vực doanh nghiệp, tái cấu trúc lại việc thu hút đầu tư nước ngoài. Thu hút FDI phải dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo. Cơ hội cho năm 2024 của chúng ta đang rất rộng mở để đặt chân vào các ngành công nghiệp công nghệ cao như bán dẫn và trí tuệ nhân tạo… Nếu có được chiến lược phù hợp, tiếp cận và chớp thời cơ làn sóng đầu tư mới cho ngành công nghiệp này, kì vọng sẽ tạo ra được cơ hội cho tái kiến trúc nền kinh tế đi vào chiều sâu.

Một vấn đề khác là cầu của thị trường còn rất khó khăn. Để kích cầu cần đi theo hai hướng. Một là, tiếp tục tăng cường đầu tư công, đẩy mạnh đầu tư hạ tầng giao thông để giảm chi phí kết nối, giảm chi phí logistics, tăng thu hút đầu tư trong nước và ngoài nước. Nhưng đồng thời cần mở rộng sang các lĩnh vực đầu tư công mới, đặc biệt là đầu tư công về hạ tầng công nghệ, chuyển đổi số, hạ tầng khoa học công nghệ… tạo động lực mới trong đổi mới sáng tạo và kinh tế số.

Hai là, tiếp tục thực hiện các chính sách để kích cầu tiêu dùng thông qua các chương trình hỗ trợ thuế, giảm thuế VAT, thúc đẩy các điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi, tạo công ăn việc làm, thực hiện chính sách về cải cách tiền lương mới, tăng thu nhập cho khu vực công… từ đó lan tỏa sang các khu vực khác. Đồng thời với đó là thực hiện các chính sách về an sinh xã hội để tăng thu nhập cho các đối tượng, tạo thêm các nguồn thu để tăng kích cầu tiêu dùng.

Một điểm yếu khác trong năm 2023 là tình trạng cán bộ né tránh, đùn đẩy công việc, sợ trách nhiệm. Đây là một trong những nút thắt không chỉ trong lĩnh vực công mà còn tạo ra tác động, ảnh hưởng xấu, kìm hãm cả các khu vực tư nhân trong phát triển. Do vậy năm 2024 phải đẩy mạnh cải cách thể chế và tháo gỡ nút thắt để khắc phục tình trạng này. Tôi cho rằng, đây sẽ là một trong những trọng tâm trong cải cách thể chế, nhưng cũng là giải pháp tạo ra đột phá thúc đẩy cán bộ dám nghĩ, dám làm, năng động sáng tạo… như kết luận số 14 của Bộ Chính trị, tạo ra động lực mới cho phát triển.

Kỳ họp thứ 6 vừa qua, Quốc hội đã thông qua nghị quyết với mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 từ 6 đến 6,5%, trong khi kiểm soát lạm phát khoảng 4-4,5%. Theo ông liệu chúng ta có đạt được mục tiêu này?

Các tổ chức quốc tế đều dự báo năm 2024, nền kinh tế thế giới tiếp tục khó khăn và tăng trưởng sẽ thấp hơn năm 2023. Theo đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự báo năm 2024 chỉ từ 2-3%. Các nền kinh tế lớn khác cũng đều dự báo giảm, như Mỹ 2023 đạt 2,4%, 2024 dự báo chỉ còn 1,5%; Nhật Bản năm 2023 đạt 2%, năm 2024 dự báo chỉ khoảng 1%; Trung Quốc năm 2023 đạt 5,2%, năm 2024 dự báo chỉ đạt 4%… Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, lại là nền kinh tế tác động trực tiếp rất mạnh với tăng trưởng của kinh tế Việt Nam thì rõ ràng bối cảnh kinh tế thế giới chưa thuận lợi, kinh tế Việt Nam sẽ gặp nhiều thách thức.

Bởi vậy, để đạt mục tiêu 6 – 6,5% chúng ta phải nỗ lực rất lớn và vẫn có thể đạt được bởi một số tiền đề. Thứ nhất, nếu 2023 là một năm cả thế giới phải đối mặt với khó khăn như lạm phát, xung đột chính trị… tác động rất mạnh đến nước ta. Ở trong nước, chúng ta cũng đang trong giai đoạn khó khăn sau khi chống chọi với dịch bệnh Covid khiến giai đoạn đầu năm 2023 tác động rất mạnh đến doanh nghiệp. Tình trạng nợ trái phiếu khiến rất nhiều doanh nghiệp có nguy cơ bị vỡ nợ hay vụ việc của Ngân hàng SCB ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế… thì năm 2024, những yếu tố bất lợi của bối cảnh thế giới và trong nước sẽ giảm bớt. Các dự báo kinh tế thế giới đều cho thấy lạm phát ở hầu hết các thị trường lớn đều giảm và lãi suất cũng giảm… Điều này sẽ giúp chúng ta không còn lo ngại về nhập khẩu lạm phát nên có thể dành thêm nguồn lực chuyển sang ưu tiên cho đầu tư, tăng trưởng.

Trong thách thức… vẫn có nhiều cơ hội

Thứ hai, ở trong nước, các doanh nghiệp tuy khó khăn, nhưng những mối đe dọa như tình trạng nợ/tình trạng phá sản của các doanh nghiệp hay tình trạng bất ổn của hệ thống tài chính đã được cải thiện và đang ở tình trạng khá tốt. Dự báo môi trường cho tăng trưởng đầu tư của năm 2024 đối với nền kinh tế có thể sẽ ổn định và tốt hơn năm 2023. Trên thực tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta năm 2023 đến nay đang đi lên khá tốt với quý I là 3,41%, quý II là 4,25%, quý III là 4,57% và quý IV là 6,72%. Như vậy, bối cảnh cả trong nước, thế giới năm 2024 đang có chiều hướng tốt hơn 2023, tạo kỳ vọng tăng trưởng của năm 2024 sẽ tiếp tục trên nền tảng của năm 2023 và chúng ta sẽ đạt được mục tiêu đề ra.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng nhìn thấy các cơ hội phát triển mới cho Việt Nam như các luồng đầu tư công nghệ cao, thu hút những tập đoàn lớn về bán dẫn, trí tuệ nhân tạo và ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo… Nếu chớp được cơ hội này trong năm 2024, chúng ta không chỉ tạo sự thay đổi về vị thế cho tương lai, cho kỳ vọng mà đặc biệt sẽ mở ra sự phát triển về chất cho nền kinh tế trong thời gian tới.

Trong bối cảnh như vậy, ông có khuyến nghị gì đối với công tác điều hành CSTT để đạt được mục tiêu tăng trưởng trong năm 2024?

Năm 2024 sẽ có nhiều tiền đề để chúng ta có thể thực hiện CSTT vững chắc hơn so với năm 2023. Bởi lẽ những áp lực về lạm phát, về tỷ giá trong năm 2024 sẽ giảm bớt mức lãi suất cho vay hiện nay cũng thấp. Trên tiền đề lãi suất thấp, chúng ta cũng có thể kỳ vọng năm 2024 sẽ tiếp tục duy trì lãi suất ở mức hợp lý, không quá cao để ảnh hưởng đến mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp.

Chính vì vậy, CSTT năm 2024 cần phải hướng sang một CSTT mở rộng, linh hoạt nhưng thận trọng… Trong bối cảnh doanh nghiệp vẫn chưa đủ nguồn lực, tiềm lực để tạo ra một sự tăng trưởng ổn định, thậm chí nhiều doanh nghiệp hiện đang rơi vào trạng thái còn nợ cũ, thậm chí nợ xấu và không còn tài sản bảo đảm… các ngân hàng trong cung cấp, tài trợ tín dụng cần phải chuyển sang phương thức quản lý, giám sát mới là giám sát dòng tiền theo các chương trình, dự án cần tài trợ vốn chứ không nên theo yếu tố lịch sử của doanh nghiệp.

Về tỷ giá, năm 2024 sẽ có thách thức nhiều hơn năm 2023 bởi lẽ khi chúng ta kỳ vọng một nền kinh tế phục hồi thì cán cân thương mại giữa xuất – nhập khẩu cũng sẽ thay đổi. Đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế phục hồi mạnh thì nhu cầu nhập khẩu khá cao và như vậy thâm hụt về thương mại có thể sẽ không có cán cân dương lớn. Khi đó, dự trữ về ngoại tệ có thể sẽ là một yếu tố cần phải được cân nhắc để chúng ta sẽ điều hành CSTT linh hoạt; tỷ giá linh hoạt nhưng ổn định, không để ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư, đặc biệt khi chúng ta đang đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài.

Xin cảm ơn ông!

Source link

Cùng chủ đề

Mặc ông Trump hù dọa, Trung Quốc vẫn tự tin đặt mức tăng trưởng 5% cho năm 2025

Theo ông Zhang Ming, Phó giám đốc Viện Tài chính và Ngân hàng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, Bắc Kinh dự kiến ​​sẽ đặt lại mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức khoảng 5% vào năm 2025 bất chấp lời đe dọa về việc tăng thuế quan trong nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.

Gỡ điểm nghẽn đầu tư, nhân lực để thúc đẩy tăng trưởng

Mặc dù toàn bộ 15/15 chỉ tiêu của kế hoạch năm 2024 dự kiến đều có thể đạt và vượt, song nhiều vị đại biểu Quốc hội vẫn cho rằng, cần tiếp tục gỡ những điểm nghẽn về đầu tư, nhân lực để nền kinh tế có thể tăng tốc. Mặc dù toàn bộ 15/15 chỉ tiêu của kế hoạch năm 2024 dự kiến đều có thể đạt và vượt, song nhiều vị đại biểu Quốc hội vẫn cho rằng,...

Nhật Bản liệu có còn là thị trường hấp dẫn với người Viêt?

Nhật Bản, quốc gia tiên tiến với nền kinh tế mạnh mẽ và nhu cầu nhân lực lớn, từ lâu đã thu hút nguồn lao động Việt Nam. Tuy nhiên, sau những biến động của thị trường kinh...

Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế 10 tháng

10 tháng năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 648 tỷ USD, tăng 15,8%. Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế. 10 tháng năm 2024, xuất siêu 23,3 tỷ USD Theo dữ liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa trong tháng 10 đạt 69,19 tỷ USD, tăng 5,1% (tương ứng tăng 3,35 tỷ...

Kinh tế Đức “vén mây mù”, bước qua suy thoái, khó khăn đang “càn quét” ngành chiếm tới 20% GDP

Mới đây, Cơ quan Thống kê Liên bang (Destatis) cho biết, kinh tế Đức đã tăng trưởng nhẹ 0,2% trong quý III/2024. Thông tin trên khiến các chuyên gia ngạc nhiên do kết quả đảo chiều so với dự báo nền kinh tế có thể rơi vào suy thoái kỹ thuật.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 7/11

Tỷ giá trung tâm tăng 25 đồng, chỉ số VN-Index giảm nhẹ 1,53 điểm hay giá xăng, dầu (trừ mazut) cùng tăng 350-770 đồng một lít, kg... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 7/11. Điểm lại thông tin kinh tế ngày 5/11 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 6/11 ...

Nâng cao hiệu quả quản lý và thúc đẩy nâng hạng thị trường chứng khoán

Ngày 7/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia. Các đại biểu cho rằng, trong bối cảnh thị trường chứng khoán ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt...

Sắp diễn ra Diễn đàn quốc gia Phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II

Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II với chủ đề: "Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động". Đây là sự kiện thường niên, được...

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 6/11

Tỷ giá trung tâm tăng 10 đồng, chỉ số VN-Index tăng mạnh 15,52 điểm hay CPI tháng 10/2024 tăng 0,33% so với tháng trước... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 6/11. Điểm lại thông tin kinh tế ngày 4/11 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 5/11 ...

Bài đọc nhiều

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2023

Ngoài Nestlé Việt Nam và Abbott, top 5 nơi làm việc quy mô lớn được đánh giá 'tốt nhất Việt Nam' có thêm nhân tố mới Acecook, Coca-Cola, FPT. Tối 23/11 tại TP HCM, Công ty cổ phần Anphabe kết hợp với Công ty nghiên cứu thị trường Intage công bố danh sách những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2023. Đây là năm thứ 10 đơn vị này công bố danh sách này.Dẫn đầu danh sách...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Văn phòng phẩm Hồng Hà – Bản giao hưởng dấu son 65 năm

Chương trình nghệ thuật đặc sắc mang chủ đề: “Hồng Hà - Bản giao hưởng dấu son 65 năm” ghi dấu chặng đường 65 năm xây dựng và phát triển của Công ty CP Văn phòng phẩm Hồng Hà. Chương trình diễn ra ngày 1/10/2024 tại Nhà hát Hồ Gươm, 40 Hàng Bài, Hà Nội. Tại lễ kỷ niệm, Văn phòng phẩm Hồng Hà cũng vinh dự được Bộ GD&ĐT trao tặng Bằng khen “Doanh nghiệp có nhiều đóng góp,...

Cùng chuyên mục

VN-Index giảm hơn 7 điểm trong phiên 8/11, áp lực lớn từ cổ phiếu Vinhomes

Cổ phiếu Vinhomes giảm 3,9% và là “tội đồ” góp nhiều điểm giảm nhất cho chỉ số chung. Hàng loạt cổ phiếu lớn khác như VIC, VCB, CTG, VHM… giảm giá và tạo áp lực mạnh lên thị trường chung. VN-Index giảm hơn 7 điểm trong phiên 8/11, áp lực lớn từ cổ phiếu Vinhomes Cổ phiếu Vinhomes giảm 3,9% và là “tội đồ” góp nhiều điểm giảm nhất cho chỉ số chung. Hàng loạt cổ phiếu lớn khác như...

Ngày hội Việt Nam Xanh 2024 sẵn sàng khai hội từ sáng mai tại Nhà văn hóa Thanh niên

Ngày hội Việt Nam Xanh 2024 đã sẵn sàng chào đón người dân, du khách đến trải nghiệm không gian xanh tại Nhà văn hóa Thanh niên (quận 1, TP.HCM) từ sáng 9-11. Có gì tại Ngày hội Việt Nam Xanh?Ngày hội Việt Nam...

Tối 8-11, giá vàng lại biến động mạnh

(NLĐO) - Giá vàng miếng SJC giảm 500.000 đồng/lượng theo đà đi xuống trở lại của giá vàng thế giới. ...

Đánh thức tiềm năng sản phẩm OCOP ở miền núi

Bưởi da xanh được đánh giá là một trong sản phẩm OCOP cây ăn trái tiềm năng của huyện miền núi Sông Hinh. Ảnh: NGỌC HÂN Chương trình mỗi xã một sản phẩm đã khơi dậy và phát huy thế mạnh của các địa phương khu vực miền núi, góp phần thay đổi tư duy sản xuất của người dân. Tuy nhiên, hiện sản phẩm lợi thế của khu vực miền núi vẫn còn ở dạng tiềm năng. Nỗ lực triển khai, xây dựng Theo đánh giá từ Sở NN&PTNT, để có được thành...

Quốc Cường Gia Lai rút kháng cao, đồng ý trả 2.882 tỉ đồng cho bà Trương Mỹ Lan

(NLĐO) - Quốc Cường Gia Lai từng kháng cáo bản án sơ thẩm liên quan phán quyết buộc công ty trả cho bà Trương Mỹ Lan 2.882 tỉ đồng khắc phục hậu quả vụ án ...

Mới nhất

Đòi hỏi tư duy thúc đẩy phát triển

Con số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường 10 tháng tiếp tục cao. Hàng loạt khó khăn của doanh nghiệp vẫn đang đợi được giải quyết. Yêu cầu gỡ điểm nghẽn cho doanh nghiệp không chỉ bức bách về thời gian, mà cả về cách tư duy. Gỡ điểm nghẽn cho doanh nghiệp: Đòi hỏi tư duy thúc đẩy...

VN-Index giảm hơn 7 điểm trong phiên 8/11, áp lực lớn từ cổ phiếu Vinhomes

Cổ phiếu Vinhomes giảm 3,9% và là “tội đồ” góp nhiều điểm giảm nhất cho chỉ số chung. Hàng loạt cổ phiếu lớn khác như VIC, VCB, CTG, VHM… giảm giá và tạo áp lực mạnh lên thị trường chung. VN-Index giảm hơn 7 điểm trong phiên 8/11, áp lực lớn từ cổ phiếu Vinhomes Cổ phiếu Vinhomes giảm 3,9%...

Tự ý điều trị ngứa, nam thanh niên bị nấm mọc toàn thân

Bị ngứa, xuất hiện nhiều mảng đỏ toàn thân suốt thời gian dài, nam thanh niên 17 tuổi từng đi khám nhiều lần ở bệnh viện tuyến huyện, điều trị thuốc bôi, uống, tổn thương có đỡ nhưng tái phát từng đợt.Khoảng 1 năm nay, bệnh nhân không đi khám mà tự điều trị bằng các loại thuốc...

Cuộc thi Lan tỏa năng lượng tích cực 2024: Chữa lành tâm hồn

Tắm rừng là một thuật ngữ xuất phát từ người Nhật, đây là phương pháp trị liệu khuyến khích con người sống hòa hợp với thiên nhiên, mang lại sức khỏe thể chất và tinh thần, đã du nhập vào Việt Nam vài năm gần đây. ...

Trường đầu tiên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM công bố phương án tuyển sinh năm 2025

Tối 8-11, Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) công bố phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2025 với 3 phương thức xét tuyển. ...

Mới nhất