Trang chủKinh tếNông nghiệpTrồng cây na sầu riêng quả to bự, nuôi bò vỗ béo...

Trồng cây na sầu riêng quả to bự, nuôi bò vỗ béo kiểu gì mà ông nông dân Sơn La bỏ túi hơn nửa tỷ?

Ông Phùng Quang Mai, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đã thành công với mô hình trồng na sầu riêng và chăn nuôi bò vỗ béo. Từ một gia đình nghèo khó, bằng quyết tâm vươn lên, gia đình ông Mai đã trở thành gia đình khá trong nhất vùng.

Clip: Mô hình trồng na sầu riêng, nuôi bò vỗ béo của ông Phùng Quang Mai, nông dân xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La cho thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm

Nông dân ghép na dai với na sàu riêng cho thu nhập cao

Đường vào các thôn bản của xã Cò Nòi giờ đã được mở rộng, đổ bê tông phẳng lì, không còn đường đất, lỗi mòn bụi bẩn như trước nữa. 

Cò Nòi là vùng đất sinh sống của đồng bào dân tộc Thái, Kinh, Mông,… Nếu như vài chục năm trước đây, khi nhắc đến Cò Nòi, người ta sẽ nghĩ ngay đến vùng đất của cây ngô, cây sắn, cuộc sống của đồng bào các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, kiếm từng bữa ăn hàng ngày. 

Thì đến nay, vùng đất này đã đổi thay. Người dân thi đua phát triển kinh tế, với đa dạng các mô hình chăn nuôi, mô hình trồng cây ăn quả. Từ những cách làm trên, vùng đất này đã xuất hiện nhiều triệu phú, tỷ phú.

Được hội nông dân giới thiệu, chúng tôi về bản Mé Lếch gặp ông Phùng Quang Mai, ông là người dám nghĩ, dám làm, thay đổi tư duy trong phát triển kinh tế ở vùng đất này. Mô hình vườn cây ăn quả, kết hợp với nuôi bò vỗ béo của gia đình ông mỗi năm cho thu nửa tỷ đồng.

Bỏ túi hàng trăm triệu/năm nhờ trồng cây na sầu riêng kết hợp với nuôi bò vỗ béo - Ảnh 1.

Ông Phùng Quang Mai, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La bọc những quả na của gia đình khỏi sâu bệnh gây hại. Ảnh: Văn Ngọc

Nhà của ông Mai nằm ở cuối bản. Ngôi nhà mái thái được xây dựng kiên cố, nằm gọn trong vườn cây na, lá xanh ngắt, cây nào cây đấy cho sai chíu quả. Hôm chúng tôi xuống thăm nhà, ông Mai đang ở trong vườn, bọc từng quả na bằng túi bao trái chuyên dụng để phòng trừ sâu, bệnh làm ảnh hưởng đến mẫu mã, chất lượng quả na. 

Ông Mai là người dân tộc Kinh với nước da nâu đen, người nhỏ con, chân tay nhanh nhẹn, thoan thoát. Với bộ quần áo lao động, giọng nói ấm áp bước ra tư vườn na, ông đưa đôi bàn tay chai sần nắm lấy đôi tay của chúng tôi mời thăm vườn.

Vườn na của ông Mai được trồng ở khoảng vườn sau nhà rộng chừng nửa ha. Các cây, các hàng được bố trí bài bản, theo hàng, theo lối. 

Dưới mỗi gốc na là một bao phân ủ hoai mục và một ống tưới nhỏ giọt. Trên thân cây cành, lá được cắt tỉa ngon gằn theo chủ đích của chụ vườn; quả na nào có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, ngoại hình đẹp sẽ được để lại vào bao trái cẩn thận để phòng trừ sâu bệnh hại. 

“Mình trồng như này để thuận tiện cho việc chăm sóc, đi lại trong vườn thuận tiện hơn, vườn cũng gọn gàng hơn”, ông Mai nói.

Bỏ túi hàng trăm triệu/năm nhờ trồng cây na sầu riêng kết hợp với nuôi bò vỗ béo - Ảnh 2.

Vườn na của gia đình ông Phùng Quang Lâm có 350 cây. Ảnh: Văn Ngọc

Ngồi dưới bóng mắt của vườn cây na, ông Mai xởi lởi chia sẻ: Trước đây, gia đình ông gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, phải thuộc hộ khó khăn nhất vùng. Toàn bộ vườn na này của gia đình ông là na dai, qua vài năm canh tác, cây na dai phát triển chậm, thường bị sâu bệnh hại, năng xuất, chất lượng quả kém, cùng với đó giá cả không ổn định, gia đình ông đã quyết định cắt tỉa và ghép toàn bộ điện tích na dai sang giống na sầu riêng.

Cũng theo ông Mai, đối với cây na sầu riêng, nếu bón phân hóa học quá nhiều làm ảnh hưởng đến cây, năng suất sẽ không cao, nên ông đã tận dụng chất thải trong chăn nuôi, ủ thành phân hoai mục bón cho cây. 

Hiện nay gia đình ông Mai trồng 350 gốc na, chăm sóc đúng quy trình, thực hiện khắt khe các bước chăm bón. 

Nhờ vậy sản phẩm na của gia đình ông được thương lái đến thu mua tận vườn. Một phần gia đình ông có hợp đồng bao tiêu với một số siêu thị, cửa hàng nông sản sạch tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải phòng. Trừ chi phí gia đình thu về hơn 300 triệu đồng từ vườn na.

Bỏ túi hàng trăm triệu/năm nhờ trồng cây na sầu riêng kết hợp với nuôi bò vỗ béo - Ảnh 3.

Từ trông na sầu riêng, mỗi năm gia đình ông Phùng Quang Mai thu lời gần 300 triệu đồng. Ảnh: Văn Ngọc

Nông dân vùng cao thành công với mô hình nuôi bò vỗ béo

Không chỉ là hộ phát triển cây ăn quả tiêu biểu của địa phương, gia đình ông Mai còn là hộ chăn nuôi giỏi của vùng với mô hình nuôi bò vỗ béo. 

Mỗi năm gia đình ông Mai nuôi và xuất bán khoảng 60 con bò thương phẩm đã được vỗ béo. Gia đình ông thu về hơn 300 triệu đồng. Chất thải từ chăn nuôi sẽ được ông tận dụng làm phân hoai mục bón cho vườn cây.

Chia sẻ về bí quyết chăn nuôi bò vỗ béo cho hiệu quả kinh tế cao, ông Mai nói: Để nuôi bò hiệu quả và nhanh có lãi, gia đình ông tìm mua những con bò gầy, khung. Số bò khung ấy, đưa về tẩy giun sán, tiêm phòng các loại vacxin phòng bệnh. 

Cung cấp đầy đủ thức ăn cho bò, chăm sóc, phòng bệnh cho tốt là bò sẽ lớn nhanh, khỏe mạnh, rút ngắn được thời gian xuất chuồng. Để tăng cường lượng thức ăn phong phú, chủ động, ông đã đi thu mua ngọn mía, rơm của các hộ khác về ủ làm thức ăn dự trữ để bò ăn dần.

Bỏ túi hàng trăm triệu/năm nhờ trồng cây na sầu riêng kết hợp với nuôi bò vỗ béo - Ảnh 4.

Ông Phùng Quang Mai chăn nuôi bò theo hình thức vỗ béo. Ảnh: Văn Ngọc

Bên cạnh đó, để đàn bò phát triển khỏe mạnh, chóng lớn, điều quan trọng nữa là làm chuồng trại phải đảm bảo thông thoáng về mùa hè, giữ ấm về mùa đông. Thường xuyên vệ sinh chuồng trại để ngăn ngừa dịch bệnh. 

Cho đàn bò ăn 3 lần, sáng, trưa và tối, cỏ tươi kết hợp thức ăn tinh như cám, bột ngô… đặc biệt là tiêm đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho đàn trâu, bò.

Nhân xét về hội viên nông dân Phùng Quang Mai, ông Lò Văn Tiện, Chủ tịch Hội Nông dân xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, Sơn La cho biết: Nhờ cần cù, ham học hỏi, tư duy đổi mới nên ông Phùng Quang Mai đã thành công với mô hình kinh tế của gia đình. Mô hình nuôi bò vỗ béo, tận dụng chất thải trong chăn nuôi để làm phân bón cho cây của gia đình ông Mai đang được bà con trong bản học tập, nhân rộng.

Bỏ túi hàng trăm triệu/năm nhờ trồng cây na sầu riêng kết hợp với nuôi bò vỗ béo - Ảnh 5.

Mỗi năm gia đình ông Phùng Quang Mai xuất bán 55-70 con bò đã được vỗ béo. Ảnh: Văn Ngọc

Cũng theo Chủ tịch Hội Nông dân xã Cò Nòi, Hội luôn xác định phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi” là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Hội đã tích cực triển khai các hoạt động thiết thực đến từng hội viên nông dân thông qua tư vấn, hỗ trợ vay vốn, mua vật tư trả chậm…
Đồng thời vận động hội viên chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm…

Đặc biệt là mấy năm trở lại đây, hội viên nông dân đã chủ động sản xuất, hình thành vùng trồng mía, rau xanh, dâu tây, phát triển trồng các loại cây ăn quả trên đất dốc, như: Na, xoài, nhãn, bưởi, các mô hình chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà, dê… 

Có thể thấy phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, Hội Nông dân xã Cò Nòi không chỉ khơi dậy tinh thần dám nghĩ, dám làm vượt khó vươn lên làm giàu của mỗi hội viên nông dân mà còn góp phần tích cực sự phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng nông thôn mới ở địa phương.





Nguồn: https://danviet.vn/trong-cay-na-sau-rieng-qua-to-bu-nuoi-bo-vo-beo-kieu-gi-ma-ong-nong-dan-son-la-bo-tui-hon-nua-ty-20241104154819998.htm

Cùng chủ đề

Doanh thu 45 tỷ đồng, lãi 20 tỷ, nông dân giỏi nhất nước kể chuyện làm giàu

(Dân trí) - Thích ứng nhanh với thời cuộc và mạnh dạn đầu tư, từ một người làm muối, ăn bữa nay lo bữa mai, ông Nhủ (ở Bến Tre) chuyển qua nuôi tôm, vươn lên thành tỷ phú với thu nhập 45 tỷ đồng/năm. Ông Nguyễn Minh Nhủ (50 tuổi, ngụ xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) vừa được Hội Nông dân Việt Nam vinh danh là nông dân xuất sắc năm 2024."Nuôi tôm không dễ...

Phần mềm Nông nghiệp Cà Mau: Công cụ hỗ trợ hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh ngành nông nghiệp đang trải qua quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ, việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất và quản lý nông nghiệp ngày càng trở nên quan trọng. Đặc biệt, tại Cà Mau, phần mềm Nông nghiệp Cà Mau đã trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực, mang lại hiệu quả vượt bậc trong việc cung cấp thông tin và tư vấn cho nông dân, giúp họ nắm bắt kịp...

Tiếp vốn cho nông dân làm kinh tế

Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam đã đứng ra ký kết ủy thác với Agribank Chi nhánh huyện Đại Lộc (Agribank Đại Lộc) cho hội viên nông dân vay vốn để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập. Nhờ đó, đã giúp cho hàng nghìn hộ dân là hội viên nông dân trên địa bàn huyện Đại Lộc thoát nghèo bền vững, nhiều hộ vươn lên...

Nông dân miền Tây tiết lộ bí quyết bắt ‘vua đào hang’, kiếm mỗi ngày nửa triệu

Chẳng cần đi soi đêm hay đào hang, chỉ với chiếc bẫy chuột, những người nông dân ở miền Tây vẫn thu hoạch gần 10kg chù ụ, bán được nửa triệu đồng mỗi ngày. Chù ụ thuộc họ nhà cua, có thân màu tím, càng màu đỏ, phần mai xù xì và nhiều gai. Chúng thường sinh sống ở các bãi bồi, nơi sông đổ ra biển hoặc các cánh rừng phòng hộ ven biển. Những năm gần đây, giá chù...

Indonesia trả lương cao để người trẻ làm nông

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Indonesia Andi Amran Sulaiman mới đây tuyên bố sẽ cung cấp công nghệ hiện đại và mức lương hấp dẫn để thu hút thế hệ Millennials (những người sinh ra trong giai đoạn 1981 - 1996) trở thành nông dân. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chuyến đi đặc biệt của 62 công nhân Supe Lâm Thao

Lần đầu tiên được chọn là 1 trong 62 công nhân tiêu biểu đi tham quan nước ngoài với hành trình 5 ngày 4 đêm, anh Mai Đình Huấn cảm thấy vô cùng vinh dự, tự hào khi những đóng góp của mình đã được Ban lãnh đạo Công ty CP...

Học sinh, sinh viên Hà Nội “đầu trần, phóng như bay” khi tham gia giao thông

Học sinh, sinh viên không đội mũ bảo hiểm, phóng nhanh vượt ẩu, kẹp ba khi đi xe máy điện, xe máy quá phân khối so với độ tuổi quy định... là những hình ảnh dễ bắt gặp trên các tuyến phố của Hà Nội. ...

7 học sinh tiểu học ở Phú Thọ bất ngờ đau bụng, nôn ói phải nhập viện sau tiết học Thể dục ở trường

Sau tiết học Thể dục tại Trường tiểu học Thạch Kiệt, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, 7 học sinh có biểu hiện đau bụng, nôn ói phải nhập viện điều trị. ...

Xót xa cảnh người bố tàn tật lết từng bước chân mưu sinh nuôi con ăn học ở Vĩnh Phúc

if (!isNotAllow3rd) { loadJsDefer('https://apis.google.com/js/platform.js?onload=onLoadGapi'); loadJsDefer('https://connect.facebook.net/vi_VN/sdk.js#xfbml=1&version=v5.0'); } function onLoadGapi() { ...

Làm sao để vốn xanh “tự tìm đến”? (Bài 3)

Nếu các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân có cùng tầm nhìn và định hướng phát triển bền vững, tập trung vào sự minh bạch, giữ gìn cho môi trường, họ sẽ có cơ hội tiếp cận các nguồn vốn tín dụng xanh và nhận được sự hỗ trợ xứng...

Bài đọc nhiều

Hình ảnh người dân Đà Nẵng phải bơi thuyền giữa phố, ngập lụt xảy ra ở nhiều nơi

Sáng 5/11, trên địa bàn TP Đà Nẵng có mưa lớn, một số nơi đã ngập sâu, cơ quan chức năng đã phải dùng thuyền để di dời dân. Người dân Đà Nẵng phải bơi thuyền giữa phố để di chuyển. ...

Trồng sắn dây trong bao xi măng ở Phú Yên, cả làng tò mò, đào củ sắn dây dễ như ăn kẹo, có tiền

Đến phường Hòa Vinh, thị xã Đông Hò, tỉnh Phú Yên gặp chị Nguyễn Thị Nga là một trong những người đầu tiên ở địa phương trồng sắn dây trong bao xi măng với quy mô nửa sào đất (250 m²). Với 1m2 trồng 04 gốc, diện tích 250 m2 chị...

Sơn La: Ngành chăn nuôi và thú y được ưu tiên trong quá trình chuyển đổi số

Được ưu tiên trong quá trình chuyển đổi số, hiện cơ bản các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực chăn nuôi, thú y và thủy sản đã được Sơn La số hóa.Ngày 6/11, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, đã ra Diễn đàn Tỉnh trưởng Hành lang kinh tế khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông năm 2024 lần thứ 8. Đoàn công tác của tỉnh Lào Cai do ông Trịnh Xuân Trường -...

Tiềm năng và triển vọng trong sản xuất nông nghiệp Bắc Giang

Những ngày đầu tháng 10, bà Trần Thị Tuyết, (xã An Hà, Lạng Giang, Bắc Giang) chăm ra thăm đồng hơn. Đánh giá về tình hình sản xuất vụ Mùa 2024, bà Tuyết cho biết, cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua đã gây thiệt hại không...

Ea Kar (Đắk Lắk): Hoạt động tín dụng chính sách tại các Điểm giao dịch xã phát huy hiệu quả

Những năm qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Ea Kar (Đắk Lắk) phối hợp với chính quyền các địa phương, các hội đoàn thể triển khai hiệu quả hoạt động của Điểm giao dịch xã, thị trấn. Qua đó giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ thuận lợi, tiết giảm chi phí, thực hiện quy chế dân chủ, công...

Cùng chuyên mục

Chuyến đi đặc biệt của 62 công nhân Supe Lâm Thao

Lần đầu tiên được chọn là 1 trong 62 công nhân tiêu biểu đi tham quan nước ngoài với hành trình 5 ngày 4 đêm, anh Mai Đình Huấn cảm thấy vô cùng vinh dự, tự hào khi những đóng góp của mình đã được Ban lãnh đạo Công ty CP...

Quảng Nam chú trọng sắp xếp ổn định dân cư

Là một trong những tỉnh thường xuyên phải chịu ảnh hưởng do mưa bão, sạt lở, những năm gần đây, các cấp chính quyền tỉnh Quảng Nam đã quan tâm, chú trọng công tác sắp xếp, ổn định dân cư tại các huyện miền núi. Một trong những biện pháp hữu hiệu mà tỉnh Quảng Nam đang triển khai là di dời dân ở những khu vực có nguy cơ sạt lở, bố trí tái định cư cho người...

Làm sao để vốn xanh “tự tìm đến”? (Bài 3)

Nếu các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân có cùng tầm nhìn và định hướng phát triển bền vững, tập trung vào sự minh bạch, giữ gìn cho môi trường, họ sẽ có cơ hội tiếp cận các nguồn vốn tín dụng xanh và nhận được sự hỗ trợ xứng...

Nấm sò trắng, nấm bào ngư trồng thành công, treo la liệt, một nông dân Hà Tĩnh giàu hẳn lên

Gia đình bà Bùi Thị Anh, thôn Nam Tiến, xã Kỳ Bắc, huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) đã thành công với mô hình trồng nấm sò trắng, nấm sò xám thu nhập mỗi năm gần nửa tỷ đồng. ...

Nuôi ếch toàn con to bự ngồi dày đặc ở bế xi măng, đẻ rõ lắm, một nông dân Cần Thơ phát tài

Nhận thấy nhu cầu ếch giống trên thị trường ngày càng lớn, anh Lê Văn Khánh Hải ở ấp Đông Lợi, xã Đông Bình, huyện Thới Lai (TP Cần Thơ) đã mạnh dạn đầu tư thực hiện mô hình nuôi ếch sinh sản. ...

Mới nhất

Bộ Công Thương phê duyệt Đề án Tổng kết việc thực hiện Quyết định 2114/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Quyết định 2960/QĐ-BCT ngày 6/11 về phê duyệt Đề án Tổng kết việc thực hiện Quyết định 2114/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Quyết định do Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên ký nêu rõ, ban hành kèm theo Quyết định này Đề án Tổng kết việc...

Dự báo, xuất khẩu cao su năm 2024 đạt từ 3

Giá cao su tăng cao, dự báo, kim ngạch xuất khẩu cao su năm 2024 đạt từ 3 - 3,5 tỷ USD, tăng 200 - 400 triệu USD so với năm 2023. Báo cáo của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu của Tổng cục Hải quan cho biết, trong quý III/2024, xuất...

Giá lúa gạo hôm nay 8/11/2024: Giá lúa tăng, giảm trái chiều 100

Giá lúa gạo hôm nay 8/11/2024 tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tăng với mặt hàng gạo. Giá lúa tăng, giảm trái chiều 100 - 300 đồng/kg. Giá lúa gạo hôm nay ngày 8/11 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tăng, giảm trái chiều với mặt hàng lúa. Giá lúa tăng, giảm...

“Chải” Long Vũ bảnh bao, Khánh Ly rạng rỡ trên thảm đỏ LHP Quốc tế Hà Nội

(Dân trí) - "Chải" Long Vũ bảnh bao, lịch lãm và Khánh Ly đóng vai Lê của phim "Đi giữa trời rực rỡ" cũng xinh đẹp, duyên dáng trên thảm đỏ khai mạc Liên hoan phim (LHP) Quốc tế Hà Nội lần thứ VII năm 2024. Tối 7/11, LHP Quốc tế Hà Nội 2024 (HANIFF 2024) đã chính thức khai...

Mới nhất