Trang chủKinh tếNông nghiệpTrợ lực ân tình của người nghèo (Bài 3)

Trợ lực ân tình của người nghèo (Bài 3)


Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) được người dân ví là “cứu cánh”, là “bà đỡ”, là trợ lực ân tình của người nghèo. Quả vậy, riêng tỉnh Nghệ An, bình quân hàng năm có 80.000 hộ, trong đó 10.500 hộ người nghèo được vay vốn NHCSXH tỉnh. Từ số liệu này, chúng tôi đi tìm mô hình một hộ gia đình đến mô hình một bản và mô hình một xã của đồng bào dân tộc thiểu số nghèo khó nhất, “đặc thù” nhất để hiểu thêm vốn vay NHCSXH tác động như thế nào đến sự thay đổi cuộc sống của những người nghèo.

Trợ lực ân tình của người nghèo (Bài 1) Trợ lực ân tình của người nghèo (Bài 2)

Bài 3: Xã “xuất khẩu lao động”

Đó là xã Chiêu Lưu, huyện biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. Sở dĩ xuất hiện tên gọi này bởi trong 20 xã, thị trấn của Kỳ Sơn, việc xuất khẩu lao động (XKLĐ) ở Chiêu Lưu trở thành phong trào, nổi nhất huyện. Đi sâu tìm hiểu, mới hay Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Kỳ Sơn là nguồn trợ lực chính giúp đồng bào thiểu số Thái, Mông…vùng biên giới mở hướng thoát nghèo.

Một người vay vốn, cả xã được nhờ

Ông Lô Văn Cáng, Chủ tịch UBND xã Chiêu Lưu nhấn mạnh câu “một người vay vốn, cả xã được nhờ” không phải nói cho vui, cho sướng miệng. Bởi lẽ đơn giản ai cũng cảm nhận được kể cả du khách nước bạn Lào qua đây. Đó là, một nhân lực trong một hộ nghèo XKLĐ thì gia đình họ có một ngôi nhà mới – ngôi nhà xoá nghèo. Nhà này nối nhà kia thành dãy nhà đẹp cho bản, cho xã cửa ngõ của huyện.

Chúng tôi được dịp kiểm chứng “lẽ đơn giản” đó tại 11 bản của Chiêu Lưu từ bản Cù, bản Khe Nằn đến bản Lăn, bản Tạt Thoong… tất cả 11 bản này đều có người XKLĐ. Tại bản Khe Nằn, chúng tôi ngạc nhiên trước ngôi nhà sáng trắng màu sơn của anh Vi Văn Mây, nổi lên giữa núi rừng. Trong nhà, hai bà cháu đang ngồi xem ti vi. Bà là Nguyễn Thị Tha, mẹ anh Mây. Cháu nhỏ là con của vợ chồng anh Mây.

Bà Tha cho biết: “Mây XKLĐ tại Đài Loan năm 2021. Đầu năm 2023 nó về trả vốn cũ cho NHCSXH huyện Kỳ Sơn, vay vốn mới đưa vợ là Moong Thị Liên cùng đi. Cháu đích tôn gửi ông bà. Lần này, hai vợ chồng được vay 300 triệu đồng. Ngôi nhà mới nhờ tiền của vợ chồng gửi về. Hơn 1 tỉ đồng đấy”.

1.	Bà Nguyễn Thị Tha và cháu nội trong ngôi nhà mới
Bà Nguyễn Thị Tha và cháu nội trong ngôi nhà mới

Bà Tha chỉ tay sang căn thấp bé bên cạnh, cho hay khi Mây XKLĐ, cả gia đình ở trong căn nhà tạm như thế này. Đó là căn nhà cột kê, vách thưng phên, mái lợp fibro xi măng. Theo bà Tha, căn nhà tạm của con gái. Hiện con gái cũng đang XKLĐ. Ít năm nữa về trả hết vốn vay, làm nhà mới để thoát nghèo như anh trai.

Hỏi nguyên nhân con trai của bà có chuyến xuất ngoại đầu tiên, bà Tha trải lòng: “Vợ chồng tôi nghèo nên con cái cũng nghèo theo. Nhưng lớp trẻ bây giờ không cam chịu nghèo khó như bố mẹ nó ngày xưa nên khi huyện, xã phổ biến chủ trương XKLĐ để làm kinh tế, lại được NHCSXH huyện cho vay vốn, vợ chồng tôi giục con đăng kí ngay. Bởi bố mẹ hai bàn tay trắng, lấy gì giúp con”. Nói đoạn, bà Tha nói trải lòng về sự biết ơn: “Cái nhà này có thể xem Nhà nước “tặng” cho mẹ con tôi hơn nửa”.

Cách nhà bà Tha khoảng cây số là nhà ông Kha Văn Nam, Bí thư Chi bộ bản Hồng Tiến. Ông Nam có con Kha Văn Thu XKLĐ tại Đài Loan. Khi chúng tôi đến, vợ chồng ông Nam đang đứng nhìn đàn gà 50 con ăn cám. Ông Nam bảo, đàn gà chất lượng này ít hôm nữa bán cho khách buôn. Tiền bán gà cộng với tiền lãi từ 4 con trâu và tiền con gửi về sẽ trả hết vốn vay cho ngân hàng trong năm nay.

Con trai ông Nam vay 67 triệu động từ NHCSXH huyện Kỳ Sơn, XKLĐ hồi tháng 7-2022. Trước đây, hai cha con làm nghề thợ mộc nhưng khi được vận động XKLĐ, ông Nam khuyên con nên đi vì đây là cơ hội được ra nước ngoài lại kiếm được tiền để phát triển kinh tế, giúp gia đình thoát nghèo. Hồi ấy, gia đình ông Nam cũng ở nhà tạm như bà Tha. Năm 2023, ngôi nhà mới xây xong, gia đình ông Nam thoát nghèo.

2.	Ông Lương Văn Hoan với đàn bò trên khu vực C5
Ông Lương Văn Hoan với đàn bò trên khu vực C5

Rời bản Hồng Tiến, chúng tôi khi ngồi xe ôm, khi “cuốc” bộ theo ông chủ tịch xã suốt hai giờ dưới mưa rừng, lên C5 (khu vực trang trại của người dân Chiêu Lưu) tìm gặp ông Lương Văn Hoan đang chăn đàn bò, dê ở khu vực rừng Sa Năm Pu Hạnh.

Chúng tôi lên đến nơi, thấy ông Nam đang rắc muối cho bò ăn. Ông là dân lành nhưng trông vóc người dỏng cao, da ngăm đen, mái tóc sương gió, ánh mắt sắc lẹm, hông đeo dao mẹo giống hệt “dân rừng” đi tìm trầm. Biết chúng tôi là nhà báo tìm hiểu chuyện vay vốn XKLĐ, ông bảo: “Tiền của thằng Biên XKLĐ bên Đài Loan gửi về cho bố chăn nuôi đây. 15 con bò, 23 con dê, 6 con lợn. Nhìn thế thôi chứ quy ra tiền là 150 triệu đồng đấy. Lúc mới mua chỉ 60 triệu đồng thôi. Lãi to rồi”.

Chúng tôi hỏi vui: “Chỉ riêng khoản tiền này thì khi trả hết vốn vay cho NHCSXH huyện, gia đình ông còn “ẵm” nhiều lắm”. Ông Hoan cười khà khà: “Năm 2022, thằng Biên vay NHCSXH huyện Kỳ Sơn 80 triệu đồng đi XKLĐ. Nay bố con tôi trả gần hết rồi, chỉ còn 10 triệu đồng. Kỳ hạn vay 3 năm nhưng bố con trả nợ trước hạn. NHCSXH huyện trợ lực hay thế, tử tế thế ai nỡ “om” tiền trong túi mần chi”.

“Thằng Biên” mà ông Hoan nhắc là Lương Văn Biên, con thứ ba. Trước khi XKLĐ, Biên theo bố làm rẫy. Quanh năm mưa nắng trên rẫy cũng chỉ đủ ăn, chưa sắm được ti vi, tủ lạnh…như bây giờ. Chúng tôi lại thăm dò vui: “Con đi XKLĐ, gia đình có đỡ hơn so với nghề làm rẫy?”. Ông Nam lại cười khà khà: “Con trai XKLĐ được một năm là cả nhà thoát nghèo thì biết đỡ hay không”.

Xã điểm về vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội

“Xã Chiêu Lưu là xã “đặc thù” bởi xã nghèo “nhiễm độc” ma tuý. Nhưng đây là xã có nhiều XKLĐ. Họ vay vốn và trả vốn sòng phẳng, tốt nhất huyện Kỳ Sơn. Từ khi vay vốn XHLĐ đến nay, nợ xấu của người lao động Chiêu Lưu là “không đồng”. Vốn vay được phát huy thấy rõ. Chủ trương XKLĐ đang tiếp tục triển khai sâu rộng hơn để chứng tỏ-đồng vốn vay nhân văn và ưu việt của Nhà nước được thực hiện đúng ý Đảng, lòng Dân như chức năng cốt lõi của NHCSXH”.

Ông Vi Hoè – Bí thư huyện ủy Kỳ Sơn

Mũi nhọn kinh tế của xã cửa ngõ.

Cũng như ông Lô Văn Cáng, ông La Văn Táy, Bí thư Đảng ủy xã đều là cán bộ mới của xã Chiêu Lưu nhưng cả hai vị đều rất “mê”, rất “thạo” việc XKLĐ. Ví như, nắm chắc số người XKLĐ tại từng bản; từng nước; số người đã đi, đã về và đang ở lại.

Ông Táy nói: “Chiêu Lưu từng là điểm “nóng” nhất Kỳ Sơn về ma tuý. “Nóng” đến mức, hễ trên cầu Khe Nằn có lá cây xanh rải rác là ám hiệu cho biết trên rừng có ma tuý. Khi Công an chính quy về xã là cơ hội cho cơ quan chức năng dẹp bỏ 100% tệ nạn này trong năm 2020. Xã nghèo lại vừa nhiễm độc ma tuý thì càng nghèo hơn”. Ông Táy dẫn chuyện này để nhấn mạnh rằng, Đảng ủy Chiêu Lưu xác định, đối với xã biên giới chỉ có XKLĐ mới xoá được nghèo. XKLĐ là “mũi nhọn” kinh tế giúp xã nghèo biên giới vững chắc mọi mặt, nhất là an ninh, quốc phòng. “Chúng tôi đặc biệt quan tâm nên khi thực hiện chủ trương, cả hệ thống chính trị vào cuộc nhịp nhàng. Vì ý Đảng đã rõ. Còn lại là ở lòng dân”, ông Táy nhận định.

Bàn về “lòng dân”, ông Cáng cho hay, lúc đầu khó khăn nhất là tìm cách truyên truyền như thế nào để vận động được dân bản đi XKLĐ. Khó là bởi trong cả 11 bản rất ít người tốt nghiệp THPT; ít người đi ra khỏi địa bàn xã, huyện; nhận thức hạn chế; lo sợ ra nước ngoài lao động nặng nhọc, lương thấp. Nhận biết đây là trở ngại chính, lãnh đạo địa phương kết hợp Phòng LĐ-TB&XH huyện cùng các Công ty tuyển dụng XKLĐ và NHCSXH huyện mở Hội nghị bàn thảo về lợi ích XKLĐ với những lao động chính của 11 bản. Các đơn hàng, đi nước nào, làm gì, mức lương cụ thể lần lượt được công bố tại đây.

3.	Một trong nhiều dãy nhà đẹp của những hộ gia đình có con XKLĐ dọc bản Hồng Tiến
Một trong nhiều dãy nhà đẹp của những hộ gia đình có con XKLĐ dọc bản Hồng Tiến

Thời sự nhất là khi biết NHCSXH huyện tạo điều kiện cho vay vốn thì dân bản ngỡ ngàng, bởi trước đây cần vốn kinh doanh nhưng không biết vay ai. Nay NHCSXH huyện cho mỗi người XKLĐ vay 100 triệu đồng/chu kì ba năm thì dân bản mới vỡ ra “100 triệu đồng là rất lớn, mình vừa được vay vốn vừa có việc làm là một cơ may hiếm có để xoá cảnh nghèo đeo đẳng bao đời”. Ông Cáng vui nói: “Sự vỡ ra này chứng tỏ lòng dân đã thuận. Vì vậy, họ đặt bút đăng kí XKLĐ. Tiếp đó, đại diện UBND xã cùng NHCSXH huyện và tổ vay vốn từng bản đến từng nhà có người XKLĐ xem xét, thống kê tài sản, xác định người thừa kế rồi mới kí quyết định chuyển NHCSXH huyện. NHCSXH huyện xem xét lần cuối trước khi cho vay”.

Ông Cáng đúc kết gọn: “Tại thời điểm này, Chiêu Lưu có 153 người XKLĐ. 152 người tiếp tục ở lại lao động tại các nước Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, An-giê-ri, Ba Lan và Trung Quốc. Hiện xã có 73 ngôi nhà đẹp “mọc” lên khắp 11 bản làng gần xa là nhà của 73 hộ thoát nghèo nhờ XKLĐ. Sắp tới sẽ còn nhiều ngôi nhà mới nữa”.





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/tro-luc-an-tinh-cua-nguoi-ngheo-bai-3-155976.html

Cùng chủ đề

Mở lối giảm nghèo từ mô hình tái canh cây cà phê

Với lợi thế đất đỏ Bazan màu mỡ, độ cao và khí hậu thích hợp, cà phê được xem là một trong những cây trồng chủ lực của huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Tái canh và phát triển bền vững cây cà phê là một trong những hướng đi mới đang được ngành chức năng huyện Hướng Hóa định hướng cho người dân nhằm từng bước mở lối thoát nghèo.Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 8, Cục...

Mở rộng nhiều thị trường xuất khẩu lao động mới tại châu Âu, Úc

Bên cạnh thị trường xuất khẩu lao động truyền thống Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Việt Nam đã và đang kết nối nhiều thị trường mới như Hy Lạp, Pháp, Hungary, Tây Ban Nha, Phần Lan, Úc... Giải quyết tình trạng "bán" lao...

Có Đảng cuộc đời ấm no, hạnh phúc (Bài 3)

Hành trình xóa tín dụng đen, chốt non, hay góp phần phát triển du lịch cộng đồng của NHCSXH cùng chính quyền và người dân đầy sinh động diễn ra trên khắp các buôn làng Đắc Lắc là nét son điểm xuyết vào bức tranh tín dụng chính sách hơn 20 năm qua đặc biệt là từ khi triển khai chỉ thị 40/CT-TW và Kết luận 06/KL-TW. Sự thay đổi từ nhận thức của các cấp ủy đảng,...

Có Đảng cuộc đời ấm no, hạnh phúc (Bài 1)

Krông Jing xã đặc biệt khó khăn của huyện M’Drắk, Đắk Lắk có diện tích tự nhiên 7.477 ha, 12 buôn với dân số khoảng 12.345 người, gồm 15 dân tộc anh em cùng sinh sống (trong đó đồng bào DTTS chiếm gần 70%). Ở đây, chuyện cũ mà bà con thường kể cho con cháu nghe là cuộc sống trước năm 2005, đầy khó khăn khi đời sống phụ thuộc hoàn toàn vào ruộng rẫy, điều kiện...

Việt Nam-Algeria mở rộng quan hệ trong lĩnh vực xây dựng và xuất khẩu lao động

Doanh nghiệp Việt Nam đã có những buổi làm việc, thảo luận hiệu quả về việc hợp tác với các đối tác Algeria nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao đi làm việc tại thị trường Algeria. Một buổi làm việc giữa các doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Algeria. (Ảnh: Trung Khánh/TTXVN) Theo phóng viên TTXVN tại Algiers, ngày 12/12, Tổng công ty Xây dựng Hà Nội đã đạt được thỏa thuận hợp tác sơ bộ với...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tiềm năng lớn trong quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ

Mười một tháng năm 2024, thị trường Hoa Kỳ chiếm gần 1/3 trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, cho thấy mối quan hệ kinh tế, thương mại song phương này đặc biệt quan trọng. Trong khi đó, dư địa trong tương lai còn rất lớn trong bối cảnh hai bên đang nỗ lực thúc đẩy đầu tư, thương mại, hợp tác trên các lĩnh vực mới như công nghệ, bán dẫn, trí tuệ...

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 18/12

Tỷ giá trung tâm tăng 8 đồng, chỉ số VN-Index tăng 4,28 điểm hay lũy kế giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công nguồn vay nước ngoài 11 tháng năm nay của các bộ, ngành mới chỉ đạt 39,06% kế hoạch vốn điều chỉnh, tương đương 3.285,7 tỷ đồng... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 18/12. Điểm lại thông tin kinh tế ngày 16/12 Điểm lại...

Hiện đại hóa để “nuôi dưỡng” nguồn thu bền vững từ thuế

Đây là vấn đề chính được các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo "Thuế và nền tài chính lành mạnh cho sự phát triển bền vững" do Bộ Tài chính chủ trì, Tổng cục Thuế phối hợp Báo Lao Động tổ chức ngày 18/12. Dù ngành thuế đã chuyển đổi số mạnh mẽ nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ nguồn lực và năng...

Rào cản đầu tư vào nông nghiệp: Những nút thắt cần tháo gỡ

Để xây dựng một nền nông nghiệp bền vững, Việt Nam cần thu hút mạnh mẽ hơn nữa đầu tư của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc thiếu quy hoạch, khó khăn trong tiếp cận đất đai và vốn đang là những trở ngại lớn. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến phát biểu tại diễn đàn Vẫn còn khoảng trống đầu...

Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Chiều ngày 18/12, Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TDMNPB) lần thứ tư đã diễn ra tại Hòa Bình. Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng chủ trì Hội nghị. Báo cáo tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm cho...

Bài đọc nhiều

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 3)

Với nỗ lực của các địa phương và sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã có những bước phát triển và thay đổi tích cực. Tuy nhiên, để địa bàn này thực sự phát triển bền vững, người dân ngày càng ấm no thì rất cần thêm nguồn lực đầu tư. Xóa bỏ mặc cảm Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị...

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

Con rùa mẹ khổng lồ tìm đến một hòn đảo của Việt Nam đẻ gần trăm quả trứng rồi quay về biển

Theo thông tin từ Vườn Quốc gia Côn Đảo và Sixsen Côn Đảo, khoảng 7 giờ sáng ngày 14/12/2024, tại bãi Đất Dốc, huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) xuất hiện một con rùa mẹ nặng khoảng 50kg bò lên bãi đẻ được 98 quả trứng, sau đó quay...

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Quốc Trị lý giải nguyên nhân chọn loài voi để ưu tiên bảo tồn

Lý giải về việc chọn loài voi cho mục tiêu ưu tiên bảo tồn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Quốc Trị cho biết, loài voi không chỉ làm tăng tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng mà voi còn biểu tượng cho sức mạnh. ...

Cùng chuyên mục

Nông dân Cần Giờ “chơi lớn” đầu tư tiền tỷ nuôi tôm công nghệ cao

Nghề nuôi tôm được TP.HCM quan tâm đẩy mạnh và được xem là sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản chủ lực. Trong đó, ở Cần Giờ người dân mạnh dạn ứng dụng công nghệ để xây dựng các mô hình nuôi tôm đạt hiệu quả cao. ...

Cần cơ chế pháp lý, giúp các tổ “danh chính ngôn thuận”

Mặc dù cả nước đã có 5.036 tổ khuyến nông cộng đồng (KNCĐ) được thành lập, song số lượng các tổ KNCĐ hoạt động có hiệu quả còn ít. Một phần do chưa hiểu rõ cách thức hoạt động, vai trò của tổ, năng lực còn hạn chế; một phần chưa...

Tọa đàm: Xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024

Sáng nay 19/12, Báo NTNN/Dân Việt phối hợp với Văn phòng Bộ Nông nghiệp PTNT tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Xuất khẩu nông sản năm 2024 - Kỷ lục mới, vị thế mới”. ...

Kinh thành cổ Lam Kinh ở Thanh Hóa có 5 bia đá Bảo vật quốc gia, 3 cây cổ thụ nổi tiếng về sự...

Khu di tích Lam Kinh (xã Xuân Lam, thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) mang giá trị văn hóa thiêng liêng và còn là công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, mang dấu ấn văn hóa cung đình, minh chứng bước phát triển rực rỡ của...

Mở lối giảm nghèo từ mô hình tái canh cây cà phê

Với lợi thế đất đỏ Bazan màu mỡ, độ cao và khí hậu thích hợp, cà phê được xem là một trong những cây trồng chủ lực của huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Tái canh và phát triển bền vững cây cà phê là một trong những hướng đi mới đang được ngành chức năng huyện Hướng Hóa định hướng cho người dân nhằm từng bước mở lối thoát nghèo.Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 8, Cục...

Mới nhất

‘Khởi nghiệp có thể bắt đầu từ những điều nhỏ nhất’

Theo Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội Lê Quân, khởi nghiệp có thể bắt đầu từ những bước đi nhỏ, khi gặp môi trường thuận lợi sẽ phát triển, tạo nên giá trị mới đáng kể. Chia sẻ này được GS.TS Lê Quân nêu tại lễ ra mắt Vườn ươm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, Đại học Quốc...

Du lịch Phú Quốc trở lại thời hoàng kim, kích thích làn sóng đầu tư “bất động sản lễ hội”

Số liệu của ngành du lịch Kiên Giang cho thấy, Phú Quốc đang lấy lại đà tăng trưởng mạnh mẽ với lượng du khách đã vượt xa giai đoạn trước đại dịch. Đây cũng là động lực bứt phá của thị trường bất động sản tại đảo ngọc. Du lịch Phú Quốc trở lại thời hoàng kim, kích thích làn...

Chuyên gia hiến kế giữ an toàn công trình đường bộ

Những vùng có rủi ro cao cần áp dụng tiêu chuẩn thiết kế cao hơn và sử dụng vật liệu bền vững chịu được tác động của môi trường, từ đó giảm thiểu tác động do thiên tai đối với công trình đường bộ. ...

Chi tiết lịch thi đánh giá năng lực, tư duy các trường đại học 2025

Kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội (HSA)Kỳ thi HSA 2025 gồm 6 đợt, bắt đầu từ tháng 3, dự kiến có khoảng 85.000 lượt thi. Trường mở đăng ký từ ngày 8/2/2025. Lệ phí thi năm 2024 là 500.000 đồng/lượt thi.Về địa điểm, kỳ thi sẽ diễn ra tại nhiều tỉnh, thành...

Festival hoa Mê Linh lần thứ 2 được tổ chức với chủ đề “Mê Linh rực rỡ sắc hoa”

Theo thông tin từ Ban Tổ chức, Festival hoa Mê Linh lần thứ 2, năm 2024 được tổ chức với chủ đề "Mê Linh rực rỡ sắc hoa". Sự kiện dự kiến diễn ra trong 4 ngày (từ ngày 26-29/12/2024), tại quảng...

Mới nhất