Trang chủNewsThời sựTrò chuyện với Giám đốc Sở VH&TT Thừa Thiên

Trò chuyện với Giám đốc Sở VH&TT Thừa Thiên


Có lẽ không ở nơi đâu trên thế giới mà chuyện trang phục lại dễ tạo ra tranh luận như ở Việt Nam. Mới đây, ngay tại nghị trường Quốc hội, câu chuyện trang phục một lần nữa lại dậy sóng dư luận với đủ cả khen chê, xuôi ngược, mà nguồn cơn là sự xuất hiện của một vị đại biểu trong bộ áo dài ngũ thân, đầu đội khăn đóng đi họp.

Nhưng điều đó, chưa phải vấn đề thực sự bởi đây không phải là lần đầu tiên vị đại biểu này mặc như vậy và thực tế thì ông cũng phải không người duy nhất chọn phong cách ăn mặc này. Vấn đề ở chỗ, trong phần phát biểu của mình trong phiên thảo luận về kinh tế – xã hội, ngân sách nhà nước, ông đã lên tiếng đề nghị với Quốc hội xem xét đưa vào nghị quyết kỳ họp cho phép đại biểu mặc áo dài ngũ thân nam tại các phiên họp, bên cạnh việc mặc bộ comple.

Đối thoại - Trò chuyện với Giám đốc Sở VH&TT Thừa Thiên - Huế về 'quốc phục'

ĐBQH Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) mặc áo dài ngũ thân tham dự các phiên họp của kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Và từ đề xuất này, lại dấy lên một cuộc tranh luận, vốn không cũ nhưng chưa bao giờ hết nóng. Để rộng đường dư luận, Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với TS. Phan Thanh Hải – Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Thừa Thiên – Huế về chủ đề đang được quan tâm này.

Hành trang để hội nhập cùng thế giới

Người Đưa Tin (NĐT): Thưa ông, gần đây sự xuất hiện của một Đại biểu trong bộ áo dài ngũ thân và đề xuất liên quan đến loại trang phục này trên diễn đàn Quốc hội đã thực sự trở thành một chủ đề được nhiều trao đổi. Để bắt đầu cho cuộc trò chuyện ngày hôm nay, trước hết xin được hỏi ông một vấn đề thế này: Liệu việc ăn mặc thế nào có thực sự đáng để trở thành một câu chuyện cần nói, cần bàn thậm chí xa hơn là cần có quy định hay không?

Ông Phan Thanh Hải: Từ khá lâu rồi, việc sử dụng trang phục truyền thống, hướng tới hình thành một bộ quốc phục là mong muốn của nhiều nhà quản lý văn hóa và giới nghiên cứu. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, chúng ta mới chỉ dừng lại ở việc bàn luận về vấn đề này tại các hội thảo, hội nghị và diễn đàn. Việc cụ thể hóa những ý tưởng này, biến ý tưởng trở thành hiện thực chưa đạt được kết quả như mong muốn.

Liên quan đến đề xuất mới đây của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh trên diễn đàn Quốc hội, ông đề nghị Quốc hội xem xét đưa vào nghị quyết cho phép đại biểu mặc áo dài ngũ thân nam tại các kỳ họp, bên cạnh trang phục comple. Tức là mong muốn Quốc hội cho thêm một sự lựa chọn phù hợp, thay vì quy định cứng là đại biểu nam chỉ được mặc comple.

Đồng thời, ông khẳng định việc cho phép mặc áo dài ngũ thân nam tại các hội nghị, các sự kiện giúp cho các cơ quan có trách nhiệm và người dân có cái nhìn thực tế, có thời gian để nhìn rõ hơn về giá trị truyền thống; hướng đến đề xuất xây dựng riêng một bộ lễ phục truyền thống cho người Việt tại các hội nghị văn hóa lớn, các sự kiện ngoại giao nhà nước. Tôi cho rằng đó là một kiến nghị phù hợp.

Tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta cần nghiêm túc, khách quan nhìn thẳng vào vấn đề lựa chọn quốc phục và lễ phục. Tôi hoàn toàn đồng ý với quy định: Lễ phục của người Việt Nam là áo dài truyền thống, bao gồm cả hai giới nam và nữ. Chiếc áo dài của ta hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu về tính trang trọng, vẻ đẹp, bản sắc văn hóa của một bộ lễ phục. Nhưng cần có quy định cụ thể về quy cách, màu sắc, họa tiết trang trí và các phụ kiện đi kèm.

Một quốc gia có lịch sử dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm với nền văn hiến lâu đời thì không thể không có quốc phục và lễ phục. Đây là hành trang vô cùng quý giá để chúng ta hội nhập cùng thế giới mà không bị hoà tan.

Đối thoại - Trò chuyện với Giám đốc Sở VH&TT Thừa Thiên - Huế về 'quốc phục' (Hình 2).

NĐT: Thưa ông, nếu bàn về chuyện quốc phục hay lễ phục nhà nước thì tại sao lại là áo dài ngũ thân mà không phải một loại trang phục nào khác? Bởi ngay trong lịch sử, áo dài ngũ thân không phải là loại trang phục duy nhất mà nam giới từng mặc?

Ông Phan Thanh Hải: Trước hết, đó là do áo dài ngũ thân (năm thân) là một sáng tạo độc đáo của người Việt Nam, và trong lịch sử, nó đã từng là quốc phục của toàn dân ta trong hàng trăm năm, khi đất nước thống nhất và có lãnh thổ tương đương như hiện nay.

Áo dài ngũ thân vốn được cư dân Đàng Trong sáng tạo ra vào khoảng đầu thế kỷ XVII, và được hoàn thiện dần. Sau khi chúa Nguyễn Phúc Khoát lên ngôi, năm 1744, đã cho quy hoạch và xây dựng lại Đô thành Phú Xuân, xưng vương hiệu và tiến hành cải cách nhiều mặt, bao gồm cả bộ máy chính quyền, cả chế độ y quan và lễ nhạc, đổi mới phong tục, trang phục trên toàn thể vùng đất Đàng Trong.

Với thường phục, ông bắt buộc dân chúng nam, nữ đều phải dùng kiểu áo ngũ thân cổ dựng, cài khuy bên phải cùng với quần hai ống, trên đầu để tóc búi, đội khăn xếp hoặc khăn vành (đối với nữ), vốn là loại trang phục đã được hoàn thiện và sử dụng rất phổ biến trong dân chúng.

Sang triều Nguyễn, triều đình muốn thống nhất y phục hai miền, khởi đầu từ vua Gia Long (nối tiếp việc sửa đổi của Võ vương Nguyễn Phúc Khoát), rồi đến thời vua Minh Mạng đã được thi hành một cách quyết liệt. Từ quan điểm cần thống nhất, tự chủ về mặt văn hóa ở phương diện trang phục, vua Minh Mạng đã ban hành nhiều quy định thay đổi trang phục để tạo ra sự thống nhất giữa hai miền Nam, Bắc. Áo dài ngũ thân, cổ đứng, gài 5 khuy bên phải kèm với quần hai ống được chính thức công nhận là quốc phục của nước ta, phổ biến từ trong cung đình ra đến dân gian.

Như vậy, chiếc áo dài ngũ thân được sản sinh ra từ đầu thế kỷ XVII, được định chế bởi chúa Nguyễn Phúc Khoát, rồi được hoàng đế Minh Mạng quy định thành trang phục chung cho toàn dân, phổ biến trên cả nước.

Cho đến nay, bộ trang phục đặc biệt này đã có hơn 300 năm lịch sử. Vẻ đẹp cổ điển và các giá trị văn hóa của nó đã được thử thách và khẳng định. Vì vậy, áo dài ngũ thân xứng đáng được lựa chọn để làm quốc phục hay lễ phục nhà nước cho người Việt Nam. Việc mặc áo dài ngũ thân sẽ tôn vinh văn hoá dân tộc, giúp chúng ta ý thức hơn về cội nguồn, từ đó thêm tự hào về đất nước mình.

Đối thoại - Trò chuyện với Giám đốc Sở VH&TT Thừa Thiên - Huế về 'quốc phục' (Hình 3).

Tín hiệu đáng mừng trong giữ gìn di sản văn hóa Việt

NĐT: Áo dài ngũ thân đã từng là trang phục hằng ngày của xã hội vậy tại sao việc khôi phục một truyền thống vốn dĩ đã từng có lại gặp nhiều trở ngại đến vậy? Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?

Ông Phan Thanh Hải: Áo dài ngũ thân đã từng là trang phục được sử dụng trong đời sống hằng ngày của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, việc bảo tồn và phát huy giá trị áo dài ngũ thân hiện nay cũng gặp không ít cản trở. Trước hết là do nhận thức của một số người cho rằng áo dài nam không thuận tiện, gọn gàng như comple. Nhưng vấn đề là phần lớn những người có suy nghĩ như vậy thì thường chưa từng mặc hay trải nghiệm áo dài bao giờ. Tôi nghĩ nam giới mặc áo dài vẫn toát lên được vẻ ngoài lịch lãm, chỉn chu.

NĐT: Thưa ông, việc đặt vấn đề về khôi phục và phát huy giá trị của áo dài ngũ thân đã bắt đầu từ khi nào và như thế nào?

Ông Phan Thanh Hải: Vấn đề khôi phục và phát huy giá trị chiếc áo dài ngũ thân thu hút sự quan tâm của cộng đồng xã hội trong khoảng 3 năm trở lại đây, gắn với hoạt động xây dựng thương hiệu “Huế – Kinh đô áo dài Việt Nam”. Đây là câu chuyện phục hưng một di sản văn hóa truyền thống, đưa di sản ấy vào cuộc sống đương đại, và để nó tỏa sáng như vốn đã từng. Đi đầu là Sở VH&TT, sau đó là nhiều cơ quan, ban, ngành trong tỉnh đã thực hiện việc mặc áo dài trong công sở, đời sống và các sinh hoạt văn hóa.

Tôi được biết hiện có những câu lạc bộ với hàng chục nghìn thành viên trẻ đưa ra quy định mặc áo dài ngũ thân trong các buổi sinh hoạt.

Có thể nói, phong trào nghiên cứu, phục hồi cổ phục bao gồm cả áo dài, đưa di sản này vào cuộc sống đương đại đã và đang được đông đảo giới trẻ quan tâm, đón nhận nồng nhiệt. Điều này thực sự là tín hiệu đáng mừng, cho thấy giới trẻ ngày càng nhận thức được giá trị di sản văn hóa, cổ phục Việt Nam rất đẹp và đáng tự hào cũng như sự cần thiết trong việc thể hiện cái riêng của dân tộc mình trong dòng chảy văn hóa nhân loại.

Đối thoại - Trò chuyện với Giám đốc Sở VH&TT Thừa Thiên - Huế về 'quốc phục' (Hình 4).

NĐT: Trong những năm qua, đã xuất hiện những dự án, tổ chức, cá nhân “nặng lòng” với việc khôi phục và phát huy giá trị của áo dài ngũ thân. Ông đánh giá như thế nào về những tín hiệu này nhất là những giá trị mà nó mang lại?

Ông Phan Thanh Hải: Phải khẳng định rằng đó là những tín hiệu đáng mừng, đáng quý trong việc khôi phục và phát huy giá trị của áo dài ngũ thân. Nó không chỉ cho thấy vẫn còn nhiều người nặng lòng với loại trang phục này mà còn góp phần rất quan trọng khẳng định áo dài ngũ thân vẫn “sống” ngay giữa đời sống hiện đại. Nhiều người, nhất là các bạn trẻ biết đến, yêu thích và sử dụng áo dài ngũ thân xuất phát từ sự lan tỏa của những dự án hay cá nhân như vậy.

Như GS.TS. Thái Kim Lan là chủ nhân của Bảo tàng Gốm cổ sông Hương, trong đó có bảo quản bộ sưu tập áo dài quý hiếm. Bà luôn cho rằng, áo dài không cổ hủ, lạc hậu mà vẫn rất thời trang, tôn vẻ đẹp của người Việt Nam. Áo dài nhấn mạnh đến tính hòa điệu, phản ánh tinh thần, lòng tự hào của dân tộc.

Mặc dù chưa có tuyên bố chính thức là quốc phục nhưng áo dài đã đi vào tâm thức của bao thế hệ người dân Việt, trở thành trang phục nhận diện bản sắc của người Việt Nam đối với người nước ngoài.

Hoặc như NTK Quang Hòa là một trong những người đưa áo dài ngũ thân trở về và lan toả trên miền đất Cố đô Huế. NTK Quang Hòa đã tiếp nối, gìn giữ giá trị áo dài truyền thống và không ngừng sáng tạo để chuyển tải những thông điệp, giá trị nhân văn thông qua những tà áo dài Huế. Để phát triển đam mê của mình, anh vẫn đang tiếp tục ấp ủ nhiều dự án mới để tạo nên những chiếc áo dài ngũ thân mang thương hiệu và nét đặc trưng của xứ Huế.

Đó là những cá nhân tiêu biểu, còn như Câu lạc bộ Đình làng Việt là một trong những tổ chức đầu tiên thực hiện việc vận động đưa trang phục áo dài ngũ thân của nam giới trở lại đời sống. Từ năm 2015 đến nay, Câu lạc bộ Đình làng Việt đã không ngừng tổ chức các hoạt động nhằm quảng bá, tuyên truyền giúp công chúng hiểu được giá trị của áo dài truyền thống.

Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Áo dài ngũ thân truyền thống – Đình làng Việt, thời gian qua đã đẩy mạnh quảng bá, hỗ trợ nghệ nhân, người tiêu dùng tiếp cận các sản phẩm may theo truyền thống, phù hợp với đời sống hiện nay. Đến nay, việc may, mặc áo dài truyền thống đang đạt được những kết quả khả quan. Người may, mặc áo ngũ thân ngày càng tăng và được lan tỏa trong cộng đồng, đặc biệt là trong lớp trẻ.

Có thể nói, những cá nhân, tổ chức tiêu biểu nêu trên đã góp phần vào công cuộc phục hưng và phát huy giá trị chiếc áo dài trong bối cảnh đời sống đương đại.

Áo dài gắn với phát triển công nghiệp văn hóa bền vững

NĐT: Huế hiện đang là địa phương đi đầu trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của áo dài. Xin ông cho biết, địa phương kỳ vọng gì vào áo dài, vào sự gắn kết giữa áo dài với Huế nhất là những giá trị mang lại cho sự phát triển của tỉnh nhà?

Ông Phan Thanh Hải: Hiện nay, Thừa Thiên Huế đang thúc phát triển công nghiệp văn hóa một cách bền vững. Áo dài thực sự là một ngành nghề thủ công đặc biệt để tạo nên những sản phẩm ấn tượng. Vì vậy, việc triển khai thực hiện Đề án “Huế – Kinh đô Áo dài” sẽ tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất, cung ứng, giới thiệu, quảng bá sản phẩm áo dài Huế đến với cộng đồng người Việt và bạn bè quốc tế.

Tôi có thể nêu một dẫn chứng cụ thể vào năm 2019, Huế đón hơn 4,9 triệu lượt khách. Nếu chỉ cần phục vụ được 20% lượng khách đến Huế may áo dài với chi phí tầm 1 triệu đồng/khách, doanh thu dự kiến có thể đạt khoảng trên 900 tỷ đồng/năm.

Cùng với áo dài, có thể thúc đẩy phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống, phụ kiện hỗ trợ. Đây chính là cách phát triển công nghiệp văn hóa, phục vụ nhu cầu nội địa và xuất khẩu, tạo công ăn việc làm, mang lại nguồn thu cho doanh nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân, vừa bảo tồn, lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống.

Đối thoại - Trò chuyện với Giám đốc Sở VH&TT Thừa Thiên - Huế về 'quốc phục' (Hình 5).

NĐT: Từ câu chuyện thực tiễn mà Huế đang triển khai, theo ông cần làm gì để có thể thực sự làm “sống lại” áo dài một cách bền vững trong đời sống hiện đại?

Ông Phan Thanh Hải: Chúng tôi luôn xác định, di sản phải thuộc về cộng đồng, phải do cộng đồng nắm giữ và chung tay bảo vệ, phát huy giá trị thì mới di sản ấy mới được bảo vệ bền vững và phát huy giá trị tốt nhất. Áo dài là một di sản đặc biệt của cố đô Huế, và nó vồn thuộc về cộng đồng. Vì vậy, công việc của chúng tôi làm “sống lại” áo dài và đưa di sản áo dài trở lại với đời sống cộng đồng xã hội đương đại, khuyến khích cộng đồng tham gia vào việc bảo vệ và phát huy di sản này.

Đây cũng là quá trình chúng ta từng bước xây dựng hình ảnh, thương hiệu áo dài Huế, đưa áo dài trở thành sản phẩm văn hóa du lịch đặc sắc, thành một lợi thế đặc biệt của cố đô Huế. Và như vậy, Áo dài không chỉ là hình ảnh, là bản sắc văn hóa Huế mà còn là một sản phẩm du lịch dịch vụ đặc trưng, là thứ góp phần quan trọng để Huế trở nên giàu có, sang trọng bằng chính sở trường, thế mạnh của mình.

Tôi tin rằng, với sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, sự nỗ lực của ngành Văn hóa Thể thao và các ban ngành liên quan, và đặc biệt là với sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng nhân dân địa phương, đề án Huế – Kinh đô áo dài sẽ được triển khai thành công và mang lại nhiều hiệu quả đáng khích lệ.

NĐT: Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện.





Nguồn

Cùng chủ đề

Những bãi đá hoang sơ tuyệt đẹp bên vịnh Chân Mây – Lăng Cô

(Dân trí) - Khu vực vịnh Chân Mây - Lăng Cô (tỉnh Thừa Thiên Huế) có rất nhiều bãi đá hoang sơ, không chỉ tạo sức hút đối với khách du lịch mà cả những người đam mê câu cá. Vịnh Lăng Cô (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) được ví như chốn "bồng lai tiên cảnh" nhờ sở hữu núi non hùng vĩ cùng nước biển trong xanh, bãi cát trắng mịn và đầm Lập An thơ mộng. Nằm...

Cung điện nào của nhà Nguyễn ở kinh đô Huế có quy mô kiến trúc đồ sộ nhất, vua xây cho ai ở?

Trong Châu bản triều Nguyễn hiện bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, có nhiều văn bản ghi chép về xây dựng, trùng tu và mở rộng khuôn viên cung Diên Thọ cũng như các hoạt động liên quan đến sinh hoạt thường...

Techfest 2024 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung: Liên kết để phát triển bền vững

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ vừa tổ chức Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo – Techfest vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung năm 2024 tại tỉnh Thừa Thiên Huế với chủ đề: “Liên kết vùng thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo,...

Học viện Âm nhạc Huế “vội” chi trả lương cho giảng viên, nhân viên sau phản ánh của báo chí

Liên quan đến vụ việc cán bộ, giảng viên, nhân viên Học viện Âm nhạc Huế bức xúc vì bị nợ lương mà Dân Việt thông tin, ngày 15/9, theo tin từ Học viện Âm nhạc Huế, cơ...

7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Nhận 2 bộ áo dài trắng tinh tươm từ tay các thầy cô giáo, em Nguyễn Thị Bảo Ngọc (Trường THPT Hoàng Văn Thụ, TP Quảng Ngãi) rơm rớm nước mắt vì xúc động. “Món quà này giúp em có thêm động lực để cố gắng học tập tốt hơn. Em thật sự biết ơn thầy Nghĩa rất nhiều, em sẽ cố gắng học thật giỏi, không phụ lòng thầy cô và sau này có công việc ổn định...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kỳ vọng sẽ hồi phục đủ vòng T+

Nhận định đầu tư Chứng khoán BIDV (BSC): VN-Index đã bật lên từ ngưỡng hỗ trợ 1.240 và trở về ngưỡng kháng cự 1.260 điểm. Trong phiên 18/9 và những phiên tới, chỉ số cần vượt qua ngưỡng này với thanh khoản ủng hộ để...

“Kế nghi binh” hiệu quả đến đâu?

Chiến thuật phi truyền thống của quân đội Nga là bảo vệ máy bay ném bom và các máy bay khác với lớp phủ bằng lốp xe cao su đã làm dấy lên các cuộc thảo luận về cách chiến thuật này tác động đến hệ...

Loạt công trình của các bộ, ngành bị “bêu tên” do chưa nghiệm thu PCCC

Phó Chủ tịch Thường trực UBND Tp.Hà Nội Lê Hồng Sơn vừa ký ban hành văn bản gửi một số bộ, ngành, đơn vị về việc khắc phục một số công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy (PCCC) đã đưa vào hoạt...

VN-Index bừng tỉnh tăng gần 20 điểm

Trong suốt phiên sáng, thị trường chưa thể thoát thế lình xình cùng với dòng tiền suy yếu. Cổ phiếu VHM tác động tích cực khi đóng góp hơn 1 điểm vào VN-Index, song NVL lại chịu áp lực bán gia tăng và giảm 3%.Trong khi...

VietinBank mua lại trước hạn 2.000 tỷ đồng trái phiếu

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank - HoSE: CTG) vừa công bố thông tin về kết quả đợt mua lại 3 mã trái phiếu CTGL2129012, CTGL2129013 và CTGL2129014.Theo đó, ngân hàng đã tiến hành mua lại 3 lô trái phiếu trên với tổng...

Bài đọc nhiều

Áp thấp nhiệt đới sắp mạnh lên thành bão, miền Trung mưa to đến rất to từ hôm nay

Hiện áp thấp nhiệt đới đang di chuyển nhanh và có khả năng mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới. Từ hôm nay (18-9) ở miền Trung bắt đầu có mưa to đến rất to. Dự báo vị trí và hướng di chuyển áp thấp nhiệt đới lúc 4h sáng 18-9 - Ảnh: NCHMF Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia lúc 4h sáng 18-9, tâm áp thấp nhiệt đới ở cách quần đảo Hoàng Sa...

Ngày Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam tại Pháp – cầu nối thúc đẩy giao lưu kinh tế văn hóa

Ngày 13/09, tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp (CCV) đã diễn ra chương trình “Ngày Văn hoá Doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài lần thứ I”, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc hiện thực hóa tinh thần Nghị quyết của Đảng và Chính phủ về xây dựng văn hóa kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp Việt Nam. Chương trình "Ngày Văn hóa Doanh...

Hai kịch bản vào đất liền của bão số 4

TPO - Áp thấp nhiệt đới hình thành ở vùng biển phía đông Philippines dự báo đi vào Biển Đông trong ngày mai (17/9), mạnh lên thành bão khoảng ngày 18/9, sau đó có thể xảy ra hai kịch bản đổ bộ đất liền nước ta. Vào 13h chiều nay (16/9), tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 17,1 độ Vĩ Bắc; 123,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía đông đảo Luzon của Philippines với sức gió mạnh...

Kỳ tích: Lê Quang Liêm đánh bại ‘vua cờ’ Trung Quốc, Việt Nam lên hạng nhì Olympiad

Lê Quang Liêm cùng đội tuyển cờ vua Việt Nam tiếp tục gây tiếng vang ở nội dung đồng đội nam giải cờ vua đồng đội thế giới (Olympiad) 2024 diễn ra tại Hungary. Sau khi quật ngã đương kim vô địch Uzbekistan ở ván 4, đánh bại đối thủ mạnh Ba Lan ở ván 5, rạng sáng nay (17.9), đội tuyển cờ vua Việt Nam xuất sắc cầm hòa Trung Quốc ở ván 6 với màn tỏa sáng của Lê Quang Liêm khi...

Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất: Nguy cơ trượt lở đất đá sau mưa vẫn rất cao

Bên cạnh yếu tố địa chất, địa hình thì yếu tố lượng mưa và những cơn mưa sau bão là tác nhân kích hoạt tai biến thiên nhiên như trượt lở, lũ quét trong thời gian qua.   Mặc dù yếu tố kích hoạt trượt lở chính là mưa, nhưng sau khi dừng mưa, độ ổn định của các sườn dốc vẫn còn rất thấp nên vẫn có thể xảy ra trượt lở bất cứ lúc nào. Thậm chí có nhiều...

Cùng chuyên mục

Tổ chức vui Tết Trung thu tại Campuchia

NDO - Tối 17/9, Đại sứ quán Việt Nam ở Thủ đô Phnom Penh, Campuchia tổ chức chương trình “Trung thu Đoàn viên-Kết nối yêu thương” cho thiếu niên, nhi đồng là con em các gia đình cán bộ ngoại giao, các cơ quan bên cạnh Đại sứ quán và một số doanh nghiệp trên địa bàn. Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia tổ chức vui Tết Trung thu cho con em cán bộ nhân viên. Trong không khí ấm áp,...

Năm Du lịch quốc gia 2025: Tôn vinh giá trị di sản văn hóa gắn với sáng tạo

NDO - Trước thềm chuẩn bị thực hiện Năm Du lịch quốc gia 2025, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong đề nghị tỉnh Thừa Thiên Huế cần làm nổi bật nét đặc trưng về văn hóa, di sản, tôn vinh vẻ đẹp xưa mà không cũ, mang trong mình sự sáng tạo, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới. Ðại nội Huế là điểm đến làm nên thương hiệu du lịch Cố đô. Ngày 17/9, tại...

UNICEF hỗ trợ bồn nhựa chứa nước cho tỉnh Cao Bằng

Ngày 17/9, tại xã Phi Hải, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng, trong khuôn khổ dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu cho trẻ em do Chính phủ Nhật Bản tài trợ thông qua Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc, nhà tài trợ đã trao bồn chứa nước cho 7 huyện nghèo trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Cụ thể, nhà tài trợ đã hỗ trợ 850 bồn nhựa chứa...

Lan tỏa tấm lòng nhân ái của bạn bè quốc tế dành cho nhân dân Việt Nam

Tham dự chương trình có ông Phạm Thanh Bình - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao; Đại sứ các nước Singapore, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len, Liên bang Thuỵ Sỹ; Đại diện điều phối viên thường...

Bức tranh kỳ diệu và hấp dẫn về một nước Việt Nam đương đại

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, tối 17/9, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Sydney đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 79 năm ngày Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam với chủ đề “Việt Nam: Một hành trình dài”, theo đó vẽ lên một bức tranh kỳ diệu và hấp dẫn về một đất nước Việt Nam đương đại đang trong quá trình hội nhập năng động và phát triển nhanh chóng. Tham dự lễ kỷ niệm...

Mới nhất

Bức tranh kỳ diệu và hấp dẫn về một nước Việt Nam đương đại

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, tối 17/9, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Sydney đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 79 năm ngày Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam với chủ đề “Việt Nam: Một hành trình dài”, theo đó vẽ lên một bức tranh kỳ diệu và hấp dẫn về một đất nước Việt...

Ông Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Giám đốc Bưu điện tỉnh Nam Định

Ông Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Giám đốc Bưu điện tỉnh Nam Định ...

Gia Linh, đó chính là nghị lực kiên cường!

Thực hiện: ĐOÀN NHẠN - THANH NGUYÊN - NHÃ CHÂN - DIỄM HƯỜNG ...

Khi lòng tốt bị trục lợi và tính 2 mặt của Facebook

Trao đổi với phóng viên Lao Động, chuyên gia truyền thông Lê Ngọc Sơn đánh giá, khi “cơn bão sao kê” quét qua Facebook đã phơi lộ những mặt sáng - tối của chính đời sống xã hội hiện nay, những sự trục lợi bất chấp và cách người tốt cố gắng nỗ lực lan tỏa điều tích...

“Thiên đường” du lịch sinh thái

Trao đổi với PV báo Dân Việt, ông Nguyễn Văn Lương – Chủ tịch UBND xã Cự Nẫm (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình), cho biết:...

Mới nhất