Trang chủNewsThời sựTrình Quốc hội xem xét điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất...

Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước

(TN&MT) – Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước, Chính phủ trình Quốc hội xem xét, thông qua chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 – 2025.

Sáng 23/10, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

1(2).jpg
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Căn cứ tình hình thực hiện Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch sử dụng đất quốc gia) của các bộ, ngành, địa phương; căn cứ Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14, Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, cụ thể:

Quy hoạch sử dụng đất quốc gia cần điều chỉnh đáp ứng nhu cầu thực tiễn

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy thông tin, qua 3 năm thực hiện Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 – 2025 đã phát huy hiệu quả tích cực, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của các địa phương và của cả nước. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, thiên tai, kết hợp với các tác động tiêu cực từ tình hình biến động kinh tế, chính trị thế giới, dẫn đến việc phát triển các ngành, lĩnh vực còn gặp nhiều khó khăn nên việc chuyển dịch đất đai để thực hiện các dự án phát triển một số ngành, lĩnh vực chưa đáp ứng được yêu cầu; việc chuẩn bị đầu tư và bố trí nguồn lực để thực hiện quy hoạch còn hạn chế.

Bên cạnh đó, việc thực hiện chỉ tiêu sử dụng một số loại đất có sự không đồng đều giữa các địa phương, mặc dù đã được phân bổ điều chỉnh, bổ sung nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, điều này cũng đã ảnh hưởng tới kết quả phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

231020240825-z5958091989748_c686bf7427f9bc4726bfe683e2986522.jpg
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy phát biểu tại Quốc hội sáng 23/10

Theo Tờ trình của Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia đã bám sát cơ sở căn cứ chính trị đó là Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII xác định mục tiêu “Nguồn lực đất đai được quản lý, khai thác, sử dụng bảo đảm tiết kiệm, bền vững, hiệu quả cao nhất; đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, công bằng và ổn định xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu…” và đặt ra yêu cầu “Các quy hoạch quốc gia cũng như quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch ngành, lĩnh vực có sử dụng đất phải bảo đảm phù hợp, thống nhất, đồng bộ, gắn kết chặt chẽ thúc đẩy lẫn nhau để phát triển”.

Đồng thời, kết luận số 45-KL/TW ngày 17/11/2022 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII về định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia có chỉ đạo: “Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, nhất là tài nguyên đất,…”

Về căn cứ pháp lý, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy thông tin, thứ nhất, căn cứ điều chỉnh quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch thì Quy định tại khoản 1 Điều 53 Luật Quy hoạch năm 2017, việc điều chỉnh quy hoạch được thực hiện khi có một trong các căn cứ sau đây: “ Có sự điều chỉnh mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực làm thay đổi mục tiêu của quy hoạch;…”.

Hiện nay, để chuẩn bị cho Đại hội XIV của Đảng, Trung ương Đảng đang xây dựng Dự thảo Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021 – 2030, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2026 – 2030 để trình Đại hội xem xét, quyết nghị. Do đó, việc điều chỉnh mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội sẽ dẫn đến yêu cầu phải điều chỉnh mục tiêu của Quy hoạch sử dụng đất quốc gia.

Đồng thời, tại Hội nghị lần thứ 10, Ban Chấp hành Trung ương Khóa XIII đã thống nhất chủ trương thực hiện Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam trước năm 2030 với nhu cầu sử dụng đất khoảng 10.827 ha, hiện nay Chính phủ đang hoàn thiện hồ sơ để trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư tại Kỳ họp này; cùng với đó, nhiều dự án hạ tầng quan trọng quốc gia đã và đang được chuẩn bị đầu tư trong giai đoạn từ nay đến năm 2030 nên cần phải sớm xác định và bố trí bổ sung quỹ đất thực hiện các dự án, bảo đảm mục tiêu phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, kết nối không gian phát triển liên ngành, liên vùng, các hành lang kinh tế và các vùng động lực phát triển của quốc gia.

Căn cứ pháp lý thứ hai có yêu cầu về rà soát, điều chỉnh định kỳ Quy hoạch sử dụng đất quốc gia và các quy hoạch tỉnh theo quy định của Luật Quy hoạch. Do đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 52 Luật Quy hoạch“Quy hoạch được rà soát theo định kỳ 05 năm…”. Như vậy, theo quy định này thì đến năm 2025 phải tiến hành rà soát, điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch tỉnh.

Căn cứ pháp lý thứ ba do có sự thay đổi các quy định của pháp luật về hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Theo quy định của Luật Quy hoạch và Luật Đất đai năm 2013 thì quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia do Quốc hội phê duyệt. Theo quy định của Luật Đất đai năm 2024 thì Quy hoạch sử dụng đất quốc gia do Quốc hội phê duyệt, còn Kế hoạch sử dụng đất quốc gia do Chính phủ phê duyệt.

Theo quy định của pháp luật về quy hoạch và pháp luật đất đai năm 2013 thì Quy hoạch sử dụng đất quốc gia bao gồm 28 chỉ tiêu sử dụng đất; theo quy định của Luật Đất đai năm 2024 thì Quy hoạch sử dụng đất quốc gia chỉ còn 08 chỉ tiêu sử dụng đất gồm: nhóm đất nông nghiệp (trong đó có các loại đất: đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên); nhóm đất phi nông nghiệp (trong đó có các loại đất: đất quốc phòng, đất an ninh).

z5958169330222_851069cdb68b74b62d3774f0bd72c965.jpg
Toàn cảnh phiên họp sáng 23/10

Trình Quốc hội xem xét, thông qua, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước

Theo Bộ trưởng Đỗ Đức Duy, qua 3 năm tổ chức thực hiện Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, đến nay nhiều chỉ tiêu sử dụng đất đã không còn phù hợp, xuất phát từ những lý do sau:

Tại thời điểm Quốc hội thông qua Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thì Quy hoạch tổng thể quốc gia và nhiều quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh chưa được phê duyệt. Do đó, chưa xác định đầy đủ, chính xác nhu cầu sử dụng đất trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia. Sau khi các quy hoạch này được phê duyệt, cần phải điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn và bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống các quy hoạch.

Trong giai đoạn từ năm 2021 đến nay, nhất là sau đại dịch Covid 19, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, đẩy mạnh đầu tư các công trình, dự án quan trọng quốc gia, nhất là hạ tầng giao thông, năng lượng… với quy mô sử dụng đất lớn, làm tăng nhu cầu sử dụng một số loại đất tại các địa phương có dự án so với chỉ tiêu đã được phân bổ.

Từ cơ sở chính trị, căn cứ pháp lý và tình hình thực tiễn nêu trên, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho biết, việc Chính phủ trình Quốc hội quyết định chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV là rất cần thiết để Chính phủ có đủ thời gian tổ chức lập, thẩm định, trình Quốc hội xem xét, thông qua vào kỳ họp thường lệ cuối năm 2025, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước.

Dự kiến các nội dung điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia

Đánh giá tác động của việc điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia đến các quy hoạch liên quan, quá trình đô thị hóa và phát triển hạ tầng, Tờ trình của Chính phủ có nêu, theo quy định của Luật Quy hoạch, khi tổ chức lập quy hoạch phải căn cứ vào quy hoạch cao hơn; khi quy hoạch cấp dưới có mâu thuẫn với quy hoạch cao hơn thì phải thì phải điều chỉnh và thực hiện theo quy hoạch cao hơn. Như vậy, trường hợp Quy hoạch sử dụng đất quốc gia được điều chỉnh thì phải tiến hành rà soát, điều chỉnh các quy hoạch cấp thấp hơn như: quy hoạch ngành quốc gia có sử dụng đất, quy hoạch tỉnh,… Tuy nhiên, dự báo việc điều chỉnh các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh là không lớn do phần lớn các quy hoạch này đã xác định nhu cầu sử dụng đất cho tầm nhìn dài hạn đến năm 2050.

6.jpg
Quốc hội nghe Tờ trình chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 – 2025.

Về dự kiến các nội dung điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, căn cứ theo quy định của Luật Đất đai năm 2024, Chính phủ sẽ trình Quốc hội điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia với các nội dung chủ yếu bao gồm: Điều chỉnh 08 chỉ tiêu sử dụng đất gồm: nhóm đất nông nghiệp (trong đó có các loại đất: đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên); nhóm đất phi nông nghiệp (trong đó có các loại đất: đất quốc phòng, đất an ninh); Không trình Quốc hội phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất quốc gia.

Với việc tính toán, xác định 08 chỉ tiêu sử dụng đất trong Quy hoạch sử dụng đất quốc gia điều chỉnh lần này cần phải tiến hành rà soát kỹ lưỡng, cân đối các chỉ tiêu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực và các địa phương; trong đó, ưu tiên bố trí quỹ đất sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh, giữ ổn định quỹ đất trồng lúa để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, quản lý chặt chẽ đất rừng, duy trì độ che phủ rừng để góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu và thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.

Bên cạnh đó, Chính phủ đề xuất nội dung Quốc hội quyết định chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia như sau: “Đồng ý chủ trương giao Chính phủ tổ chức lập điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trình Quốc hội thông qua trong năm 2025” và đưa thành một nội dung tại Nghị quyết chung của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/trinh-quoc-hoi-xem-xet-dieu-chinh-quy-hoach-su-dung-dat-quoc-gia-dap-ung-yeu-cau-phat-trien-cua-dat-nuoc-382020.html

Cùng chủ đề

Điều chỉnh cục bộ quy phân khu đô thị xây trường học tại Thanh Trì

Theo đó, điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị S5 tại các khu đất xây dựng trường học thuộc ô quy hoạch B3-1 và A5-2: Khu đất thuộc ô quy hoạch B3-1: Trường THCS điều chỉnh tăng mật độ xây dựng từ tối đa 20% lên tối đa 40%; Trường mầm non điều chỉnh tăng mật độ xây dựng từ tối đa 20% lên tối đa 40%. Khu đất thuộc ô quy hoạch A5-2: điều...

mở cánh cửa cho quy hoạch, phát triển bền vững

Đột phá về cơ chế, chính sách Mặc dù thời gian qua tốc độ đô thị hóa của Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng tăng trưởng khá nhanh, nhưng chất lượng đô thị hóa chưa cao, trong đó có nguyên nhân liên quan đến cách tiếp cận lập quy hoạch. Điều đó thể hiện ở lý luận và phương pháp lập quy hoạch và phát triển đô thị chưa đáp ứng yêu cầu. Quy hoạch đô thị chưa...

Giao hơn 65.000m2 đất cho Cục Cảnh sát giao thông để xây dựng tru

Theo Quyết định số 6414/QĐ-UBND ngày 13/12/2024, của UBND TP Hà Nội, giao 65.015,68m² đất tại xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh cho Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) để sử dụng vào mục đích an ninh theo quy hoạch vị trí đóng quân được Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt tại Quyết định số 1590/QĐ-BCA-H02 ngày 21/3/2024. Vị trí, ranh giới, diện tích khu đất được xác định tại Bản vẽ Ranh giới, mốc giới,...

5 không gian phát triển, 5 hành lang và vành đai kinh tế

Quan điểm cốt lõi của quy hoạch là “con người là trung tâm của sự phát triển”, với hình ảnh Thủ đô Hà Nội được định hình là trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng, trong đó hoàn thiện 5 không gian phát triển, 5 hành lang và vành đai kinh tế.Ngày 12/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1569/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch Thủ đô...

Phân cấp thẩm quyền duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch cho UBND TP Đà Nẵng

Quyết định nêu rõ, thí điểm phân cấp cho UBND TP Đà Nẵng thực hiện phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trên địa bàn TP Đà Nẵng (điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng). UBND TP Đà Nẵng khi tiến hành điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng theo thí điểm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cần xây dựng cơ chế đặc thù để vùng trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển

Ngày 18/12, tại Hòa Bình, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc, Chủ tịch Hội đồng, đã chủ trì Hội nghị lần thứ 4 Hội đồng điều phối vùng trung du và miền núi phía bắc. Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành theo chức năng...

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ...

Sáng 18/12, phiên trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam khóa IX, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đã diễn ra tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội). Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội. Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Đại hội:Thưa Đoàn Chủ tịch Đại hội,Thưa các đồng chí lãnh...

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt thanh niên Quân đội

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), chiều 18/12, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương đã gặp mặt, động viên đại biểu thế hệ trẻ trong Quân đội. Thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các ban, bộ, ngành,Thưa các đồng chí trong Quân ủy Trung ương,...

Xây dựng cơ chế quản lý hợp tác các lưu vực sông liên biên giới của Việt Nam

(TN&MT) - Đây là vấn đề được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đặt ra tại Hội nghị toàn thể Uỷ ban sông Mê Công Việt Nam năm 2024 diễn ra vào chiều 18/12. Hội nghị được tổ chức nhằm thúc đẩy sự phối hợp giữa các bộ,...

Hải Phòng khởi công Dự án cầu Nguyễn Trãi và chỉnh trang đô thị vùng phụ cận

(TN&MT) - Chiều 18/12, UBND thành phố Hải Phòng long trọng tổ chức Lễ Khởi công xây dựng Dự án đầu tư xây dựng cầu Nguyễn Trãi và chỉnh trang đô thị vùng phụ cận. Ông Trần Thanh Mẫn - Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội dự và nhấn nút khởi công dự án. ...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Lo đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup, báo Indonesia cầu viện tuyển Việt Nam

(Dân trí) - Tờ Suara (Indonesia) đã lên tiếng cầu viện sự giúp đỡ của đội tuyển Việt Nam vì lo sợ đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup 2024. Sau thất bại với tỷ số 0-1 trước đội tuyển Việt Nam vào hôm 15/12, Indonesia đối diện với nguy cơ bị loại. Họ đang xếp thứ hai bảng B với 4 điểm sau 3 trận đấu, hơn Philippines, Lào 2 điểm và hơn Myanmar 3 điểm. Tuy nhiên,...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

AFF Cup 2024: Cơ hội cho đội tuyển Việt Nam khắc chế Indonesia

HLV Kim Sang-sik cùng trợ lý đã theo dõi rất kỹ màn thể hiện của Indonesia để vạch ra con đường chiến thắng cho đội tuyển VN, trong trận đấu giữa hai đội vào ngày 15.12 trên Sân vận động Việt Trì (Phú Thọ). THIẾU SÓT CỦA INDONESIA Trận hòa 3-3 trước Lào là cú ngã đau đớn của đội tuyển Indonesia, ngay trước khi thầy trò HLV Shin Tae-yong bước vào trận quyết đấu với VN trên sân Việt Trì vào 20 giờ...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Cùng chuyên mục

Để Việt Nam là mắt xích của chuỗi LNG toàn cầu

Việt Nam đang đứng trước cơ hội vàng để khai thác lợi thế trong chuỗi cung ứng khí tự nhiên hóa lỏng toàn cầu ...

Hải Phòng sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã

(ĐCSVN) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ: Việc triển khai thực hiện mô hình chính quyền đô thị và thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính là phù hợp thực tiễn, xu thế phát triển của thành phố Hải Phòng. Chiều 18/12, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hải Phòng tổ chức Hội nghị công bố Nghị quyết số 169/2024/QH15...

Cháy lớn quán hát ở Hà Nội, nhiều người tử vong

(NLĐO)- Vụ cháy lớn xảy ra tại một quán hát trên đường Phạm Văn Đồng (Hà Nội) khuya ngày 18-12 đã khiến nhiều người thiệt mạng. ...

Nhiều vướng mắc tại “siêu dự án” ở Lâm Đồng

Dự án khu đô thị mới Nam sông Đa Nhim ở Đức Trọng, Lâm Đồng đang gặp nhiều vướng mắc về giải phóng mặt bằng & chưa chuyển đổi mục đích sử dụng hơn 35 ha đất lúa ...

Tạo điều kiện thuận lợi nhất để hợp tác giữa Quân đội Việt Nam

(ĐCSVN) - Chúc mừng Thượng tướng Khamliang Outhakaysone được Đảng, Nhà nước, Quốc hội Lào giao trọng trách Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ tin tưởng đồng chí sẽ lãnh đạo Quân đội Nhân dân Lào ngày càng phát triển, quan hệ hợp tác giữa quân đội hai nước Việt Nam - Lào ngày càng bền chặt. ...

Mới nhất

Hải Phòng sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã

(ĐCSVN) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ: Việc triển khai thực hiện mô hình chính quyền đô thị và thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính là phù hợp thực tiễn, xu thế phát triển của thành phố Hải Phòng. Chiều 18/12, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp, Thành ủy,...

Cháy lớn quán hát ở Hà Nội, nhiều người tử vong

(NLĐO)- Vụ cháy lớn xảy ra tại một quán hát trên đường Phạm Văn Đồng (Hà Nội) khuya ngày 18-12 đã khiến nhiều người thiệt mạng. ...

Nhiều vướng mắc tại “siêu dự án” ở Lâm Đồng

Dự án khu đô thị mới Nam sông Đa Nhim ở Đức Trọng, Lâm Đồng đang gặp nhiều vướng mắc về giải phóng mặt bằng & chưa...

Nộp ngân sách hơn 541 tỷ đồng từ xử lý vi phạm về quản lý thị trường

Năm 2024, Quản lý thị trường cả nước đã thanh, kiểm tra 68.280 vụ, phát hiện, xử lý 47.135 vụ vi phạm, chuyển cơ quan điều tra 178 vụ có dấu hiệu tội phạm, thu nộp ngân sách trên 541 tỷ đồng. Nộp ngân sách hơn 541 tỷ đồng từ xử lý vi phạm về quản lý thị trườngNăm 2024,...

Tạo điều kiện thuận lợi nhất để hợp tác giữa Quân đội Việt Nam

(ĐCSVN) - Chúc mừng Thượng tướng Khamliang Outhakaysone được Đảng, Nhà nước, Quốc hội Lào giao trọng trách Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ tin tưởng đồng chí sẽ lãnh đạo Quân đội Nhân dân Lào ngày càng phát triển, quan hệ hợp tác giữa quân đội hai nước Việt Nam - Lào...

Mới nhất