Trang chủDestinationsHòa BìnhTriển vọng mô hình nuôi cá lồng gắn với phát triển du...

Triển vọng mô hình nuôi cá lồng gắn với phát triển du lịch vùng hồ Hòa Bình


(HBĐT) – Hồ Hoà Bình có dung tích hơn 9 tỷ m3. Với dạng hình lòng máng, được bao bọc bởi những dãy núi cao, đáy hồ sâu, nguồn lợi thuỷ sản phong phú, hồ Hoà Bình được coi là kho tàng quý báu về thuỷ sinh vật, được ví như vịnh Hạ Long trên cạn, thu hút khách tham quan du lịch. Năm 2016, hồ Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia đến năm 2030. Khai thác lợi thế diện tích mặt nước và cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nhiều hộ dân vùng lòng hồ Hoà Bình đã phát triển mô hình nuôi cá lồng gắn với phát triển du lịch, mang lại hiệu quả kinh tế cao.


Homestay được đầu tư
khang trang từ bè cá của gia đình ông Nguyễn Văn Bình, tổ Tháu, phường Thái Bình, TP Hoà Bình là điểm đến thu
hút khách tham quan, trải nghiệm.

Ông Nguyễn Văn Bình, tổ
Tháu, phường Thái Bình, TP Hoà Bình đã gắn bó hơn 20 năm với nghề đánh bắt và
nuôi cá lồng trên vùng hồ Hoà Bình. Hiện, gia đình ông có 7 lồng nuôi cá, chủ yếu
là cá lăng, rô, chép… Tuy nhiên, mấy năm gần đây, khi thị trường bắt đầu bão
hoà và đặc biệt là ảnh hưởng của dịch Covid-19 trong 2 năm (2021 – 2022), giá
cá thương phẩm trên vùng hồ Hoà Bình sụt giảm. Nhận thấy nếu chỉ trông chờ vào
bè cá thì hiệu quả kinh tế mang lại không cao, gia đình ông Bình quyết định
nâng cấp bè cá trở thành một homestay nổi trên mặt nước để đón khách du lịch.

Ông Bình cho biết: Ban
đầu chỉ là khách đi du lịch lòng hồ muốn ghé vào thưởng thức cá lòng hồ ngay tại
bè, gia đình tôi phục vụ những đoàn khách đặt ăn. Sau đó, nhận thấy nhiều đoàn
muốn ở lại trải nghiệm cảnh quan thiên nhiên vùng hồ nên gia đình mạnh dạn đầu
tư thuyền chở khách, mở thêm các dịch vụ ăn nghỉ, chèo thuyền kayak trên vùng hồ.

Với việc chú trọng đầu tư
trở thành một homestay nổi thoáng mát, sạch sẽ ngay khu vực vùng hồ Hoà Bình, gia đình
ông Bình thường xuyên đón khách từ
Hà Nội và các tỉnh lân cận về
nghỉ ngơi, trải nghiệm. Không chỉ thu từ dịch vụ ăn, nghỉ, ông Bình còn bán cá
thương phẩm cho khách du lịch ngay tại homestay mà không phải bán qua tư thương
hoặc bán lẻ như trước. Trung bình mỗi tháng mùa hè, homestay của gia đình ông
đón trên dưới 400 khách tham quan, trải nghiệm, mang lại nguồn thu nhập ổn định.

Đưa gia đình trải nghiệm
tại homestay của gia đình ông Bình, anh Lê Nam, khách du lịch đến từ Hà Nội
chia sẻ: Tôi đã được chiêm ngưỡng cảnh đẹp của hồ Hoà Bình khá nhiều lần nhưng
đây là lần đầu tiên được trải nghiệm một “homestay nổi” vừa khang
trang lại vừa mang đậm phong cách truyền thống như ở đây. Đồ ăn nấu đúng theo
kiểu truyền thống với xôi ngũ sắc, cá nướng, gà luộc, măng nứa rất tươi ngon. Ở
đây cũng có khá nhiều dịch vụ có thể trải nghiệm phù hợp với nhiều lứa tuổi như
câu cá, bơi thuyền kayak, leo núi, tắm sông… rất thích hợp trải nghiệm mùa hè.

Những năm gần đây, nhiều
hộ nuôi cá lồng trên vùng hồ Hoà Bình đã phát triển mô hình nuôi cá lồng kết hợp
du lịch sinh thái. Đến thời điểm này, nhiều hộ đầu tư một cách bài bản, có quy
mô hơn nhằm hướng mạnh vào thu hút khách du lịch. Theo tổng hợp, hiện có gần 20
hộ ở các tổ: Vôi, Tháu và một số xóm thuộc vùng lòng hồ các xã: Thung Nai (Cao
Phong), Vầy Nưa, Tiền Phong (Đà Bắc) đã đăng ký loại hình kinh doanh du lịch.
Ông Nguyễn Xuân Thắng, tổ Vôi, phường Thái Bình, TP Hoà Bình chia sẻ: Dù không
phải là người con của vùng đất Hoà Bình nhưng tôi đã gắn bó từ rất lâu với con
cá sông Đà. Đã đi nhiều nơi, ăn nhiều loại cá nhưng tôi thấy không ở đâu chất
lượng bằng con cá của lòng hồ sông Đà, vừa thơm ngon, vừa sạch. Vì vậy, tôi đã
quyết định kết hợp nuôi cá gắn với du lịch mong nhiều người có thể đến đây trải nghiệm, thưởng
thức đặc sản cá sông Đà.

Hiện nay, trên vùng hồ
thuỷ điện Hoà Bình có gần 5 nghìn lồng nuôi cá, sản lượng trung bình hàng năm đạt
gần 10 nghìn tấn. Nuôi cá lồng gắn với phát triển du lịch hiện là hướng đi nhiều
hộ dân hướng tới nhằm đánh thức tiềm năng, thế mạnh vùng lòng hồ Hoà Bình. Theo
đồng chí Nguyễn Huy Nhuận, Giám đốc Sở NN&PTNT, để vừa phát triển bền vững
ngành thuỷ sản vừa phục vụ phát triển du lịch vùng hồ, Sở đã chỉ đạo Chi cục
Thuỷ sản hướng dẫn các hộ nuôi cá lồng, các hợp tác xã tiếp tục phát triển chăn
nuôi hiệu quả các loài thuỷ sản có giá trị kinh tế gắn với bảo vệ môi trường
sinh thái. Trong đó, tập trung vào các loại cá đặc sản vùng hồ, áp dụng quy
trình nuôi trồng VietGAP, thuỷ sản hữu cơ, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản
xuất thuỷ sản nhằm nâng cao giá trị gia tăng, giảm chi phí. Đồng thời hướng tới
phát triển nuôi trồng các loài thuỷ sản mục đích làm cảnh, giải trí ở khu đô thị,
khu du lịch. Khuyến khích, hỗ trợ phát triển nuôi trồng thuỷ sản gắn với du lịch,
các hoạt động giáo dục, du lịch sinh thái, tham quan trải nghiệm.

Đinh Hòa






Nguồn

Cùng chủ đề

Bảo vệ “tường thành” tỷ giá, sẵn sàng ứng phó với “cơn gió ngược”

Các đại biểu Quốc hội và chuyên gia cảnh báo, những “cơn gió ngược” có thể thổi tới Việt Nam, đặc biệt là hàng rào thuế quan và diễn biến khó lường của USD. Trong bối cảnh này, giữ được ổn định tỷ giá sẽ là yếu tố tiên quyết để bảo vệ ổn định vĩ mô. Bảo vệ “tường thành” tỷ giá, sẵn sàng ứng phó với “cơn gió ngược”Các đại biểu Quốc hội và chuyên gia cảnh báo,...

Hướng dẫn chi tiết cách lột bao quy đầu tại nhà

Việc lột bao quy đầu sớm, đúng cách sẽ giúp vệ sinh vùng kín dễ dàng hơn, giảm nguy cơ viêm nhiễm, và cải thiện sức khỏe sinh lý. Dưới đây là cách lột bao quy đầu tại nhà đơn giản, an toàn để nam giới chủ động bảo vệ sức khỏe của mình. ...

Trẻ em Việt Nam đang phải đối mặt với ba gánh nặng về dinh dưỡng

Khoa học đã chứng minh, khoảng 86% chiều cao tối đa của con người đạt được trong độ tuổi dưới 12 tuổi, đây chính là giai đoạn quyết định sự phát triển tối đa tầm vóc, thể lực và trí lực của con người. Trẻ em Việt Nam đang phải đối mặt với ba gánh nặng về dinh dưỡngKhoa học đã chứng minh, khoảng 86% chiều cao tối đa của con người đạt được trong độ tuổi dưới 12 tuổi,...

Đường đặt cổng giới hạn chiều cao quá thấp, doanh nghiệp kêu tốn kém bạc tỉ

Một doanh nghiệp tại TP Tuy Hòa (Phú Yên) phản ánh đến Tuổi Trẻ Online về cổng giới hạn chiều cao do người dân lắp đặt trên đường khiến việc vận chuyển hàng hóa ra vào cơ sở khó khăn, gây tốn kém tiền tỉ. ...

TP.HCM chi thêm 830 tỷ đồng cải tạo kênh Tham Lương – Bến Cát

Do tăng chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, bổ sung thêm một số hạng mục, dự án cải tạo kênh dài nhất TP.HCM đã tăng vốn hơn 830 tỷ đồng, thời gian thực hiện cũng kéo dài thêm 1 năm. TP.HCM chi thêm 830 tỷ đồng cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước LênDo tăng chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, bổ sung thêm một số hạng mục, dự án...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đổi thay khu căn cứ cách mạng Tu Lý

(HBĐT) - Thời kỳ tiền khởi nghĩa, khu căn cứ cách mạng Tu Lý - Hiền Lương (gồm 2 xã Tú Lý, Hiền Lương ngày nay) là 1 trong 4 khu căn cứ cách mạng của tỉnh nằm trong chiến khu Hòa - Ninh - Thanh. Khu căn cứ được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia năm 1996, trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng và...

Homestay Độc Lập – hứa hẹn điểm đến thu hút khách du lịch

(HBĐT) - Homestay Độc Lập nằm tại xã Độc Lập (TP Hoà Bình). Tại đây có  dịch vụ ăn uống, nghỉ dưỡng, văn nghệ, lửa trại, nướng ngô, khoai, sắn... Cùng với đó, du khách được tham gia các hoạt động trải nghiệm câu cá, đạp xe quanh cánh đồng, du lịch sinh thái, du lịch giáo dục trồng rau, chăn nuôi...   Homestay Độc Lập là địa điểm nghỉ dưỡng đa dạng mô hình mới đi vào hoạt động hơn một tháng nhưng đã được khá...

Thực trạng công tác phát triển đảng viên ở các đảng bộ huyện, thành phố

(HBĐT) - Tỉnh Hòa Bình có 9 huyện, 1 thành phố, 151 xã, phường, thị trấn; dân số gần 90 vạn người với 6 dân tộc chủ yếu, gồm: Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông. Tính đến ngày 31/12/2022, Đảng bộ tỉnh có 13 đảng bộ trực thuộc với 510 tổ chức cơ sở Đảng (TCCSĐ), trong đó, đảng bộ cơ sở 279, chi bộ cơ sở 231; đảng bộ bộ phận 8; chi bộ trực thuộc đảng bộ bộ phận,...

Bài đọc nhiều

Trang phục truyền thống phụ nữ Mường – Lạc Sơn

Trang phục truyền thống của phụ nữ Mường là một tác phẩm nghệ thuật sống động, mang đậm nét văn hóa đặc trưng của dân tộc. Mỗi đường kim mũi chỉ, mỗi họa tiết hoa văn đều ẩn chứa những câu chuyện, những giá trị tinh thần sâu sắc. Trang phục Mường không cầu kỳ, phô trương mà hướng đến sự thoải mái, tự nhiên. Tuy nhiên, trong sự giản dị ấy lại toát lên một vẻ đẹp tinh tế,...

Nghệ thuật vẽ sáp ong của người Mông

Ở Việt Nam, người Mông là dân tộc sinh sống với số đông ở vùng Tây Bắc. Với đời sống canh tác từ lâu đời, người Mông đã hình thành nên một số nghề truyền thống như: nhuộm vải, dệt may, thêu hoa văn thổ cẩm... Đặc biệt, trên trang phục truyền thống, những họa tiết hoa văn được phụ nữ Mông cần cù, tỉ mỉ thêu lên những sắc màu truyền thống. Đặc biệt, những kí tự được...

Cùng chuyên mục

Trang phục truyền thống phụ nữ Mường – Lạc Sơn

Trang phục truyền thống của phụ nữ Mường là một tác phẩm nghệ thuật sống động, mang đậm nét văn hóa đặc trưng của dân tộc. Mỗi đường kim mũi chỉ, mỗi họa tiết hoa văn đều ẩn chứa những câu chuyện, những giá trị tinh thần sâu sắc. Trang phục Mường không cầu kỳ, phô trương mà hướng đến sự thoải mái, tự nhiên. Tuy nhiên, trong sự giản dị ấy lại toát lên một vẻ đẹp tinh tế,...

Lễ đắp bếp trong ngôi nhà Mường

       Lễ đắp bếp là một nghi thức quan trọng và mang đậm bản sắc văn hóa của người Mường. Đây không chỉ đơn thuần là việc xây dựng một nơi nấu nướng mà còn là một nghi lễ tâm linh, thể hiện sự tôn trọng đối với tổ tiên, thần linh và mong muốn một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Người Mường quan niệm bếp lửa là nơi sinh sôi nảy nở, là trung tâm của...

1 ngày len lỏi rừng Nhuội Hòa Bình

Rừng Nhuội thuộc xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình, cách trung tâm thành phố Hòa Bình khoảng 70 km. Đây là một khu rừng nguyên sinh với diện tích hơn 30 ha, trong đó vùng lõi chiếm gần 10 ha. Rừng Nhuội được biết đến với hệ thực vật phong phú, đa dạng với nhiều loại cây gỗ quý hiếm như nghiến, sấu, cùng các loại cây dược liệu quý. Điểm đặc biệt thu hút du...

Một bản Thái Mai Châu bình dị

Cách Thủ đô Hà Nội chừng 160km, thị trấn Mai Châu là nơi sinh sống của 5 dân tộc anh em, trong đó người Mường và người Thái chiếm đại đa số. Mai Châu nằm trọn trong một vùng lòng chảo rộng lớn, với các ngọn núi cao như thành lũy bao quanh.Khí hậu ở nơi đây luôn mát mẻ hơn so với các nơi khác vào mùa hè, và ấm hơn vào mùa đông. Những bản làng với...

Mai Châu điểm hẹn vùng Tây Bắc

Từ trên đèo cao nhìn xuống thung lũng Mai Châu - Hòa Bình đẹp như một bức tranh thủy mặc, hội tụ gam màu của phố núi cùng những bản làng người Thái ẩn mình sau những màu xanh cây lá vương vấn khói lam chiều khiến du khách nhớ đến câu thơ nổi tiếng: " Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"...

Mới nhất

Vừa lên sàn, tập đoàn chuyên bán nguyên liệu của ông Nguyễn Thiên Trúc ‘mất’ ngay nghìn tỉ

Vừa lên sàn hôm 11-11 với giá 63.000 đồng/cổ phiếu, sau vài phiên điều chỉnh, vốn hóa CTCP Nguyên liệu Á châu AIG 'bốc hơi' hơn nghìn tỉ đồng. ...

Thúc đẩy các dự án cao tốc, cửa khẩu thông minh tại Lạng Sơn, Cao Bằng

(ĐCSVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các nhà đầu tư, nhà thầu huy động thêm máy móc, nhân lực, triển khai công việc với tốc độ nhanh hơn, tổ chức thi công với quyết tâm "vượt nắng, thắng mưa, không thua bão gió"... Ngày 14/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khảo sát thực địa, kiểm tra...

“Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế”

(ĐCSVN) - Đối thoại Biển là sáng kiến của Học viện Ngoại giao nhằm kết nối các nhà khoa học bàn thảo về khoa học biển, kết hợp thảo luận chính sách và khuôn khổ pháp lý hướng tới quản trị biển bền vững. ...

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp của Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo

(ĐCSVN) - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 522/TB-VPCP ngày 14/11/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại phiên họp của Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo về định hướng giải pháp thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo theo Kết luận số 91-KL/TW của...

Mới nhất

làm sao để kiểm soát?