Trang chủNewsNhân quyềnTriển lãm ảnh di sản thiên nhiên và văn hóa Việt Nam...

Triển lãm ảnh di sản thiên nhiên và văn hóa Việt Nam tại Geneva


Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai bày tỏ mong muốn thông qua Triển lãm ảnh, bạn bè quốc tế hiểu thêm thực tế và thông điệp mạnh mẽ về đất nước Việt Nam đa dạng văn hóa.

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai và lãnh đạo một số  tổ chức quốc tế,  Phái đoàn các nước tại Triển lãm. (Nguồn: TTXVN)
Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai và lãnh đạo một số tổ chức quốc tế, phái đoàn các nước tại Triển lãm. (Nguồn: TTXVN)

Ngày 11/12, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở Geneva, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh LHQ, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva, cùng bà Tatiana Valovaya, Tổng giám đốc Văn phòng LHQ tại Geneva (UNOG) chủ trì Lễ khai mạc Triển lãm ảnh “Sắc màu văn hóa: Di sản thiên nhiên và văn hóa ở Việt Nam”.

Triển lãm ảnh được đồng tổ chức bởi Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Geneva và Văn phòng LHQ tại Geneva, thu hút sự tham dự của nhiều Đại sứ, Trưởng Phái đoàn, và các đại diện của các nước, tổ chức quốc tế, cũng như thành viên các Đoàn các nước nhân dịp tham gia sự kiện cấp cao kỷ niệm 75 năm ngày thông qua Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền.

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Geneva  phát biểu khai mạc Triển lãm. (Nguồn: TTXVN)
Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Geneva phát biểu khai mạc Triển lãm. (Nguồn: TTXVN)

Phát biểu khai mạc, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai nêu bật tầm quan trọng của Triển lãm ảnh, thể hiện mối liên hệ sâu sắc giữa quyền con người và bảo tồn, phát triển di sản văn hóa và thiên nhiên, được tổ chức vào thời điểm cộng đồng quốc tế cùng kỷ niệm 75 năm ngày thông qua Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, nhìn lại các thành tựu, thách thức trong thúc đẩy bảo đảm quyền con người trong thời gian qua và cam kết hướng tới bảo đảm tốt hơn các quyền con người trong tương lai.

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai bày tỏ mong muốn thông qua Triển lãm ảnh này, bạn bè quốc tế hiểu thêm thực tế và thông điệp mạnh mẽ về đất nước Việt Nam đa dạng văn hóa, nơi chung sống hòa hợp và đoàn kết của cộng đồng 54 dân tộc anh em.

Các di sản văn hóa cùng với các di sản thiên nhiên được cộng đồng các dân tộc Việt Nam duy trì và phát triển trải qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, trong đó có những di sản thế giới được công nhận bởi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của LHQ (UNESCO).

Bản sắc văn hóa đa dạng cùng với các di sản thiên nhiên là nguồn lực quan trọng của các dân tộc, đóng góp cho đời sống năng động, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và các ngành công nghiệp văn hóa, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai cũng nhấn mạnh sự tham gia đóng góp chủ động, tích cực và trách nhiệm của Việt Nam vào công việc của Hội đồng Nhân quyền LHQ trên cương vị thành viên nhiệm kỳ 2023-2025. Việc Việt Nam chủ trì đề xuất, soạn thảo Nghị quyết về kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền là một ví dụ điển hình, đã được Hội đồng Nhân quyền LHQ thông qua bằng đồng thuận tại Khóa họp lần thứ 52 vào tháng 2-3/2023.

Bà Tatiana Valovaya, Tổng giám đốc Văn phòng LHQ tại Geneva phát biểu khai mạc Triển lãm. (Nguồn: TTXVN)
Bà Tatiana Valovaya, Tổng giám đốc Văn phòng LHQ tại Geneva phát biểu khai mạc Triển lãm. (Nguồn: TTXVN)

Cùng khai mạc Triển lãm ảnh, bà Tatiana Valovaya, Tổng giám đốc UNOG hoan nghênh Việt Nam tổ chức Triển lãm lần này, đồng thời khẳng định, LHQ luôn chú trọng thúc đẩy đa dạng văn hóa, xem đây là nền tảng cho hòa bình, hợp tác và hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia, góp phần tạo nên một thế giới hài hòa và thịnh vượng hơn.

Bà Tatiana Valovaya nhấn mạnh, bảo tồn di sản văn hóa là điều cấp thiết cho các thế hệ tương lai; các di sản vật thể và phi vật thể là những nguồn tài nguyên vô giá, đóng vai trò là chất xúc tác để đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG).

Đồng thời, bà nhắc lại chuyến thăm Hà Nội, được đến tham quan làng gốm Bát Tràng, chứng kiến tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát triển nghề gốm truyền thống, một minh chứng cho di sản đặc sắc của văn hóa Việt Nam.

Tổng giám đốc UNOG còn nhắc đến sự tham gia tích cực của phụ nữ Việt Nam trong các nỗ lực bảo tồn và phát triển đa dạng văn hóa cũng như thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

Bà Tatiana Valovaya cho rằng, Triển lãm lần này gồm nhiều hình ảnh đặc sắc, mang đến cái nhìn sống động về cuộc sống của nhiều cộng đồng dân tộc, tôn giáo khác nhau ở Việt Nam; phản ánh những giá trị văn hóa truyền thống lâu đời được truyền qua nhiều thế hệ, và làm nổi bật sự phát triển của những bản sắc độc đáo trong các cộng đồng này; khắc họa kết quả sự kiên trì bảo tồn di sản văn hóa của thế giới ở Việt Nam.

Lãnh đạo, đại diện các tổ chức quốc tế, các nước tại Geneva tham dự Khai mạc Triển lãm. (Nguồn: TTXVN)
Lãnh đạo, đại diện các tổ chức quốc tế, các nước tại Geneva tham dự khai mạc Triển lãm. (Nguồn: TTXVN)

Triển lãm ảnh “Sắc màu văn hóa: Di sản thiên nhiên và văn hóa ở Việt Nam” nằm trong khuôn khổ chương trình tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo, nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, đối thoại và hợp tác, cũng như các cam kết vì các giá trị chung về quyền con người, vì hòa bình, phát triển và hạnh phúc cho mọi người.

Sự kiện được mở cửa cho công chúng từ ngày 10-12/12 tại Trụ sở LHQ ở Geneva, nhân dịp LHQ tổ chức sự kiện cấp cao kỷ niệm 75 năm thông qua Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền.





Nguồn

Cùng chủ đề

Việt Nam tái ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc

  Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đề nghị các nước tiếp tục ủng hộ ứng cử của Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2026-2028. Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt tại buổi lễ công bố Việt Nam tái ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2026-2028. Ảnh: Bộ Ngoại giao Ngày 12.12, Phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc (New York) đã tổ chức lễ công bố Việt Nam tái ứng cử...

Xây dựng ‘hộ chiếu’ văn hóa

Khi tham gia giao lưu quốc tế, bản sắc văn hóa chính là "tấm hộ chiếu" đặc biệt của người Việt, giúp nhận diện và tạo nên sự khác biệt giữa các quốc gia.

Ngắm nhìn những cung đường đẹp như tranh vẽ ở châu Âu

Những con đường uốn lượn qua dãy núi, biển cả và các công viên quốc gia tạo ra...

Tối ưu hóa hoạt động truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam thông qua chuyển đổi số

ThS. Nguyễn Văn Thuật, Phó Cục trưởng Cục TTĐN, Bộ TT&TT Lĩnh vực truyền thông trên thế giới đang trong giai đoạn phát triển bùng nổ, với sự ra đời của hàng loạt các nền tảng nội dung số, mạng xã hội xuyên biên giới, tích hợp đa phương tiện, đa dịch vụ, đa ứng dụng. Bởi vậy, để công tác truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới đạt hiệu quả tốt, phù hợp với xu...

Việt Nam sẽ là điểm đến của điện ảnh thế giới?

Một số địa danh của Việt Nam từng là phim trường của các bộ phim nổi tiếng thế giới như Đông Dương, Người tình, Điện Biên Phủ, Người Mỹ trầm lặng, Kong: Đảo đầu lâu... Dù vậy, tiềm năng này vẫn còn bỏ ngỏ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trung Quốc tố Mỹ chính là mối đe dọa lớn nhất với an ninh toàn cầu

Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 21/12 đã lên án báo cáo gần đây của Lầu Năm Góc về sự phát triển nhanh chóng của quân đội Trung Quốc, cho rằng chính Washington đang phát triển chiến lược quân sự ngày càng mang tính đối đầu và là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh toàn cầu.

Giá vàng nhẫn ‘vượt mặt’ vàng miếng, dự báo thời điểm chạm 3.000 USD/ounce, triển vọng 2025 lạc quan phơi phới

Giá vàng hôm nay 22/12/2024, giá vàng nhẫn tăng mạnh mẽ, vượt qua vàng miếng; thị trường thế giới xanh sàn. Ông Trump lãnh đạo nước Mỹ, nhu cầu tăng vọt từ các thị trường mới nổi và rủi ro địa chính trị đang dẫn dắt triển vọng giá vàng 2025.

Thủ tướng Ấn Độ khởi động chuyến thăm lịch sử đến Kuwait

“Tôi đến Kuwait trong sự chào đón nồng nhiệt.

Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024 tại thị trường trong nước đồng loạt giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 145.000 – 146.200 đồng/kg.

Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật...

Trưởng Phái đoàn Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tại Việt Nam Kendra Rinas nhấn mạnh, Việt Nam nằm trong số rất ít các nước có kế hoạch toàn quốc triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM).

Bài đọc nhiều

Gìn giữ ngôn ngữ dân tộc Tày, Nùng ở xứ Lạng

Dân tộc Tày, Nùng chiếm phần lớn dân số toàn tỉnh Lạng Sơn và vì thế, văn hóa của nhóm người này được xem là tiêu biểu cho văn hóa xứ Lạng. Việc bảo tồn ngôn ngữ dân tộc Tày, Nùng là vấn đề quan trọng, được các cấp, ngành quan tâm.

Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người là quan điểm nhất quán, xuyên suốt mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Do đó, việc cung cấp thông tin về những thành tựu bảo đảm quyền con người và đấu tranh bác bỏ thông tin sai lệch, luận điệu xuyên tạc về tình hình quyền con người tại Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, kết hợp hài hòa giữa “xây” và “chống”.

Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật...

Trưởng Phái đoàn Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tại Việt Nam Kendra Rinas nhấn mạnh, Việt Nam nằm trong số rất ít các nước có kế hoạch toàn quốc triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM).

Tăng cường tính sáng tạo trong tuyên truyền thông tin đối ngoại về quyền con người

Sáng 19/12, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo ‘Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới’. Hội thảo do Báo Thế giới và Việt Nam phối hợp với Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo về Nhân quyền tổ chức nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Nhân quyền thế giới (10/12/1948-10/12/2024). Tổng Biên tập Báo Thế giới và Việt Nam Nguyễn Trường Sơn cùng Đại diện Văn phòng Thường...

Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để “ai hiểu rồi thì yêu ta”

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nhấn mạnh, cần phải tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế và báo chí nước ngoài trong lĩnh vực truyền thông đối ngoại nhằm đấu tranh và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam, qua đó thúc đẩy hình ảnh quốc gia, nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

Cùng chuyên mục

Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật...

Trưởng Phái đoàn Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tại Việt Nam Kendra Rinas nhấn mạnh, Việt Nam nằm trong số rất ít các nước có kế hoạch toàn quốc triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM).

Bổ sung, kiện toàn thành viên Ban chỉ đạo Trung ương xóa nhà dột nát

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1623/QĐ-TTg ngày 21/12 bổ sung, kiện toàn thành viên Ban Chỉ đạo (BCĐ) Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước. Theo Quyết định, bổ sung, kiện toàn thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước như sau: Bà Phạm Thị Thanh Trà, Bộ trưởng Bộ Nội Vụ tham gia...

Khám bệnh miễn phí cho người dân biên giới

Hơn 300 người dân biên giới tại huyện Ea Súp tỉnh Đắk Lắk được Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp với Sở Y tế khám sức khỏe, tư vấn cấp phát thuốc miễn phí. Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk Nay Phi La cho biết, hoạt động nằm trong quy chế phối hợp công tác kết hợp quân dân y giữa Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk và Sở Y...

Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông toàn cầu trên mạng xã hội với chủ đề “Vạch trần thủ đoạn của những đối tượng đưa người di cư trái phép”.

Làng hoa tất bật vào vụ tết

(LĐXH) - Chỉ còn hơn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ, nông dân làm nghề trồng hoa, cây cảnh đang tất bật cho vụ hoa tết - mùa sản xuất hoa quan trọng và đem lại nguồn thu nhập cao. Hoa nở sau bão3 tháng sau cơn bão Yagi, dưới tiết trời se lạnh, nắng đông hanh hao hắt xuống những nụ đào e ấp, trái quất căng mọng dần chuyển sắc màu trong các vườn đào...

Mới nhất

Đề xuất loạt cơ chế đặc thù để nhà thầu Việt “sáng cửa” vào dự án đường sắt tốc độ cao

Trong 7 cơ chế đặc thù đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét trong triển khai dự án ĐSTĐC Bắc - Nam, Hiệp hội các Nhà thầu xây dựng VN đã đề xuất nhiều cơ chế để nhà thầu trong nước rộng cửa tham gia. ...

Metro số 1 chính thức vận hành thương mại

Metro số 1 miễn phí vé 1 tháng. Hành khách dễ dàng tiếp cận với các trạm của metro số 1 bằng xe buýt, xe đạp công...

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1587/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địaPhó thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1587/QĐ-TTg phê...

Vì sao mùa gió Bắc là mùa chật vật của nghề đánh cá biển ở Bà Rịa-Vũng Tàu, câu mực thất thu?

Mùa gió Bắc, mưa bão nhiều, trong khi giá hải sản đi xuống trong giai đoạn thấp điểm của du lịch nên nhiều ngư dân Bà Rịa-Vũng Tàu cho tàu nằm...

Giá vàng hôm nay 22/12/2024 giảm, trong nước ngược chiều đi lên

Giá vàng hôm nay 22/12/2024 trên thị trường thế giới kết thúc tuần giảm. Giá vàng nhẫn trong nước có thương hiệu điều chỉnh đi lên. Kết phiên 21/12, giá vàng miếng tại SJC đóng cửa ở mức 81,8-83,8 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), không đổi so với chốt phiên hôm trước. Giá vàng miếng tại Doji tăng 600...

Mới nhất