Trang chủDestinationsKon TumTriển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế

Triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế



03/08/2023 18:56


Chiều 3/8, UBND tỉnh tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 7 nhằm đánh giá tình hình phát triển kinh tế-xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2023, đồng thời triển khai những nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 8/2023. Đồng chí Lê Ngọc Tuấn- Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì phiên họp.








Quang cảnh phiên họp. Ảnh: TH

 

Dự họp có đồng chí Y Ngọc- Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh.

Theo đánh giá của UBND tỉnh, trong tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2023, các cấp, các ngành của tỉnh đã tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế- xã hội năm 2023 một cách quyết liệt và đã đạt được những kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực kinh tế- xã hội.

Theo đó, tình hình kinh tế- xã hội của tỉnh tiếp tục ổn định, phát triển và đạt được những kết quả tích cực, nhiều chỉ tiêu quan trọng tăng cao so với cùng kỳ năm 2022, như: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tính tăng 9,22%, tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng 16%, kim ngạch xuất khẩu tăng 22,4%, doanh thu dịch vụ du lịch tăng 82,1%. Các loại cây trồng chủ lực được gieo trồng đúng thời vụ, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã trồng mới 893,1 ha cây ăn quả, đạt 81,2% kế hoạch; 372,2ha cây mắc ca, đạt 37,2% kế hoạch; 600,3ha dược liệu khác, đạt 66,7% kế hoạch; trồng mới được 1.078,74ha rừng.

Tỉnh đã tổ chức thành công Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 trên địa bàn, điểm trung bình môn thi tốt nghiệp ước tính 6,34 điểm, tăng 6 bậc so với năm 2022, đứng thứ 2 trong khu vực Tây Nguyên.

Công tác phòng, chống dịch bệnh, khám, chữa bệnh được đảm bảo. Các chế độ, chính sách bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội được triển khai đầy đủ, kịp thời. Kỷ luật, kỷ cương hành chính được chú trọng. Quốc phòng- an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo…

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình phát triển kinh tế- xã hội 7 tháng đầu năm 2023 vẫn còn những khó khăn, hạn chế như: Thu ngân sách nhà nước chưa đảm bảo, ước thực hiện 7 tháng đạt 1.795 tỷ đồng, bằng 55,3% dự toán Trung ương giao; tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công còn thấp, tính đến 20/7/2023, toàn tỉnh mới giải ngân được 1.028 tỷ đồng, đạt 27,64% so với thực nguồn kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 địa phương giao; hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, người dân còn gặp khó khăn; tai nạn giao thông chưa được kiềm chế…

Tại phiên họp, lãnh đạo các sở, ngành đã báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ của ngành, lĩnh vực được giao; đồng thời, tập trung thảo luận, làm rõ nguyên nhân của những điểm còn hạn chế, yếu kém; đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhằm tiếp tục triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội tháng 8 và các tháng còn lại của năm 2023.








Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Tuấn kết luận phiên họp. Ảnh: TH

 

Kết luận phiên họp, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Tuấn đề nghị, các sở, ngành, địa phương của tỉnh tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các nghị quyết, quyết định, chương trình hành động phát triển kinh tế- xã hội năm 2023, khắc phục có hiệu quả các hạn chế, khuyết điểm đã được chỉ ra.

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm như tập trung đẩy nhanh tiến độ lập, hoàn thiện các quy hoạch quan trọng của tỉnh; tích cực đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân nguồn vốn đầu tư công, gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị với kết quả giải ngân. Đồng thời, đẩy mạnh các giải pháp điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính, ngân sách địa phương năm 2023; phối hợp giải quyết tốt những vướng mắc về hồ sơ, thủ tục của các dự án khai thác quỹ đất, tổ chức đấu giá theo quy định để tăng nguồn thu tiền sử dụng đất. Tham mưu UBND tỉnh về kế hoạch tổ chức Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I tại tỉnh Kon Tum và Đề án Tổ chức Festival Sâm Ngọc Linh – Kon Tum; triển khai tốt kế hoạch năm học 2023- 2024, đề xuất ban hành đơn giá mở lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Bên cạnh đó, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh lưu ý, các ngành, đơn vị có liên quan và các địa phương tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, tình hình thiên tai; chủ động triển khai hiệu quả các phương án phòng, chống thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”, không để bị động, bất ngờ trước các tình huống; tăng cường quản lý an toàn hồ đập, hồ chứa thủy điện.

Sau phiên họp về kinh tế- xã hội, các thành viên UBND tỉnh tiến hành họp thảo luận, cho ý kiến đối với một số nội dung thuộc thẩm quyền xem xét, quyết định của tập thể UBND tỉnh.

Thùy Hương





Source link

Cùng chủ đề

Thơm ngon vú sữa Lò rèn

Vú sữa là một loại quả thơm ngon tuyệt vời, gợi nhớ đến bầu sữa mẹ từ thuở nhỏ. Có rất nhiều loại vú sữa, nhưng hiện nổi tiếng nhất trên thị trường là vú sữa Vĩnh Kim ở Tiền Giang. Loại vú sữa độc đáo này có vỏ màu tím, xẻ ra có ruột màu trắng sữa, có hương thơm thoang thoảng tuyệt vời.    Theo câu chuyện người dân địa phương truyền tai nhau thì Vú sữa Lò Rèn...

Tây Nguyên: Sản phẩm OCOP tiếp tục được nâng tầm ở cả trong và ngoài nước

Sản phẩm OCOP không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, tạo công ăn việc làm mà còn góp phần đưa hình ảnh tươi đẹp, con người giàu bản sắc ở buôn làng Tây Nguyên đến với bạn bè trong nước và quốc tế. ZaloFacebookTwitterBản inCopy link Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được xem là “liều thuốc” đánh thức các tiềm năng, thế mạnh riêng biệt của những sản phẩm đặc trưng của từng vùng miền, từng cộng...

Phố cổ Hội An – Vẻ đẹp ngưng đọng thời gian

Ngày 4/12/1999, UNESCO đã ghi danh Đô thị cổ Hội An vào Danh mục Di sản Văn hóa Thế giới do đáp ứng được 2 tiêu chí: là biểu hiện vật thể nổi bật của sự kết hợp các nền văn hóa qua các thời kỳ trong một thương cảng quốc tế; là điển hình tiêu biểu về một cảng thị châu Á truyền thống được bảo tồn một cách hoàn hảo. Phố cổ Hội An - một điểm đến...

Phở bò lọt Top 100 món ăn ngon nhất thế giới

Cẩm nang du lịch TasteAtlas vừa tiết lộ danh sách thường niên 100 món ăn ngon nhất thế giới được thực khách xếp hạng năm 2024. Trong đó, đại diện duy nhất của Việt Nam trong danh sách là phở bò. TTXVN/Báo Tin tức

Hội An vào danh sách 13 điểm tuyệt vời nhất thế giới để đi du lịch trong tháng 7

Tạp chí Time Out của Anh vừa đề xuất 13 điểm đến hấp dẫn hàng đầu trên thế giới để đi du lịch vào tháng Bảy, trong đó phố cổ Hội An của Việt Nam xếp vị trí thứ 7. Tạp chí Time Out của Anh vừa đề xuất 13 điểm đến hấp dẫn hàng đầu trên thế giới để đi du lịch vào tháng Bảy, trong đó có Hội An của Việt Nam. Theo Time Out, tháng Bảy là tháng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Khám phá nhà thờ gỗ Kon Tum có tuổi đời hơn 100 năm

Nhà thờ gỗ Kon Tum là một trong những biểu tượng kiến trúc độc đáo và nổi tiếng nhất của Tây Nguyên. Với sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Roman và nhà sàn truyền thống của người Ba Na, ngôi nhà thờ này không chỉ là một công trình tôn giáo mà còn là một kiệt tác nghệ thuật mang đậm dấu ấn văn hóa của vùng đất cao nguyên.

Lễ truyền voi của người Tây Nguyên

Trong các dân tộc ở Tây Nguyên, người M'nông nổi tiếng nhất với nghề thuần dưỡng voi rừng, do cư trú ở vùng tự nhiên đa dạng có rừng, núi, sông, suối, đầm, hồ, thung lũng... là nơi quần tụ sinh sống của nhiều bầy đàn voi rừng nên người M'nông rất am hiểu đời sống của loài voi...

Một ngày đi hết các điểm đến mới ở Măng Đen

KON TUM-Thanh Hằng gợi ý các địa điểm mới có khung cảnh thiên nhiên đẹp ở Măng Đen và lịch trình khám phá trong một ngày. Nguyễn Thanh Hằng, 24 tuổi, người Hà Nội, chuyển vào Măng Đen sinh sống và làm việc được 8 tháng. Thời gian ở đây, cô để dành những ngày cuối tuần, tách mình khỏi công việc, khám phá từng ngõ ngách của thị trấn nghỉ mát này. "Nhiều người nói Măng Đen buồn, ít chỗ chơi, quanh...

Mới nhất

Đô thị cổ Hội An: Nhiều hoạt động kỷ niệm 25 năm được công nhận Di sản Thế giới

Với chủ đề “25 năm - Bảo tồn và phát huy bền vững giá trị Di sản Văn hóa Thế giới Đô thị cổ Hội An”, các hoạt động được tổ chức tại nhiều địa điểm, tập trung ở khu phố cổ từ ngày 23/11-4/12/2024. Ủy ban Nhân dân thành phố Hội An (Quảng Nam) vừa ban hành kế hoạch tổ...

Thơm lừng hương quế Trà My

Cây quế đã vượt ra khỏi lãnh địa, trở thành dược liệu quý hiếm, được xếp vào 4 vị có giá trị là: sâm, nhung, quế, phụ. Quế là vị thuốc có tính dương, bồi bổ, chữa trị các bệnh về đường tiêu hóa, tuần hoàn và hô hấp.    Từ xa xưa, đồng bào đã biết sử dụng loài cây...

Nho ninh thuận – ăn một lần mà nhớ mãi

Tỉnh Ninh Thuận là nơi nổi tiếng về trồng nho, nho trồng ở Ninh Thuận có hương vị đặc trưng riêng được người tiêu dùng trong cả nước ưa chuộng. Nho Ninh Thuận được nhiều người ưa chuộng như vậy là nhờ có các tính chất, chất lượng đặc thù, khác biệt so với các loại nho khác. Nho đỏ...

Quả Na Bà Đen, sản vật của vùng đất phương Nam

Một trong những thức quả ngon được rất nhiều người yêu thích chính là mãng cầu. Trong số đó, mãng cầu Bà Đen ở Tây Ninh là được ưa chuộng nhất. Khu vực quanh núi Bà Đen được xem là “thủ phủ” của mãng cầu với hàng chục hecta đất chuyên canh. Quả mãng cầu (miền Bắc Việt Nam gọi...

Tập trung cao nhất thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 18

Sáng 30/12, tại Hà Nội, Đảng bộ Cơ quan Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Đảng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham dự Hội nghị có ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch UBTƯ MTTQ...

Mới nhất