Giải pháp nhận thanh toán qua POS được coi là công cụ thanh toán nhanh chóng an toàn và thuận tiện nhất cho cả người bán lẫn người mua.
Triển khai giải pháp nhận thanh toán qua POS cho tiểu thương, hộ kinh doanh. Ảnh: Techcombank
Thanh toán không tiền mặt lên ngôi
Cuối tháng 3/2024, Visa – công ty công nghệ thanh toán điện tử hàng đầu thế giới – công bố những hiểu biết mới nhất về bối cảnh thanh toán tại Việt Nam trong báo cáo Nghiên cứu về Thái độ thanh toán của người tiêu dùng 2023. Báo cáo cho thấy xu hướng chuyển đổi sang các phương thức thanh toán điện tử hiện đại đang ngày càng được ưa chuộng tại Việt Nam.
Theo đó, 56% số người dùng Việt tham dự khảo sát đang ít mang theo tiền mặt hơn so với năm trước, thể hiện sự chủ động nắm bắt các công nghệ tài chính mới của người tiêu dùng.
Đặc biệt, người dùng trẻ hiện đóng vai trò như thế hệ tiên phong thúc đẩy đà tăng trưởng thanh toán không dùng tiền mặt, với 89% số người tham gia khảo sát đã tiếp cận thành công các phương thức thanh toán kỹ thuật số trong đời sống hằng ngày.
Thực tế, trong mọi nhu cầu của cuộc sống, việc thanh toán không dùng tiền mặt đã trở nên rất phổ biến.
Đối với người tiêu dùng, việc đa dạng phương thức thanh toán không tiền mặt cho các khoản chi tiêu trở thành thói quen tiện ích khi không phải mang theo tiền bên người.
“Giờ tôi không cần mang tiền mặt theo nữa, mọi thanh toán chi tiêu giờ chuyển khoản nhanh chóng, thuận tiện. Từ hàng rau cho đến hàng gia dụng hay quần áo… Tất cả các cửa hàng đều thanh toán QR hay quẹt thẻ, tối thiểu cũng có thể chuyển khoản được”, chị Lan Anh tại TP.HCM chia sẻ.
Đối với đơn vị chấp nhận thanh toán như các hộ kinh doanh nhỏ, tiểu thương hay cửa hàng phải đa dạng hóa hình thức thanh toán để đáp ứng mọi nhu cầu thanh toán của các “thượng đế”. Trong bối cảnh người tiêu dùng có thể “quen” với bất kỳ hình thức “trả tiền theo kiểu mình thích” thì sự “thức thời” của các tiểu thương, cửa hàng cũng phải rất nhanh.
“Khách hàng là thượng đế. Họ muốn thanh toán kiểu nào thì mình chấp nhận kiểu đó họ mới vui. Thường thì giờ ai cũng thích quẹt QR Code cho nhanh hay thanh toán POS, chuyển khoản, mọi thứ nhanh chóng, an toàn, không mất thời gian của hai bên.
Thêm vào đó, mình cũng không cần phải cầm nhiều tiền mặt đi nạp tiền trả hàng và theo dõi doanh thu cũng dễ trên ngân hàng điện tử” – chị Thanh Ngân, chủ một sạp vải ở chợ Bến Thành, TP.HCM, chia sẻ.
Tuy nhiên, để thanh toán bằng máy POS thì cần nhiều điều ràng buộc, phí cũng khá cao nên thường đối với các tiểu thương gánh nặng chi phí sẽ khá lớn: chi phí mua máy POS có thể lên đến 10 triệu đồng tùy dòng máy.
SmartPOS & SoftPOS – hai giải pháp thanh toán không tiền mặt hàng đầu trên thị trường hiện tại, được Techcombank triển khai. Ảnh: Techcomnbank
Nhằm đáp ứng các nhu cầu thanh toán “Linh hoạt – Thuận tiện – Nhanh chóng” cho khách hàng, một số ngân hàng đã tiên phong đưa ra giải pháp thanh toán vượt trội dành cho các merchant – tiểu thương và hộ kinh doanh. Trong đó có thể kể đến SmartPOS & SoftPOS – hai giải pháp thanh toán không tiền mặt hàng đầu trên thị trường hiện tại, được Techcombank triển khai.
“Với sự thấu hiểu những nhu cầu và vướng mắc của các chủ hộ kinh doanh nhỏ hay các cửa hàng, Techcombank luôn đầu tư nghiên cứu và đưa ra những giải pháp phù hợp với từng nhu cầu của nhóm khách hàng này. Trong đó các giải pháp về thanh toán được ngân hàng thường xuyên cập nhật để đáp ứng theo xu hướng người dùng và thực tế đối với quy mô của các điểm chấp nhận thanh toán.
Là ngân hàng dẫn đầu về sự đầu tư công nghệ, những giải pháp thanh toán không tiền mặt được Techcombank liên tục áp dụng để đồng hành tốt nhất cùng khách hàng và mang đến những giá trị, trải nghiệm vượt trội”, lãnh đạo Techcombank chia sẻ.
Với SoftPOS, giải pháp giúp các nhà bán hàng chấp nhận thanh toán đa phương thức thanh toán mà không cần dùng đến thiết bị POS chuyên biệt. Chỉ cần cài đặt ứng dụng Techcombank ePOS, sẽ biến điện thoại/máy tính bảng Android trở thành 1 thiết bị chấp nhận thanh toán mã QR/ Thẻ contactless nhờ tích hợp công nghệ NFC (không tiếp xúc).
Giải pháp này phù hợp với quy mô kinh doanh dưới 5 cửa hàng cho phép người dùng cài đặt ứng dụng trên điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng, chấp nhận thẻ quốc tế (Visa, Master) & thẻ nội địa; hỗ trợ thanh toán không tiếp xúc; chỉ xuất hóa đơn điện tử; miễn phí 100% phí giao dịch khi thanh toán qua QR; ưu đãi phí giao dịch thẻ với doanh số thanh toán qua thẻ dưới 1,9 tỉ đồng/năm.
Ngoài ra, tùy theo nhu cầu và thực tế sử dụng, chủ cửa hàng có thể sử dụng hình thức thanh toán SmartPOS – Giải pháp nhận thanh toán 2 trong 1, tích hợp đa dạng hình thức nhận thanh toán không tiền mặt trên duy nhất một thiết bị.
Hình thức thanh toán này sẽ phù hợp với quy mô kinh doanh từ 5 cửa hàng trở lên với thiết bị thanh toán chuyên dụng; chấp nhận thẻ quốc tế (Visa, Master, JCB) & thẻ nội địa và hỗ trợ quẹt thẻ hoặc thanh toán không tiếp xúc, xuất hóa đơn điện tử và hóa đơn giấy.
Đối với giải pháp SmartPOS, phí xử lý giao dịch thẻ được ưu đãi mức thấp và cửa hàng giao dịch càng nhiều, phí càng thấp đồng thời Techcombank miễn phí thuê thiết bị trong năm đầu tiên, phí từ năm thứ 2 thuê thiết bị chỉ từ 200.000 đồng/tháng.
Để khuyến khích các cửa hàng, hộ kinh doanh sử dụng, Techcombank dành nhiều ưu đãi cho chủ cửa hàng khi đăng ký sử dụng giải pháp SoftPOS với giao dịch trên thẻ ưu đãi chỉ từ 0,5%; miễn toàn bộ phí dịch vụ tới hết 31/12/2024; miễn 100% phí xử lý giao dịch từ nay tới hết 31/12/2024.
Sau 12 tháng triển khai các đề xuất giá trị được cá nhân hóa cho các tiểu thương và hộ kinh doanh, đến hết quý 2/2024, Techcombank đã ghi nhận phản hồi tích cực từ hơn 600.000 tiểu thương và hộ kinh doanh trên toàn quốc, đặc biệt với nhiều kết quả tích cực trong nửa đầu 2024.
Số lượng tài khoản merchant – tiểu thương và hộ kinh doanh mở mới trung bình theo tháng trong 6 tháng đầu năm 2024 tăng trưởng 45%. Với những giải pháp thanh toán hiện đại dẫn dắt thị trường, Techcombank tiếp tục là lựa chọn phù hợp để các hộ kinh doanh, cửa hàng phát triển một cách tốt nhất.
Nguồn: https://tuoitre.vn/trien-khai-giai-phap-nhan-thanh-toan-qua-pos-cho-tieu-thuong-ho-kinh-doanh-2024111518133362.htm