Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTriển khai đồng bộ những đổi mới của chương trình giáo dục...

Triển khai đồng bộ những đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông


Phát huy sự chủ động, sáng tạo

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 (Chương trình mới) khi bắt đầu triển khai gặp phải không ít thách thức nhưng dần được điều chỉnh phù hợp. Nội dung, phương pháp dạy học đã phát huy tính chủ động, sáng tạo của giáo viên, học sinh, giúp thay đổi từ gốc, chuyển từ dạy học truyền thụ kiến thức sang dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Quá trình dạy học, các thầy, cô giáo và học sinh, cũng như các nhà trường tích cực chủ động nhiều giải pháp đổi mới theo yêu cầu của chương trình.

Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Mường Lống 1, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An dù thuộc vùng khó khăn nhưng khi triển khai đã nỗ lực, bắt nhịp tốt, đáp ứng yêu cầu đổi mới của Chương trình. Cô giáo Nguyễn Thị Vân, giáo viên nhà trường chia sẻ, từ khi thực hiện Chương trình mới theo hình thức cuốn chiếu từ lớp 1 đến nay, các em học sinh đã mạnh dạn, tự tin hơn rất nhiều. Mặc dù học sinh dân tộc thiểu số vốn nhút nhát nhưng giờ đây, các em đã dám thể hiện quan điểm của mình và chủ động thực hiện các nhiệm vụ học tập. Thầy giáo Trịnh Hoàng Tuấn, Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Mường Lống 1 thì cho biết, sau bốn năm thực hiện Chương trình mới cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 4, chất lượng giáo dục được nâng lên. Nhà trường có 100% học sinh là người H’Mông nhưng tỷ lệ các em đọc, viết kém giảm rõ rệt; tính toán nhanh hơn, mạnh dạn, siêng năng phát biểu trong học tập và giao tiếp với thầy cô, bạn bè…

Trong khi đó, tại Trường THPT Lạc Thủy C, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình, cô giáo Bùi Thị Hạnh, giáo viên dạy môn Địa lý chia sẻ điều tâm đắc nhất khi dạy học là Chương trình mới không bị bó buộc nên giáo viên có thể thỏa sức sáng tạo trong bài giảng, được linh hoạt sử dụng nhiều phương pháp như dạy học theo dự án, đóng vai hay thảo luận nhóm… Vì vậy, sau giờ học, các em vừa tự chiếm lĩnh kiến thức môn học, vừa được thực hành cũng như vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.

Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình Hoàng Ngọc Ánh cho biết, quá trình triển khai Chương trình mới, chất lượng giáo dục phổ thông trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực. Các mô hình đổi mới sáng tạo giáo dục được triển khai hiệu quả ở hầu hết các trường; gắn hoạt động trải nghiệm sáng tạo với thực tiễn sản xuất, nông nghiệp, du lịch, văn hóa của địa phương góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Đáng chú ý, dù còn khó khăn nhưng 100% học sinh của tỉnh được học các môn học bắt buộc Tiếng Anh, Tin học theo yêu cầu của Chương trình mới, tạo nên những đổi thay đáng kể trong nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện.

Đánh giá công tác triển khai Chương trình mới, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Tân nhận định, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã sâu sát với cơ sở, địa phương trong quá trình thực hiện chương trình; kịp thời có những điều chỉnh trong quá trình triển khai và tháo gỡ khó khăn trong thực hiện dạy học tích hợp và thiếu giáo viên ở các môn học mới. Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng thì cho biết, Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 với nhiều điểm mới đã được triển khai đồng bộ với đầy đủ các môn học, hoạt động giáo dục các lớp 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 10, 11 trên phạm vi cả nước, phát huy được ưu điểm nổi bật giúp thay đổi từ gốc việc chuyển từ dạy học truyền thụ kiến thức sang dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Việc đổi mới phương pháp giáo dục được thực hiện ở tất cả các cơ sở giáo dục, ngày càng phát huy tính chủ động, linh hoạt trong việc triển khai thực hiện Chương trình.

Đổi mới theo chiều sâu

Mặc dù đạt được một số kết quả nhưng quá trình triển khai Chương trình mới cũng cho thấy chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý không đồng đều khi thực hiện các nhiệm vụ đổi mới, đặc biệt là ở các vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn. Tình trạng thiếu giáo viên cục bộ vẫn còn tồn tại hầu hết các địa phương, nhất là giáo viên dạy các môn học Tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật. Một số giáo viên hạn chế về trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm, thiếu nhạy bén với việc đổi mới cách tổ chức dạy học; năng lực ứng dụng công nghệ còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới. Trong khi đó, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học chưa đáp ứng được yêu cầu theo tiêu chuẩn đã ban hành.

Vì vậy, năm học 2024-2025, khi triển khai đồng bộ việc dạy học theo Chương trình mới từ lớp 1 đến lớp 12, ngành giáo dục tăng cường đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Toàn ngành chủ động rà soát và phát triển Chương trình mới bảo đảm đáp ứng yêu cầu đổi mới và phù hợp với thực tế triển khai tại các cơ sở giáo dục. Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết sẽ chỉ đạo các nhà trường tăng cường phối hợp cha mẹ học sinh, cơ quan, tổ chức có liên quan tại địa phương trong quá trình thực hiện kế hoạch giáo dục. Các thầy, cô giáo lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với nội dung bài học để tổ chức các hoạt động học tập của học sinh bảo đảm chất lượng; trong đó, dành nhiều thời gian cho học sinh khai thác sử dụng sách giáo khoa, thực hành, thí nghiệm để tiếp nhận và vận dụng kiến thức thông qua thực hiện nhiệm vụ được giao và hoàn thành sản phẩm học tập cụ thể theo yêu cầu của giáo viên. Đối với các nhà trường, đa dạng các hình thức tổ chức dạy học (trong và ngoài lớp học, trong và ngoài khuôn viên nhà trường), khuyến khích các hình thức dạy học nhằm khơi gợi hứng thú học tập của học sinh; tăng cường sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học, tổ chức các hội thảo, tọa đàm trao đổi hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá…

Từ góc độ triển khai thực tiễn tại địa phương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Thế Sơn cho biết, địa phương sẽ tập trung nâng cao trình độ chuẩn được đào tạo cho đội ngũ; chú trọng triển khai bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, giảng dạy cho giáo viên các cấp học. Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình Đinh Thị Hường cho biết, ngành giáo dục tỉnh triển khai rà soát, quy hoạch hợp lý mạng lưới trường, lớp bảo đảm các điều kiện triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Đặc biệt, tỉnh chú trọng kiên cố hóa trường lớp học, xóa phòng học tạm, bảo đảm đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ triển khai Chương trình mới…

Theo Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, qua lộ trình 4 năm triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 gặp rất nhiều khó khăn, thách thức nhưng ngành giáo dục đã vượt qua, đạt được nhiều kết quả tích cực. Quá trình tổ chức dạy học theo Chương trình mới đã phát huy tính chủ động, linh hoạt của nhà trường và năng lực tự chủ, sáng tạo của tổ chuyên môn, giáo viên. Tuy nhiên, bên cạnh việc giao thêm quyền tự chủ cho lãnh đạo trường học, giáo viên thì hình thức hỗ trợ, giám sát cũng cần được các cấp quản lý tăng cường nhằm nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới của chương trình. Các tỉnh khó khăn cần áp dụng Chương trình mới một cách chủ động và tích cực hơn, có kế hoạch để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên một cách bền vững, lâu dài, nhất là giáo viên môn Tiếng Anh, Âm nhạc, Mỹ thuật. Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, năm học 2024-2025 có nhiều hoạt động mang tính chất tổng kết đối với các cấp học, cho nên cần có đánh giá lại quá trình thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, từ hệ thống sách giáo khoa đến phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá… để từ đó bước vào giai đoạn đổi mới theo chiều sâu được tốt hơn ■





Nguồn: https://nhandan.vn/trien-khai-dong-bo-nhung-doi-moi-cua-chuong-trinh-giao-duc-pho-thong-post828558.html

Cùng chủ đề

Sẵn sàng cho người dân vào tránh trú an toàn trong các cơ sở giáo dục

Sau công điện ngày 4-9 về chủ động ứng phó bão số 3, ngày 7-9, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT tiếp tục có Công điện số 1188/CĐ-BGDĐT gửi Giám đốc Sở GD-ĐT các tỉnh/thành phố phía Bắc từ Nghệ An trở ra về việc tăng cường ứng phó với cơn bão số 3 (Yagi). Theo đó, để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của giáo viên, học sinh, cán bộ...

Năm học mới – tâm thế mới

Ngày 5-9, trên 23 triệu học sinh các trường mầm non, phổ thông trên cả nước chính thức bước vào năm học mới, năm học 2024-2025 với nhiều thách thức và cũng đầy kỳ vọng. Chúng ta đều cảm nhận rõ được tình cảm ấm áp, yêu thương của các thầy giáo, cô giáo, các bậc phụ huynh; cũng thấy rõ sự hào hứng, quyết tâm của học sinh cho một năm học mới. Theo số...

Khai giảng sớm ở ngôi trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2

Sáng 4-9, Trường Tiểu học Trương Quyền (quận 3) đã tổ chức lễ khai giảng năm học 2024-2025 và đón nhận bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, giấy chứng nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3.  Mở đầu lễ khai giảng, tập thể cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh toàn trường đã hân hoan chào đón 150 "tân binh" lớp 1. ...

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn: Đưa giáo dục Việt Nam tiếp tục phát triển đáp ứng yêu cầu

Chỉ còn hai ngày nữa là các thầy cô, học sinh, sinh viên cả nước chính thức bước vào năm học mới 2024-2025, năm học mà ngành giáo dục tập trung thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng. Trước thềm năm học mới, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn (ảnh) chia sẻ với báo chí về một số vấn đề trọng tâm của ngành giáo dục. Phóng viên: Thưa Bộ trưởng, năm...

Kiên Giang: Hiệu trưởng tự ý chuyển cơ sở vật chất là có, sai đến đâu xử đến đó

Tuy nhiên, việc tự ý chuyển cơ sở vật chất khi chưa có văn bản chỉ đạo chính thức là không đúng. “Tôi khẳng định đến thời điểm này, chúng tôi chưa chỉ đạo chuyển học sinh mà chỉ đang hoàn thiện cơ sở vật chất để chuẩn bị cho năm học mới. Trong câu chuyện hiệu trưởng tự ý chuyển trường...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mang trung thu đến sớm với thiếu nhi vùng lũ

NDO - Những ngày qua, cơn bão số 3 đã để lại nhiều hậu quả nặng nề tại nhiều tỉnh, thành phố khu vực miền bắc nước ta. Trong đó, không ít thiếu niên, nhi đồng đã trở thành trẻ mồ côi, bị mất toàn bộ nhà cửa, sách vở, trường lớp ngập trong bùn đất... khiến việc học tập bị bỏ ngỏ. Tại xã Nam Cường (huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn), bà con ai cũng biết tới hoàn cảnh...

Hội thảo khoa học: Bùi Bằng Đoàn

Đồng chí Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, chủ trì hội thảo. Cùng dự, có các nhà khoa học, giảng viên, cán bộ làm công tác tuyên giáo của Thành ủy Hà Nội, đại diện cộng đồng họ Bùi Việt Nam, thân nhân gia đình của cụ Bùi bằng Đoàn. Cụ Bùi Bằng Đoàn sinh ra trong gia đình có truyền thống khoa bảng tại làng...

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh khai trương mô hình quản trị thông minh

NDO - Sáng 17/9, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh khai trương “Mô hình quản trị thông minh tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh”. Quang cảnh lễ ra mắt Mô hình quản trị thông minh tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung...

Siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm trong tổ chức thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường vừa có văn bản số 4247/TB-TTKQH thông báo Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2024. Theo đó, ngày 12/9/2024, tại Phiên họp thứ 37 (tháng 9/2024), Ủy ban Thường...

Nỗ lực khơi thông nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

NDO - Sáng 17/9, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự đảng Chính phủ về Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch...

Bài đọc nhiều

Hậu bão Yagi, Hải Phòng quy định không vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh

Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng yêu cầu các cơ sở giáo dục không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh để tránh áp lực cho phụ huynh sau ảnh hưởng nặng nề của bão Yagi. “Trong điều kiện nhân dân gặp khó khăn sau bão số 3, không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh.” Đây là một trong những thông...

Giáo dục lòng nhân ái cho trẻ từ Tết Trung thu

“Tết Trung thu năm nay, nhà trường và gia đình nên giáo dục trẻ hướng đến và biết sẻ chia với các bạn nhỏ vùng lũ”.

Ngành Kinh tế đông ứng viên được đề nghị xét chức danh giáo sư, phó giáo sư nhất năm 2024

Ứng viên ngành Kinh tế được đề nghị xét chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024Theo danh sách ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024,...

Thí điểm dùng tiếng Anh dạy học, TP.HCM chuẩn bị ra sao?

Lợi thế từ đội ngũ giáo viênTheo TS Nguyễn Thanh Bình, trưởng khoa tiếng Anh (Trường đại học Sư phạm TP.HCM), lợi thế lớn...

Cùng chuyên mục

Giới trẻ mang tri thức và tâm huyết phụng sự cộng đồng

Trong bối cảnh xã hội hiện đại, giới trẻ ngày càng khẳng định vai trò tiên phong của mình trong việc đóng góp cho sự phát triển cộng đồng.

Xây dựng Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh thành hình mẫu về xây dựng Đảng

Đại diện cán bộ học viên qua các thời kỳ của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Vũ Thị Phương Hậu, Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển bày tỏ sự biết ơn các thế hệ cán bộ, giảng viên đã cống hiến cho sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng và sự phát triển của Học viện Chính trị Quốc...

Cựu sinh viên ‘rút ruột’ 90% tiền ủng hộ đồng bào bị bão lũ

TPO - Được ủy quyền thay mặt câu lạc bộ ủng hộ số tiền 11.232.000 đồng nhưng H.T chỉ chuyển 1.123.200 đồng, thấp hơn mức công bố 10.108.800 đồng. Vụ việc được phát hiện sau khi Mặt trận Tổ quốc Việt Nam công bố sao kê. Sự việc trên xảy ra ở Câu lạc bộ dự nguồn (CLB) thuộc Hội Sinh viên Trường Cao đẳng Công Thương TPHCM. Ngay sau đó, Đoàn thanh niên – Hội...

Từ câu chuyện sao kê mùa lũ lụt…

Rất cần xử lý nghiêm các hành vi gian dối "phông bạt từ thiện" trong mùa lũ lụt để duy trì niềm tin của cộng đồng xã hội và tinh thần thượng tôn pháp luật.

Mới nhất

Người Việt Nam tại Nhật Bản tổ chức đón Tết Trung thu

VOV.VN - Cùng hòa chung không khí lễ hội Tết Trung thu của cả nước, đông đảo cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản cũng tổ chức đón Trung thu một cách ấm áp, ý nghĩa, như một dịp để giữ gìn và quảng bá nét đẹp văn hóa truyền thống của cả dân tộc Việt Nam. Vào tối...

Giới trẻ mang tri thức và tâm huyết phụng sự cộng đồng

Trong bối cảnh xã hội hiện đại, giới trẻ ngày càng khẳng định vai trò tiên phong của mình trong việc đóng góp cho sự phát triển cộng đồng.

Mặt trận Tổ quốc công bố tiếp 7.825 trang sao kê tiền ủng hộ

TPO - Trưa 17/9, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục đăng tải 7.825 trang sao kê tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3 trong ngày 14/9. Ban Vận động Cứu trợ Trung ương - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vừa tiếp tục đăng tải 7.825...

Xây dựng Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh thành hình mẫu về xây dựng Đảng

Đại diện cán bộ học viên qua các thời kỳ của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Vũ Thị Phương Hậu, Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển bày tỏ sự biết ơn các thế hệ cán bộ, giảng viên đã cống hiến cho...

Mới nhất