Trang chủPolitical ActivitiesTriển khai dịch vụ công trực tuyến chuyển sang giai đoạn phát...

Triển khai dịch vụ công trực tuyến chuyển sang giai đoạn phát triển theo chiều sâu


(Bqp.vn) – Chuyển đổi số đã trở thành xu thế tất yếu, yêu cầu khách quan và lựa chọn chiến lược của nhiều quốc gia. Trong chuyển đổi số, Việt Nam xác định cách tiếp cận toàn cầu, toàn diện, toàn dân nhưng có trọng tâm, trọng điểm, lấy người dân làm trung tâm, làm chủ thể. Cả phía quản lý Nhà nước, cung cấp dịch vụ công và phía đối tượng thụ hưởng, sử dụng dịch vụ công đều phải vận dụng chuyển đổi số đạt hiệu quả cao nhất. Đây là một trong nhưng nội dung được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số nhấn mạnh của tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc chuyên đề nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến, diễn ra ngày 31/8, với mục tiêu đưa việc triển khai dịch vụ công trực tuyến sang giai đoạn mới – phát triển theo chiều sâu.

 

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc chuyên đề nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến, ngày 31/8/2024.

Phục vụ hiệu quả người dân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính

Thời gian qua, chuyển đổi số được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ cả khu vực công và khu vực tư, từ Trung ương đến địa phương, từ thành thị đến nông thôn… Tư duy, hành động, thói quen của cơ quan hành chính các cấp và người dân, doanh nghiệp trong thực hiện các thủ tục hành chính chuyển dần từ giấy tờ truyền thống sang môi trường mạng, giúp nâng cao hiệu quả, năng suất các hoạt động kinh tế, xã hội. Từ phong trào, xu thế này đã xuất hiện nhiều Bộ, ngành, địa phương triển khai quyết liệt, có những mô hình hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả trong chuyển đổi số nói chung, cung cấp dịch vụ công trực tuyến nói riêng.

Bên cạnh những kết quả rất cơ bản, theo Thủ tướng Phạm Minh Chính vẫn còn những tồn tại, hạn chế liên quan tới tư duy, nhận thức, hành động về chuyển đổi số, có nơi, có lúc chưa như mong muốn, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn; hạ tầng số chưa đồng bộ, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; hiệu quả triển khai dịch vụ công trực tuyến chưa đạt như kỳ vọng, mới chỉ 17% hồ sơ ở địa phương được xử lý trực tuyến toàn trình… Đồng thời, việc triển khai dịch vụ công trực tuyến phải đối mặt, giải quyết những thách thức rất lớn như phải đáp ứng yêu cầu ngày càng nhiều, đòi hỏi ngày càng cao của hệ thống hành chính các cấp và người dân, doanh nghiệp trong sử dụng dịch vụ công trực tuyến trong quá trình vận động, phát triển rất nhanh của các hoạt động kinh tế, xã hội; cần số hóa một lượng lớn thông tin giấy tờ; nguồn lực Nhà nước có hạn, do đó phải huy động nguồn lực xã hội, sức mạnh bắt nguồn từ người dân, doanh nghiệp bằng tư duy, tầm nhìn, đổi mới sáng tạo; phát triển sản phẩm công nghệ số Việt Nam trước hết phải phục vụ tốt nhu cầu của người Việt Nam, sau đó vươn ra khu vực và thế giới

Báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông tại hội nghị cho biết, Việt Nam đã trải qua 02 giai đoạn phát triển về dịch vụ công trực tuyến tính từ năm 2011 đến nay. Trong đó, giai đoạn 1 là giai đoạn khởi động khi số lượng dịch vụ công trực tuyến mức cao được triển khai rất ít trên phạm vi cả nước; giai đoạn 2 là giai đoạn phát triển theo chiều rộng, khi có bước phát triển đột phá về số lượng dịch vụ công trực tuyến. Việc triển khai dịch vụ công trực tuyến đã có thành công nhưng không đồng đều giữa các Bộ, ngành, địa phương, bên cạnh những đơn vị đạt kết quả cao, vẫn còn nhiều đơn vị đạt kết quả rất thấp, đặc biệt là hồ sơ trực tuyến toàn trình. Một số địa phương đạt tỉ lệ rất cao lên tới 69%, tuy nhiên vẫn còn nhiều địa phương đạt tỉ lệ rất thấp. Dịch vụ công trực tuyến toàn trình mang lại hiệu quả thực sự khi mà người dân, doanh nghiệp có thể thực hiện đơn giản, thuận tiện toàn bộ quy trình trên môi trường mạng và không phải hiện diện tại cơ quan Nhà nước, thể hiện thông qua tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình.

Để bước vào giai đoạn 3 – phát triển theo chiều sâu, Việt Nam cần tập trung vào phổ cập dịch vụ công trực tuyến toàn trình tới mọi người dân, doanh nghiệp, mục tiêu đặt ra là tỉ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình đạt 70%. Việc phổ cập dịch vụ công trực tuyến toàn trình sẽ đưa mọi hoạt động của công chức, viên chức phục vụ người dân và doanh nghiệp lên môi trường mạng. Khi đó, các cơ quan Nhà nước có đầy đủ dữ liệu số để chỉ đạo, điều hành trực tuyến và dựa trên dữ liệu. Hoàn thành phổ cập dịch vụ công trực tuyến toàn trình, Việt Nam sẽ hoàn thành nhiệm vụ phát triển Chính phủ điện tử, chuyển sang phát triển Chính phủ số. Để triển khai dịch vụ công trực tuyến trong giai đoạn mới, phát triển theo chiều sâu, thực chất là phổ cập dịch vụ công trực tuyến theo hướng trực tuyến toàn trình, các Bộ, ngành, địa phương cần đạt mục tiêu phát triển dịch vụ công trực tuyến toàn trình ngay trong năm 2024 và đến năm 2025. Cụ thể, năm 2024, với các Bộ, ngành: tỉ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình đạt tối thiểu 70%; đối với các địa phương: đạt tối thiểu 30%. Năm 2025, đối với các Bộ, ngành: tỉ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình đạt tối thiểu 85%; đối với các địa phương: đạt tối thiểu 70%.

Nhằm đạt được các mục tiêu trên, Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng Khung triển khai dịch vụ công trực tuyến để hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương phổ cập dịch vụ công trực tuyến toàn trình. Khung này sẽ hướng dẫn để các cơ quan Nhà nước: (1) Tối ưu hóa các bước, quy trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến thông qua rà soát, hoàn thiện thể chế; (2) Phát triển các công cụ, nền tảng, ứng dụng số cung cấp dịch vụ công trực tuyến dựa trên hạ tầng số, dữ liệu số, có thể đo lường, giám sát trực tuyến và đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng; (3) Phát triển nhân lực số; (4) Các yêu cầu, tiêu chuẩn cần đáp ứng trong triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Khung bao gồm các nội dung chính: Tái cấu trúc quy trình, thành phần hồ sơ trong thủ tục hành chính; nâng cao chất lượng hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính; phát triển hạ tầng số; xây dựng kho dữ liệu số; bảo đảm an toàn, an ninh mạng; thực hiện đo lường, giám sát trực tuyến.

Những kết quả đạt được trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Làm rõ thêm một số nội dung trọng tâm về cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý; những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế; nguyên nhân, bài học kinh nghiệm; quan điểm, định hướng và các nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới trong triển khai dịch vụ công trực tuyến, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, về cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03/6/2017 về phát triển kinh tế tư nhân, trong đó nêu rõ: “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa dịch vụ hành chính công để tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện các thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp”. Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đề ra các mục tiêu đến năm 2025: “Xây dựng hạ tầng số đạt trình độ tiên tiến của khu vực ASEAN; Internet băng thông rộng phủ 100% các xã… Thuộc nhóm bốn nước dẫn đầu ASEAN trong xếp hạng Chính phủ điện tử theo đánh giá của Liên Hợp Quốc…”. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 – 2030. Thủ tướng đã ban hành các chiến lược, chương trình về chuyển đổi số, phát triển Chính phủ điện tử, phát triển kinh tế số, xã hội số.

Đánh giá những kết quả đạt được, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, trước hết công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện được triển khai quyết liệt, đồng bộ với quyết tâm cao từ Trung ương đến cơ sở. Từ năm 2021 đến nay, Thủ tướng Chính phủ ban hành 9 quyết định, 5 chỉ thị chỉ đạo, điều hành để triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp; 63/63 địa phương đã ban hành chính sách miễn, giảm phí, lệ phí trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến. Nhận thức và hành động về nâng cao chất lượng phục vụ, mức độ hài lòng trong thực hiện thủ tục hành chính (TTHC), cung cấp dịch vụ công trực tuyến có nhiều chuyển biến tích cực. Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết TTHC tăng từ 90% năm 2022 lên 93% đến tháng 8/2024. Theo đánh giá của Liên hợp quốc năm 2022, dịch vụ công trực tuyến của Việt Nam xếp hạng 76/193, tăng 5 bậc so với năm 2020; dữ liệu mở xếp hạng 87/193, tăng 10 bậc so với năm 2020.

Bên cạnh đó, công tác hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho cung cấp dịch vụ công trực tuyến, số hóa được triển khai tích cực. Quốc hội đã ban hành Luật Giao dịch điện tử; Chính phủ đã ban hành 06 nghị định; các Bộ, ngành đã ban hành theo thẩm quyền 04 thông tư. TTHC, quy định kinh doanh tiếp tục được cắt giảm, đơn giản hóa; số lượng và chất lượng dịch vụ công trực tuyến được nâng lên. Từ năm 2021 đến nay, đã cắt giảm, đơn giản hóa gần 3.000 quy định kinh doanh; phân cấp cho địa phương gần 700 TTHC; cung cấp thêm gần 1.800 dịch vụ công trực tuyến, đạt 4.400 dịch vụ công trực tuyến cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, chiếm 70% tổng số TTHC. Tỉ lệ dịch vụ công trực tuyến toàn trình tăng từ 28% năm 2021 lên 51,5% vào tháng 8/2024. Đặc biệt, đã triển khai 43/53 dịch vụ công trực tuyến thiết yếu; trong đó, 23/25 dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06 đã được thực hiện toàn trình, giúp tiết kiệm cho Nhà nước, xã hội gần 3,5 nghìn tỷ đồng/năm. Tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC tại các Bộ, ngành đạt 43,4% (tăng 23% so với năm 2023), của địa phương đạt 64,3% (tăng 35% so năm 2023).

Ngoài ra, hạ tầng số, nền tảng số, thiết bị, công nghệ chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước và phục vụ người dân, doanh nghiệp được quan tâm đầu tư. Hiện nay, 100% cơ quan Nhà nước đã được triển khai mạng Truyền số liệu chuyên dùng đến cấp xã để trao đổi, chia sẻ dữ liệu. 100% Bộ, ngành, địa phương đã xây dựng, nâng cấp Hệ thống thông tin giải quyết TTHC. Có 82,2% hộ gia đình sử dụng Internet cáp quang băng rộng; 84% thuê bao điện thoại di động sử dụng điện thoại thông minh. Các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành được đẩy mạnh triển khai xây dựng, kết nối, chia sẻ. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã kết nối, chia sẻ, xác thực, làm sạch dữ liệu với 18 Bộ, ngành, 63 địa phương, 04 doanh nghiệp nhà nước. Cấp trên 87,7 triệu thẻ căn cước gắn chíp; kích hoạt trên 57,1 triệu tài khoản VNeID.

 Tích cực triển khai Cơ chế một cửa ASEAN, một cửa quốc gia, tạo thuận lợi thương mại sẵn sàng thực hiện hải quan số, Việt Nam đang triển khai kết nối và trao đổi tờ khai hải quan ASEAN với 8 nước thành viên ASEAN; tạo tiền đề để tiếp tục kết nối với Hàn Quốc, Liên bang Nga, New Zealand. Cơ chế một cửa quốc gia đã cung cấp 250 TTHC của 13 Bộ, ngành kết nối với sự tham gia của trên 70.000 doanh nghiệp; hàng triệu bộ hồ sơ hành chính được xử lý trên môi trường điện tử, rút ngắn thời gian và giảm chi phí thông quan.

Tiếp tục triển khai quyết liệt, hiệu quả dịch vụ công trực tuyến

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng và kết quả đạt được của các Bộ, ngành, địa phương; sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số; sự đồng lòng, ủng hộ và tham gia tích cực của người dân, cộng đồng doanh nghiệp. Chỉ ra những tồn tại, hạn chế, bất cập trong triển khai dịch vụ công trực tuyến, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, việc xây dựng, hoàn thiện môi trường pháp lý, cơ chế, chính sách cần làm tốt hơn. Cải cách TTHC vẫn còn chậm, thủ tục còn rườm rà; chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến chưa chuyển biến rõ nét; kết quả thực hiện dịch vụ công trực tuyến không đồng đều giữa các cơ quan, đơn vị. Nhiều dịch vụ công trực tuyến chưa được người dân, doanh nghiệp sử dụng nhiều hoặc chưa đáp ứng yêu cầu cung cấp toàn trình. Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến toàn trình phát sinh hồ sơ của địa phương mới đạt 17 %, mục tiêu đến năm 2025 là tối thiểu 80%. Việc tái sử dụng dữ liệu để người dân chỉ cung cấp thông tin 1 lần còn thấp. Triển khai Hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp tỉnh và Cổng Dịch vụ công quốc gia còn nhiều bất cập; chưa có nhiều cơ quan quản lý Nhà nước triển khai TTHC nội bộ trên môi trường điện tử. Nhân lực số, hạ tầng số chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa có đột phá. Tình hình hoạt động tấn công mạng, đặc biệt là mã độc tống tiền tăng mạnh. Công tác thông tin, truyền thông, tạo đồng thuận trong xã hội nhằm thúc đẩy dịch vụ công trực tuyến và triển khai Đề án 06 nhiều lúc, nhiều nơi chưa được coi trọng.

Phân tích các nguyên nhân khách quan, chủ quan, chỉ ra một số bài học kinh nghiệm, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, người đứng đầu phải quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, khen thưởng, kỷ luật kịp thời; đồng thời đề cao trách nhiệm cá nhân, thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính. Thực tiễn cũng cho thấy “không có gì là không thể”, vấn đề là có quyết tâm làm, có biết cách làm, cách huy động nguồn lực, sức mạnh của người dân và doanh nghiệp, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị hay không. Tinh thần là “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, “không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm”, “đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện, đã bàn là phải thông, đã ra quân là chiến thắng”.

Khẳng định chuyển đổi số có vai trò rất quan trọng, góp phần thay đổi phương thức lãnh đạo, chỉ đạo trong tình hình mới, phù hợp, hiệu quả, nâng cao năng lực phản ứng chính sách, về quan điểm, định hướng thời gian tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ “1 mục tiêu”, “2 trụ cột”, “3 đột phá”, “4 không” và “5 tăng cường” trong triển khai dịch vụ công trực tuyến. Theo đó, “1 mục tiêu” là cắt giảm chi phí tuân thủ, thời gian thực hiện, tạo thuận lợi và phục vụ tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp. “2 trụ cột”, gồm: Kiên quyết cắt giảm thủ tục hành chính nội bộ và tạo thực hiện thuận lợi dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp. “3 đột phá” là pháp lý hóa; số hóa; tự động hóa. “4 không” là: Không giấy tờ; không tiền mặt; không tiếp xúc nếu pháp luật không quy định; không để ai bị bỏ lại phía sau. “5 tăng cường”, gồm: (1) Tăng cường phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi, quy định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, từng cấp, từng ngành và tăng cường giám sát, kiểm tra; (2) Tăng cường công khai, minh bạch, đơn giản hóa TTHC gắn với tích hợp, kết nối, chia sẻ dữ liệu; (3) Tăng cường đầu tư hạ tầng số; (4) Tăng cường đối thoại, xử lý vướng mắc phát sinh; đẩy mạnh kỷ luật, kỷ cương, đẩy lùi tiêu cực; (5) Tăng cường kiến thức, kỹ năng số, phát triển nhân lực số đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu, trước hết các Bộ, ngành, địa phương phải chủ động, tích cực triển khai các nhiệm vụ, nhất là phát huy vai trò người đứng đầu trong triển khai dịch vụ công trực tuyến. Tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, trong đó, rà soát, phát hiện, kịp thời sửa đổi, bổ sung những bất cập, mâu thuẫn trong hệ thống các quy định và văn bản quy phạm pháp luật và khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn trên tinh thần cái gì thực tiễn đặt ra, đòi hỏi, yêu cầu, đã chín, đã rõ thì phải sửa đổi, bổ sung, thiết kế thành quy định để tạo hành lang pháp lý trong triển khai, thực hiện nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, thúc đẩy, khơi thông mọi nguồn lực, phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội. “Chính sách thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh” – Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng yêu cầu phải cắt giảm, đơn giản hóa tối đa các quy định kinh doanh, TTHC và chuyển đổi mạnh mẽ sang xử lý hồ sơ công việc trên môi trường điện tử. Cương quyết xóa bỏ cơ chế xin – cho; tạo môi trường công khai, minh bạch, trong sạch để cán bộ không mắc phải những sai phạm; tích cực phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ. Khẩn trương phân quyền cho các địa phương thực hiện các TTHC. Sớm trình ban hành đầy đủ các Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Giao dịch điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì). Sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về TTHC liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh; người và phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, quá cảnh theo hướng sử dụng hồ sơ hành chính dưới dạng dữ liệu số.

Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý, cần tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến; rà soát, đánh giá lại, đổi mới cung cấp dịch vụ công trực tuyến, bảo đảm đáp ứng yêu cầu về mức độ, thuận lợi, đơn giản, thân thiện với người dùng. Đẩy mạnh tái cấu trúc quy trình, thiết kế, cung cấp dịch vụ công trên cơ sở cắt giảm, đơn giản hóa tối đa TTHC, tái sử dụng dữ liệu, liên thông điện tử. Mục tiêu đến năm 2025, 100% TTHC đủ điều kiện được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình; tối thiểu 80% hồ sơ TTHC được xử lý hoàn toàn trực tuyến. Hoàn thành cung cấp toàn bộ 53/53 dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm phục vụ hành chính công và Bộ phận một cửa các cấp, trở thành các điểm số hóa, cung cấp các dịch vụ công phi địa giới hành chính, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong chuyển đổi số, nhất là các đối tượng yếu thế. Đồng thời, đẩy mạnh số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC; xây dựng, hoàn thành, đưa vào vận hành các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành; tăng cường kết nối, chia sẻ, tái sử dụng dữ liệu phục vụ giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công theo hướng người dân chỉ cung cấp thông tin một lần cho các cơ quan Nhà nước. Tăng cường đàm phán với các đối tác thương mại của Việt Nam để công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn, quy chuẩn kèm theo việc trao đổi thông tin, công nhận lẫn nhau đối với dữ liệu/chứng từ thương mại, chứng từ hành chính điện tử…

“Điều quan trọng nhất là tăng cường nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của chuyển đổi số với phát triển đất nước nhanh, toàn diện, bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, bảo đảm hạnh phúc, ấm no cho nhân dân. Các cấp, các ngành, nhất là người đứng đầu phải quán triệt tinh thần gương mẫu, đi đầu, lãnh đạo, chỉ đạo thực sự sát sao, tổ chức thực hiện thực sự hiệu quả, kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, khen thưởng, kỷ luật kịp thời trong công tác này” – Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh và tin tưởng sau Hội nghị này, việc cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến sẽ tiếp tục có chuyển biến tích cực, mạnh mẽ hơn, đạt kết quả quý sau cao hơn quý trước, năm sau cao hơn năm trước.

Nguyễn Bằng



Nguồn: https://mod.gov.vn/home/detail?current=true&urile=wcm:path:/mod/sa-mod-site/sa-ttsk/sa-tt-qpan/trien-khai-dich-vu-cong-truc-tuyen-chuyen-sang-giai-doan-phat-trien-theo-chieu-sau

Cùng chủ đề

Những hoạt động tích cực của Tổ Truyền thông cộng đồng khu phố Vinh Thanh

Tổ truyền thông khu phố Vinh Thanh, thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức, tỉnh BRVT đi vào hoạt động khi thực hiện Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp...

Bộ Y tế sớm ban hành hướng dẫn phân nhóm thiết bị y tế theo tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng

NDO - Bộ Y tế cho biết, hiện bộ đang triển khai thực hiện Hướng dẫn phân nhóm thiết bị y tế theo tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng trong đấu thầu, mua sắm và sẽ hoàn thành vào quý 3/2025 theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Ngày 7/11/2024, Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên chủ trì buổi làm việc với các bệnh viện tuyến trung ương, Sở Y tế...

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên: Phân cấp triệt để trong mua sắm, đấu thầu thiết bị y tế

DNVN - Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên yêu cầu các địa phương tiếp tục hoàn thiện thể chế, phân cấp triệt để trong mua sắm, đấu thầu thuốc và thiết bị y tế nhằm đáp ứng đủ nhu cầu khám chữa bệnh trên toàn quốc. ...

Tìm thấy máy bay quân sự Yak-130

(Dân trí) - Cơ quan chức năng đã tìm thấy máy bay quân sự Yak-130 rơi tại lâm phần Vườn quốc gia Yok Đôn (tỉnh Đắk Lắk). Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đắk Lắk chờ chỉ đạo của Bộ Quốc phòng để đưa xác máy bay ra ngoài. Chiều 8/11, một nguồn tin xác nhận với phóng viên báo Dân trí, lực lượng chức năng đã tìm thấy máy bay quân sự Yak-130 rơi gần trạm kiểm lâm tại Vườn quốc...

Tuyển futsal Việt Nam vào chung kết sau cuộc lội ngược dòng kịch tính trước tuyển Úc

Đội tuyển futsal Việt Nam lội ngược dòng 5-4 đầy kịch tính trước tuyển futsal Úc trong trận bán kết Giải futsal Đông Nam Á 2024. Tuyển futsal Việt Nam thắng Úc 5-4 để vào chung kết - Ảnh: ASEAN FUTSAL Chiều 8-11, tuyển futsal Việt Nam chơi trận bán kết giải futsal Đông Nam Á 2024 với tuyển futsal Úc trên sân Termial 21 Korat ở Thái Lan. Cú sốc cho tuyển futsal Việt Nam Tuyển futsal Úc đã tiến bộ nhiều trong những...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cảnh sát biển Việt Nam và Lực lượng Bảo vệ bờ biển Hàn Quốc phối hợp luyện tập chung về tìm kiếm cứu nạn...

(Bqp.vn) - Trong khuôn khổ chuyến thăm, giao lưu và trao đổi kinh nghiệm của tàu CSB 8004 tại Hàn Quốc, sáng 6/11, tại vùng biển thành phố Yeosu, tỉnh Jeolla Nam (Hàn Quốc), Cảnh sát biển Việt Nam và Lực lượng Bảo vệ bờ biển Hàn Quốc đã phối hợp tổ chức luyện tập chung về tìm kiếm cứu nạn trên biển.Cảnh sát biển Việt Nam và Lực lượng Bảo vệ bờ biển Hàn Quốc luyện tập...

Đại tướng Phan Văn Giang gửi thư khen cán bộ, chiến sĩ Ban bay ngày 06/11/2024 của Trung đoàn Không quân 940

(Bqp.vn) - Ngày 07/11, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã gửi thư khen các cán bộ, chiến sĩ trong Ban bay ngày 06/11/2024 của Trung đoàn Không quân 940, Trường Sĩ quan Không quân, Quân chủng Phòng không - Không quân. Dưới đây là nội dung Thư của Đại tướng Phan Văn Giang:Thân ái gửi các cán bộ, nhân viên, chiến...

Sơ kết giai đoạn 1 Đề án 1371 về phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại...

(Bqp.vn) - Sáng 7/11, tại Học viện Biên phòng, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam tổ chức Hội nghị sơ kết giai đoạn 1 thực hiện Đề án 1371 trong thanh niên Quân đội và tổng kết, trao giải Cuộc thi video clip “Thanh niên Quân đội xung kích thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật”. Tham dự hội nghị có lãnh đạo, đại biểu các cơ quan, đơn vị trực thuộc Quân ủy...

Đại tướng Phan Văn Giang dự, chỉ đạo Hội nghị Bàn giao nhiệm vụ Tư lệnh Quân khu 2

(Bqp.vn) - Sáng 7/11, tại Phú Thọ, Quân khu 2 tổ chức Hội nghị Bàn giao nhiệm vụ Tư lệnh Quân khu. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dự và chỉ đạo hội nghị.Đại tướng Phan Văn Giang dự, chỉ đạo Hội nghị Bàn giao nhiệm vụ Tư lệnh Quân khu 2.Dự hội nghị có Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn, Phó Tổng...

Bão YINXING tiếp tục di chuyển hướng Tây Tây Bắc, sức gió giật trên cấp 17

(Bqp.vn) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, bão YINXING đang tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, đến 7 giờ ngày 8/11 có khả năng đi vào Biển Đông.Dự báo hướng đi của bão YINXING, cập nhật lúc 08 giờ 01 phút ngày 07/11. (ảnh: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia)Hồi 7 giờ, ngày 7/11, vị trí tâm bão khoảng 18,5 độ Vĩ Bắc, 123,1 độ...

Bài đọc nhiều

Phê duyệt Đề cương xây dựng Bảo tàng Alexandre Yersin

Tỉnh Khánh Hòa sẽ sử dụng 5.787m2 đất giáp ranh với Công viên Yersin trên đường Trần Phú, TP Nha Trang (hiện nay là khu vực Nhà khách 378- Bộ Công an) để xây dựng Bảo tàng Alexandre Yersin. ...

Tàu CSB 8004 bắt đầu chuyến thăm và giao lưu tại Hàn Quốc

(Bqp.vn) - Sáng 4/11, tàu CSB 8004 đã cập cảng thành phố Yeosu, tỉnh Nam Jeolla, Hàn Quốc, cùng Đoàn công tác Cảnh sát biển Việt Nam do Đại tá Lê Thanh Hải, Phó Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 làm Trưởng đoàn bắt đầu chuyến thăm và giao lưu với Lực lượng Bảo vệ bờ biển Hàn Quốc. Lễ đón tàu được tổ chức trang trọng ngay sau khi tàu cập cảng.Tàu CSB 8004 cập cảng...

Phát hiện, thu giữ 9,6 tấn Đá cảnh Suối Giàng đang vận chuyển đi tiêu thụ

Kết quả kiểm tra phát hiện trên thùng xe vận chuyển số hàng hóa là khoáng sản gồm 04 phiến đá Đá cảnh Suối Giàng - Metalcacbonas dạng thô, kích thước không đồng nhất trọng lượng 9,6 tấn. Toàn bộ hàng hóa khoáng sản Đá cảnh Suối Giàng - Metalcacbonas trên tại thời điểm kiểm tra ông Cầm Văn V - lái xe không xuất trình được giấy tờ, hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp.Qua xác minh,...

Khai mạc Diễn đàn ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số Việt Nam năm 2024

Sự kiện thu hút hơn 250 đại biểu, bao gồm Bộ Công Thương, các Bộ ngành, thành phố Hà Nội, Lãnh đạo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Lãnh đạo Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội; Lãnh đạo Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, Hiệp hội phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (Vinasa), Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM),...

Cùng chuyên mục

Cảnh sát biển Việt Nam và Lực lượng Bảo vệ bờ biển Hàn Quốc phối hợp luyện tập chung về tìm kiếm cứu nạn...

(Bqp.vn) - Trong khuôn khổ chuyến thăm, giao lưu và trao đổi kinh nghiệm của tàu CSB 8004 tại Hàn Quốc, sáng 6/11, tại vùng biển thành phố Yeosu, tỉnh Jeolla Nam (Hàn Quốc), Cảnh sát biển Việt Nam và Lực lượng Bảo vệ bờ biển Hàn Quốc đã phối hợp tổ chức luyện tập chung về tìm kiếm cứu nạn trên biển.Cảnh sát biển Việt Nam và Lực lượng Bảo vệ bờ biển Hàn Quốc luyện tập...

Khai giảng lớp Bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp khóa 48

Theo quyết định số 7113/QĐ-HCQG ngày 8/11/2024, quyết định về việc tổ chức lớp Bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương khóa 48/2024, tổ chức tại Thanh tra Chính phủ. Cụ thể, Tổ chức lớp Bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương khóa 48/2024 cho 63 cán bộ, công chức, viên chức của Thanh tra Chính phủ. Khóa học được khai giảng ngày 08/11/2024...

Đại tướng Phan Văn Giang gửi thư khen cán bộ, chiến sĩ Ban bay ngày 06/11/2024 của Trung đoàn Không quân 940

(Bqp.vn) - Ngày 07/11, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã gửi thư khen các cán bộ, chiến sĩ trong Ban bay ngày 06/11/2024 của Trung đoàn Không quân 940, Trường Sĩ quan Không quân, Quân chủng Phòng không - Không quân. Dưới đây là nội dung Thư của Đại tướng Phan Văn Giang:Thân ái gửi các cán bộ, nhân viên, chiến...

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chủ trì Đối thoại với các doanh nghiệp bán dẫn trong và ngoài nước

(MPI) - Trong khuôn khổ Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024 - SEMIExpo Viet Nam 2024 với chủ đề “Nâng tầm Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn đã chủ trì Chương trình Đối thoại Đối thoại với các doanh nghiệp bán...

Hội thảo khoa học góp ý sửa đổi, bổ sung Đề án “Xác định chỉ số cải cách hành chính của các Bộ, cơ...

Ngày 08/11/2024, tại tỉnh Hà Nam, Bộ Nội vụ tổ chức Hội thảo khoa học góp ý sửa đổi, bổ sung Đề án “Xác định chỉ số cải cách hành chính của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương” giai đoạn 2022-2030. Thứ trưởng Trương Hải Long dự và phát biểu khai mạc Hội thảo. ...

Mới nhất

Mượn xe của bạn rồi bỏ trốn sang Campuchia

Ngày 8/11, Công an huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam cho biết vừa vận động Nguyễn Văn Hiếu (SN 2002, trú thôn Việt Sơn, xã Bình Trị, huyện Thăng Bình) - kẻ trốn truy nã ở Campuchia, về nước đầu thú.Theo hồ sơ vụ việc, ngày 15/7/2023, Nguyễn Văn Hiếu cùng với Nguyễn Văn Tạo (trú thôn Vinh Huy,...

Đồng Nai: Nữ tiếp viên quán karaoke múa thoát y phục vụ khách

Nữ nhân viên bị bắt quả tang khi đang thoát y nhảy múa phục vụ khách tại quán karaoke ở Đồng Nai. Hôm nay (8/11), Công an TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai cho biết, vừa bắt quả tang nữ nhân viên quán karaoke đang múa thoát y phục vụ khách. Trước đó, khuya 7/11, lực lượng chức năng kiểm tra...

Công khai bí mật đời sống riêng tư, đời sống cá nhân khi nào?

(Dân trí) - Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ khái niệm bí mật đời sống riêng tư và cân nhắc quy định liên quan đến vấn đề này khi cho ý kiến về dự án Luật Dữ liệu. Thảo luận về dự án Luật Dữ liệu sáng 8/11, đại biểu Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) cho biết, về...

Miễn học phí đến hết cấp THCS cho học sinh Hà Nội

"Thành phố nên có chính sách hỗ trợ, bao cấp kinh phí (bao gồm miễn học phí) đến hết cấp THCS ở các trường công lập đại trà phổ cập giáo...

Nhận thêm máy bay, Bamboo Airways tăng tần suất khai thác tuyến Quy Nhơn

Đầu tuần qua, hãng hàng không Bamboo Airways cho biết đã chính thức đón thêm một máy bay thân hẹp A320 gia nhập đội tàu khai thác. Sau khi hạ cánh tại Nội Bài, máy bay mang số hiệu JU-1410 được kiểm tra và thực hiện các công tác phủ livery nhận diện Hãng, chuẩn bị đưa vào...

Mới nhất