Trang chủNewsThời sựTriển khai Chương trình MTQG 1719 ở Lai Châu: Nhận diện vướng...

Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Lai Châu: Nhận diện vướng mắc để tập trung tháo gỡ (Bài 2)


Chương trình MTQG 1719 đã góp phần thay đổi diện mạo cho bản làng của bà con DTTS
Chương trình MTQG 1719 đã góp phần thay đổi diện mạo cho bản làng của bà con DTTS (Ảnh: Hà Minh Hưng)

Nhiều  vướng mắc khi triển khai 

Thời điểm năm 2022, gia đình anh Tao Văn Kẻo (trú ở bản Bãi Trâu, xã Bản Hon, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu), là một trong 74 hộ đồng bào dân tộc Lự được hỗ trợ mua trâu sinh sản từ tiểu dự án 1 thuộc Dự án 9 của Chương trình với số tiền hơn 18 triệu đồng trong cả giai đoạn, trong khi để mua một con trâu giống sinh sản, cần số tiền từ 23-25 triệu đồng. Vì vậy, cũng như các hộ dân tộc Lự khác thuộc diện thụ hưởng chính sách, gia đình anh Kẻo phải vay mượn thêm tiền để mua trâu giống.

Năm 2023, xã Bản Hon tiếp tục có 53 hộ đồng bào dân tộc Lự được hỗ trợ trâu sinh sản và lợn giống từ tiểu dự án 1. Tuy nhiên, mức hỗ trợ có sự điều chỉnh thay đổi cả giai đoạn 2021-2025 từ hỗ trợ tối đa 20 triệu đồng/hộ xuống 10 triệu đồng/hộ/năm. Quy định này gây nhiều khó khăn trong việc triển khai dự án hỗ trợ chăn nuôi đại gia súc, vì với định mức 10 triệu đồng/hộ/năm, thì các hộ càng không đủ để mua gia súc như: trâu, bò. Người dân phải đối ứng thêm một khoản kinh phí khá lớn, trong khi đa phần đều là hộ nghèo.

Ông Nguyễn Văn Tưởng, Chủ tịch UBND xã Bản Hon cho hay: “Đối với tiểu dự án 1 thuộc dự án 9 về chăn nuôi, xã vẫn đang triển khai hỗ trợ cho người dân theo Thông tư số 15, với mức 20 triệu đồng/hộ cho cả giai đoạn 2021-2025 để giúp các hộ tiếp cận với nguồn hỗ trợ hiệu quả. Bà con cũng mong muốn, được tăng mức hỗ trợ hằng năm mỗi hộ từ 15-20 triệu đồng/hộ/năm để bà con bớt phần đối ứng đầu tư mua con giống tạo sinh kế tốt hơn”.

Tương tự, trong năm 2023, huyện Phong Thổ được giao hơn 143,3 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719, gồm trên 77,2 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển và hơn 64,8 tỷ đồng vốn sự nghiệp để thực hiện 10 dự án. Từ nguồn lực này, huyện Phong Thổ đã triển khai hoàn thiện cơ sở hạ tầng, hỗ trợ đất ở, nhà ở, hỗ trợ liên kết đa dạng hóa sinh kế. 

Tuy nhiên, vướng mắc lớn nhất đối với huyện Phong Thổ là Dự án 3 về “Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị”. Trong đó, tiểu dự án 1: phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân, đến thời điểm này chưa giải ngân được kinh phí.

Bà Mai Thị Hồng Sim, Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Thổ thông tin: nguyên nhân diện tích rừng trồng trên địa bàn chủ yếu ở các xã vùng I. Các xã khu vực II, III vùng dự án không có quỹ đất quy hoạch cho lâm nghiệp để mở rộng phát triển trồng rừng. Các hộ trồng rừng thì phần lớn không phải là hộ nghèo; hoặc đất trồng rừng của các hộ gia đình, đa phần chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hoặc là có giấy chứng nhận đã cho thuê đất của cấp có thẩm quyền, bởi vậy, tiểu dự án 1 này rất khó để thực hiện.

Hay như, toàn tỉnh Lai Châu có 4 dân tộc thiểu số thuộc nhóm dân tộc rất ít người (gồm: Si La, Cống, Mảng, Lự). Chương trình MTQG 1719 đã dành riêng một Dự án 9 về đầu tư phát triển nhóm các dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn với nhiều chính sách hỗ trợ thiết thực.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện tiểu dự án 1, thuộc Dự án 9 cũng gặp không ít vướng mắc. Nguyên nhân được địa phương chỉ ra là, hầu hết là do việc ban hành văn bản hướng dẫn chồng chéo, trùng lặp, vướng mắc rất khó để thực hiện. Trong đó có cả việc vốn giao trước nhưng cơ chế chính sách ban hành sau. Trong 2 năm 2022 và 2023, tỉnh Lai Châu được giao nguồn vốn trên 288,2 tỷ đồng gồm cả vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp để thực hiện Dự án 9, nhưng nguồn đầu tư mới giải ngân được 35%, nguồn sự nghiệp mới được gần 11%. 

Trước tình hình đó, tỉnh Lai Châu cũng đã ban hành nghị quyết xác định 32 thôn, bản thuộc 15 xã của 4 huyện: Tam Đường, Mường Tè, Nậm Nhùn, Sìn Hồ, là những địa bàn tập trung đông đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người có khó khăn đặc thù để  đầu tư, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa cơ sở hạ tầng theo tiểu dự án 1 thuộc Dự án 9.

Chương trình MTQG 1719 đã dành riêng một dự án 9 về đầu tư phát triển nhóm các dân tộc thiểu số rất ít người, nhưng triển khai còn chậm (Trong ảnh: Phụ nữ đồng bào Mảng ở bản Nậm Xuống, xã Vàng San, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu)
Chương trình MTQG 1719 đã dành riêng một dự án 9 về đầu tư phát triển nhóm các dân tộc thiểu số rất ít người, nhưng triển khai còn chậm (Trong ảnh: Phụ nữ đồng bào Mảng ở bản Nậm Xuống, xã Vàng San, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu)

Tiến độ giải ngân chậm

Theo báo cáo thống kê, toàn tỉnh Lai Châu có 67 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nằm trong danh sách các được đầu tư, hỗ trợ Chương trình MTQG 1719 giai đoạn 2021-2025, với tổng nguồn vốn được đầu tư là hơn 4.800 tỷ đồng để thực hiện 10 dự án; trong đó năm 2022 hơn 649 tỷ đồng và năm 2023 trên 930 tỷ đồng.

Chương trình đã được các địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh triển khai quyết liệt. Trong đó, có nhiều công trình, dự án về cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội được đầu tư đồng bộ; nhiều mô hình kinh tế, phát triển sản xuất được tổ chức thực hiện. Lai Châu đã hoàn thành việc phân bổ nguồn vốn chi tiết kế hoạch vốn đầu tư phát triển, dự toán ngân sách nhà nước của chương trình mục tiêu quốc gia đến các cơ quan, đơn vị và cấp trực thuộc. Tuy nhiên, do có nhiều vướng mắc nên tiến độ giải ngân và thực hiện các dự án thuộc chương trình chậm so với kế hoạch.

Cụ thể như, trong năm 2024, tỉnh Lai Châu được giao hơn 1.000 tỷ đồng nguồn ngân sách trung ương để thực hiện Chương trình MTQG 1719. Tính đến ngày 24/6, tỉnh thực hiện giải ngân được 182.894 triệu đồng, cũng mới chỉ đạt 17% kế hoạch giao.

Từ thực tiễn cho thấy, kết quả giải ngân vốn, là một trong những thước đo để đánh giá Chương trình đã thực sự đi vào cuộc sống hay chưa?. Minh chứng, các mục tiêu tỉnh Lai Châu đặt ra, đó là phấn đấu đến cuối giai đoạn I (năm 2025), 25% số thôn, bản thuộc các xã đặc biệt khó khăn thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn; 31% số xã ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn và 1 huyện thoát khỏi tình trạng nghèo…, với tiến độ triển khai Chương trình MTQG 1719 như hiện nay, các mục tiêu này vẫn đang còn ở phía trước.

 Đồng bào dân tộc Si La được truyền dạy kỹ thuật sản xuất
Đồng bào dân tộc Si La được truyền dạy kỹ thuật sản xuất

Tập trung tháo gỡ 

Theo UBND tỉnh Lai Châu, việc thực hiện Chương trình MTQG 1719 là ưu tiên của địa phương. Những năm qua, tỉnh cũng đã triển khai nhiều giải pháp từng bước tháo gỡ vướng mắc.Tỉnh đặt ra lộ trình với từng phần việc trọng tâm, trọng điểm cần hoàn thành, song song là chú trọng phát huy vai trò của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp để kịp thời chỉ đạo, đôn đốc, nắm bắt, xử lý khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các chương trình, tiểu dự án, nội dung thành phần.

Là cơ quan thường trực triển khai thực hiện Chương trình, Ban Dân tộc tỉnh Lai Châu thời gian qua cũng đã phối hợp chặt chẽ, quyết liệt, trách nhiệm với các sở, ngành liên quan tìm hướng tháo gỡ vướng mắc…

Trao đổi với báo chí, ông Trần Hữu Chí, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Lai Châu nhấn mạnh việc mong muốn các Bộ, ngành chức năng liên quan sớm hoàn thành việc rà soát, điều chỉnh cơ chế chính sách tham mưu cho Chính phủ kịp thời điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình MTQG 1719 làm cơ sở pháp lý cho các địa phương dễ thực hiện. Bởi thực tế khi triển khai, các địa phương đã gặp không ít vướng mắc. Như ở Lai Châu việc giao chi tiết nguồn kinh phí sự nghiệp đến từng lĩnh vực sự nghiệp (như sự nghiệp văn hóa thông tin, sự nghiệp y tế, dân số và gia đình…) đang gặp một số khó khăn trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, địa phương không chủ động được trong việc cân đối kinh phí đối với các nội dung cần thực hiện và nội dung không thể triển khai thực hiện tại địa phương.

“UBND tỉnh Lai Châu cũng đã đề xuất, bổ sung kế hoạch vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2021-2025, để đảm bảo thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của một số tiểu dự án, dự án thành phần thuộc Chương trình MTQG 1719”, ông Trần Hữu Chí cho hay.

Vân Canh (Bình Định): Đầu tư hạ tầng tạo sức bật cho vùng khó





Nguồn: https://baodantoc.vn/trien-khai-chuong-trinh-mtqg-1719-o-lai-chau-nhan-dien-vuong-mac-de-tap-trung-thao-go-bai-2-1722914591243.htm

Cùng chủ đề

Chương trình MTQG 1719: Tạo động lực thoát nghèo ở A Lưới

Những năm gần đây, với nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những bước phát triển đáng kể. Điện, đường, trường, trạm, các mô hình sinh kế được quan tâm, đầu tư, hỗ trợ đã và...

Chương trình MTQG 1719: Hỗ trợ hơn 25.957 triệu đồng cho huyện Thuận Nam

Bà Nguyễn Thị Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND huyện Thuận Nam (tỉnh Ninh Thuận) cho biết, trong năm 2024, nguồn vốn Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) đã hỗ trợ cho địa phương 9.319 triệu đồng để triển khai các dự án, tiểu dự án trên địa bàn huyện. Cộng với nguồn vốn chuyển tiếp từ năm 2022 và 2023 sang...

Kbang (Gia Lai): Nâng cao năng lực cho cộng đồng triển khai Chương trình MTQG 1719

Đặc biệt, trong từng chuyên đề tập huấn, các báo cáo viên đã có những trao đổi, hướng dẫn kỹ năng cơ bản, cụ thể, đặc thù, phù hợp với tình hình thực tế ở đơn vị, địa phương. Cùng với đó, các học viên tham gia các lớp tập huấn đã trực tiếp trao đổi, thảo luận những khó khăn, vướng mắc trong thực tế triển khai, thực hiện và cùng đưa ra các giải pháp...

Chương trình MTQG 1719 nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS huyện Thuận Bắc

Trao đổi với chúng tôi, anh Xá bộc bạch, nhờ có máy gieo hạt giúp anh đi gieo lúa cho bà con thôn Bỉnh Nghĩa 4 - 5 ha/vụ, với thù lao 500.000 đồng/ha. Nhờ đó giúp anh có thêm thu nhập nuôi 6 người con ăn học, trong đó có cháu Sầm Kỷ Đằng, sinh viên năm thứ hai ngành Bác sĩ Răng Hàm Mặt - Trường Đại học Trà Vinh. Vợ chồng anh Xá nỗ...

Ninh Thuận: Giám sát thực hiện Dự án 1 Chương trình MTQG 1719 tại huyện Thuận Bắc

Ninh Thuận: Người có uy tín góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS Nguồn: https://baodantoc.vn/ninh-thuan-giam-sat-thuc-hien-du-an-1-chuong-trinh-mtqg-1719-tai-huyen-thuan-bac-1725963013969.htm

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đại Từ (Thái Nguyên): Nỗ lực xoá nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Với mục tiêu không để ai bị bỏ lại phía sau, những năm qua, huyện Đại Từ (Thái Nguyên) đã quan tâm và thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2025. Bên cạnh việc trao sinh kế để phát triển kinh tế, huyện đã chú trọng triển khai hỗ trợ xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn, từng bước giúp người dân...

Tuyên Quang: Chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Xác định tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề và giải quyết việt làm cho lao động nông thôn được xem như là “chìa khóa” để các địa phương thực hiện mục tiêu nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho người dân. Thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang đã chú trọng về công tác đào tạo nghề theo các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), góp phần nâng cao đời sống, tỷ lệ hộ...

Nà Tăm hướng đến giảm nghèo bền vững

Tận dụng tiềm năng, lợi thế của địa phương về thổ nhưỡng, khí hậu, những năm gần đây, cấp ủy Đảng, chính quyền xã Nà Tăm, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu đã linh hoạt lồng ghép các dự án, chương trình giảm nghèo trong vùng đồng bào DTTS. Từ đó, từng bước nâng cao đời sống người dân, hướng đến giảm nghèo bền vững.UBND huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk vừa tổ chức Tổng kết niên vụ sầu...

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến: Lan tỏa tinh thần đại đoàn kết dân tộc lên tầm cao...

Chiều 9/11, tại Hội trường 2/9, Tp.Pleiku, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Gia Lai lần thứ IV năm 2024 đã long trọng tổ chức với chủ đề Đại hội “Các dân tộc tỉnh Gia Lai đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”.Chiều 09/11, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024 để thông tin về...

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy...

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Những cam kết chính sách của ông Trump sẽ tác động tới kinh tế Việt Nam ra sao?

Ông Donald Trump thắng cử tổng thống thứ 47 của Mỹ. Khoảng hơn 2 tháng nữa, ông Trump sẽ chính thức bước vào Nhà Trắng và thực hiện các cam kết với cử tri. Các cam kết này là gì và sẽ tác động như thế nào tới kinh tế Việt Nam? Các cam kết chính sách Xuất thân từ kinh doanh, từ một tỷ phú nổi tiếng, ông Donald Trump bước vào các cuộc vận động tranh cử khác với rất nhiều...

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

(Chinhphu.vn) – Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.   Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Cuba Miguel...

Cùng chuyên mục

Bão số 7 mạnh cấp 14, giật cấp 17

(ĐCSVN) - Bão số 7 (Yinxing) cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 335 km về phía Bắc Đông Bắc, với sức gió gần tâm bão mạnh cấp 14, giật cấp 17, biển động giữ dội. ...

Cầm vàng đừng để vàng “rơi”

Giá vàng trong nước những ngày gần đây liên tục nhảy múa, tăng giảm liên tục chỉ trong ngày hoặc thậm chí vài giờ... kéo theo sự "quay cuồng" của người mua. "Vũ điệu" giá vàng trong nước tuần qua đã có những biến tấu cao trào chưa từng có trước khi giảm sâu khiến nhiều “nhà đầu tư” đu theo ngậm ngùi chứng kiến giá vàng giảm đến 5 - 6 triệu đồng một lượng....

Bão đôi xuất hiện, cơn Toraji đẩy bão số 7 lệch nhiều về phía Nam

Bão số 7 Yinxing có xu hướng suy yếu nhanh. Bão Toraji sắp vào Biển Đông thành bão số 8. Giữa 2 cơn bão xuất hiện khoảng cách tương tác bão đôi, bão Toriji sẽ làm cho bão số 7 lệch nhiều hơn xuống phía Nam. Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa có những chia sẻ về diễn biến bão số 7 và xu hướng...

Đảng đổi mới đưa đất nước vươn mình

Hơn 94 năm lãnh đạo Cách mạng, Đảng ta không ngừng hoàn thiện phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền. Và hiện tại, đất nước đang đứng trước thời điểm lịch sử mới, kỷ nguyên mới thì yêu cầu đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng để dẫn dắt dân tộc bước vào “kỷ nguyên vươn mình” đang đặt ra cấp bách. Thực tiễn và lịch sử cả trong nước và...

Trung Quốc dừng tàu ở Hải Nam, đóng cửa trường học Ma Cao đối phó bão Yinxing

Vào lúc 6h sáng 10/11 giờ địa phương, Trung tâm Khí tượng Quốc gia Trung Quốc tiếp tục ban bố cảnh báo bão màu vàng, mức nghiêm trọng thứ 3 trong 4 cấp theo màu gồm đỏ, cam, vàng và xanh, đối với bão Yinxing. Cơn bão này được dự báo rất có thể sẽ đi qua bờ biển phía Đông Nam đảo Hải Nam vào đêm 10/11.Mặc dù cường độ của bão đã giảm từ mức siêu bão...

Mới nhất

Tạo chính sách đột phá cho nhà giáo

Hôm qua 9-11, Quốc hội đã thảo luận tổ về dự thảo Luật Nhà giáo với nhiều ý kiến quan tâm các chính sách đột phá cho nhà giáo như: tiền lương, phụ cấp, chế độ ưu đãi... ...

Nhật Bản đặt mục tiêu khai thác 1,5 triệu kilowatt năng lượng địa nhiệt vào năm 2030

Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ các công ty tư nhân đẩy mạnh phát triển các nhà máy điện địa nhiệt và đặt mục tiêu thương mại hóa các nhà máy điện địa nhiệt cho đến năm 2030.

‘Bài thuốc’ sống thọ miễn phí có sẵn từ tự nhiên, thực hiện để trẻ lâu và mạnh khỏe

Để mạnh khỏe và trẻ đẹp đôi khi rất đơn giản, chỉ cần mỗi ngày bỏ ra chút thời gian để thực hiện một vài phương pháp đơn giản sẵn có để thải độc, điều chỉnh toàn diện thân tâm, tạng phủ, kinh lạc, khí huyết sẽ...

Sôi nổi Hội thi tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật năm 2024 tại Lữ đoàn 84

(Bqp.vn) - Chiều 6/11, Lữ đoàn 84, Cục Tác chiến điện tử (Bộ Tổng Tham mưu) tổ chức Hội thi tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật năm 2024. Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Đoàn, Phó Bí thư Đảng ủy Bộ Tổng Tham mưu - Cơ quan Bộ Quốc phòng, Chủ nhiệm Chính trị Bộ Tổng Tham mưu...

Trung Quốc dừng tàu ở Hải Nam, đóng cửa trường học Ma Cao đối phó bão Yinxing

Vào lúc 6h sáng 10/11 giờ địa phương, Trung tâm Khí tượng Quốc gia Trung Quốc tiếp tục ban bố cảnh báo bão màu vàng, mức nghiêm trọng thứ 3 trong 4 cấp theo màu gồm đỏ, cam, vàng và xanh, đối với bão Yinxing. Cơn bão này được dự báo rất có thể sẽ đi qua bờ biển...

Mới nhất