Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTriển khai Bộ tiêu chí Trường học hạnh phúc đến các trường...

Triển khai Bộ tiêu chí Trường học hạnh phúc đến các trường học


Các đại biểu góp ý xây dựng dự thảo Bộ tiêu chí tạm thời về Trường học hạnh phúc

Tại Hội thảo, các đại biểu đã nhấn mạnh ý nghĩa và làm rõ hơn khái niệm “Trường học hạnh phúc”. Theo chuyên gia, “Trường học hạnh phúc” không phải mới xuất hiện gần đây mà đã được xây dựng từ nhiều năm trước, tuy nhiên, trong bối cảnh mới, việc xây dựng trường học đáp ứng các yêu cầu về Trường học hạnh phúc càng trở nên cấp thiết. 

Giáo viên phải là người biết truyền cảm hứng và động cơ học cho học sinh

TS Nguyễn Thị Xuân Yến, Phó trưởng Khoa Giáo dục tiểu học, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM nhấn mạnh, xây dựng Trường học hạnh phúc là một trong những hoạt động trọng tâm của ngành Giáo dục kể từ năm học 2018-2019. “Đây là chủ trương cần thiết trong bối cảnh cả nước triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, đồng thời chịu ảnh hưởng to lớn của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Chưa bao giờ ngành giáo dục đứng trước sự giám sát và yêu cầu cao của xã hội như vậy”, bà Yến bày tỏ. 

Theo chuyên gia này, thực tế đó cho thấy, yêu cầu nâng cao và phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng để xây dựng mô hình “Trường học hạnh phúc”. Bên cạnh năng lực dạy học, giáo viên cần có năng lực quản lí hành vi xã hội và chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh. Giáo viên cần trở thành cố vấn thông thái giúp học sinh phát triển cân đối toàn diện; biết truyền cảm hứng động cơ học cho học sinh trong bối cảnh mới với khả năng, trình độ, phong cách học tập khác nhau, có hoàn cảnh sống khác nhau, có loại hình trí thông minh đa dạng riêng biệt… Việc xây dựng Trường học hạnh phúc suy cho cùng vẫn phải bắt đầu từ giáo viên, trong đó phát triển năng lực nghề nghiệp là điều rất quan trọng, do đó việc xây dựng bộ tiêu chí, tiêu chuẩn xác định Trường học hạnh phúc tại TP.HCM chắc chắn cần quan tâm đến tiêu chí về năng lực nghề nghiệp. 

Theo các chuyên gia, để có học sinh cảm thấy hạnh phúc, trước hết người giáo viên phải hạnh phúc. Giáo viên chính là người thiết kế các trải nghiệm giáo dục cho học sinh. Thế nên, nếu người giáo viên không hạnh phúc, chắc chắn học sinh sẽ phải “hứng chịu” những hoạt động giáo dục khô khan, hình thức, và không hiệu quả. 

Trong thời đại hiện nay, người giáo viên đang đối mặt với áp lực vô cùng lớn từ nhiều phía. Họ không chỉ phải chịu trách nhiệm với việc truyền đạt kiến thức cho học sinh, mà còn phải đáp ứng các yêu cầu của chương trình giảng dạy, quản lý lớp học, và tương tác với phụ huynh và cộng đồng. Sự căng thẳng, áp lực công việc và các yêu cầu nghiêm ngặt có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và sức khỏe của họ. Cho nên, việc quan tâm đến sức khỏe tinh thần và hạnh phúc của giáo viên không chỉ là trách nhiệm của cá nhân họ, mà còn là yếu tố quan trọng khi việc xây dựng một hệ thống giáo dục hạnh phúc và bền vững. 

TS Phạm Thị Thúy, Phó Trưởng khoa Quản lý kinh tế xã hội, Học viện Hành chính quốc gia Phân viện tại TP.HCM cho rằng, đối tượng trung tâm của trường học là học sinh. Song, để làm cho học sinh hạnh phúc thì đối tượng cần quan tâm là giáo viên. 

“Xây dựng Trường học hạnh phúc luôn là ước mơ của mỗi người tâm huyết với giáo dục. Đây cũng chính là mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục đang đặt ra, đòi hỏi từ lãnh đạo nhà trường, giáo viên đến học sinh, phụ huynh đều cần phấn đấu cùng tạo dựng vì hạnh phúc của chính mình nói riêng và hạnh phúc của xã hội nói chung. Trường học hạnh phúc không phải là mô hình khó đạt được, vì hạnh phúc trước hết là cảm xúc, là mối quan hệ giữa con người với con người có yêu thương, an toàn và tôn trọng lẫn nhau hay không. Hạnh phúc đến từ bên trong mỗi chúng ta, trong thái độ hành vi của chúng ta chứ không đến từ/không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài như tiền bạc hay cơ sở vật chất. Chúng ta có thể thay đổi từng bước từ những việc nhỏ, khả thi trong điều kiện mỗi trường, mỗi giáo viên”, TS Thúy nói.

Chuyên gia cho rằng, Trường học hạnh phúc là nơi mà người học và người dạy đều cảm nhận “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”

Cần thực hiện có chiều sâu và lan tỏa

Các đại biểu thống nhất rằng, trường học ảnh hưởng đến hạnh phúc của học sinh và ngược lại, hạnh phúc của học sinh cũng là mục tiêu của trường học. Có rất nhiều định nghĩa về Trường học hạnh phúc, nhưng nhìn chung các chuyên gia đều thống nhất miêu tả Trường học hạnh phúc là nơi mà học sinh được tạo điều kiện để phát huy tiềm năng cá nhân, phát triển kỹ năng sống và học tập, và cảm nhận sự tự tin và yêu thích với quá trình học. Đây phải là môi trường nơi bắt nạt và bạo lực học đường ít xảy ra, kết bạn tương đối dễ dàng và thiết lập mối quan hệ chân thành và tôn trọng với các bên liên quan.

Ông Nguyễn Hữu Tín, Phó trưởng Phòng Chăm sóc trẻ em và Bình đẳng giới, Sở LĐ,TB&XH TP.HCM nhận định, qua thực tế công tác cho thấy, hiện nay tỷ lệ học sinh vi phạm pháp luật ngày càng tăng. Câu hỏi được đặt ra là trường phổ thông đã dạy học sinh đầy đủ chưa? Phải chăng nhà trường đang dạy học sinh “thành danh” trước khi “thành nhân” trong khi lẽ ra cần ngược lại? 

Thêm vào đó, trường học ở nội thành có điều kiện khác trường ngoại thành, nếu triển khai cùng bộ tiêu chí cần có hướng mở cho các trường chủ động thực hiện phù hợp điều kiện thực tế tại đơn vị.

“Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” – câu khẩu hiệu thường thấy tại các trường học trên cả nước. Chúng ta đều mong muốn học sinh đến trường trong hân hoan và vui sướng. Tuy nhiên, hạnh phúc, sức khỏe tinh thần của học sinh ngày càng trở nên khó đạt được trong môi trường học tập và xã hội ngày nay. Điều này là do những thách thức thay đổi trong quá trình dạy và học, một số bất bình đẳng vẫn còn tồn tại, cũng như áp lực điểm số vẫn chưa hề giảm bớt. Những điều này đã dẫn đến những gánh nặng trong giáo dục suốt những năm vừa qua”, một giảng viên Trường ĐH KHXHNV (ĐH Quốc gia TP.HCM) tâm tư. 

Bà Trần Hải Yến, Phó trưởng Ban Văn hóa – Xã hội, HĐND TP.HCM cho rằng, hiện nay có rất nhiều tiêu chí và nội dung xây dựng mô hình “Trường học hạnh phúc”, song ngành giáo dục cần xác định cái nào quan trọng, cái nào làm trước cái nào làm sau. 

Ông Dương Trí Dũng, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM cho biết, xây dựng Trường học hạnh phúc là việc làm thiết thực, cần thực hiện có chiều sâu và có sức lan tỏa. Trong đó, Bộ tiêu chí là cơ sở để trường học tổ chức thực hiện theo tình hình thực tế tại đơn vị. Trước mắt, ngành giáo dục sẽ lựa chọn một số đơn vị triển khai thí điểm để sơ kết, rút kinh nghiệm, đánh giá sự thay đổi của nhà trường khi triển khai thực hiện trước khi nhân rộng toàn thành phố.

Theo dự thảo (lần 2) Bộ tiêu chí tạm thời về Trường học hạnh phúc trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn TP.HCM, có ba nhóm tiêu chí để đánh giá. Cụ thể, tiêu chí 1 là Môi trường nhà trường (cơ sở vật chất đạt chuẩn; trường học xanh-sạch-đẹp-an toàn; xây dựng và thực hiện tốt bộ quy tắc ứng xử trong trường học; đảm bảo sức khỏe và thể chất tâm lý cho học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên; năng lực và kỹ năng giáo viên được phát huy…), tiêu chí 2 là Dạy học và hoạt động giáo dục, tiêu chí 3 là Các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường. 

Sau khi hoàn thiện Bộ tiêu chí, Sở GD&ĐT đặt ra chỉ tiêu: Trong năm học 2023-2024 có 100% phòng GD&ĐT phát động phong trào thi đua xây dựng Trường học hạnh phúc và 100% các trường triển khai kế hoạch xây dựng Trường học hạnh phúc. Mỗi thành phố, quận, huyện có 1 cơ sở giáo dục ở mỗi cấp học thực hiện mô hình thí điểm Trường học hạnh phúc. Đến năm học 2024-2025, có 100% cơ sở giáo dục tiếp tục triển khai xây dựng Trường học hạnh phúc một cách hiệu quả, thực chất.

THÙY TRANG



Nguồn

Cùng chủ đề

“Ông lớn” hệ thống phân phối thúc đẩy sản phẩm OCOP xuất ngoại

Mục tiêu các hệ thống phân phối lớn là xây dựng chuỗi giá trị bền vững, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP trong nước vừa tạo tiền đề để sản phẩm vươn xa. Cam kết đồng hành lâu dài với các nhà sản xuất trong nước Trong khuôn khổ Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại năm 2024, ngày 1/11/2024, Bộ Công Thương đã tổ chức tọa đàm “Kết...

Đa dạng hóa hàng xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng thương mại Việt Nam

Philippines là thị trường tiềm năng, do vậy, các doanh nghiệp cần tăng cường mở rộng cơ cấu mặt hàng, gia tăng kim ngạch, giá trị xuất khẩu hàng hóa. Philippines hiện là đối tác thương mại lớn thứ 16 trên thế giới và lớn thứ 6 trong ASEAN của Việt Nam; trong khi đó Việt Nam là nhà cung ứng hàng hóa lớn thứ 9 của Philippines trên thế giới và lớn thứ 5 trong...

Dừng tuyến đi bộ lên đỉnh Langbiang để bảo đảm an toàn cho du khách

NDO - Trung tâm Du lịch sinh thái và giáo dục môi trường thuộc Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà vừa thông báo tạm ngưng đón khách trải nghiệm tuyến đi bộ lên đỉnh Langbiang trước tình trạng đường trơn trượt, sạt lở gây mất an toàn cho du khách trải nghiệm. Tuyến đi bộ theo đường mòn chinh phục đỉnh Langbiang cao 2.167m thuộc lâm phần của Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà (tỉnh Lâm Đồng). Với hàng nghìn loài động vật,...

Bảo Tồn Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể: Cộng Đồng Địa Phương Làm Được Gì?

Di sản văn hóa phi vật thể của mỗi dân tộc không chỉ là tài sản quý báu mà còn là minh chứng sống động cho bản sắc và hồn cốt của nền văn hóa đó. Ở Việt Nam, với truyền thống gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa lâu đời, di sản văn hóa phi vật thể luôn được coi trọng và ngày càng có những nỗ lực cụ thể trong việc bảo vệ. Đặc...

Huyện Lang Chánh (Thanh Hóa): Lan tỏa tích cực từ những điển hình tiên tiến

Nhờ phát huy hiệu quả các chính sách dân tộc, đặc biệt các Chương trình mục tiêu quốc gia, sự đồng lòng của Nhân dân, trong đó có đội ngũ những Người có uy tín đã tích cực, trách nhiệm đi đầu trong các phong trào mà đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) đang có những bước tiến đáng kể. Nổi bật là kết quả giảm nghèo và xây...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thống nhất xây dựng hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt cho làng cổ Phước Tích

VHO - Bộ VHTTDL vừa có văn bản số 4769/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thống nhất lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền. Làng cổ Phước Tích đã được công nhận là Di tích cấp quốc gia từ năm 2009, với cảnh đẹp cảnh quan và kiến trúc nghệ thuật hiếm có của một làng quê truyền thống. Theo...

“Thành lũy” cho các giá trị truyền thống

VHO - Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa trong “cơn lốc” đô thị hóa, hiện đại hóa đang đối mặt với nhiều thách thức. Nhiều giá trị di sản, quy hoạch kiến trúc, di sản thiên nhiên đứng trước nguy cơ bị xâm phạm trước làn sóng phát triển các dự án địa ốc…   Đây là những vấn đề được nhìn nhận tại hội thảo “Bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử,...

Thái Miếu, Đại Nội Huế sẽ được tu bổ, tôn tạo thế nào?

VHO - Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế vừa khởi công triển khai dự án “Bảo quản, tu bổ, phục hồi và tôn tạo tổng thể di tích Thái Miếu giai đoạn 1” sau nhiều năm di tích này bị xuống cấp, hiện trạng hoang tàn. Trong đợt này của giai đoạn 1, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ dành 52 tỉ đồng từ nguồn ngân sách địa phương để triển khai dự án.  Bao giờ mới...

Giá trị kinh tế mà di sản mang lại là bao nhiêu?

VHO - Sáng 28.10, Sở Du lịch Ninh Bình phối hợp với Văn phòng UNESCO tại Hà Nội, Trường Khoa học Liên ngành & Nghệ thuật và Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường tổ chức Hội nghị công bố Đề án nghiên cứu về Lượng giá giá trị kinh tế của Quần thể danh thắng Tràng An. “Các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế, tiếp tục quan tâm phối hợp nghiên cứu, theo dõi và đưa ra...

Quảng Ngãi tập huấn, truyền dạy trình diễn nghệ thuật bài chòi

VHO - Sáng 28.10, Trung tâm Văn hoá - Nghệ thuật tỉnh Quảng Ngãi tổ chức khai mạc lớp tập huấn, truyền dạy trình diễn nghệ thuật bài chòi. Tham gia tập huấn có gần 60 học viên đến từ các đơn vị, câu lạc bộ dân ca - bài chòi các địa phương trong tỉnh. Kỹ năng hô, hát các làn điệu bài chòi để đưa bộ môn nghệ thuật này phát triển trên địa bàn tỉnh và...

Bài đọc nhiều

Thành phố Sơn La đại diện Việt Nam tham dự Hội nghị Thành phố học tập khu vực ASEAN+3

Hội nghị Thành phố học tập khu vực ASEAN+3 đang diễn ra tại Bangkok, Thái Lan là bước ngoặt quan trọng trong việc thúc đẩy nỗ lực hợp tác giữa các thành phố đang định hình chương trình nghị sự toàn cầu. Thành phố Sơn La đại diện cho các thành phố học tập của Việt Nam đã tham gia và có bài chia sẻ tại Hội nghị này.

“Nắng trên non” lan tỏa tinh thần tự tin, làm chủ cuộc sống của phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số

Sự kiện truyền thông “Nắng trên non” vừa được Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức tại trường THCS và THPT Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai nhằm khơi dậy, khích lệ tinh thần vượt...

Nữ sinh Khoa học Máy tính làm rạng danh phái đẹp trong ngành công nghệ

Nguyễn Bảo Dung (ngành Khoa học Máy tính, trường ĐH Công nghệ, ĐHQG Hà Nội) vinh dự nhận Giải thưởng Nữ sinh Khoa học Công nghệ Việt Nam. Hành trình của Dung không chỉ ghi dấu ấn trong học tập mà còn truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ, đặc biệt...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Tranh luận đề kiểm tra ngữ văn ‘lối sống phông bạt của giới trẻ’

Trên mạng xã hội hiện đang lan truyền đề kiểm tra môn ngữ văn giữa học kỳ 1 của một lớp 10 tại trường có tiếng ở TP.HCM chỉ vỏn vẹn một dòng với 17 từ có nội dung: 'Hãy viết bài văn...

Cùng chuyên mục

Ấn tượng với việc TP.HCM triển khai, thực hiện chuyển đổi số

Ông Tim Paolini, giám đốc dự án khu vực châu Á - Thái Bình Dương - Trung Đông Google for Education, khẳng định như vậy tại buổi làm việc với Phó chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường ngày 1-11. Tại buổi làm việc,...

Đại học Huế kiến nghị tháo gỡ vướng mắc để phát triển thành đại học quốc gia

Tại hội thảo Đại học Huế - 30 năm tái lập và phát triển thành đại học quốc gia (1994 – 2024), Đại học Huế kiến nghị T.Ư sớm tháo gỡ vướng mắc để phát triển thành đại học quốc gia. ...

Chính thức bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

Bộ GD&ĐT chính thức ban hành Thông tư số 13/2024/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học thay thế Thông tư số 34/2021/TT-BGDĐT ngày 30/11/2021. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 15/12/2024 Theo đó, điểm...

Sinh viên Việt Nam có cơ hội thực hành tại các khách sạn thuộc tập đoàn quốc tế

Lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược giữa trường Quản trị Khách sạn Quốc tế Thái Bình Dương và Tập đoàn Swiss Belhotel International từ New Zealand với các đối tác trong lĩnh vực...

Chuyển trường cho 174 học sinh lớp 10 bị tuyển sinh ‘chui’

Ngày 1/11, thông tin từ Sở GDĐT Hà Nội cho biết, 174 học sinh lớp 10 của Trường THPT Tô Hiến Thành (quận Hà Đông) tuyển sinh khi chưa được phép sẽ được chuyển về Trường THPT Văn Lang (quận Đống Đa). ...

Mới nhất

Thủ tướng chỉ đạo về điều hành giá điện và xem xét nhập khẩu điện nước ngoài

(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục", phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và mức chi trả của người dân. Bên cạnh đó, xem xét khả năng tăng cường nhập khẩu điện...

Chính thức hợp nhất hai công ty vận tải đường sắt Hà Nội và Sài Gòn

Từ ngày 1-11, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt chính thức đi vào hoạt động trên cơ sở hợp nhất Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Hà Nội và Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Sài Gòn. ...

Ra mắt không gian trưng bày bộ sưu tập nghệ thuật Lê Bá Đảng

(CLO) Không gian bộ sưu tập nghệ thuật Lê Bá Đảng tại Bảo tàng mỹ thuật Đà Nẵng trưng bày 38 hiện vật và 113 tư liệu với nội dung phong...

Bất động sản Quảng Ninh còn nhiều dư địa phát triển

Nhiều chuyên gia bất động sản vẫn đánh giá cao thị trường này bởi những tiềm năng về địa lý, ưu đãi thiên nhiên cũng như những cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.Nghệ An có hơn 1,148 triệu ha rừng và đất lâm nghiệp, đứng đầu cả nước về diện tích. Từ thực tế cho thấy, việc...

Đại học Huế kiến nghị tháo gỡ vướng mắc để phát triển thành đại học quốc gia

Tại hội thảo Đại học Huế - 30 năm tái lập và phát triển thành đại học quốc gia (1994 – 2024), Đại...

Mới nhất