Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTrí tuệ nhân tạo khó có thể thay thế người thầy

Trí tuệ nhân tạo khó có thể thay thế người thầy

(NLĐO)- Việc tích hợp AI vào giáo dục đặt ra những vấn đề quan trọng về quyền riêng tư, bảo mật dữ liệu và đạo đức sử dụng công nghệ.

Ngày 22-11, Sở GD-ĐT TP HCM tổ chức hội thảo khoa học “Dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo (AI) trong giáo dục: Từ thử thách đến đột phá”.

Công nghệ hỗ trợ nhưng không thay thế được con người 

Theo lãnh đạo Sở GD-ĐT TP, việc tích hợp AI vào giáo dục đặt ra những câu hỏi quan trọng về quyền riêng tư, bảo mật dữ liệu và đạo đức sử dụng công nghệ. Cần đảm bảo rằng thông tin cá nhân của học sinh được bảo vệ và việc sử dụng AI không dẫn đến sự bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục. Ngoài ra, cần cân nhắc về vai trò của giáo viên trong môi trường giáo dục ứng dụng AI, làm sao để công nghệ trở thành công cụ hỗ trợ chứ không thay thế con người. Điều này đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực GD-ĐT vốn lấy con người làm mục tiêu và trung tâm.

Ông Nguyễn Bảo Quốc, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM, cho biết TP triển khai các giải pháp AI trong GD-ĐT bằng việc sử dụng AI trong phân tích dữ liệu hành vi và định hướng học tập. TP HCM là đô thị lớn nhất Việt Nam và là trung tâm GD-ĐT lớn, đi đầu trong đổi mới giáo dục của đất nước. Sở GD- ĐT quản lý mạng lưới các trường học với tổng quy mô hơn 1,7 triệu học sinh nên việc triển khai giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục trở nên cấp thiết.

Trí tuệ nhân tạo khó có thể thay thế người thầy- Ảnh 1.

TS Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM, phát biểu tại hội thảo

Nhận ra tiềm năng của AI trong việc giải quyết các thách thức về giáo dục, Sở GD-ĐT đã đặt mục tiêu triển khai các giải pháp AI trên toàn bộ lĩnh vực GD-ĐT. Nhưng cũng gặp những thách thức đáng kể, đó là hạn chế về cơ sở hạ tầng, các ràng buộc về chính sách trong việc mua phần cứng cần thiết và các cân nhắc về tài chính khi sử dụng các dịch vụ AI dựa trên đám mây…

Dù vậy, bất chấp những thách thức về cơ sở hạ tầng và chính sách, Sở GD- ĐT đã tận dụng các nguồn dữ liệu lớn có sẵn của ngành để phát triển và triển khai các giải pháp AI. Sở đã vận dụng các mô hình hợp tác để huy động nguồn lực triển khai. Việc mở rộng tích hợp dữ liệu trên nhiều nền tảng, nâng cao chất lượng dữ liệu và thúc đẩy các nỗ lực hợp tác là rất quan trọng trong việc hiện thực hóa toàn bộ tiềm năng của AI trong giáo dục…

Trí tuệ nhân tạo khó có thể thay thế người thầy- Ảnh 2.

Ông Nguyễn Bảo Quốc, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM, cho biết TP HCM triển khai các giải pháp AI trong GD-ĐT trong bằng việc sử dụng AI trong phân tích dữ liệu hành vi và định hướng học tập. Ảnh: Toàn cảnh hội thảo khoa học chủ đề “Dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo trong giáo dục: Từ thách thức đến đột phá”

Với tham luận “Phân tích một số mô hình chuẩn hóa kiến thức trên thế giới để định danh đơn vị kiến thức hướng đến xây dựng kho học liệu số theo Chương trình GDPT 2018”, ông Hồ Tấn Minh – Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT TP, cho biết việc xây dựng một kho học liệu số thống nhất, góp phần số hóa tài liệu giáo dục là điều cần thiết. Điều này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc truy cập, phân phối và tái sử dụng kiến thức mà còn đảm bảo sự phù hợp giữa nội dung học liệu với chương trình giáo dục, tối ưu hóa quá trình giảng dạy và học tập trên nền tảng số, hỗ trợ đắc lực cho quá trình chuyển đổi số trong giáo dục.

Tuy nhiên, để thực hiện thành công xây dựng kho học liệu, cần xem xét đến các yếu tố khách quan, chủ quan; đảm bảo về các nguồn lực: nhân lực, vật lực, tài lực và các điều kiện để duy trì hệ thống vận hành. Một kho học liệu số được định danh và phong phú về nội dung sẽ là nền tảng căn bản để tiếp tục hoàn thiện một khung đánh giá năng lực tổng thể, toàn diện, đáp ứng yêu cầu đáp ứng các mục tiêu chung của Chương trình GDPT 2018, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam.

Thay đổi cảm giác sợ công nghệ

Bà Nguyễn Phương Lan, Tổng Giám đốc EMG Education, cho biết đơn vị đã ứng dụng AI trong giảng dạy tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai, cụ thể là ứng dụng AI tạo sinh để thực hành kiến thức và nhận xét về bài làm của học sinh.

Theo bà Lan, một ví dụ về ứng dụng AI được EMG Education sử dụng là Speechace, một công cụ AI cung cấp phản hồi chi tiết về cách phát âm của học sinh. Công cụ này không chỉ cho học sinh biết các em có phát âm đúng hay không mà còn chỉ ra chính xác âm vị nào sai và làm mẫu cách phát âm từ đó sao cho đúng.

Một ví dụ khác là Quilliam của EMG, một gia sư ảo do AI tạo ra mà học sinh của EMG đã được tương tác và sử dụng. Học sinh đang sử dụng Quilliam để luyện nói tiếng Anh nhằm chuẩn bị cho bài kiểm tra nói trong kỳ thi PEIC của Pearson…

Trí tuệ nhân tạo khó có thể thay thế người thầy- Ảnh 3.

Đại biểu tìm hiểu về công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) tại hội thảo

Ngoài ra, theo bà Lan, chatbot AI cung cấp cho học sinh cơ hội sử dụng các kỹ năng tiếng Anh của mình một cách tương tác, giống như phương thức xảy ra trong cuộc sống đời thật nhưng học sinh giảm bớt nỗi lo lắng khi phải thực hiện như vậy trước lớp hoặc với người bản ngữ. Với thế hệ LLM mới nhất, người dùng có thể sử dụng khả năng chuyển lời nói thành giọng nói để trò chuyện qua lại một cách tự nhiên với gia sư tiếng Anh hỗ trợ ảo AI…

Trí tuệ nhân tạo khó có thể thay thế người thầy- Ảnh 4.

Bà Nguyễn Phương Lan, Tổng Giám đốc EMG Education, cho biết đơn vị đã ứng dụng AI trong giảng dạy tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai

Ông Nguyễn Sơn Hải, Cục trưởng Cục CNTT-Bộ GD-ĐT, đánh giá Sở GD-ĐT TP HCM đã rất chủ động, tiên phong, tiếp cận các công nghệ mới trong ngành GD-ĐT. Ông Hải cho biết hiện mọi người đã thay đổi cách nghĩ về AI. Trước đây, có ý kiến cho rằng nó sẽ thay thế con người nên có người có cảm giác sợ công nghệ nhưng bây giờ AI là một công cụ hữu hiệu phục vụ việc học, còn dùng thế nào là mỗi người quyết định. 

Trí tuệ nhân tạo khó có thể thay thế người thầy- Ảnh 5.

Ông Nguyễn Sơn Hải, Cục trưởng Cục CNTT-Bộ GD-ĐT.

Theo ông Hải, AI hỗ trợ hữu hiệu cho hoạt động giáo dục, tuy nhiên nó cũng đem lại những thách thức. Cụ thể, nếu quá lạm dụng chúng trong hoạt động giáo dục, học sinh giảm sự tương tác, mất đi tư duy độc lập, là thách thức cho đội ngũ nhà giáo trong thay đổi phương pháp dạy học và cách đánh giá…“Chỉ khi chúng ta nhìn rõ được những thách thức thì sẽ có giải pháp để vận dụng AI hiệu quả và đúng hướng” – ông Hải nói.

Ông Jason See, Giám đốc công nghệ (Bộ Giáo dục Singapore), cho biết trí tuệ nhân tạo chỉ là công cụ, là một cấu phần trong cuộc sống hiện nay. Do đó, học sinh và giáo viên cần phải biết, hiểu và sử dụng nó hợp lý. Trí tuệ nhân tạo không thể thay thế giáo viên, khi giáo viên ứng dụng chúng vào công việc thì chúng là công cụ mạnh mẽ để chuyển đổi số giáo dục. Ông Jason See cũng khẳng định trí tuệ nhân tạo sẽ tác động không nhỏ đến giáo dục nếu không có chính sách quản lý và tác động phù hợp, không cẩn thận trong ứng dụng trí tuệ nhân tạo sẽ khiến giáo dục chệch hướng. Do đó, việc tập huấn, đào tạo giáo viên để hiểu biết về trí tuệ nhân tạo rất quan trọng.



Nguồn: https://nld.com.vn/tri-tue-nhan-tao-kho-co-the-thay-the-nguoi-thay-196241122162419135.htm

Cùng chủ đề

Các giải pháp công nghệ đám mây giúp doanh nghiệp tăng thu, giảm chi

Ngày 22/11 tại Hà Nội diễn ra SaaS Day 2024 - Sự kiện trình diễn những công nghệ mới nhất và chia sẻ những câu chuyện hình mẫu doanh nghiệp lý tưởng trong kỷ nguyên số.SaaS (Software as a Service) là mô hình phần mềm trên đám mây, cung cấp ứng dụng qua Internet cho người dùng. Kể từ khi công nghệ đám mây xuất hiện và phát triển, SaaS trở thành lĩnh vực và là thị trường...

Trung Quốc trỗi dậy về công nghệ, Hàn Quốc đứng ngồi không yên

Sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc đang gây áp lực lớn lên các ngành công nghiệp và công nghệ tiên tiến của Hàn Quốc. Ngành thép Hàn Quốc cũng không mấy lạc quan khi ngày 19-11 POSCO, tập đoàn thép hàng đầu...

Cuộc cách mạng tốc độ của đường sắt Hàn Quốc

Hàn Quốc là một trong các nước châu Á đầu tư, phát triển đường sắt tốc độ cao từ sớm, nổi tiếng với thương hiệu tàu KTX. ...

Lan tỏa những câu chuyện đẹp về tình thầy trò

Cuộc thi viết "Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã tạo sự kết nối tình cảm giữa thầy với trò, giữa nhà trường với học sinh ngày một bền chặt hơn.

Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy phải trở nên tự tin, tự chủ và tự cập nhật bản thân, để trí tuệ nhân tạo (AI) chỉ là một trợ lý thông thái chứ không thể thay thế được vai trò, vị trí của mình.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhiều thay đổi quan trọng

(NLĐO)- Bộ GD-ĐT dự kiến chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo ...

Tăng Duy Tân úp mở sẽ hé lộ những bí mật của Tùng Dương

(NLĐO) - Tùng Dương cùng các nghệ sĩ đàn em miệt mài luyện tập chuẩn bị live concert của anh diễn ra vào tối 23-11 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Hà Nội ...

Trao tặng hơn 1.000 mũ bảo hiểm cho học sinh

(NLĐO)- Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội, phối hợp với UBND Cầu Giấy, phòng Giáo dục và Đào tạo Cầu Giấy, đã trao tặng hơn 1.000 mũ bảo hiểm cho học sinh ...

Quảng Nam đăng cai tổ chức “Hội nghị quốc tế về Du lịch Nông thôn của UN Tourism”

(NLĐO) – Từ ngày 9 đến 11-12, Bộ VH-TT-DL phối hợp với Tổ chức Du lịch Liên Hợp Quốc và UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội nghị quốc tế về Du lịch Nông thôn. ...

Gửi tiết kiệm 1 tỉ đồng mỗi tháng nhận bao nhiêu tiền lãi?

(NLĐO) – Lãi suất tiền gửi nhích lên gần đây giúp lãi suất hôm nay kỳ hạn dài tại nhiều ngân hàng thương mại vượt mốc 6%/năm. ...

Bài đọc nhiều

Lương thấp, có giáo viên bỏ nghề đi làm công nhân khu công nghiệp

'Mặc dù chi tiêu rất tằn tiện nhưng chưa hết tháng đã hết lương... Nhiều thầy, cô giáo trẻ đôi lúc lúc dao động muốn chuyển nghề, thậm chí là đi làm công nhân ở các khu công nghiệp lương sẽ cao hơn...

Gần 90% sinh viên Đại học Quốc gia TP HCM sử dụng ChatGPT

(NLĐO) – Tích hợp Trí tuệ nhân tạo (AI) vào giảng dạy vừa thuận lợi vừa là thách thức cho ngành giáo dục. ...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Giảng viên cần phải ‘thông minh’ hơn ChatGPT

Theo các nhà khoa học, không thể loại bỏ ChatGPT ra khỏi quá trình giáo dục, ngược lại cần khuyến khích sử dụng nhưng đòi hỏi giảng viên phải 'thông minh' hơn ChatGPT. Đề cao tính liêm chính khoa học thuậtTS Đặng Thị Minh...

Việt Nam rớt xuống nhóm các nước thông thạo tiếng Anh thấp nhất toàn cầu

Đây là kết quả được công bố từ báo cáo chỉ số thông thạo Anh ngữ toàn cầu năm 2024 (EPI), của tổ chức giáo dục Education First Việt Nam (EF Việt Nam) vào ngày 13/11. Cụ thể, chỉ số thành thạo tiếng Anh của Việt Nam năm nay đạt 498 điểm, xếp thứ 63/116 quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá và nằm trong nhóm có mức độ thông thạo thấp. Vị trí số 1 năm nay...

Cùng chuyên mục

Giáo dục tiếng Hàn trong bối cảnh xã hội siêu kết nối

DNVN - Ngày 22/11, Trường Đại học Đông Á phối hợp Văn phòng Quỹ giao lưu quốc tế Hàn Quốc (KF) tại Hà Nội và Đại học Cyber Ngoại ngữ Hàn Quốc đồng tổ chức hội thảo “Giáo dục tiếng Hàn tại miền Trung Việt Nam trong bối cảnh xã hội siêu kết nối”. ...

Thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ AI trong giáo dục

(ĐCSVN) - Hội thảo “Dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo: Từ thách thức đến đột phá" trao đổi về công tác bồi dưỡng để trang bị cho đội ngũ giáo viên những kỹ năng cần thiết trong việc sử dụng và ứng dụng AI trong giảng dạy, đồng thời hướng dẫn học sinh sử dụng công nghệ một cách an toàn và hiệu quả. ...

Bộ GD&ĐT dự kiến siết xét tuyển học bạ từ 2025

Trong dự thảo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non sửa đổi, Bộ GD&ĐT dự kiến bổ sung điều kiện xét tuyển bằng học bạ.Bộ yêu cầu việc xét học bạ phải bằng tổ hợp gồm ít nhất ba môn, bắt buộc có Toán hoặc Ngữ văn với trọng số ít nhất một phần ba tổng điểm. Một ngành, chương trình đào tạo có thể sử dụng đồng thời một số tổ...

Bộ GD-ĐT dự kiến ‘siết’ tuyển sinh đại học bằng học bạ

Bộ GD-ĐT vừa giới thiệu dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, Bộ có thêm những điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ. Theo đó, dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng...

Yêu cầu tác giả chỉnh sửa

Sau quá trình kiểm tra, xác minh vụ một cán bộ thuộc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế bị tố đạo văn luận án tiến sĩ, chiều 22.11, ĐH Huế đã ban hành kết luận vụ việc. ...

Mới nhất

Ô tô ra vào sân bay Nội Bài không phải dừng thu phí

Chủ xe đã có tài khoản ETC sử dụng trên các quốc lộ, cao tốc có thể lưu thông qua làn thu phí của sân bay Nội Bài mà không cần dán thêm thẻ. Từ ngày 21/11, sân bay Nội Bài tổ chức chạy thử giai đoạn 1 đối với 3 làn ra thuộc hệ thống thu không dùng tiền...

Tiêu chuẩn nào cho vị trí Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ?

Việc Tổng thống đắc cử Donald Trump chọn ông Pete Hegseth, người dẫn chương trình Fox News, vào vị trí Bộ trưởng Quốc phòng đã thực sự gây bất ngờ cho cộng đồng ngoại giao, an ninh và quốc phòng Mỹ.   Vào năm 2017, ông Pete Hegseth từng phỏng vấn Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng (Ảnh: Reuters). Tổng...

Kết nối, tiêu thụ đặc sản miền núi, vùng sâu, vùng xa của Thái Nguyên

Chị Nguyễn Thị Bình (tỉnh Thái Nguyên) là một trong những phụ nữ tiên phong kết nối tiêu...

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Chính sách xanh trên toàn cầu đã, đang và sẽ tác động mạnh mẽ đến dòng chảy thương mại và xu hướng thu hút đầu tư của Việt Nam. Điều chỉnh chính sách phù hợp với môi trường Chuỗi Hội thảo về Hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế 2024 (CIECI...

Mới nhất