Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiTri thức may, mặc áo dài Huế được đưa vào Danh mục...

Tri thức may, mặc áo dài Huế được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia


Ngày 12/8. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Bộ trưởng Bộ VHTTDL vừa có Quyết định số 2320/QĐ-BVHTTDL ngày 9/8/2024 về việc đưa Tri thức may, mặc áo dài Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Theo thông tin từ Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 1744, sau khi lên ngôi xưng vương ở phủ chính Phú Xuân, chúa Nguyễn Phúc Khoát đã ban hành nhiều chính sách, tổ chức lại bộ máy và đề cập đến việc cải cách triều phục. Chiếc Áo dài được chú trọng, trân quý và trở thành trang phục chính của người dân ở vùng đất Đàng Trong, khẳng định tính tự chủ trong văn hóa.

Năm 1802 vua Gia Long đã có ý định phải thay đổi phục trang trên toàn đất nước nhưng không thực hiện được. Từ năm 1826 đến năm 1837, chính vua Minh Mạng đã quyết liệt thay đổi trang phục trong cả nước; từ đó, chiếc Áo dài được áp dụng rộng rãi và thống nhất trên phạm vi toàn quốc.

Tri thức may, mặc áo dài Huế được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Ảnh 1.

Thừa Thiên Huế là địa phương nổi tiếng với nghề may mặc áo dài với nhiều thương hiệu có tên tuổi.

Tại Huế, chiếc áo dài đã trở thành hình ảnh quen thuộc, thân thương, đi vào cuộc sống, gắn liền với nếp văn hóa, tập quán, xuất hiện trong mọi hoạt động lễ nghi, hội hè và cả trong đời thường ở vùng đất Cố đô. Đó còn là nguồn cảm hứng bất tận đi vào thơ, ca, nhạc, họa.

Các hiệu may đo áo dài Huế chủ yếu phân bố tập trung tại các vùng Gia Hội – Chợ Dinh, Kim Long, Vỹ Dạ, Phủ Cam… Đây là những vùng đất có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời, dân cư tập trung đông đúc và nơi sinh sống của các gia đình, dòng họ có truyền thống may đo áo dài Huế. Các khâu kỹ thuật cắt, may, luôn tà, làm nút đều được các nghệ nhân, người thợ may áo dài chăm chút thận trọng. Vì vậy, chiếc áo dài không đơn thuần là sản phẩm may mặc mà là cả một tác phẩm nghệ thuật, chứa đựng giá trị bản sắc văn hóa Huế.

Trong vài năm trở lại đây, Huế đã phát động và đẩy mạnh việc gìn giữ và phục hưng áo dài truyền thống (bao gồm cả áo dài nam và áo dài nữ). Đặc biệt, ngày 29/3/2023, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã phê duyệt Đề án “Huế – Kinh đô Áo dài”. Một trong những mục tiêu quan trọng của đề án này là bảo tồn và phát huy giá trị tri thức may, mặc áo dài Huế. Đây là tiền đề để triển khai có hiệu quả hoạt động quảng bá, tôn vinh áo dài Huế, thúc đẩy kinh tế, du lịch phát triển, khẳng định áo dài Huế trong cộng đồng quốc tế, hướng đến phát triển thương hiệu Huế – Kinh đô Áo dài.

TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên Huế cho hay, Áo dài Huế thực sự là một ngành nghề thủ công đặc biệt để tạo nên những sản phẩm ấn tượng. Đó là chưa kể rất nhiều các loại phụ kiện, trang sức kèm theo. Ngoài ra, công nghiệp văn hóa áo dài còn mở ra nhiều khía cạnh khác như sản phẩm lưu niệm, đồ chơi, phụ kiện, điện ảnh, mỹ thuật… Đây chính là hướng phát triển công nghiệp văn hóa, phục vụ nhu cầu nội địa và xuất khẩu, tạo công ăn việc làm, mang lại nguồn thu cho doanh nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân, vừa bảo tồn, lan tỏa giá trị mang đậm bản sắc văn hóa Huế.

Do đó, việc Tri thức may, mặc áo dài Huế được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sẽ góp phần giúp địa phương phát triển, lan tỏa hơn nữa thương hiệu Áo dài Huế trong thời gian tới.



Nguồn: https://toquoc.vn/tri-thuc-may-mac-ao-dai-hue-duoc-dua-vao-danh-muc-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-gia-20240812115649441.htm

Cùng chủ đề

Khởi động Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần thứ Ba

(Tổ Quốc) - Sáng ngày 2/11, tại Hà Nội, Hiệp hội Xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam (VFDA) và Ủy ban nhân dân TP Đà Nẵng phối hợp tổ chức Lễ Ký kết Biên bản hợp tác giữa hai bên và giới thiệu Liên hoan phim châu Á- Đà...

Nhà khách Chính phủ lần đầu tiên mở cửa đón khách tham quan

(Tổ Quốc)- Chiều 30/10/2024, Ban tổ chức Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 tổ chức Họp báo giới thiệu thông tin về nội dung các hoạt động diễn ra tại Lễ hội. ...

Lan toả thanh âm từ tình yêu Hà Nội

(Tổ Quốc)- Cuộc thi “Tiếng hát Hà Nội 2024” nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa nghệ thuật, thúc đầy sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô, chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, 70 năm thành lập Đài Phát thanh và Truyền hình...

Áo dài cách tân, phong cách mới của phụ nữ hiện đại

Khai thác sự biến chuyển không ngừng về thời trang, những chiếc áo dài cách tân đã mang...

Đại học Tổng hợp trở thành không gian sắp đặt nghệ thuật độc đáo

(Tổ Quốc) - Vốn là địa điểm không xa lạ gì đối với giới trẻ và người dân Thủ đô, tòa nhà Đại học Tổng hợp, tiền thân là Viện Đại học Đông Dương (nay là 1 cơ sở của Đại học Quốc gia Hà Nội) tại 19 Lê Thánh Tông...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Những thách thức khi làm phim lịch sử

(Tổ Quốc) - Sáng 9/11, trong khuôn khổ Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII), đã diễn ra Hội thảo phát triển sản xuất phim khai thác đề tài lịch sử và chuyển thể từ tác phẩm văn học". Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông,...

Nghiên cứu, đề xuất cho nhân viên trường học được hưởng phụ cấp nghề

(Tổ Quốc) - Bộ GD&ĐT sẽ nghiên cứu, đề xuất cho đội ngũ nhân viên trường học được hưởng chế độ phụ cấp nghề phù hợp với vị trí, việc làm, tương xứng với tính chất, mức độ đào tạo. ...

Vì sao Việt Nam còn thiếu tác phẩm điện ảnh hay về đề tài lịch sử?

(Tổ Quốc) - Sáng 9/11, trong khuôn khổ Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII), đã diễn ra Hội thảo phát triển sản xuất phim khai thác đề tài lịch sử và chuyển thể từ tác phẩm văn học". Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông,...

Độc đáo nghi thức cúng dâng Dèng của đồng bào Tà Ôi

(Tổ Quốc) - Người Tà Ôi tổ chức cúng dâng Dèng vào các dịp lễ của gia đình, làng bản. Đặc biệt là trước khi đi buôn bán Dèng ở nơi xa để tạ ơn Giàng (ông trời) đã ban cho nghề truyền thống dệt Dèng. ...

Đề xuất lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp

(Tổ Quốc) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, ngày 9/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về Dự án Luật Nhà giáo. ...

Bài đọc nhiều

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

OpenAI có thể lỗ 44 tỷ USD đến năm 2028

Nếu như những năm đầu thành lập, cả Google và Facebook đều thể hiện sức mạnh tài chính đáng nể thì OpenAI – công ty gần 10 năm tuổi – cho thấy bức tranh trái ngược. Theo hồ sơ tài chính mà The Information thu thập được, nhà phát triển ChatGPT ghi nhận doanh thu tăng trưởng nhanh, có thể đạt 100 tỷ USD năm 2029 song có thể lỗ tổng cộng 44 tỷ USD từ năm 2023 đến...

Ý Lan hát trong đêm nhạc tôn vinh 6 nhạc sĩ nổi tiếng

Ca sĩ Ngọc Châm đã công bố liveshow nhân kỷ niệm chặng đường hơn 20 năm ca hát, 10 năm cô sản xuất chuỗi chương trình tôn vinh tác giả, tác phẩm Vàng son một thuở.Tổng đạo diễn chương trình, nhạc sĩ Nguyễn Quang tiết lộ, đã chọn những ca khúc hay, phù hợp giọng hát của nữ ca sĩ. Sẽ có khoảng 20 ca khúc, được chia thành ba chương, tương ứng với chặng đường hoạt động...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Theo thông tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà...

Cùng chuyên mục

Nghệ sĩ Việt trẻ tiếp nguồn năng lượng mới cho văn hoá truyền thống

Những người sinh ra và lớn lên ở những giai đoạn khác nhau, sẽ có cách sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật khác nhau.

Cậu bé lục thùng rác, tìm đồ chơi

(Dân trí) - "Thấy cảnh đó, tôi không kiềm lòng được nhưng không biết giúp đỡ như thế nào. Nhà có con nhỏ chạc tuổi đó, tôi nhìn mà chảy nước mắt, xót xa cháu bé", người phụ nữ ở TPHCM chia sẻ. Mới đây, mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại cảnh cậu bé moi thùng rác để tìm đồ chơi, khiến cư dân mạng xúc động.Theo chủ nhân đoạn clip, chị Kim Huệ (ngụ tại quận...

Chủ tịch ACB Trần Hùng Huy chia sẻ tại talkshow Tuổi Trẻ Start-up Award

Hôm nay (10-11), trong khuôn khổ Ngày hội Việt Nam Xanh sẽ có sự kiện liên quan đến chương trình Tuổi Trẻ Start-up Award 2024 vào hai buổi sáng và tối. Buổi sáng, talkshow "Xây dựng thương hiệu từ vạch xuất phát" trong khuôn...

Mới nhất

Ca khúc Bom hẹn giờ của Hứa Kim Tuyền được các chị đẹp tranh giành

Tập 3 của "Chị đẹp đạp gió rẽ sóng 2024" có nhiều giây phút căng não, kịch tính nghẹt thở khi 2 Liên minh được thành lập với đội hình đầy đủ. Luật chơi phức tạp khiến các chị đẹp choáng váng khi đấu trí để lấy các ca khúc cho Công diễn 1. ...

Nghệ sĩ Việt trẻ tiếp nguồn năng lượng mới cho văn hoá truyền thống

Những người sinh ra và lớn lên ở những giai đoạn khác nhau, sẽ có cách sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật khác nhau.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Chile

NDO - Nhân dịp thăm chính thức Cộng hòa Chile, chiều 9/11 theo giờ địa phương (sáng 10/11 giờ Hà Nội) tại thủ đô Santiago de Chile, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới thăm, nói chuyện với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đại diện cộng đồng người...

Chủ tịch nước Lương Cường đến Santiago, bắt đầu chuyến thăm chính thức Chile

Theo đặc phái viên TTXVN, vào lúc 15h45 chiều 9/11 theo giờ địa phương (rạng sáng 10/11 theo giờ Việt Nam), chuyên cơ chở Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Arturo M. Benitez ở thủ đô Santiago de Chile, bắt đầu đầu chuyến thăm chính thức...

Thông thương đường sắt với Trung Quốc, mở cửa đưa hàng Việt ra thế giới

(Dân trí) - Với thông điệp coi trọng thời gian, trí tuệ, Việt Nam kiến nghị thúc đẩy thông thương với Trung Quốc bằng đường sắt, mở ra hành lang thương mại mới để đưa hàng hóa Việt Nam ra thị trường châu Âu.   Thông điệp này nhiều lần được nhắc đến trong các hoạt động của Thủ tướng Phạm...

Mới nhất