Trang chủDu lịchẨm thực“Tri thức dân gian” độc đáo Phở Hà Nội mở ra cánh...

“Tri thức dân gian” độc đáo Phở Hà Nội mở ra cánh cửa ẩm thực thế giới

Phở Hà Nội được ghi danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia không chỉ là một bước ngoặt trong bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, mà còn mở ra cánh cửa với bản đồ ẩm thực thế giới…

Từng nấu phở Hà Nội cho các chính khách và nghệ sỹ quốc tế nổi tiếng đến Hà Nội, Nghệ nhân ưu tú Phạm Thị Ánh Tuyết cho biết: “Khi tôi tiếp các vị khách quốc tế, lãnh đạo cấp cao của các nước thưởng thức Phở, họ rất bất ngờ và đánh giá Phở Hà Nội rất đặc sắc và hoàn hảo. Họ cũng đánh giá Phở là một món ăn sáng tạo với sự kết hợp hài hòa, tinh tế giữa các loại gia vị của Việt Nam.”

Đó là chia sẻ của nghệ nhân tại tọa đàm Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể “Phở Hà Nội,” trong khuôn khổ Lễ hội ẩm thực Hà Nội. Tại sự kiện, các chuyên gia cũng đề xuất nhiều ý kiến nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa ẩm thực truyền thống Việt Nam, đặc biệt là Phở Hà Nội.

Những ký ức về một “tri thức dân gian” độc đáo

Vào tối 29/11, “Phở Hà Nội” chính thức được trao quyết định di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là bước tiến quan trọng, thêm một lần khẳng định nữa ẩm thực Hà Nội không chỉ được người Việt Nam mà cả quốc tế ghi nhận.

Các chuyên gia cho rằng quá trình hình thành món Phở là sự sáng tạo của nhiều người, của cộng đồng gắn với bối cảnh xã hội, lịch sử, văn hóa. Theo Ủy viên Hội đồng Di sản Văn hóa quốc gia, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam, tiến sỹ Lê Thị Minh Lý, chúng ta không biết phở có nguồn gốc từ đâu và bây giờ vẫn còn tranh luận. Tuy nhiên, chỉ cần nhớ rằng phở là một sáng tạo của người Việt từ rất lâu đời và sự sáng tạo Phở đó tạo thành một đặc trưng rất đặc biệt ở Hà Nội.

Để phát huy giá trị di sản, tiến sỹ Lê Thị Minh Lý nhấn mạnh: “Các chủ thể cần tiếp tục thể hiện sự chia sẻ, hiếu khách và gắn kết cộng đồng. Di sản được Nhà nước bảo vệ phải cam kết sẽ được gìn giữ, không làm thay đổi giá trị cốt lõi, góp phần cho sự phát triển của Thủ đô và đất nước. ‘Phở Hà Nội’ không chỉ là một món ăn tinh túy mà ở đó chứa đựng nhiều giá trị hồn cốt, do đó Nhà nước phải có chính sách bảo vệ…”

vnp_Pho Ha Noi (3).jpg
Nguyên liệu cho món Phở bò. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)

Được ghi danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ở loại hình “tri thức dân gian,” Phở Hà Nội có điểm khác biệt là sử dụng nguyên liệu, kỹ năng gia giảm, chế biến đặc biệt, được trao truyền từ đời này qua đời khác. Các chủ thể thực hành di sản văn hóa phi vật thể Phở Hà Nội là những người trao truyền qua nhiều thế hệ. Họ vừa thực hành để mưu sinh vừa có sáng tạo và cá tính riêng trong việc gìn giữ truyền thống ấy, để không bị thương mại hóa hoặc không bị biến thành món ăn khác, tạo thành thương hiệu của chính mình. Vì thế, các chủ thể cần giữ được danh hiệu, uy tín cửa hàng Phở của mình.

Nghệ nhân Nguyễn Thị Mười chia sẻ gia đình bắt đầu khởi nghiệp với Phở từ năm 1930. “Bố tôi khởi nghiệp làm phở gánh ở các phố Hàng. Sáng sớm, cụ gánh phở đi bán, chiều tối mới thu bát, thu tiền về. Khi đi bán, cụ hay mặc bộ quần áo màu xanh nên người dân trong phố gọi là ‘cụ phở tàu áo xanh.’ Năm 1956 vì khó khăn nên cụ phải dừng bán Phở. Đến năm 1985, mẹ tôi tập trung con cái làm tiếp nghề gia truyền. Chúng tôi đặt tên là Phở Sướng, vì ăn Phở xong phải sướng, phải thấy ngon,” nghệ nhân Mười kể.

Thường giới thiệu ẩm thực Việt Nam trong các chuyến đi nước ngoài, nghệ nhân Bùi Thị Sương (Thành phố Hồ Chí Minh) chia sẻ niềm tự hào: “Phở là món đầu tiên chúng tôi mang đi giới thiệu ở thị trường châu Âu, châu Úc… Trước đây, người ta thường dùng tiếng Anhđể gọi phở là súp – Beef Noddle Soup, nhưng giờ đây tất cả các nước đều đề rõ là Phở (Pho).”

Nghệ nhân Bùi Thị Sương nhận định ở các địa phương khác, Phở đã có những phát triển khác nhau, thậm chí, tại các quốc gia, khi nấu Phở, đầu bếp còn bỏ thêm cả trái cây. “Sự sáng tạo trên khẩu vị truyền thống cũng khá thú vị, miễn sao vẫn giữ được hương vị truyền thống của Việt Nam. Chúng ta vẫn có thể chấp nhận sự sáng tạo nếu điều đó làm cho món ăn ngon hơn, đẹp mắt hơn, phù hợp hơn với khẩu vị của người dân địa phương và vùng miền trên cả nước cũng như các quốc gia khác,” nghệ nhân đánh giá.

Không chỉ có Phở tái, Phở chín như xưa, giờ đây, Phở đã có nhiều biến tấu đa dạng nhằm phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người tiêu dùng như: Phở trộn, Phở sốt vang, Phở cuốn, Phở xào… Phở cũng trở thành món ăn không thể thiếu trong thực đơn tại các nhà hàng, khách sạn và lan tỏa rộng khắp tới nhiều địa phương và cả quốc tế.

vnp_Pho Ha Noi (1).jpg
Ngày nay, Phở là món ăn quen thuộc với các bà nội trợ khi trổ tài bếp núc tại gia. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)

Mở ra cánh cửa ẩm thực thế giới

Việc Phở Hà Nội được ghi danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia không chỉ là một bước ngoặt quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, mà còn mở ra cánh cửa để Việt Nam tiếp tục tỏa sáng trên bản đồ ẩm thực thế giới; được kỳ vọng sẽ tiên phong dẫn lối và lan tỏa để ẩm thực Việt Nam vượt ra khỏi biên giới quốc gia.

Cũng chính vì thế, tại tọa đàm “Phát triển chất lượng nguồn nhân lực bảo tồn phát huy, giữ gìn làng nghề truyền thống,” một hoạt động điểm nhấn trong khuôn khổ Lễ hội ẩm thực Hà Nội năm 2024, các khách mời đã chia sẻ niềm tự hào về những giá trị tinh hoa của văn hóa ẩm thực Hà Nội, đặc biệt với món Phở.

Với nghệ sỹ ưu tú Minh Vượng, ký ức về Phở Hà Nội từ những ngày thơ bé vẫn luôn vẹn nguyên trong tâm trí: “Hồi nhỏ, phải ốm mới được ăn Phở. Ngày đó chỉ là những quán Phở gánh nhỏ nhưng mùi thơm ngào ngạt bay khắp cả con phố. Người Hà Nội ăn Phở không biết chán, sáng ăn Phở, trưa ăn Phở và tối cũng có thể ăn Phở…”

Ký ức ấy của nghệ sỹ Minh Vượng cũng hàm chứa văn hóa rất riêng trong cách ăn Phở của người Hà Nội, chẳng hạn Phở gà không thể thiếu lá chanh sắt chỉ và không có ai ăn quất thay cho giấm như hiện nay. Nhưng xã hội phát triển, ẩm thực cũng vì thế có sự “giao thoa” ít nhiều.

vnp_Pho Ha Noi (4).jpg
Phở gà cũng là món ăn quen thuộc tại gia của các chị em nội trợ. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)

Bàn về vấn đề sáng tạo trong ẩm thực nhưng phải giữ được nét truyền thống, Chủ tịch Hiệp hội đầu bếp Việt Nam, ông Nguyễn Thường Quân cho rằng ẩm thực là phản ánh toàn diện xã hội, kinh tế, công nghệ và phản ánh cả thái độ sống của con người. Người lớn tuổi chọn hàng Phở quen, người trẻ lại tìm cái mới mẻ, tạo xu hướng… Ông khẳng định những gì thuộc về lịch sử, văn hóa thì phải gìn giữ, song, vẫn cần sự phát triển phù hợp đảm bảo văn minh trong ăn uống, thưởng thức.

Khi Phở Hà Nội được ghi danh là di sản phi vật thể quốc gia, nhiều câu chuyện đã được mở ra nhằm phát huy giá trị di sản, trong đó có câu chuyện phát triển nguồn nhân lực làng nghề ẩm thực truyền thống.

Các chuyên gia nhấn mạnh, để có nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm bảo tồn, phát huy, gìn giữ làng nghề ẩm thực truyền thống cần có sự nỗ lực từ nhiều phía. Ngoài vai trò của những nghệ nhân, đầu bếp trong lưu giữ, trao truyền thì cần đặc biệt chú trọng công tác đào tạo, gìn giữ làng nghề truyền thống để truyền dạy cho thế hệ sau…

Theo MasterChef Việt Nam Phạm Tuấn Hải, trong trường lớp cần phải đào tạo bài bản từ các món ăn truyền thống để người học có cái gốc, sau đó mới tiếp cận, phát triển tới những món hiện đại, sáng tạo.

Các chuyên gia đặc biệt nhấn mạnh, trong ẩm thực, nhất là Phở, nắm được truyền thống là nắm được văn hóa. Ẩm thực là văn hóa và văn hóa là ẩm thực./.

son7031-1504771063-51.jpg
Bát phở nóng hổi bưng ra, khói còn bốc nghi ngút trông thật quyến rũ. (Ảnh: Lê Minh Sơn/Vietnam+)

Tính tới thời điểm hiện tại, về ẩm thực, Việt Nam đang có tổng cộng 5 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia gồm: phở Nam Định, mì Quảng, phở Hà Nội nghề làm nước mắm Nam Ô, nghề làm nước mắm Phú Quốc.

(Vietnam+)



Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/tri-thuc-dan-gian-doc-dao-pho-ha-noi-mo-ra-canh-cua-am-thuc-the-gioi-post998554.vnp

Cùng chủ đề

Bí Thư Thành ủy Hà Nội kiểm tra tiến độ Dự án xử lý nước thải Yên Xá

Kinhtedothi - Đối với công tác bổ cập nước từ hồ Tây về sông Tô Lịch, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, lãnh đạo TP đã quyết định triển khai dự án khẩn cấp và giao Sở Xây dựng chủ trì và các địa phương đẩy nhanh tiến độ dự án. Sáng 2/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí Thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Bùi Thị Minh...

Triển lãm “Mạch di sản” tôn vinh nghệ thuật sơn mài truyền thống

VOV.VN - Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp cùng các họa sỹ Latoa Indochine tổ chức triển lãm tranh với chủ đề “Mạch di sản” tại Trung tâm Giao lưu văn hoá khu phố cũ Hà Nội (số 49 Trần Hưng Đạo, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm), từ nay đến hết ngày 3/9/2024.   Triển lãm tranh “Mạch di sản” trưng bày trên 60 bức tranh với đề tài tranh dân gian Hàng Trống -...

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long cùng đoàn công tác của Bộ Công Thương tháp tùng Phó Thủ tướng Trần …

Cuộc gặp gỡ thu hút sự tham gia của các công ty hàng đầu Phần Lan như Oilon, Merus Power, Operon, Hermia Business, Trung tâm năng lượng Vassa (Vaasa Energy Cluster) và Wärtsilä. Các doanh nghiệp này mang đến loạt giải pháp công nghệ trong các lĩnh vực năng lượng tái tạo, xử lý nước thải, giảm phát thải carbon và công nghệ thông minh. Ngoài ra còn có đại diện của Hiệp hội doanh nghiệp Phần Lan,...

Báo Giáo dục và Thời đại kỷ niệm 65 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

Sáng 2/12, tại Hà Nội, báo Giáo dục và Thời đại - cơ quan ngôn luận của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Lễ kỷ niệm 65 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên (5/12/1959-5/12/2024). Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn dự buổi lễ. ...

Ẩm thực truyền thống Tết Việt trên ‘nền’ của những cách điệu ‘lành mạnh, khó phai

Vẫn là bánh chưng, vẫn là canh bóng, vẫn là giò xào… hương vị không hề mất đi nét truyền thống, dù trong đó chứa đựng bao nhiêu những “công nghệ hiện đại”. Đó là cách mà Chuyên gia ẩm thực hàng đầu, người nổi tiếng với đóng góp nâng tầm ẩm thực Việt - Madam Nhung chọn trong hành trình xây dựng thương hiệu của mình.   Bánh chưng là món sao có thể thiếu trong dịp Tết đến, Xuân...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bom tấn “Moana 2” lập kỷ lục phòng vé trong tuần lễ Tạ ơn

Trong kỳ nghỉ lễ, bộ phim hoạt hình “Moana 2” đạt doanh thu 221 triệu USD tại Bắc Mỹ và 165,3 triệu USD tại thị trường quốc tế. Mùa lễ Tạ ơn năm nay, các phòng vé Bắc Mỹ đã chứng kiến kỳ nghỉ đáng nhớ với sự bùng nổ của những bộ phim “bom tấn”. Trong đó, “Moana 2” - phần tiếp theo của bộ phim hoạt hình đình đám ra mắt năm 2016, đã thiết lập một...

Dự kiến sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của các cơ quan báo chí

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng truyền đạt các nội dung chính trong triển khai tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW, trong đó, dự kiến sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của các cơ quan báo chí. Sáng 1/12, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; tình hình...

Khai mạc Tuần Văn hóa Việt-Nhật trên đỉnh núi Bà Đen ở tỉnh Tây Ninh

Tuần văn hóa Việt-Nhật được tổ chức từ ngày 1-8/12 với nhiều hoạt động trải nghiệm văn hóa đặc sắc của đất nước Nhật Bản hòa quyện với nét đẹp văn hóa cổ truyền của mảnh đất Tây Ninh. Ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính Trị, Bí Thư Thành Ủy Thành Phố Hồ Chí Minh (thứ hai từ phải sang trái) và Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki xem tranh Đông Hồ được trưng bày...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chuỗi sự kiện dầu khí và điện gió ngoài khơi

Tối 1/12, tại thành phố Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự chuỗi sự kiện dầu khí và điện gió ngoài khơi và thăm Trung tâm Công nghiệp năng lượng và dịch vụ hậu cần cảng của PTSC.  (TTXVN/Vietnam+) Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/thu-tuong-pham-minh-chinh-du-chuoi-su-kien-dau-khi-va-dien-gio-ngoai-khoi-post998501.vnp

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Singapore

Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao vai trò của cộng đồng người Việt Nam tại Singapore luôn đoàn kết, hướng về đất nước, là cầu nối quan trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam-Singapore. Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Singapore, chiều tối 1/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại...

Bài đọc nhiều

Loạt món tráng miệng nổi tiếng Việt Nam lọt top ngon nhất Đông Nam Á

Mới đây, chuyên trang ẩm thực nổi tiếng Taste Atlas đã công bố danh sách 100 món tráng miệng ngon nhất Đông Nam Á, trong đó có nhiều cái tên quen thuộc của Việt Nam. Xếp ở vị trí thứ 21 với 4,1/5 sao, chè ba màu được Taste Atlas mô tả là "một món tráng miệng đầy màu sắc của Việt Nam". "Chè ba màu là sự kết hợp hài hòa của nhiều thể loại tráng miệng. Món ăn này...

Các thực phẩm nảy mầm đừng vội vứt đi, đem làm món ăn lại cực tốt cho tiêu hóa và giúp hạ đường huyết

GĐXH – Nhiều người thường vứt bỏ thực phẩm khi chúng bắt đầu mọc mầm vì cho rằng không ăn được do đã hỏng. Ngược lại, chúng lại có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn nhiều, đem làm món ăn cực tốt cho tiêu hóa, giúp hạ đường huyết. ...

Khách Tây trở lại quán ‘ruột’, tiết lộ món ‘tới Việt Nam không ăn hơi phí’

Nhân chuyến trở lại Đà Lạt, vị khách Tây quyết định thưởng thức một bữa cơm gia đình với nhiều món ngon truyền thống như gà kho, đậu sốt cà chua, cá cơm rim mắm,... Max McFarlin (đến từ Arkansas, Mỹ) là một YouTuber khá nổi tiếng tại Việt Nam với kênh cá nhân có hơn 715.000 lượt theo dõi. Anh thường xuyên đăng tải video về trải nghiệm ẩm thực ở các tỉnh thành khắp Việt Nam. Trong một video...

Quán nước ô mai gần 40 năm ở Nam Định, khách đi xa cũng nhớ về

Chỉ bán 2 loại đồ uống là nước ô mai và trà bát bảo nhưng quán nước bà Bu đã gắn bó với tuổi thơ của nhiều thế hệ người dân Nam Định. Nằm ở vỉa hè sau quảng trường Hòa Bình, cạnh trường tiểu học Lê Quý Đôn (TP Nam Định), quán nước bà Bu lúc nào cũng đông khách và được người địa phương gọi với cái tên thân thương: Quán nước ô mai tuổi thơ. Quán được mở...

Cùng chuyên mục

Phở Sướng, ăn vào là phải thấy ngon, thấy sướng

Bà Nguyễn Thị Mười cho biết quán phở gia truyền của gia đình bà được đặt tên phở Sướng không phải vì trong nhà có ai tên Sướng, mà cái tên như một lời khẳng định khách ăn phở nhà bà là thấy… sướng. ...

Vì sao đám giỗ ở miền Tây nhà nhà gói bánh tét?

Ở miền Tây, mỗi khi đến ngày đám giỗ ông bà, các cô dì trong gia đình thường sum họp về trước một ngày để gói bánh tét, bánh ít. Bánh tét, bánh ít được xem như món ăn truyền thống không thể thiếu...

Khách Tây trở lại quán ‘ruột’, tiết lộ món ‘tới Việt Nam không ăn hơi phí’

Nhân chuyến trở lại Đà Lạt, vị khách Tây quyết định thưởng thức một bữa cơm gia đình với nhiều món ngon truyền thống như gà kho, đậu sốt cà chua, cá cơm rim mắm,... Max McFarlin (đến từ Arkansas, Mỹ) là một YouTuber khá nổi tiếng tại Việt Nam với kênh cá nhân có hơn 715.000 lượt theo dõi. Anh thường xuyên đăng tải video về trải nghiệm ẩm thực ở các tỉnh thành khắp Việt Nam. Trong một video...

Mới nhất

Bảo hiểm, đừng chỉ ngọt ngào lúc ban đầu

Bản chất của bảo hiểm nhân thọ là tốt, nhân văn, nhưng một số người đã biến ngành này thành nỗi ám ảnh đối với khách hàng. ...

Bộ tính siết chỉ tiêu xét tuyển sớm, thí sinh lo

Thí sinh có bị ảnh hưởng quyền lợi khi chỉ có 20% chỉ tiêu dành cho xét tuyển...

New Zealand xác nhận lần đầu xuất hiện cúm gia cầm H7N6

NDO - Nhà chức trách New Zealand hôm nay cho biết, cúm gia cầm độc lực cao H7N6 đã được phát hiện tại một trang trại gia cầm ở Đảo Nam của New Zealand, đây là lần đầu tiên quốc đảo này thông báo phát hiện biến thể cúm gia cầm độc lực cao. Cơ quan...

Đào ‘thủy mộ’ 2.500 năm, Trung Quốc tìm được kho báu độc nhất vô nhị, công nghệ cao không thể sao chép

Bên trong 'thủy mộ' 2.500 năm tuổi, giới khảo cổ Trung Quốc được phen bất ngờ với loạt phát hiện chấn động. ...

Lượng đăng ký thi tư duy của ĐH Bách khoa tăng gấp 3, nhiều nơi hết chỗ

Chỉ một ngày sau khi ĐH Bách khoa Hà Nội mở cổng đăng ký thi đánh giá tư duy, có hơn 13.000 thí sinh có nguyện vọng, cao gần gấp 3 năm ngoái. ĐH Bách khoa Hà Nội là đơn vị đầu tiên cho thí sinh đăng ký tham dự kỳ thi riêng để lấy kết quả xét tuyển đại...

Mới nhất