Việc bổ sung dinh dưỡng trong giai đoạn từ bào thai đến năm hai tuổi giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong cho trẻ nhỏ.
Thông tin được TS. Clair-Yves Boquien, Trung tâm Nghiên cứu dinh dưỡng con người CRNH (Pháp) đưa ra tại Hội thảo quốc tế “Sản phẩm dinh dưỡng công thức từ sữa tươi – Dinh dưỡng vàng cho lứa tuổi vàng, giúp trẻ phát triển toàn diện”. Sự kiện do Tập đoàn TH (TH Group) tổ chức, diễn ra vào ngày 8/6 với sự tham gia của hơn 300 khách quan, trong đó có các chuyên gia, đại diện tổ chức, cơ quan dinh dưỡng trong và ngoài nước.
Trong tham luận “Tầm quan trọng của dinh dưỡng công thức trong những năm đầu đời của trẻ”, TS. Clair-Yves Boquien khẳng định, trong 1.000 ngày đầu tiên, từ giai đoạn bào thai đến năm hai tuổi, nếu được can thiệp dinh dưỡng, trẻ có thể giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh trong suốt đời. Quá trình này diễn ra càng muộn, tỷ lệ hạn chế nguy cơ bệnh tật càng giảm.
Bên cạnh đó, não bộ sẽ tiếp tục phát triển sau khi ra đời. Trong 1-2 năm đầu đời, trọng lượng não bộ tăng ba gấp lần. Đây là tốc độ rất nhanh. Do đó, trẻ cần lượng protein và dưỡng chất.
Sức mạnh của việc can thiệp dinh dưỡng sớm cho trẻ, theo nghiên cứu của Đại học Aukland (Australia) năm 2022.
TS. Clair-Yves Boquien phân tích, sữa mẹ có thành phần: chất béo (4%), đạm (1%), chất khoáng (0,2%), chất bột đường (7%) và còn lại là nước. Trong đó, chất bột đường trong sữa mẹ có lượng lớn đường phức. Tuy nhiên, WHO khuyến cáo, khoảng từ 6 tháng tuổi trở lên, nhu cầu về năng lượng và chất dinh dưỡng của trẻ sơ sinh bắt đầu vượt quá khả năng cung cấp bởi sữa mẹ.
Vì vậy, trẻ cần bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Sau đó, các bà mẹ nên sử dụng thức ăn bổ sung an toàn để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ, song song với bú mẹ đến năm hai tuổi. Với nhu cầu này, các nhà khoa học đã phát triển sản phẩm sữa dinh dưỡng công thức “mô phỏng” thành phần sữa mẹ để giúp trẻ bổ sung dưỡng chất.
So với sữa mẹ, các sản phẩm này vẫn có sự thay đổi tỷ lệ như giảm đạm, thêm chất xơ hòa tan (FOS, GOS), bổ sung chất béo sữa…, tùy theo tiêu chí của các quốc gia. Theo đó, sản phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ có khả năng cải thiện sự ổn định của phân, tăng cường phát triển xương, kích thích sự phát triển của vi khuẩn đường ruột, cải thiện hệ miễn dịch…
TS. Clair-Yves Boquien, Trung tâm Nghiên cứu dinh dưỡng con người CRNH (Pháp) chia sẻ tại sự kiện. Ảnh: Tập đoàn TH
Ông đưa ra ví dụ về lợi ích khi can thiệp dinh dưỡng cho trẻ trên một tuổi. Trong một nghiên cứu tại Malawa (Ba Lan), các nhà khoa học đã cung cấp thực phẩm có hàm lượng acid linoleic thấp, bổ sung DHA cho trẻ em bị suy dinh dưỡng cấp tính nhằm cải thiện nhận thức. Thí nghiệm đã được thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, thử mù ba lần có kiểm soát.
Kết quả cho thấy, điều trị suy dinh dưỡng cấp tính không biến chứng bằng DHA giúp mang lại lợi ích về nhận thức 6 tháng sau khi hoàn thành liệu trình can thiệp.
Tuy nhiên, tại Việt Nam, vấn đề dinh dưỡng cho trẻ nhỏ vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Trong tham luận “Thực trạng dinh dưỡng và chiến lược can thiệp tại Việt Nam”, PGS. TS Nguyễn Thị Lâm đưa ra kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng toàn quốc 2019-2020 do Viện Dinh dưỡng quốc gia triển khai, tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi trên toàn quốc như sau: 58% trẻ thiếu kẽm, 19,6% trẻ thiếu máu, 19,6% ở tình trạng dinh dưỡng thấp còi.
Trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em tuổi học đường, từ 5 đến 19 tuổi cũng chạm mức 14,8%. Tỷ lệ thừa cân béo phì của lứa tuổi học đường tăng từ 8,5% năm 2010 lên 19% năm 2020, trong đó ở khu vực thành thị lên tới 26,8%.
Bên cạnh đó, chiều cao của thanh niên Việt Nam có tăng lên, trung bình chiều cao của nam đạt 168,1 cm, nữ đạt 156,2 cm. Song, con số này vẫn thấp hơn nhiều nước trong khu vực và thấp hơn so với chuẩn của WHO. Nghiên cứu của Tổ chức Dinh dưỡng Đông Nam Á cũng cho biết, bữa ăn hằng ngày của trẻ em Việt Nam thiếu đến 50% nhu cầu vi chất.
PGS. TS Nguyễn Thị Lâm chia sẻ về tình trạng dinh dưỡng tại Việt Nam. Ảnh: Tập đoàn TH
Chính phủ đã đặt ra “Chiến lược quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030” để đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, từ đó, cải thiện dinh dưỡng phù hợp với từng đối tượng, địa phương, vùng, miền, dân tộc; góp phần giảm thiểu gánh nặng bệnh tật, nâng cao tầm vóc, thể lực và trí tuệ của người Việt Nam.
Chiến lược này có 5 mục tiêu và 20 chỉ tiêu về thực hiện chế độ ăn; cải thiện chất lượng dinh dưỡng, kiểm soát tình trạng thừa cân và thiếu chất của nhiều đối tượng như trẻ em, thanh thiếu niên, người trưởng thành hay các bà mẹ.
Theo đó, Tập đoàn TH đã đưa giải pháp mới để đồng hành cùng nhà nước thực hiện các mục tiêu này. Đơn vị ra mắt sản phẩm dinh dưỡng công thức từ sữa tươi đầu tiên tại Việt Nam – TH true Formula với nguồn dinh dưỡng đáp ứng sự phát triển toàn diện của trẻ.
“TH true Formula là nguồn dinh dưỡng được kết hợp từ nguồn sữa tươi nguyên liệu từ các trang trại chuẩn quốc tế và sự nỗ lực nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng TH, cùng nhiều tổ chức dinh dưỡng uy tín trên thế giới”, đại diện tập đoàn chia sẻ.
Để ra mắt dòng sản phẩm này, TH Group đã hợp tác với Trung tâm Nghiên cứu thực phẩm và sức khỏe NIZO (Hà Lan), CRNH (Pháp), Viện Dinh dưỡng quốc gia và nhiều chuyên gia trong nước, trong đó có GS. TS Lê Thị Hợp – nguyên Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia.
Tại hội thảo, chuyên gia từ các đối tác này nhận định, khoảng 54% chiều cao tối đa của trẻ đạt được khi tròn ba tuổi; 32% đạt vào khoảng 12 tuổi. Như vậy, từ 0 đến 12 tuổi là giai đoạn “vàng” quyết định sự phát triển tầm vóc, thể lực và trí tuệ của con người.
Sản phẩm dinh dưỡng công thức từ sữa tươi – TH true Formula. Ảnh: Tập đoàn TH
Tập đoàn TH nghiên cứu và phát triển sản phẩm TH true Formula với mục tiêu mang tới giải pháp dinh dưỡng giúp trẻ phát triển toàn diện về não bộ, đề kháng, tiêu hóa và hấp thu trong từng giai đoạn. Đồng thời, đơn vị ra mắt thêm dòng sản phẩm dinh dưỡng công thức dạng bột cho trẻ em từ 2 đến 6 tuổi với nguyên liệu sữa từ các trang trại tiêu chuẩn quốc tế của Australia để đáp ứng nhu cầu đa dạng và thói quen tiêu dùng,
Bộ sản phẩm dinh dưỡng công thức TH true Formula có nhiều đặc điểm của sữa mẹ như các chất dinh dưỡng đa lượng, vitamin, khoáng chất, hệ vi sinh vật… Các dưỡng chất chính đều có nguồn gốc từ thiên nhiên như MFGM, DHA, ARA, HMO, FOS, GOS…, được kiểm định chất lượng chặt chẽ, đạt Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia đối với sản phẩm dinh dưỡng công thức với mục đích ăn bổ sung dành cho trẻ.
PGS. TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cũng cho biết, sản phẩm dinh dưỡng công thức từ sữa tươi có bơ, vị thơm và thu hút trẻ em hơn, đồng thời, đảm bảo tính tiện lợi khi đi học, đi chơi…
Dòng sản phẩm này tuân thủ theo tiêu chuẩn của bộ quy chuẩn của Bộ Y tế Việt Nam cho sản phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi và CODEX quốc tế, trong đó có quy định chi tiết và cụ thể, yêu cầu khắt khe về nồng độ năng lượng, đạm, béo…
“Sữa sản xuất cho thị trường Việt sẽ phù hợp với người Việt hơn. Các chuyên gia sẽ tăng cường dựa trên mức độ thiếu vi chất trung bình”, bà khẳng định.
Ví dụ, sản phẩm dinh dưỡng công thức bắt buộc phải có i-ốt nhưng sản phẩm nội địa Nhật Bản sẽ không có chất này do chế độ ăn hàng ngày đã có tảo biển. Nếu mẹ Việt Nam sử dụng cho con, trẻ sẽ bị ảnh hưởng đến phát triển trí tuệ và tình trạng tuyến giáp.
Nhật Lệ