Powered by Techcity

TS Dư Văn Toán: Điện gió ngoài khơi là “bệ phóng” cho phát triển kinh tế biển Việt Nam

TS Dư Văn Toán: Điện gió ngoài khơi là “bệ phóng” cho phát triển kinh tế biển Việt Nam


Trước một số ý kiến cho rằng Việt Nam “chưa cần” điện gió ngoài khơi (ĐGNK), TS Dư Văn Toán (Viện Khoa học môi trường, biển và hải đảo, Bộ Tài nguyên và Môi trường) khẳng định, ĐGNK có vai trò cực kỳ quan trọng trong chiến lược chuyển dịch năng lượng, đồng thời là “bệ phóng” cho phát triển kinh tế biển Việt Nam.


TS Dư Văn Toán khẳng định ĐGNK có vai trò cực kỳ quan trọng trong chiến lược chuyển dịch năng lượng, là “bệ phóng” cho phát triển kinh tế biển Việt Nam.

Theo ông Toán, tài nguyên ĐGNK là nguồn năng lượng mới và đang được đầu tư phát triển mạnh nhất trên thế giới trong thời đại ngày nay. Năm 2023 có tổng công suất là 75 GW, năm 2024 tổng công suất sẽ lên tới 100 GW, mức tăng nhanh hơn so với dự đoán của Tổ chức Năng lượng Quốc tế (IEA). Các chuyên gia dự đoán, đến năm 2050, công suất lắp đặt ĐGNK có thể đạt trên 1.000 GW và có thể chiếm trên 20% tổng các nguồn điện, trong đó mục tiêu đến năm 2050 của các nước là Trung Quốc – 300 GW, Mỹ – 140 GW, Ấn Độ – 120 GW, Nhật Bản – 115 GW, Việt Nam – 91,5 GW.

Việt Nam có tiềm năng kinh tế – kỹ thuật ĐGNK trên 600 GW, đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm phát triển, đầu tư các dự án. Với các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước đã ban hành về phát triển năng lượng tái tạo biển (ĐGNK, năng lương sóng, thủy triều và hải lưu) và Hiệp định EVFTA giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã có hiệu lực thì các nguồn vốn lớn, công nghệ cao từ EU dễ dàng xuất hiện tại thị trường Việt Nam. Đây có thể là cơ hội để nước ta đột phá đi đầu tại Đông Nam Á (ASEAN), thúc đẩy các ngành công nghiệp, dịch vụ biển hỗ trợ và hướng đến xuất khẩu ĐGNK sang khu vực ASEAN cũng như các nước lân cận.

Chia sẻ với PV, TS Dư Văn Toán nhấn mạnh sự cần thiết phát triển đột phá ĐGNK tại Việt Nam ở các mặt sau:

Biến đổi khí hậu, phát thải khí nhà kính từ các hoạt động sản xuất đang khiến cho Việt Nam khó khăn hơn khi tiếp cận mục tiêu thiên niên kỷ là đảm bảo phát triển kinh tế trong môi trường mang tính bền vững. Xu hướng phát triển năng lượng xanh trên thế giới, trong đó có ĐGNK là giải pháp đột phá.

Để có được những định hướng chiến lược đúng đắn nhất cho việc phát triển, tận dụng nguồn năng lượng từ biển, Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết về Chiến lược Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018). Nghị quyết đã đưa ra các đột phá về các ngành kinh tế biển của cả nước đến năm 2030 theo thứ tự ưu tiên: Du lịch và dịch vụ biển; Kinh tế hàng hải; Khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển khác; Nuôi trồng và khai thác hải sản; Công nghiệp ven biển và Năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới.

Đầu năm 2020, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, với nội dung: “Đối với điện gió và điện mặt trời: Ưu tiên phát triển phù hợp với khả năng bảo đảm an toàn hệ thống với giá thành điện năng hợp lý. Khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái và trên mặt nước. Xây dựng các chính sách hỗ trợ và cơ chế đột phá cho phát triển điện gió ngoài khơi gắn với triển khai thực hiện Chiến lược biển Việt Nam”.

Đồng thời, Quyết định 2068/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ngày 25/11/2015 đã có mục tiêu: Từng bước nâng cao tỷ lệ tiếp cận nguồn năng lượng sạch và điện năng của người dân khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Đến năm 2020, hầu hết số hộ dân có điện; đến năm 2030, hầu hết các hộ dân được tiếp cận các dịch vụ năng lượng hiện đại, bền vững, tin cậy với giá bán điện và giá năng lượng hợp lý. Phát triển và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo góp phần thực hiện các mục tiêu môi trường bền vững và phát triển nền kinh tế xanh: Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong các hoạt động năng lượng so với phương án phát triển bình thường khoảng 5% vào năm 2020; khoảng 25% vào năm 2030 và khoảng 45% vào năm 2050.


Các chuyên gia dự đoán, đến năm 2050 công suất lắp đặt ĐGNK toàn thế giới có thể đạt trên 1.000 GW và có thể chiếm trên 20% tổng các nguồn điện (Ảnh minh họa)

Theo đánh giá của IEA, tài nguyên ĐGNK toàn cầu có tiềm năng đạt 420.000 TWh hàng năm, nhiều gấp 18 lần nhu cầu hiện tại của toàn thế giới.

Trên thế giới từ năm 1991, với dự án ĐGNK đầu tiên tại Vindeby (Đan Mạch) được xây dựng với 11 tuabin 450 kW, tổng công suất 5 MW tại độ sâu 4m gần bờ và đã được tháo dỡ năm 2017 với hơn 25 năm vòng đời. Gần đây, các dự án ĐGNK đã lớn hơn rất nhiều, lên đến vài GW với tuabin lớn hơn rất nhiều, từ 12 MW đến trên 20 MW và tại các độ sâu lớn hơn tới gần 200m và xa bờ tới hơn 100 km.

Trước năm 2016, giá thành đầu tư quy dẫn 1 MWh điện gió trên biển lên đến 200 USD, tuy nhiên gần đây với sự hoàn thiện pháp lý và công nghệ thì giá thành đến nay đã giảm xuống khoảng 80 USD/1 MWh và cá biệt có dự án đấu thầu tại Vương quốc Anh năm 2019 chỉ khoảng 50 USD/1 MWh.

Thị trường ĐGNK gia tăng liên tục hàng năm 30% từ năm 2010 đến năm 2023. Hiện nay, có khoảng hơn 200 trang trại gió biển lớn đã hoạt động và đặc biệt tăng mạnh vào năm 2023 với 13 GW, đưa tổng ĐGNK đã đạt lên tới hơn 75 GW; đi đầu tại các nước Trung Quốc, Anh, Đức, Đan Mạch, Mỹ, điển hình như đến hết năm 2023 Trung Quốc đạt 37,6 GW, chiếm hơn 50% tổng công suất ĐGNK, đứng đầu trên thế giới.

Hiện nay, châu Âu đã lắp đặt được 20 GW ĐGNK và đã có chính sách hỗ trợ gia tăng gấp 4 lần đến năm 2030 lên 80 GW. IEA dự báo đến năm 2040, ĐGNK toàn cầu sẽ có số vốn đầu tư phát triển khoảng 1 nghìn tỷ USD với tốc độ tăng trưởng công suất lắp đặt hàng năm là 13%. Các quốc gia, cũng là các trung tâm phát triển ĐGNK đến năm 2040 là EU (Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Ireland), Anh, Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan. Hiệu suất công suất lắp đặt của các trang trại ĐGNK đạt 50%, cao hơn rất nhiều của điện mặt trời gần 20% và điện gió trên đất liền là 30%.

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam có tiềm năng kỹ thuật gần 600 GW ĐGNK tại vùng biển gần bờ. Hiện nay, tổng các nguồn điện của Việt Nam là hơn 80 GW, đang hoạt động với các nguồn chính là thủy điện, nhiệt điện than và tuabin khí, điện mặt trời, điện gió trên bờ và gần bờ. Trong đó, nguồn thủy điện cơ bản đang dần cạn kiệt, tài nguyên than cũng chưa đủ cho duy trì các nhà máy điện than hiện có. Vì vậy, với tiềm năng ĐGNK gấp nhiều lần công suất hiện có có thể đáp ứng nhu cầu điện năng hiện tại và tương lai.

Vùng ven biển nước ta, đặc biệt là vùng phía Nam có diện tích rộng khoảng 142.000 km2, có độ sâu từ 0-60m có tiềm năng phát triển điện gió biển rất tốt. Theo số liệu tốc độ gió, vùng này đạt tốc độ gió trung bình ở độ cao 100m đạt hơn 7-10m/s.

Hiện nay, trang trại gió biển Bạc Liêu đầu tiên với công suất 100 MW đã hoạt động cung cấp khoảng 300 triệu kWh/năm và tới năm 2024, khu vực biển gần bờ sông Mê Kông đã lên tới trên 1.200 MW hay gần 4 tỷ kWh/năm.

Cụ thể, các trang trại tuabin gió tại các tỉnh Bạc Liêu, Trà Vinh, Sóc Trăng đã hoạt động tốt và mang lại hiệu quả kinh tế cao, cơ hội thu hồi vốn khoảng hơn 10 năm, so với tuổi thọ tuabin 30 năm. Trang trại gió biển hiện đóng góp ngân sách cho địa phương với nguồn thu ổn định, tiêu biểu như tỉnh Bạc Liêu đạt 76 tỷ đồng/năm, khi hoàn thành trang trại gió với công suất 1.000 MW sẽ lên tới gần 760 tỷ mỗi năm.

Cũng theo dự báo của IEA, Việt Nam sẽ là 1 trong 5 trung tâm điện gió biển tại khu vực Đông Nam Á của thế giới cùng với Bắc Âu, Mỹ, Đông Á, Nam Mỹ.

Có thể nói, tài nguyên năng lượng gió ngoài khơi là nguồn năng lượng mới và đang được đầu tư phát triển mạnh nhất trên thế giới trong thời đại ngày nay. Năng lượng gió trên biển được chuyển đổi thành điện năng nhờ các tuabin gió và được chế tạo với tuổi thọ cao hơn, phù hợp với điều kiện khắc nghiệt trên biển. Mặt khác, đây sẽ là những điểm tham quan, du lịch học tập, là “mắt thần” giúp tăng cường bảo vệ an ninh chủ quyền trên biển của Tổ quốc.

“Đặc biệt, với các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước đã ban hành như Nghị quyết số 55-NQ/TW, Nghị quyết số 36-NQ/TW về phát triển năng lượng tái tạo biển, ĐGNK, năng lượng sóng, thủy triều và hải lưu, và Hiệp định EVFTA giữa Việt Nam và EU có hiệu lực từ năm 2019 thì các nguồn vốn lớn và công nghệ ĐGNK từ EU dễ dàng tham gia phát triển ĐGNK tại Việt Nam. Cơ hội hội tụ đủ để Việt Nam có tiềm năng, đột phá đi đầu ASEAN và trở thành một trung tâm ĐGNK lớn của thế giới và thúc đẩy các ngành công nghiệp, dịch vụ biển hỗ trợ và tương lai xuất khẩu ĐGNK sang khu vực ASEAN và lân cận”, TS Dư Văn Toán khẳng định.

P.V


Bình luận

Nguồn: https://www.pvn.vn/chuyen-muc/tap-doan/tin/adc3f4e5-0dde-4418-90bd-047a552f7bc0

Cùng chủ đề

Hội thảo lần 3 thông qua bản thảo Lịch sử công tác dân vận tỉnh Trà Vinh giai đoạn 1930

  Đại biểu tham dự hội thảo.   Tham dự hội thảo có các đồng chí: Trần Thị Bích Phượng, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Dân vận Tỉnh ủy; Bùi Quang Huy, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh; Trần Bình Trọng, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nguyên Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trà Vinh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật;...

Trao quyết định điều động, phân công cán bộ tại huyện Duyên Hải

  Đồng chí Nguyễn Văn Hiếu, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy trao Quyết định cho đồng chí Trương Văn Huy.   Tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Văn Hiếu đã trao Quyết định số 5089-QĐ/TU, ngày 05/11/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đều động đồng chí Trương Văn Huy, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Duyên Hải đến công tác tại Sở Tài nguyên và Môi trường để Chủ...

Trao quyết định điều động, phân công cán bộ tại huyện Tiểu Cần

  Quang cảnh cuộc họp.   Dự họp có đồng chí Nguyễn Văn Hiếu, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Ban Tổ chức Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Tiểu Cần. Tại cuộc họp, đồng chí Phan Văn Đan, Trưởng Phòng Tổ chức - Cán bộ, Ban Tổ chức Tỉnh ủy thông qua Quyết định số 5090-QĐ/TU, ngày 05/11/2024 của Tỉnh ủy Trà Vinh về việc điều động, phân công cán bộ. Theo đó,...

Khởi động công trình văn hóa, du lịch Khu lưu niệm cố Soạn giả

  Đồng chí Dương Hoàng Sum, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo danh sách các tổ chức, cá nhân đóng góp xây dựng Công trình với đồng chí Ngô Chí Cường (bìa phải), Bí thư Tỉnh ủy và đồng chí Lâm Minh Đằng (bìa trái), Phó Bí thư Tỉnh ủy tại buổi lễ.   Lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh tham dự lễ có các đồng chí: Ngô Chí Cường, Ủy viên Ban Chấp hành...

Bão số 7 mạnh cấp 14, giật cấp 17 trên vùng biển bắc Biển Đông

  Vị trí và hướng di chuyển của bão số 7 lúc 07 giờ ngày 08/11. (Nguồn: nchmf.gov.vn)   Dự báo, đến 07 giờ ngày 09/11, vị trí tâm bão số 7 ở vào khoảng 18,5 độ vĩ Bắc; 115,7 độ kinh Đông, trên khu vực bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 510km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13, giật cấp 16. Bão di chuyển theo hướng Tây, tốc độ...

Cùng tác giả

Hội thảo lần 3 thông qua bản thảo Lịch sử công tác dân vận tỉnh Trà Vinh giai đoạn 1930

  Đại biểu tham dự hội thảo.   Tham dự hội thảo có các đồng chí: Trần Thị Bích Phượng, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Dân vận Tỉnh ủy; Bùi Quang Huy, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh; Trần Bình Trọng, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nguyên Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trà Vinh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật;...

Trao quyết định điều động, phân công cán bộ tại huyện Duyên Hải

  Đồng chí Nguyễn Văn Hiếu, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy trao Quyết định cho đồng chí Trương Văn Huy.   Tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Văn Hiếu đã trao Quyết định số 5089-QĐ/TU, ngày 05/11/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đều động đồng chí Trương Văn Huy, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Duyên Hải đến công tác tại Sở Tài nguyên và Môi trường để Chủ...

Trao quyết định điều động, phân công cán bộ tại huyện Tiểu Cần

  Quang cảnh cuộc họp.   Dự họp có đồng chí Nguyễn Văn Hiếu, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Ban Tổ chức Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Tiểu Cần. Tại cuộc họp, đồng chí Phan Văn Đan, Trưởng Phòng Tổ chức - Cán bộ, Ban Tổ chức Tỉnh ủy thông qua Quyết định số 5090-QĐ/TU, ngày 05/11/2024 của Tỉnh ủy Trà Vinh về việc điều động, phân công cán bộ. Theo đó,...

Khởi động công trình văn hóa, du lịch Khu lưu niệm cố Soạn giả

  Đồng chí Dương Hoàng Sum, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo danh sách các tổ chức, cá nhân đóng góp xây dựng Công trình với đồng chí Ngô Chí Cường (bìa phải), Bí thư Tỉnh ủy và đồng chí Lâm Minh Đằng (bìa trái), Phó Bí thư Tỉnh ủy tại buổi lễ.   Lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh tham dự lễ có các đồng chí: Ngô Chí Cường, Ủy viên Ban Chấp hành...

Bão số 7 mạnh cấp 14, giật cấp 17 trên vùng biển bắc Biển Đông

  Vị trí và hướng di chuyển của bão số 7 lúc 07 giờ ngày 08/11. (Nguồn: nchmf.gov.vn)   Dự báo, đến 07 giờ ngày 09/11, vị trí tâm bão số 7 ở vào khoảng 18,5 độ vĩ Bắc; 115,7 độ kinh Đông, trên khu vực bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 510km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13, giật cấp 16. Bão di chuyển theo hướng Tây, tốc độ...

Cùng chuyên mục

Hội thảo lần 3 thông qua bản thảo Lịch sử công tác dân vận tỉnh Trà Vinh giai đoạn 1930

  Đại biểu tham dự hội thảo.   Tham dự hội thảo có các đồng chí: Trần Thị Bích Phượng, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Dân vận Tỉnh ủy; Bùi Quang Huy, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh; Trần Bình Trọng, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nguyên Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trà Vinh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật;...

Trao quyết định điều động, phân công cán bộ tại huyện Duyên Hải

  Đồng chí Nguyễn Văn Hiếu, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy trao Quyết định cho đồng chí Trương Văn Huy.   Tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Văn Hiếu đã trao Quyết định số 5089-QĐ/TU, ngày 05/11/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đều động đồng chí Trương Văn Huy, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Duyên Hải đến công tác tại Sở Tài nguyên và Môi trường để Chủ...

Trao quyết định điều động, phân công cán bộ tại huyện Tiểu Cần

  Quang cảnh cuộc họp.   Dự họp có đồng chí Nguyễn Văn Hiếu, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Ban Tổ chức Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Tiểu Cần. Tại cuộc họp, đồng chí Phan Văn Đan, Trưởng Phòng Tổ chức - Cán bộ, Ban Tổ chức Tỉnh ủy thông qua Quyết định số 5090-QĐ/TU, ngày 05/11/2024 của Tỉnh ủy Trà Vinh về việc điều động, phân công cán bộ. Theo đó,...

Bão số 7 mạnh cấp 14, giật cấp 17 trên vùng biển bắc Biển Đông

  Vị trí và hướng di chuyển của bão số 7 lúc 07 giờ ngày 08/11. (Nguồn: nchmf.gov.vn)   Dự báo, đến 07 giờ ngày 09/11, vị trí tâm bão số 7 ở vào khoảng 18,5 độ vĩ Bắc; 115,7 độ kinh Đông, trên khu vực bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 510km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13, giật cấp 16. Bão di chuyển theo hướng Tây, tốc độ...

Cấp bách hoàn thiện hệ thống pháp luật ngành điện

Quốc hội thảo luận Dự án Luật Điện lực (sửa đổi): Cấp bách hoàn thiện hệ thống pháp luật ngành điện | 07/11/2024 Lượt xem:27 Chiều nay (7/11), tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã dành thời gian để thảo luận về dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Phát biểu tại nghị...

Xây dựng cơ chế tính giá điện linh hoạt

Chiều 7/11, tại Nhà Quốc hội, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là cơ chế tính giá điện. Đại biểu Nguyễn Tâm Hùng (Đoàn Bà Rịa – Vũng Tàu) nhận định, dự thảo luật chưa làm rõ được cơ chế xử lý giá điện thay đổi nhanh hoặc không rõ ràng về các loại chi phí cấu thành giá. Tương tự, về căn...

Lãnh đạo tỉnh kiểm tra các hoạt động kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Soạn giả

  Tham gia cùng đoàn có các đồng chí: Nguyễn Quỳnh Thiện, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Kiên Sóc Kha, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Lê Văn Bài, Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Trà Vinh và lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trà Vinh. Đồng chí Lâm Minh Đằng và đồng chí Nguyễn Quỳnh Thiện kiểm tra thực tế khu vực sân khấu lễ...

Thống nhất chủ trương cho Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) triển khai thực hiện 04 mô hình trên địa bàn tỉnh

  Quang cảnh buổi làm việc.   Sáng nay (07/11), đồng chí Nguyễn Quỳnh Thiện, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cùng lãnh đạo một số sở, ngành tỉnh có buổi tiếp và làm việc với đoàn công tác của Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ); nhằm trao đổi các hoạt động hỗ trợ, tăng cường liên kết tiểu vùng duyên hải phía Đông đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong hoạt động phát triển ngành dừa thuộc...

Bão Yinxing sẽ vào Biển Đông với cường độ cấp 14, giật cấp 16

  Vị trí và hướng di chuyển của bão Yinxing. (Nguồn: nchmf.gov.vn)   Hồi 07 giờ ngày 07/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,5 độ vĩ Bắc; 123,1 độ kinh Đông, trên vùng biển phía đông bắc đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15 (167-183km/giờ), giật trên cấp 17. Bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 5-10km/giờ. Đến 07 giờ ngày 08/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,5 độ...

Gần 20 trường ĐH cùng xét tuyển kết quả một kỳ thi chung năm 2025

Thông tin trên được chia sẻ trong lễ ký kết thỏa thuận hợp tác tổ chức thi và sử dụng chung kết quả kỳ thi đánh giá đầu vào ĐH V-SAT năm 2025 do Trung tâm khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục (Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT) tổ chức chiều 6.11. Theo đó, Trung tâm khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục là đơn vị cung cấp ngân...

Tin nổi bật

Tin mới nhất