Powered by Techcity

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII


 

Đoàn khảo sát thực tế tại các tua-bin của Nhà máy Điện gió Hàn Quốc – Trà Vinh. Ảnh tư liệu Báo Trà Vinh

 

TOÀN VĂN QUYẾT ĐỊNH 768/QĐ-TTG PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH ĐIỆN VIII

Quyết định nêu rõ phạm vi, ranh giới quy hoạch: Quy hoạch phát triển nguồn điện và lưới điện truyền tải ở cấp điện áp từ 220 kV trở lên, công nghiệp và dịch vụ về năng lượng tái tạo, năng lượng mới trên lãnh thổ Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, bao gồm cả các công trình liên kết lưới điện với các quốc gia láng giềng.

Phấn đấu điện thương phẩm năm 2030 đạt khoảng 500,4 – 557,8 tỷ kWh

Mục tiêu cụ thể là cung cấp đủ nhu cầu điện trong nước, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội với mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng 10,0%/năm trong giai đoạn 2026 – 2030, khoảng 7,5%/năm trong giai đoạn 2031 – 2050.

Trong đó, điện thương phẩm: Năm 2030 đạt khoảng 500,4 – 557,8 tỷ kWh; định hướng năm 2050 đạt khoảng 1.237,7 – 1.375,1 tỷ kWh.

Điện sản xuất và nhập khẩu: Năm 2030 đạt khoảng 560,4 – 624,6 tỷ kWh; định hướng năm 2050 khoảng 1.360,1 – 1.511,1 tỷ kWh.

Công suất cực đại: Năm 2030 khoảng 89.655 – 99.934 MW; năm 2050 đạt khoảng 205.732 – 228.570 MW.

Phấn đấu đến năm 2030 có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu (phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia).

Về chuyển đổi năng lượng công bằng, sẽ phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo (không bao gồm thuỷ điện) phục vụ sản xuất điện, đạt tỷ lệ khoảng 28 – 36% vào năm 2030. Định hướng đến năm 2050 tỷ lệ năng lượng tái tạo lên đến 74 – 75%. Xây dựng hệ thống lưới điện thông minh, đủ khả năng tích hợp, vận hành an toàn hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo quy mô lớn.

Về phát triển hệ sinh thái công nghiệp và dịch vụ năng lượng tái tạo, dự kiến đến 2030, hình thành 02 trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng bao gồm sản xuất, truyền tải và tiêu thụ điện; công nghiệp chế tạo thiết bị năng lượng tái tạo, xây dựng, lắp đặt, dịch vụ liên quan, xây dựng hệ sinh thái công nghiệp năng lượng tái tạo tại các khu vực có nhiêu tiềm năng như Bắc Bộ, Nam Trung Bộ, Nam Bộ khi có các điều kiện thuận lợi.

Phát triển các nguồn điện từ năng lượng tái tạo và sản xuất năng lượng mới phục vụ xuất khẩu sang Singapore, Malaysia và các đối tác khác trong khu vực. Phấn đấu đến năm 2035, quy mô công suất xuất khẩu điện đạt khoảng 5.000 – 10.000 MW, có thể cao hơn tùy theo nhu cầu của bên nhập khẩu trên cơ sở có hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo an ninh năng lượng trong nước và an ninh quốc phòng.

Phát triển tối đa nguồn điện từ năng lượng tái tạo

Về phương án phát triển nguồn điện, Quyết định nêu rõ: Phát triển tối đa nguồn điện từ năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối v.v…), tiếp tục gia tăng tỷ trọng của năng lượng tái tạo trong cơ cấu nguồn điện và điện năng sản xuất.

Cụ thể, đẩy mạnh phát triển điện gió trên bờ, gần bờ và ngoài khơi, điện mặt trời, đặc biệt là điện mặt trời mặt nước phù hợp với khả năng hấp thụ của hệ thống, khả năng giải tỏa công suất của lưới điện, giá thành điện năng và chi phí truyền tải hợp lý gắn với bảo đảm an toàn vận hành và tính kinh tế chung của hệ thống điện, tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng lưới điện hiện có. Ưu tiên, khuyến khích phát triển điện gió, điện mặt trời (trong đó có điện mặt trời trên mái nhà dân, trung tâm thương mại, mái các công trình xây dựng, mái nhà xưởng, khu công nghiệp, điện mặt trời tại các cơ sở sản xuất kinh doanh) tiêu thụ tại chỗ, không đấu nối hoặc không bán điện vào lưới điện quốc gia. Phát triển điện mặt trời tập trung phải kết hợp với lắp đặt pin lưu trữ với tỷ lệ tối thiểu 10% công suất và tích trong 2 giờ.

Đến năm 2030, tổng công suất điện gió trên bờ và gần bờ đạt 26.066 – 38.029 MW

Đến năm 2030, tổng công suất điện gió trên bờ và gần bờ đạt 26.066 – 38.029 MW (tổng tiềm năng kỹ thuật ở Việt Nam khoảng 221.000 MW). Ưu tiên bố trí các nguồn điện gió quy hoạch mới tại các địa phương có tiềm năng gió tốt, điều kiện kinh tế khó khăn.

Phát huy tối đa tiềm năng kỹ thuật điện gió ngoài khơi của nước ta (khoảng 600.000 MW) để sản xuất điện và năng lượng mới: Tổng công suất điện gió ngoài khơi phục vụ nhu cầu điện trong nước đạt khoảng 6.000 – 17.032 MW, dự kiến vận hành giai đoạn 2030 – 2035. Định hướng đến năm 2050 đạt 113.503 – 139.097 MW.

Ước tính công suất nguồn điện gió ngoài khơi để sản xuất năng lượng mới vào khoảng 15.000 MW vào năm 2035 và khoảng 240.000 MW vào năm 2050.

Tiềm năng điện mặt trời của Việt Nam khoảng 963.000 MW

Tiềm năng điện mặt trời của Việt Nam khoảng 963.000 MW (mặt đất – 837.400MW, mặt nước – 77.400 MW và mái nhà – 48.200 MW). Đến năm 2030, tổng công suất các nguồn điện mặt trời (gồm điện mặt trời tập trung và điện mặt trời mái nhà, không tính đến các nguồn điện mặt trời theo khoản 5 Điều 10 Luật Điện lực số 61/2024/QH15) đạt 46.459 – 73.416 MW; định hướng đến năm 2050, tổng công suất 293.088 – 295.646 MW.

Bên cạnh đó, ưu tiên, khuyến khích phát triển các loại hình điện sinh khối, điện sản xuất từ rác, chất thải rắn nhằm tận dụng phụ phẩm nông lâm nghiệp, chế biến gỗ, thúc đẩy trồng rừng, xử lý môi trường ở Việt Nam. Năm 2030, tổng công suất nguồn điện sinh khối khoảng 1.523 – 2.699 MW; điện sản xuất từ rác, chất thải rắn khoảng 1.441 – 2.137 MW; điện địa nhiệt và năng lượng mới khác khoảng 45 MW. Định hướng đến năm 2050, điện sinh khối khoảng 4.829 – 6.960 MW; điện sản xuất từ rác, chất thải rắn khoảng 1.784 – 2.137 MW; điện địa nhiệt và năng lượng mới khác khoảng 464 MW.

Khai thác tối đa tiềm năng các nguồn thủy điện

Quyết định cũng nêu rõ: Khai thác tối đa tiềm năng kinh tế – kỹ thuật các nguồn thủy điện (tổng tiềm năng tối đa ở Việt Nam khoảng 40.000 MW) trên cơ sở bảo đảm môi trường, bảo vệ rừng, bảo vệ an ninh nguồn nước. Mở rộng có chọn lọc các nhà máy thủy điện hiện có để dự phòng công suất; khai thác thủy điện trên các hồ thủy lợi, hồ chứa nước để tận dụng nguồn thủy năng. Tới năm 2030, tổng công suất các nguồn thủy điện, bao gồm cả thủy điện nhỏ đạt 33.294 – 34.667 MW, định hướng năm 2050, tổng công suất đạt 40.624 MW.

Phát triển các nhà máy thủy điện tích năng với quy mô công suất khoảng 2.400- 6.000 MW đến năm 2030

Về nguồn điện lưu trữ, phát triển các nhà máy thủy điện tích năng với quy mô công suất khoảng 2.400- 6.000 MW đến năm 2030; định hướng đến năm 2050, công suất thuỷ điện tích năng đạt 20.691 -21.327 MW để điều hòa phụ tải, dự phòng công suất và hỗ trợ tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo với quy mô lớn.

Pin lưu trữ phát triển phục vụ nhu cầu hệ thống và kết hợp với năng lượng tái tạo, bố trí phân tán gần các trung tâm nguồn điện gió, điện mặt trời hoặc trên hệ thống điện tại các trung tâm phụ tải. Đến năm 2030 dự kiến đạt công suất khoảng 10.000 – 16.300 MW; định hướng đến năm 2050, công suất pin lưu trữ đạt 95.983 – 96.120 MW để phù hợp với tỷ trọng cao của năng lượng tái tạo.

Bên cạnh đó, ưu tiên, khuyến khích phát triển các nhà máy điện đồng phát, nhà máy điện sử dụng nhiệt dư, khí lò cao, các sản phẩm phụ của dây chuyền công nghệ trong các cơ sở công nghiệp.

Giai đoạn 2030 – 2035 đưa vào vận hành các Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1&2

Phát triển nguồn điện hạt nhân theo đúng định hướng đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 174/2024/QH15 ngày 30 tháng 11 năm 2024, Nghị quyết số 189/2025/QH15 ngày 19 tháng 02 năm 2025 về cơ chế, chính sách đặc biệt đầu tư xây dựng Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03 tháng 01 năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ. Giai đoạn 2030 – 2035 sẽ đưa vào vận hành các Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1&2 với quy mô đạt 4.000 – 6.400 MW. Giai đoạn đến năm 2050 hệ thống cần bổ sung khoảng 8.000 MW nguồn điện hạt nhân để cung cấp nguồn điện nền và có thể tăng lên theo nhu cầu.

Đối với nhiệt điện than: Chỉ thực hiện tiếp các dự án đã có trong quy hoạch và đang đầu tư xây dựng đến năm 2030. Định hướng thực hiện chuyển đổi nhiên liệu sang sinh khối/amoniac với các nhà máy đã vận hành được 20 năm khi giá thành phù hợp. Dừng hoạt động các nhà máy có tuổi thọ trên 40 năm nếu không thể chuyển đổi nhiên liệu.

Đối với nhiệt điện khí: Ưu tiên sử dụng tối đa khí trong nước cho phát điện. Trong trường hợp sản lượng khí trong nước suy giảm thì nhập khẩu bổ sung bằng khí thiên nhiên hoặc LNG. Phát triển các dự án sử dụng LNG và hạ tầng nhập khẩu LNG đồng bộ với quy mô phù hợp, sử dụng công nghệ hiện đại. Thực hiện lộ trình chuyển đổi nhiên liệu sang hydrogen khi công nghệ được thương mại hóa và giá thành phù hợp.

Nguồn điện linh hoạt: Đầu tư phát triển các nguồn điện linh hoạt để điều hòa phụ tải, duy trì ổn định hệ thống điện để hấp thụ nguồn điện năng lượng tái tạo quy mô lớn. Năm 2030, dự kiến phát triển 2.000 – 3.000 MW. Định hướng năm 2050 lên đến 21.333 – 38.641 MW.

Đẩy mạnh nhập khẩu điện từ các nước Đông Nam Á và Tiểu vùng sông Mê Kông

Về xuất nhập khẩu điện: Thực hiện kết nối, trao đổi điện năng có hiệu quả với các nước trong khu vực, bảo đảm lợi ích của các bên, tăng cường an toàn hệ thống điện; đẩy mạnh nhập khẩu điện từ các nước Đông Nam Á (ASEAN) và Tiểu vùng sông Mê Kông (GMS) có tiềm năng về thủy điện. Quan tâm đầu tư, khai thác các nguồn điện tại nước ngoài để cung ứng điện về Việt Nam. Năm 2030, nhập khẩu khoảng 9.360 – 12.100 MW từ Lào theo Hiệp định giữa hai Chính phủ và tận dụng khả năng nhập khẩu phù hợp với điều kiện đấu nối từ Trung Quốc với quy mô hợp lý; định hướng năm 2050, nhập khẩu khoảng 14.688 MW. Nếu điều kiện thuận lợi, giá thành hợp lý, có thể tăng thêm quy mô tối đa hoặc đẩy sớm thời gian nhập khẩu điện từ Lào về khu vực miền Bắc.

Ưu tiên phát triển các nguồn điện từ năng lượng tái tạo phục vụ xuất khẩu. Đến năm 2030, tăng quy mô xuất khẩu điện sang Campuchia lên khoảng 400 MW. Dự kiến đến năm 2035, quy mô công suất xuất khẩu điện sang Singapore, Malaysia và các đối tác khác trong khu vực đạt khoảng 5.000 – 10.000 MW và duy trì với quy mô 10.000 MW đến năm 2050, có thể cao hơn tùy theo nhu cầu của bên nhập khẩu trên cơ sở có hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo an ninh năng lượng trong nước và an ninh quốc phòng.

Cơ cấu nguồn điện

Đến năm 2030: Tổng công suất các nhà máy điện phục vụ nhu cầu trong nước (không bao gồm xuất khẩu) là 183.291 – 236.363 MW, trong đó:

Điện gió trên bờ và gần bờ 26.066 – 38.029 MW (chiếm tỷ lệ 14,2 – 16,1%);

Điện gió ngoài khơi 6.000 – 17.032 MW đưa vào vận hành giai đoạn 2030-2035, có thể đẩy sớm tiến độ nếu điều kiện thuận lợi và giá thành phù hợp;

Điện mặt trời (gồm điện mặt trời tập trung và điện mặt trời mái nhà, không bao gồm các nguồn điện mặt trời theo khoản 5 Điều 10 Luật Điện lực số 61/2024/QH15) 46.459 – 73.416 MW (chiếm tỷ lệ 25,3 -31,1%);

Điện sinh khối 1.523 – 2.699 MW, điện sản xuất từ rác 1.441 -2.137 MW, điện địa nhiệt và năng lượng mới khác khoảng 45 MW; có thể phát triển quy mô lớn hơn nếu đủ nguồn nguyên liệu, hiệu quả sử dụng đất cao, có nhu cầu xử lý môi trường, hạ tầng lưới điện cho phép, giá điện và chi phí truyền tải hợp lý;

Thủy điện 33.294 – 34.667 MW (chiếm tỷ lệ 14,7 – 18,2%), có thể phát triển cao hơn nếu bảo đảm môi trường, bảo vệ rừng, bảo vệ an ninh nguồn nước;

Điện hạt nhân 4.000 – 6.400 MW đưa vào vận hành giai đoạn 2030 – 2035, có thể đẩy sớm tiến độ nếu điều kiện thuận lợi;

Nguồn lưu trữ 10.000 – 16.300 MW (chiếm tỷ lệ 5,5 – 6,9 %); Nhiệt điện than 31.055 MW (chiếm tỷ lệ 13,1 – 16,9%); Nhiệt điện khí trong nước 10.861 – 14.930 MW (chiếm tỷ lệ 5,9 – 6,3%); Nhiệt điện LNG 22.524 MW (chiếm tỷ lệ 9,5 – 12,3%);

Nguồn điện linh hoạt (nhiệt điện sử dụng nhiên liệu LNG, dầu, hydrogen… có độ linh hoạt vận hành cao) 2.000 – 3.000 MW (chiếm tỷ lệ 1,1 -1,3%);

Thủy điện tích năng 2.400 – 6.000 MW;

Nhập khẩu điện 9.360 – 12.100 MW từ Lào, Trung Quốc (chiếm tỷ lệ 4,0-5,1%, tăng tối đa quy mô nhập khẩu điện từ Lào theo Hiệp định giữa hai Chính phủ hoặc đẩy sớm thời gian nhập khẩu điện từ Lào về khu vực miền Bắc nếu điều kiện thuận lợi).

Với các nguồn điện than đang gặp khó khăn trong việc triển khai, vay vốn và thay đổi cổ đông sẽ cập nhật quá trình xử lý để điều chỉnh cơ cấu các nguồn điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối cho phù hợp với nhu cầu.

Về việc tham gia mua bán điện trực tiếp (DPPA) và sản xuất năng lượng mới: Theo thống kê, hiện nay số lượng khách hàng lớn tiêu thụ từ 1 triệu kWh/năm trở lên chiếm khoảng 25% tổng sản lượng điện toàn hệ thống (với khoảng trên 1.500 khách hàng).

Đến năm 2030, quy mô xuất khẩu điện sang Campuchia lên khoảng 400 MW. Dự kiến đến năm 2035, công suất xuất khẩu điện sang Singapore, Malaysia và các đối tác khác trong khu vực khoảng 5.000 – 10.000 MW, có thể cao hơn tùy theo nhu cầu của bên nhập khẩu trên cơ sở có hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo an ninh năng lượng trong nước và an ninh quốc phòng.

Phương án phát triển lưới điện 

Giai đoạn 2025 – 2030: Xây dựng mới 102.900 MVA và cải tạo 23.250 MVA trạm biến áp 500 kV; xây dựng mới 12.944 km và cải tạo 1.404 km đường dây 500 kV; xây dựng mới 105.565 MVA và cải tạo 17.509 MVA trạm biến áp 220 kV; xây dựng mới 15.307 km và cải tạo 5.483 km đường dây 220 kV.

Định hướng giai đoạn 2031 – 2035: Xây dựng mới 26.000 – 36.000 MW dung lượng trạm chuyển đổi điện cao áp một chiều (trạm HVDC) và 3.500 – 6.600 km đường dây truyền tải cao áp một chiều (HVDC). Xây dựng mới 73.800 MVA và cải tạo 36.600 MVA trạm biến áp 500 kV; xây dựng mới 7.480 km và cải tạo 650 km đường dây 500 kV; xây dựng mới 44.500 MVA và cải tạo 34.625 MVA trạm biến áp 220 kV; xây dựng mới 4.296 km và cải tạo 624 km đường dây 220 kV.

Định hướng giai đoạn 2036 – 2050: Xây dựng mới 26.000 – 36.000 MW dung lượng trạm HVDC và 3.600 – 6.700 km đường dây HVDC; xây dựng mới 24.000 MVA dung lượng trạm chuyển đổi điện cao áp xoay chiều (trạm HVAC) trên 500 kV và 2.500 km đường dây truyền tải cao áp xoay chiều HVAC trên 500kV; xây dựng mới 72.900 MVA và cải tạo 102.600 MVA trạm biến áp 500 kV; xây dựng mới 7.846 km và cải tạo 750 km đường dây 500 kV; xây dựng mới 81.875 MVA và cải tạo 103.125 MVA trạm biến áp 220 kV; xây dựng mới 5.370 km và cải tạo 830 km đường dây 220 kV.

Nhu cầu vốn đầu tư

Quyết định nêu rõ, giai đoạn 2026 – 2030: Tổng vốn đầu tư phát triển nguồn và lưới điện truyền tải tương đương 136,3 tỷ USD, trong đó: đầu tư cho nguồn điện khoảng 118,2 tỷ USD, lưới điện truyền tải khoảng 18,1 tỷ USD.

Định hướng giai đoạn 2031 – 2035: Ước nhu cầu vốn đầu tư phát triển nguồn và lưới điện truyền tải tương đương 130,0 tỷ USD, trong đó: đầu tư cho nguồn điện khoảng 114,1 tỷ USD, lưới điện truyền tải khoảng 15,9 tỷ USD, sẽ được chuẩn xác trong các quy hoạch tiếp theo.

Định hướng giai đoạn 2036 – 2050: Ước nhu cầu vốn đầu tư phát triển nguồn và lưới điện truyền tải tương đương 569,1 tỷ USD, trong đó: đầu tư cho nguồn điện khoảng 541,2 tỷ USD, lưới điện truyền tải khoảng 27,9 tỷ USD, sẽ được chuẩn xác trong các quy hoạch tiếp theo.

Báo Trà Vinh Online

 



Nguồn: https://www.baotravinh.vn/kinh-te/thu-tuong-chinh-phu-phe-duyet-dieu-chinh-quy-hoach-dien-viii-45206.html

Cùng chủ đề

Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Châu Thành trước kỳ họp thường lệ giữa năm

  Tổ đại biểu HĐND tỉnh đơn vị huyện Châu Thành tham dự buổi TXCT.   Tổ đại biểu HĐND tỉnh khóa X đơn vị huyện Châu Thành tham dự buổi TXCT cử tri (TXCT) có các đồng chí: Lê Thanh Bình, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh; Kim Rương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; Sơn Hùng, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Trà...

Điều chỉnh một số nội dung Chương trình phát triển kinh tế

  Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 đời sống đồng bào Khmer Trà Vinh không ngừng khởi sắc. Ảnh: BTV   Phó Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh một số nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn...

Kế hoạch triển khai Phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”

  Kế hoạch nhằm phát huy truyền thống yêu nước, tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của doanh nhân, doanh nghiệp và Nhân dân đối với phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, đưa đất nước phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên giàu mạnh và hùng cường, phấn...

Giải vô địch bóng chuyền trẻ quốc gia năm 2025: Đội Trà Vinh vào tứ kết gặp Thể Công

  Đội Trà Vinh (áo đỏ) trong trận đấu cuối vòng bảng gặp đội SKH Pearl Net Khánh Hòa.   Trong đó, đáng chú ý là trận đấu cuối cùng của vòng đấu bảng diễn ra lúc 20 giờ giữa đội chủ nhà Trà Vinh gặp đội SKH Pearl Net Khánh Hòa ở bảng A. Tuy thứ hạng của 02 đội bóng này đã được ấn định trước đó 01 vòng đấu và cả 02 đã chắc suất giành quyền vào vòng từ...

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình thăm và làm việc với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật

  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ mong muốn Nhà xuất bản thực hiện tốt hơn nữa công tác biên tập, biên dịch, tổ chức xuất bản.   ​Cùng dự buổi lễ có lãnh đạo một số ban, bộ, ngành Trung ương, tập thể lãnh đạo và cán bộ, viên chức, biên tập viên Nhà xuất bản (NXB) Chính trị quốc gia Sự thật. NXB Chính trị quốc gia Sự thật là đơn vị sự nghiệp của Trung ương Đảng, đặt dưới...

Cùng tác giả

Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Châu Thành trước kỳ họp thường lệ giữa năm

  Tổ đại biểu HĐND tỉnh đơn vị huyện Châu Thành tham dự buổi TXCT.   Tổ đại biểu HĐND tỉnh khóa X đơn vị huyện Châu Thành tham dự buổi TXCT cử tri (TXCT) có các đồng chí: Lê Thanh Bình, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh; Kim Rương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; Sơn Hùng, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Trà...

Điều chỉnh một số nội dung Chương trình phát triển kinh tế

  Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 đời sống đồng bào Khmer Trà Vinh không ngừng khởi sắc. Ảnh: BTV   Phó Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh một số nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn...

Kế hoạch triển khai Phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”

  Kế hoạch nhằm phát huy truyền thống yêu nước, tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của doanh nhân, doanh nghiệp và Nhân dân đối với phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, đưa đất nước phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên giàu mạnh và hùng cường, phấn...

Giải vô địch bóng chuyền trẻ quốc gia năm 2025: Đội Trà Vinh vào tứ kết gặp Thể Công

  Đội Trà Vinh (áo đỏ) trong trận đấu cuối vòng bảng gặp đội SKH Pearl Net Khánh Hòa.   Trong đó, đáng chú ý là trận đấu cuối cùng của vòng đấu bảng diễn ra lúc 20 giờ giữa đội chủ nhà Trà Vinh gặp đội SKH Pearl Net Khánh Hòa ở bảng A. Tuy thứ hạng của 02 đội bóng này đã được ấn định trước đó 01 vòng đấu và cả 02 đã chắc suất giành quyền vào vòng từ...

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình thăm và làm việc với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật

  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ mong muốn Nhà xuất bản thực hiện tốt hơn nữa công tác biên tập, biên dịch, tổ chức xuất bản.   ​Cùng dự buổi lễ có lãnh đạo một số ban, bộ, ngành Trung ương, tập thể lãnh đạo và cán bộ, viên chức, biên tập viên Nhà xuất bản (NXB) Chính trị quốc gia Sự thật. NXB Chính trị quốc gia Sự thật là đơn vị sự nghiệp của Trung ương Đảng, đặt dưới...

Cùng chuyên mục

Đề nghị Tập đoàn Hoa Điện góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho Việt Nam

  Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Bành Cương Bình, Chủ tịch Công ty hữu hạn Tập đoàn Khoa học Kỹ thuật Hoa Điện Trung Quốc.   Trưa 14/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Bành Cương Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty trách nhiệm hữu hạn Tập đoàn Khoa học Kỹ thuật Hoa Điện Trung Quốc (Tập đoàn Hoa Điện Trung Quốc). Vui mừng gặp lại ông Bành Cương...

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo triển khai các biện pháp quản lý hiệu quả thị trường vàng

  Công điện nêu rõ, trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành các Nghị quyết, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều Công điện, Chỉ thị chỉ đạo kịp thời, quyết liệt, hiệu quả về các giải pháp quản lý thị trường vàng, yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo dõi sát thị trường vàng, triển khai các giải pháp ổn định thị trường vàng theo quy định pháp luật và khẩn trương xây dựng, trình...

Nông dân tăng thu nhập trong sản xuất lúa từ Đề án 01 triệu héc-ta

  Nông dân Nguyễn Văn Phúc bên trà lúa chuẩn bị thu hoạch.   Đến cuối tháng 4/2025, trên 90% diện tích lúa đông -xuân đã được thu hoạch (diện tích xuống giống 61.600ha); năng suất bình quân đạt 6,75 tấn/ha. Riêng diện tích lúa sản xuất theo Đề án với trên 883ha, gồm 02 mô hình điểm với diện tích 98,4ha (hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Phát Tài 48,4ha; HTX nông nghiệp Phước Hảo 50ha) và mô hình nhân rộng có...

Sản phẩm yến đa dạng và khó kiểm soát

  Công đoạn định lượng sản phẩm yến tinh (OCOP 3 sao) tại cơ sở yến Hoàng Nam trước khi đóng hộp.   Qua đó, cho thấy tiềm năng về kinh tế từ nghề này đang phát triển; đồng thời, các sản phẩm yến thô ngày càng đa dạng… đặt ra thách thức trong công tác kiểm soát chất lượng, đặc biệt là khi chưa có hệ thống tiêu chuẩn thống nhất và quy trình giám sát hiệu quả. Một thực tế hiện...

Khởi sắc xã nông thôn mới kiểu mẫu Phú Cần

  Tuyến Quốc lộ 54 thuộc xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần. Ảnh: CHÍ HẸN   Đảng bộ xã Phú Cần tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội để xây dựng thành công xã nông thôn mới (NTM) nâng cao và NTM kiểu mẫu theo chỉ đạo của huyện. Nhờ có sự tập trung chỉ đạo nên xã Phú Cần đã xây dựng thành công xã NTM nâng cao vào cuối năm 2020 và xã NTM kiểu...

Kim ngạch xuất nhập khẩu chuyển biến tăng khá

  Ngành may mặc là một trong những sản phẩm góp phần tăng giá trị xuất khẩu của tỉnh. Ảnh: Nhân công làm việc tại một công ty Khu Công nghiệp Long Đức, thành phố Trà Vinh.   Đồng chí Phạm Phước Trãi, Phó Giám đốc Sở Công thương cho biết: trong năm 2024, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ của tỉnh đạt gần 169 triệu USD, chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh. Việc Mỹ áp...

Trà Vinh tăng 06 hạng, tăng 1,48 điểm

  Lãnh đạo UBND 10 tỉnh, thành phố có chỉ số PCI tốt trong năm 2024 nhận chứng nhận tại lễ công bố Chỉ số PCI năm 2024.   Sáng ngày 06/5, tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức lễ công bố chỉ số nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024 - đánh dấu hành trình 20 năm của chỉ số PCI; minh chứng cho sự nỗ lực cải cách...

Cần liên kết chuỗi cung ứng con nuôi thủy sản, giúp nông dân an tâm sản xuất

  Ao nuôi thủy sản của gia đình ông Nguyễn Thanh Nhân.   Theo thông tin khảo sát từ Dự án Phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Trà Vinh và đơn vị tư vấn (Công ty TNHH tư vấn Hiệp Chí): nhu cầu giống tôm sú của Trà Vinh hiện nay khoảng 02 tỷ con/năm. Nguồn tôm giống của Trà Vinh chỉ cung cấp được 25%/nhu cầu địa phương; 75%...

Lễ công bố Bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các Hiệp định thương mại tự do của các địa phương

    Lễ công bố Bộ chỉ số FTA Index không chỉ đánh dấu một bước tiến quan trọng trong công tác triển khai hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước mà còn tạo nền tảng vững chắc để nâng cao hiệu quả thực thi hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA); đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp, địa phương tốt hơn trong quá trình tham gia thương mại quốc tế và chuỗi giá trị khu...

Hiệu quả từ liên kết trồng ớt chỉ thiên và bắp giống

  Lãnh đạo xã Thuận Hòa tham quan mô hình trồng ớt chỉ thiên của gia đình ông Thạch Phi Rùm.    Những năm qua, mô hình liên kết trồng bắp giống giữa doanh nghiệp (DN) với nông dân trên địa bàn Cầu Ngang và Trà Cú hiệu quả cao, góp phần thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tăng thu nhập, giảm nghèo. Vụ bắp giống năm 2025, Công ty Cổ phần Giống cây trồng miền Nam liên kết...

Tin nổi bật

Tin mới nhất