Powered by Techcity

Nông dân phấn khởi qua vụ lúa đầu tiên trong Đề án 01 triệu héc-ta


 

Lãnh đạo huyện Châu Thành tham quan mô hình lúa phát thải thấp tại HTX nông nghiệp Phát Tài, xã Thanh Mỹ.

 

Đến nay, qua sơ kết đánh giá 02 mô hình bước đầu đạt hiệu quả cao, diện tích tham gia sản xuất của 02 hợp tác xã gần 98,4ha của 98 hộ dân tham gia sử dụng lúa giống ST24, cấp giống xác nhận 1, thời gian sinh trưởng 105 ngày và giống OM5451, cấp giống xác nhận 1, thời gian sinh trưởng 90 – 95 ngày.

Ông Trần Văn Chung, Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Giám đốc HTX nông nghiệp Phát Tài, xã Thanh Mỹ, huyện Châu Thành cho biết: diện tích tham gia thực hiện mô hình 48,4ha của 48 hộ, sử dụng giống OM5451. Thời gian tham gia thực hiện mô hình năm 2024 là 03 vụ: hè – thu, thu – đông và đông – xuân 2024 – 2025.

Đến nay, kết quả sơ bộ của mô hình vụ hè – thu 2024, áp dụng sạ hàng với lượng giống gieo sạ bình quân 70kg/ha, giảm 100kg/ha so tập quán canh tác bên ngoài; lượng phân bón nguyên chất sử dụng 72kg N – 42,1kg P2O5 – 35,6kg K2O (giảm 20% lượng phân hóa học so tập quán canh tác bên ngoài), giảm số lần phun thuốc bảo vệ thực vật 02 lần/vụ; quản lý nước ngập khô xen kẽ. Tiến hành rút nước 03 lần/vụ (lần 01: 01 – 06 ngày sau sạ, lần 02: 28 – 36 ngày sau sạ, lần 3: 07 – 12 ngày trước thu hoạch).

Hiện nay lúa giai đoạn chín (85 ngày sau sạ); nhờ sạ thưa lúa không bị đổ ngã, tỷ lệ hạt chắc cao, ít hạt lép, trọng lượng hạt nặng nên năng suất ước đạt 6,3 tấn/ha (tăng 0,3 tấn/ha so bên ngoài). Tổng chi phí đầu tư 22,3 triệu đồng/ha (giảm trên 03 triệu đồng/ha so bên ngoài); doanh thu 52,66 triệu đồng/ha (tăng hơn 2,46 triệu đồng so với bên ngoài). Lợi nhuận bình quân 30,36 triệu đồng/ha (tăng hơn 05 triệu đồng so với bên ngoài).

Nông dân Võ Minh Liệt, ấp Ô Tre Lớn, xã Thanh Mỹ là một trong những hộ dân tham gia thực hiện thí điểm mô hình cho biết: tham gia đề án nông dân không chỉ được hỗ trợ 50% giống lúa, phân bón, kỹ thuật canh tác lúa, còn hỗ trợ sau thu hoạch về đầu ra sản phẩm, việc thu gom rơm rạ nhằm phát thải thấp, hạn chế tình trạng đốt rơm rạ trên đồng ruộng tránh ô nhiễm môi trường cho vụ kế tiếp.

Đặc biệt là tham gia mô hình, quy trình canh tác lúa giảm nhiều chi phí đầu tư ban đầu, nhất là áp dụng phương pháp sạ lúa thưa nên giảm lúa giống, phân bón, thuốc, bảo vệ thực vật. Quan trọng lúa ít bị ngã đổ, năng suất cao. Với 0,7ha lúa tham gia thực hiện đề án, sản lượng đạt gần 05 tấn, giá bán hiện nay 8.400 – 8.500 đồng/kg, lợi nhuận đạt trên 20 triệu đồng. Hơn nữa là chất lượng lúa nâng cao được thương lái ưa chuộng.

Theo ông Liệt, trong quá trình tham gia Đề án, ngoài việc được hỗ trợ đầu vào, đầu ra, các thành viên được hỗ trợ tham gia các lớp tập huấn khoa học – kỹ thuật, góp phần thay đổi tư duy nhận thức của người dân về việc sản xuất lúa theo chủ trương Đề án 01 triệu héc-ta, đồng thời giúp nông dân nắm vững quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp để áp dụng vào sản xuất thực tế đã mang lại hiệu quả.

Ông Trần Văn Chung cho biết thêm: bước đầu khi tham gia thực hiện mô hình Đề án 01 triệu héc-ta người dân gặp nhiều bỡ ngỡ nên công tác vận động còn khó khăn. Sau khi thực hiện vụ lúa đầu tiên (vụ hè – thu), năng suất và chất lượng nâng cao, giá lúa tăng cao nên người dân rất phấn khởi đăng ký tham gia nhiều hơn cho vụ lúa tiếp theo. Thời gian tới, HTX mong muốn các sở, ngành tỉnh quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng vào vùng nguyên liệu lúa để thương lái thuận lợi thu mua giúp người dân giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận; đồng thời HTX mở rộng vùng sản xuất vụ lúa thu – đông lên 500ha và liên kết với doanh nghiệp nhằm ổn định đầu ra cho nông dân.

Theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, do thời gian triển khai mô hình quá gấp rút (cận ngày xuống giống) nên gặp lúng túng trong việc phối hợp hỗ trợ cho 02 HTX tham gia thực hiện mô hình. Bên cạnh đó, hiểu biết của nông dân về Đề án còn hạn chế, một số hộ dân còn sản xuất theo tập quán cũ và có tư duy trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Tuy nhiên, qua kết quả bước đầu triển khai thực hiện 02 mô hình đã giảm nhiều chi phí đầu vào nhờ giảm lượng giống sử dụng khoảng 60%, giảm phân bón hóa học 20 – 30% và giảm chi phí thuốc bảo vệ, giảm số lần phun thuốc bảo vệ thực vật ít nhất 02 lần/vụ, giảm nhân công lao động, trong khi năng suất lúa tăng khoảng 05% so với ngoài mô hình; lợi nhuận của mô hình tăng thêm từ 5,65 – 7,65 triệu đồng/ha, tăng chất lượng lúa gạo, giảm được lượng phát thải góp phần bảo vệ môi trường và phát triển theo hướng bền vững.

Hướng tới, việc thực hiện Đề án “Phát triển bền vững 01 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Trà Vinh có hiệu quả theo tinh thần chỉ đạo của tỉnh, ngành nông nghiệp tiếp tục phối hợp với sở, ngành liên quan xây dựng thêm mỗi huyện ít nhất 01 mô hình trình diễn quy mô tối thiểu 50ha/mô hình.

Kế hoạch thực hiện mô hình vụ thu – đông 2024, toàn tỉnh dự kiến có 08 mô hình (02 mô hình do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đầu tư hỗ trợ, 06 mô hình do 06 huyện đầu tư hỗ trợ), diện tích bình quân 50ha/mô hình. Dự ước trong vụ thu – đông 2024 có khoảng 400ha, năng suất dự kiến khoảng 06 tấn/ha, sản lượng 2.400 tấn. Lịch xuống giống từ ngày 10 – 25/9/2024.

Đồng thời kêu gọi doanh nghiệp hợp đồng đầu tư và tiêu thụ lúa gạo tại các mô hình trình diễn. Tiếp tục phối hợp Viện Môi trường Nông nghiệp và Công ty Cổ phần Rynan Technologies VietNam lắp đặt các bồn đo khí phát thải tại 02 mô hình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ đầu tư làm cơ sở tính lượng phát thải đối với diện tích sản xuất lúa áp dụng quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp trên địa bàn tỉnh.

Bài, ảnh: MỸ NHÂN



Nguồn: https://www.baotravinh.vn/kinh-te/nong-dan-phan-khoi-qua-vu-lua-dau-tien-trong-de-an-01-trieu-hec-ta-39744.html

Cùng chủ đề

Trà Vinh có 09 vùng trồng dừa đủ điều kiện xuất khẩu sang Trung Quốc

  Theo đó, tỉnh có 09 vùng trồng dừa với tổng diện tích trên 1.240ha và 02 cơ sở đóng gói đã được cấp mã số xuất khẩu, đủ điều kiện xuất khẩu dừa tươi sang thị trường Trung Quốc. Cụ thể, các vùng trồng dừa được cấp mã số xuất khẩu gồm: ấp Rạch Nghệ (xã Thông Hòa) 150ha và ấp Ngọc Hồ (xã Tam Ngãi) gần 111ha ở huyện Cầu Kè. Tại huyện Càng Long có vùng trồng dừa...

Trên 85 vận động viên tham gia Giải xe đạp lần thứ I

  Giải đua thu hút trên 85 VĐV ở 03 nhóm tuổi tham gia.   Đến tham dự lễ khai mạc, bế mạc và trao thưởng cho các vận động viên (VĐV) có các đồng chí: Dương Hoàng Sum, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trưởng ban tổ chức Giải; Nguyễn Hữu Phước, Phó Giám đốc Sở Y tế; Sơn Hùng, Phó Tổng biên tập Báo Trà Vinh... Đồng chí Dương Hoàng Sum, Giám đốc Sở...

VIỄN CHÂU – trọn đời nghiệp cầm ca

Tối 4-11, tại Nhà hát Thành phố, Sở Văn hóa và Thể thao và Hội Sân khấu TP HCM tổ chức chương trình nghệ thuật chân dung NSND, soạn giả Viễn Châu với chủ đề “Viễn Châu trọn đời nghiệp cầm ca”. Nhà văn hóa lớn của Nam Bộ Chương trình nhằm kỷ niệm 100 năm ngày sinh (21.10.1924 – 21.10.2024) của một nghệ sĩ tài hoa vừa đàn tranh vừa sáng tác; quy tụ nhiều nghệ sĩ nổi tiếng của...

Trên tinh thần vui tươi, lành mạnh, đoàn kết, tiết kiệm và an toàn

  Ngày 16/10/2024, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 5281/UBND-KGVX về việc tổ chức Lễ hội Ok Om Bok tỉnh Trà Vinh năm 2024. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện tốt các mặt công tác để đồng bào dân tộc Khmer đón mừng Lễ hội Ok Om Bok năm 2024 vui tươi, lành mạnh, đoàn kết, tiết kiệm...

Trà Vinh trong tôi

Trà Vinh trong tôi Nguồn: https://www.baotravinh.vn/tho/tra-vinh-trong-toi-40989.html

Cùng tác giả

Trà Vinh có 09 vùng trồng dừa đủ điều kiện xuất khẩu sang Trung Quốc

  Theo đó, tỉnh có 09 vùng trồng dừa với tổng diện tích trên 1.240ha và 02 cơ sở đóng gói đã được cấp mã số xuất khẩu, đủ điều kiện xuất khẩu dừa tươi sang thị trường Trung Quốc. Cụ thể, các vùng trồng dừa được cấp mã số xuất khẩu gồm: ấp Rạch Nghệ (xã Thông Hòa) 150ha và ấp Ngọc Hồ (xã Tam Ngãi) gần 111ha ở huyện Cầu Kè. Tại huyện Càng Long có vùng trồng dừa...

Trên 85 vận động viên tham gia Giải xe đạp lần thứ I

  Giải đua thu hút trên 85 VĐV ở 03 nhóm tuổi tham gia.   Đến tham dự lễ khai mạc, bế mạc và trao thưởng cho các vận động viên (VĐV) có các đồng chí: Dương Hoàng Sum, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trưởng ban tổ chức Giải; Nguyễn Hữu Phước, Phó Giám đốc Sở Y tế; Sơn Hùng, Phó Tổng biên tập Báo Trà Vinh... Đồng chí Dương Hoàng Sum, Giám đốc Sở...

VIỄN CHÂU – trọn đời nghiệp cầm ca

Tối 4-11, tại Nhà hát Thành phố, Sở Văn hóa và Thể thao và Hội Sân khấu TP HCM tổ chức chương trình nghệ thuật chân dung NSND, soạn giả Viễn Châu với chủ đề “Viễn Châu trọn đời nghiệp cầm ca”. Nhà văn hóa lớn của Nam Bộ Chương trình nhằm kỷ niệm 100 năm ngày sinh (21.10.1924 – 21.10.2024) của một nghệ sĩ tài hoa vừa đàn tranh vừa sáng tác; quy tụ nhiều nghệ sĩ nổi tiếng của...

Trên tinh thần vui tươi, lành mạnh, đoàn kết, tiết kiệm và an toàn

  Ngày 16/10/2024, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 5281/UBND-KGVX về việc tổ chức Lễ hội Ok Om Bok tỉnh Trà Vinh năm 2024. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện tốt các mặt công tác để đồng bào dân tộc Khmer đón mừng Lễ hội Ok Om Bok năm 2024 vui tươi, lành mạnh, đoàn kết, tiết kiệm...

Trà Vinh trong tôi

Trà Vinh trong tôi Nguồn: https://www.baotravinh.vn/tho/tra-vinh-trong-toi-40989.html

Cùng chuyên mục

Trà Vinh có 09 vùng trồng dừa đủ điều kiện xuất khẩu sang Trung Quốc

  Theo đó, tỉnh có 09 vùng trồng dừa với tổng diện tích trên 1.240ha và 02 cơ sở đóng gói đã được cấp mã số xuất khẩu, đủ điều kiện xuất khẩu dừa tươi sang thị trường Trung Quốc. Cụ thể, các vùng trồng dừa được cấp mã số xuất khẩu gồm: ấp Rạch Nghệ (xã Thông Hòa) 150ha và ấp Ngọc Hồ (xã Tam Ngãi) gần 111ha ở huyện Cầu Kè. Tại huyện Càng Long có vùng trồng dừa...

Tăng cường quản lý, giám sát dịch bệnh bảo vệ đàn vật nuôi dịp cuối năm

  Cán bộ Thú y huyện Châu Thành thực hiện tiêm phòng vắc-xin viêm da nổi cục trên đàn gia súc cho hộ chăn nuôi ở xã Đa Lộc.   Từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước đã xảy ra 08 ổ dịch cúm gia cầm (CGC) A/H5N1 tại 07 tỉnh, thành phố; tiêu hủy 13.658 con gia cầm, đặc biệt đã có 01 người tử vong do nhiễm vi-rút CGC A/H5N1 và 01 người nhiễm vi-rút CGC A/H9. 1.005 ổ...

Khen thưởng 121 tổ chức, cá nhân thực hiện tốt chính sách, pháp luật thuế

  Đồng chí Dương Thị Ngọc Thơ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh trao bằng khen của UBND tỉnh Trà Vinh cho đại diện chi nhánh Công ty Cổ phần dược Hậu Giang.   Đến dự hội nghị có các đồng chí: Dương Thị Ngọc Thơ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Phạm Quốc Dũng, Cục trưởng Cục Thuế cùng lãnh đạo Cục Thuế, đại diện các sở, ngành tỉnh; các phòng thuộc Cục Thuế và các...

Phát triển nông nghiệp đô thị theo hướng bền vững

  Sản xuất xơ tơ dừa ở xã Đại Phước, huyện Càng Long - vùng ven thành phố Trà Vinh ngày càng nhiều, giải quyết việc làm cho người dân.   Thông tin từ Sở Xây dựng, Trà Vinh hiện có 13 đô thị: 01 đô thị loại II (thành phố Trà Vinh); 02 đô thị loại IV (thị xã Duyên Hải và thị trấn Tiểu Cần mở rộng) và 10 đô thị loại V, với 09 thị trấn: Càng Long, Cầu...

Nâng cao tính chuyên nghiệp cho các hợp tác xã thủy sản

  Thu hoạch nghêu. Ảnh: HTX nghêu Phương Đông   Đồng chí Nguyễn Trung Vẹn, Phó Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh cho biết: toàn tỉnh có 164 HTX đang hoạt động với 28.103 thành viên. Trong có 123 HTX hoạt động ở lĩnh vực nông nghiệp và 41 HTX phi nông nghiệp. Trong 123 HTX nông nghiệp có 20 HTX thủy sản, 04 HTX chăn nuôi và 99 HTX trồng trọt. Trong 20 HTX thủy sản có 09 HTX nuôi nghêu;...

Phát huy vai trò của Hội Cựu chiến binh trong xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu

  Hội viên các đoàn thể xã Hiếu Trung tham gia thực hiện tuyến đường hoa thuộc ấp Tân Trung Kinh.   Qua rà soát xã Hiếu Trung đạt 18/19 tiêu chí xã NTM nâng cao, với 74/75 nội dung. Bên cạnh đó, xã tập trung mọi nguồn lực, quyết tâm xây dựng xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu theo lĩnh vực giáo dục. Theo kết quả tự đánh giá, hiện xã Hiếu Trung đã đạt 03/04 tiêu chí (16/17 nội dung)...

Đội ngũ doanh nghiệp trong tỉnh luôn hợp tác, phát triển vì lợi ích chung

  Đại biểu tham quan sản phẩm OCOP của cơ sở sản xuất tôm, cá khô Tiến Hải (xã Đông Hải, huyện Duyên Hải) được trưng bày tại chuỗi sự kiện Ngày hội Khởi nghiệp năm 2024.    Năm 2023, chỉ số PCI của tỉnh xếp hạng 24/63 tỉnh, thành phố của cả nước, xếp thứ 07/13 tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đạt 67,46 điểm, tăng 02 hạng và tăng 1,4 điểm so với năm 2022. Kết...

Đến cuối năm 2024 có thêm từ 01-02 tỉnh, thành phố được công nhận hoàn thành nhiệm vụ XDNTM

  Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trung Hoàng chủ trì hội nghị tại điểm cầu UBND tỉnh.   Tại điểm cầu UBND tỉnh Trà Vinh, đồng chí Nguyễn Trung Hoàng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị; tham dự có các thành viên trong Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc (MTQG) và Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tỉnh Trà Vinh, giai đoạn 2021 - 2025. Thực hiện Chương...

Đổi thay diện mạo nông thôn Trà Vinh

  Ông Phạm Văn Rực (bên trái), ấp Công Thiện Hùng, xã Long Đức, thành phố Trà Vinh trên con đường gia đình ông hiến đất xây dựng.    Huy động sức dân Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM nhận được sự đồng thuận cao của người dân Trà Vinh. Qua 13 năm, người dân đã hiến hơn 02 triệu mét vuông đất, cây trái, hoa màu, trên 291.000 ngày công lao động… với tổng trị giá hơn 1.708 tỷ đồng để...

Tin nổi bật

Tin mới nhất