Powered by Techcity

Người níu giữ ký ức miền Tây tại làng đóng thuyền di sản văn hóa

Một ngày giữa tháng 10, đứng ở đầu con rạch Bà Đài (xã Long Hậu, Lai Vung, Đồng Tháp), ông Nguyễn Văn Măng (50 tuổi, thợ đóng xuồng) hoài niệm một thời làng nghề đóng thuyền 2 bên bờ nhộn nhịp ngày đêm, phát triển hưng thịnh.

Năm 2005, theo thống kê của chính quyền địa phương, 2 bên bờ rạch có khoảng 150 xưởng đóng thuyền, với hơn 1.000 lao động làm việc ngày đêm. Ngày nay, rạch Bà Đài đang hẹp dần, 2 bên bờ cũng hiếm nghe được tiếng cưa đục của các xưởng gỗ.

Đi dọc bờ rạch, cách một đoạn lại thấy đôi ba chiếc ghe bầu dài hơn chục mét, cao chừng 3 mét nằm bờ, mục nát.

Ngay đầu con rạch, bên cạnh một xưởng thuyền cũ là 5 chiếc ghe loại có sức chứa hàng chục tấn trong cảnh “chết mòn” nơi mép nước bao năm. Những chiếc ghe này đều được đóng mới, chưa một lần hạ thủy nhưng không bán được nên nằm bờ phơi sương gió.

Người níu giữ ký ức miền Tây tại làng đóng thuyền di sản văn hóa - 1
Người níu giữ ký ức miền Tây tại làng đóng thuyền di sản văn hóa - 2

Hết kiếp người cũng hết làng nghề?

Ông Măng kể, khoảng những năm 2010, khách khắp miền Tây tấp nập đến Bà Đài mua ghe xuồng, các xưởng làm không kịp bán. Nhu cầu lớn, xưởng nào cũng phải đóng sẵn ghe chờ khách. Nhưng rồi thị trường đột ngột “chết đứng”, cả năm không một khách nào đến hỏi mua ghe lớn.

Người níu giữ ký ức miền Tây tại làng đóng thuyền di sản văn hóa - 3
Ông Măng quay lại nghề sau lần phá sản, khởi sự lại với xưởng đóng thuyền khiêm tốn ven rạch Bà Đài.

Miền Tây dần phát triển, đường sá, xe tải dần thay thế ghe bầu, xuồng nhựa áp chế xuồng ba lá. Những năm đầu ế ẩm, chủ các trại ghe vẫn còn vốn liếng, vẫn nuôi hy vọng một ngày có khách trở lại, vì vậy những chiếc ghe nằm bờ vẫn được che chắn, giữ gìn. Nhưng 3 năm, 5 năm, rồi 10 năm vẫn không ai đến hỏi, những chiếc ghe dần bị bỏ mặc gió mưa tàn phá.

“Ngày trước, ở trong làng, ghe nào không bán được chủ đều kéo ra đây để. Mấy năm nay nhiều chiếc đã bị dỡ ra lấy ván rồi.

Nhà tôi trước đây cũng có 2 chiếc ghe nằm phơi nắng hơn chục năm ở ngay đầu con rạch. Chi phí đóng tốn 500 triệu đồng mà phải dỡ 3 năm trước. Bao nhiêu vốn liếng tích góp cả đời cũng hết, xưởng ghe ông nội để lại cũng không giữ được, từ làm chủ tôi phải đi làm mướn”, ông Măng ngậm ngùi.

Qua thăng trầm vẫn không bỏ được nghề, sau khi trả hết nợ và tích góp được một chút vốn, mới đây ông Măng lại mở một xưởng ghe nhỏ bên bờ con rạch. Lần này xưởng ghe không còn lớn như ngày xưa để phải thuê người làm, diện tích chỉ đủ để mình ông Măng xoay trở.

“Khó khăn lắm. Xưa hàng làm ra người ta mua ngay tại xưởng. Nay một tháng tôi đóng được 15 chiếc xuồng thì phải mất nửa tháng tự chở đi rao khắp miệt Bến Tre, Trà Vinh mới mong bán hết. Cũng không dám đóng thuyền lớn, chỉ đóng xuồng câu mới có người mua”, ông Măng cho biết.

Tiếc nghề, nhưng ông Măng cũng không dám cho con cái theo nghề, vì khó sống. Ông kể, bạn thợ lúc ngồi với nhau hay than rằng “đành chịu, hết kiếp mình có lẽ cũng hết làng nghề”.

Người níu giữ ký ức miền Tây tại làng đóng thuyền di sản văn hóa - 4
Người níu giữ ký ức miền Tây tại làng đóng thuyền di sản văn hóa - 5

Cách xưởng của ông Măng chừng 400m mới có thêm một xưởng đóng ghe khác. Tương tự cảnh nhà ông Măng, xưởng này cũng nhỏ, ít gỗ, ít hàng và chỉ có một người làm. Ông Nguyễn Văn Tám (53 tuổi, chủ xưởng) được dân trong ấp đặt biệt danh là Tám “xuồng” vì giỏi nghề hiếm ai qua được.

Ông Tám cho biết, trước đây ông và anh trai đều là thợ đóng xuồng. Tuy nhiên vì làm nghề truyền thống không nuôi nổi vợ con, anh trai ông Tám đã bỏ quê lên Bình Dương làm mướn.

Tiếc nghề cha truyền con nối, ông Tám không đành bỏ. Xuồng thật không bán được, ông Tám quay sang làm xuồng mô hình, bán hàng lưu niệm.

Người níu giữ ký ức miền Tây tại làng đóng thuyền di sản văn hóa - 6

Ông Tám xoay qua đóng xuồng mô hình, dù có tay nghề tốt nhưng cuộc sống chỉ ở mức tạm đủ.

“Làm xuồng mô hình khó hơn làm xuồng thật nên ít người làm được. Dù vậy nhưng ngày công cũng chỉ được 300.000 đồng thôi, thành ra lại càng ít người chịu làm”, ông Tám nói.

Níu giữ hình hài vùng đất

Theo hương tích, làng nghề đóng xuồng ven rạch Bà Đài đã trên trăm năm tuổi, tổ nghề là cụ Phạm Văn Thuông (tục gọi là ông Sáu xuồng cui, sinh năm 1875, mất năm 1945).

“Khoảng từ những năm 1970-2000, quanh rạch có 10 nhà thì đến 9 nhà làm nghề đóng thuyền, tiếng cưa tiếng đục nhộn nhịp ngày đêm. Nhưng giờ đây, 10 trại thuyền thì 9 cái bỏ hoang rồi, thợ phải chuyển nghề, làm việc khác”, ông Nguyễn Văn Tốt (Bảy Tốt, 64 tuổi) người gọi tổ nghề đóng xuồng bằng cố, cho biết.

Người níu giữ ký ức miền Tây tại làng đóng thuyền di sản văn hóa - 7
Một xưởng đóng ghe ở Long Hậu đã vắng tiếng cưa đục lâu ngày.

Ông Bảy cũng được coi là thợ đóng thuyền giỏi bậc nhất trong ấp, người đóng con thuyền choán nước 150 tấn, sản phẩm lớn nhất từng xuất xưởng ở rạch Bà Đài. Dù vậy, lão nghệ nhân cũng từng có thời phải bỏ nghề cha ông để làm việc khác kiếm tiền nuôi gia đình.

Thế nhưng tình yêu nghề và nỗi tiếc nuối di sản của vùng đất đã kéo ông Bảy trở lại với cưa đục, với những tấm gỗ sao nặc mùi bùn. Năm 2012, ông Bảy lần nữa khởi nghiệp đóng xuồng, nhưng lần này ông không còn đóng xuồng đi sông, ông đóng xuồng mô hình để trưng hoa quả.

Lại như ông Sáu hơn trăm năm trước, lần này ông Bảy khai sinh một nghề mới cho làng – nghề đóng xuồng mini.

Người níu giữ ký ức miền Tây tại làng đóng thuyền di sản văn hóa - 8
Người níu giữ ký ức miền Tây tại làng đóng thuyền di sản văn hóa - 9

“Nghề của cha ông, mình bỏ không đành. Không bán được xuồng thật, tôi nghĩ ra việc làm xuồng mô hình, có lẽ cũng là cách để bảo tồn nghề, bảo tồn hình ảnh của những chiếc xuồng để thế hệ sau có thể mường tượng được hình hài miền Tây sông nước những năm tháng đã xa.

Làm xuồng mô hình khó hơn nhiều, tốn công 5-10 lần làm xuồng thật, đòi hỏi khắt khe từ tay nghề thợ đến chất lượng gỗ nguyên liệu, nên không phải ai cũng làm được. Đến nay, tôi đã làm được gần như đầy đủ mô hình các loại ghe xuồng từng bơi trên sông nước Cửu Long, tính ra cũng không có lỗi với cha ông, không để nghề truyền thống biến mất”, ông Bảy nói.

Trong xưởng nhỏ của ông Bảy ở cuối con rạch trưng bày đủ mô hình các loại ghe xuồng miền Tây. Du khách ghé qua có cơ hội được thấy ghe Bà Đài, ghe tam bản, ghe bầu, xuồng ba lá, xuồng Cần Thơ, ghe ngo Sóc Trăng… với kích thước bằng 1/10 so với hàng thật.

Người níu giữ ký ức miền Tây tại làng đóng thuyền di sản văn hóa - 10
Hướng đi mới của ông Bảy thổi lại sinh khí cho làng nghề.

Theo ông Bảy, những chiếc xuồng ghe là linh khí gắn liền với ký ức miền Tây sông nước, gắn liền với bước chân mở cõi của cha ông. Ngày nay, nước chỉ còn tràn bờ trong những câu chuyện kể, nhưng ông Bảy không muốn những chiếc thuyền cũng dần thành cổ tích.

Ghe xuồng thật có giá từ vài triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng, còn ghe xuồng mini của ông Bảy chỉ có giá từ mấy trăm nghìn đồng đến vài triệu đồng tùy mẫu mã.

Ông Bảy cho biết, ghe xuồng mô hình bán rất chạy. Ông Bảy mong dạy được nghề mới cho các thế hệ kế thừa trong làng. Dù vậy, ông đếm đi đếm lại thì quân số người chịu học cũng không hết 10 đầu ngón tay.

Làng nghề đóng thuyền ven rạch Bà Đài là một trong những làng nghề tiêu biểu của Đồng Tháp. Trước đây, mỗi năm làng có hàng chục nghìn chiếc thuyền xuất xưởng với đủ kích cỡ, kiểu loại, bán khắp các tỉnh miền Tây. Kỹ thuật đóng xuồng của thợ ven rạch Bà Đài có nhiều điểm độc đáo, khiến sản phẩm có đặc trưng riêng, được thị trường đánh giá cao về cả chất lượng và thẩm mỹ.

Lãnh đạo Sở VHTTDL tỉnh Đồng Tháp cho biết, nghề đóng xuồng ven rạch Bà Đài đã được Bộ VHTT&DL công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015. Trước sự biến đổi của thị trường, nhiều cơ sở còn giữ nghề nơi đây đã chuyển sang làm mô hình ghe xuồng phục vụ du lịch, bán hàng lưu niệm.

Ngành chức năng tỉnh Đồng Tháp đang có nhiều hoạt động để quảng bá hình ảnh làng nghề đóng xuồng rạch Bà Đài và thu hút khách du lịch đến khám phá di sản đặc hữu này.

Ảnh: Trịnh Nguyễn

Dantri.com.vn

Nguồn: https://dantri.com.vn/lao-dong-viec-lam/nguoi-niu-giu-ky-uc-mien-tay-tai-lang-dong-thuyen-di-san-van-hoa-20241014151137880.htm

Cùng chủ đề

Mùa Tết của làng nghề đặc sản miền Tây

Làng khô biển tất bật vào vụ tết Các huyện ven biển của tỉnh Cà Mau như Phú Tân, Năm Căn, Đầm Dơi, Ngọc Hiển…, hiện đang vào mùa khai thác, đánh bắt, thu hoạch thuỷ sản nên nguyên liệu đầu vào tại các cơ sở thu mua đủ đáp ứng cho nhu cầu thị trường. Với làng nghề cá khoai lớn và nổi tiếng nhất ở Cà Mau, những ngày này, hơn 100 doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh...

Chiếu Cà Hom – Di sản văn hóa của đồng bào Khmer Trà Vinh

Làng nghề dệt chiếu Cà Hom xã Hàm Tân, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh được hình thành cách nay hàng trăm năm. Từ chỗ tự sản xuất, tự tiêu thụ, làm quà biếu, chiếu Cà Hom dần dần trở thành hàng hóa, được nhiều người biết đến và ngày càng có nhiều gia đình làm nghề. Bà Diệp Thị Som ở xã Hàm Tân, huyện Trà Cú cho biết, dệt chiếu là nguồn thu nhập...

Mùa nước nổi ở miền Tây đẹp như tranh vẽ

Ấn tượng với nét đẹp miền Tây, anh Trần Tiến Dũng (38 tuổi, nhiếp ảnh gia tại Hà Nội) ghi lại đời sống sinh hoạt, lao động của người địa phương. Mùa nước nổi miền Tây vào khoảng tháng 7 – tháng 10 Âm lịch (tức tháng 8 – tháng 11 Dương lịch) hàng năm, khi con nước từ thượng nguồn Mekong kéo về đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: NVCC Đặc biệt ở những tỉnh như Đồng Tháp, An Giang, Tứ...

Cùng tác giả

Kỳ họp thứ 20 – HĐND tỉnh khóa X nhất trí thông qua 10 nghị quyết

  Đồng chí Lâm Minh Đằng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, đại biểu HĐND tỉnh đơn vị huyện Duyên Hải đóng góp dự thảo nghị quyết tại kỳ họp.   Tham dự kỳ họp có các đồng chí: Ngô Chí Cường, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV đơn vị tỉnh Trà Vinh; Lâm Minh Đằng, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Lê Văn Hẳn, Phó Bí thư Tỉnh ủy,...

Bệnh viện Đa khoa Trà Vinh họp mặt kỷ niệm 70 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam

  Đại biểu dự buổi họp mặt.   Đến dự có các đồng chí: Đặng Quốc Khởi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy thành phố Trà Vinh; Nguyễn Quỳnh Thiện, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Kiên Sóc Kha, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Nguyễn Hữu Phước, Phó Giám đốc Sở Y tế; Bùi Quang Huy, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Bí...

Tháo gỡ khó khăn, điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực, xây dựng thành công nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân...

  Tháo gỡ khó khăn, điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực của người nông dân, xây dựng thành công nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.   Tại Hội nghị đối thoại với nông dân năm 2024 (lần thứ 6) với chủ đề: "Khơi dậy khát vọng làm giàu để xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc; vững tin bước vào kỷ nguyên mới", Thủ tướng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã kết luận...

45 vận động viên tham gia Giải vô địch quần vợt cấp tỉnh

  Giải thu hút 45 vận động viên của 07 đơn vị tham gia.   Đây là hoạt động thể thao nhằm chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước và của tỉnh Trà Vinh, tiến tới kỷ niệm 65 năm sự kiện kết nghĩa giữa 02 tỉnh Trà Vinh và Thái Bình (1960 - 2025). Tham gia giải có 45 vận động viên (12 nữ) đến từ 07 đơn vị, địa phương trong tỉnh. Các vận động viên tranh tài ở...

Đại tá Phan Minh Hưng giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Trà Vinh

  Tư lệnh Quân khu và Bí thư Tỉnh ủy chứng kiến hai bên ký biên bản bàn giao chức vụ Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Trà Vinh.   Cùng tham dự có thủ trưởng các cơ quan Quân khu, lãnh đạo Ban Nội chính, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Tài chính... Theo quyết định của Bộ Quốc phòng, Đại tá Trương Thanh Phong, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Trà Vinh được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Tham mưu...

Cùng chuyên mục

Kỳ họp thứ 20 – HĐND tỉnh khóa X nhất trí thông qua 10 nghị quyết

  Đồng chí Lâm Minh Đằng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, đại biểu HĐND tỉnh đơn vị huyện Duyên Hải đóng góp dự thảo nghị quyết tại kỳ họp.   Tham dự kỳ họp có các đồng chí: Ngô Chí Cường, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV đơn vị tỉnh Trà Vinh; Lâm Minh Đằng, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Lê Văn Hẳn, Phó Bí thư Tỉnh ủy,...

Bệnh viện Đa khoa Trà Vinh họp mặt kỷ niệm 70 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam

  Đại biểu dự buổi họp mặt.   Đến dự có các đồng chí: Đặng Quốc Khởi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy thành phố Trà Vinh; Nguyễn Quỳnh Thiện, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Kiên Sóc Kha, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Nguyễn Hữu Phước, Phó Giám đốc Sở Y tế; Bùi Quang Huy, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Bí...

Đại tá Phan Minh Hưng giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Trà Vinh

  Tư lệnh Quân khu và Bí thư Tỉnh ủy chứng kiến hai bên ký biên bản bàn giao chức vụ Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Trà Vinh.   Cùng tham dự có thủ trưởng các cơ quan Quân khu, lãnh đạo Ban Nội chính, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Tài chính... Theo quyết định của Bộ Quốc phòng, Đại tá Trương Thanh Phong, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Trà Vinh được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Tham mưu...

Thủ tướng đôn đốc đẩy mạnh phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025

  Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng các cơ quan khác ở Trung ương; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nêu rõ: Ngay từ đầu năm 2025, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo quyết liệt việc phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025. Tuy nhiên, kết quả phân bổ chi tiết...

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm; cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng

  Nghị định số 177/2024/NĐ-CP quy định về chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng. Đối tượng áp dụng Điều 2 Nghị định số 177/2024/NĐ-CP quy định đối tượng áp dụng gồm: 1. Cán bộ quy định tại...

Chủ động ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm ở đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh

  Cống Láng Thé, một trong những cống quan trọng cho việc ngăn mặn, trữ ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt của người dân trong tỉnh. Ảnh minh họa: BTV   Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà...

Thống kê, biên soạn số liệu GDP kinh tế tập thể

  Thống kê, biên soạn số liệu GDP kinh tế tập thể.   Thống kê, biên soạn số liệu góp phần phản ánh chính xác quy mô, tăng trưởng kinh tế tập thể Mục tiêu của Đề án là thu thập, tổng hợp đúng và đầy đủ số liệu GDP, GRDP loại hình kinh tế tập thể nhằm: (1) Góp phần phản ánh kịp thời, chính xác quy mô, cơ cấu, tăng trưởng và đóng góp của kinh tế tập thể trong...

Sớm nghiên cứu đầu tư tuyến tàu điện ngầm kết nối Thành phố Hồ Chí Minh

  Phối cảnh Nhà ga metro dự kiến được xây ở Trung tâm thương mại dịch vụ vòng xoay A1 tại thành phố mới Bình Dương, kết nối tuyến metro đến Suối Tiên, Thành phố Hồ Chí Minh.   Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 43/TB-VPCP, ngày 13/02/2025 kết luận chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc kiểm tra các dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải dịp tết Nguyên đán Ất...

Kiến nghị cần quy định rõ “phân cấp, phân quyền” để khơi thông, khai thác hiệu quả các nguồn lực phát triển

  Tiếp theo chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, sáng ngày 14/02 Quốc hội tiến hành thảo luận ở Hội trường về 02 nội dung: Bộ trưởng Công thương, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận; Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Tổ chức...

Giai đoạn 2026 – 2030: Triển khai 35 nhiệm vụ khoa học và công nghệ phát triển tài sản trí tuệ

  Đại biểu tham dự hội nghị.   Đến dự và chủ trì hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Quỳnh Thiện, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo; Phạm Minh Truyền, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo; Phạm Văn Tám, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Công thương; cùng tham dự có các thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc Ban Chỉ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất