Powered by Techcity

Nét đẹp văn hóa Lễ hội Cúng biển (Nghinh Ông) Mỹ Long

“Dù ai buôn bán trăm nghề  
Nhớ ngày hội biển thì về Mỹ Long”.

Cúng biển Mỹ Long hay còn được gọi là lễ Nghinh Ông là lễ hội dân gian truyền thống gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của làng biển Mỹ Long. Xuất phát từ hành trình mưu sinh lênh đênh trên biển cả của cư dân vùng này, văn hóa tâm linh thờ cúng cá Ông đã trở thành phong tục, tạp quán tín ngưỡng được các thế hệ người dân Mỹ Long bảo tồn và lưu giữ trong hơn 100 năm qua.

Thị trấn Mỹ Long nhìn từ trên xuống

Mỹ Long nằm cách thành phố Trà Vinh khoảng 30 km bao gồm thị trấn Mỹ Long, xã Mỹ Long Bắc, xã Mỹ Long Nam thuộc huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh.

Mỹ Long, còn có tên gọi dân gian là Bến Đáy, vốn là ngôi làng nhỏ ven cửa biển Cung Hầu – một trong 9 cửa của sông Cửu Long. Nhờ vị trí địa lý thuận lợi, vùng biển Mỹ Long là một trong những địa điểm sớm hội tụ cư dân nhiều nơi đến định cư, lập nghiệp. Khoảng thế kỷ XVI – XVII, các thế hệ ngư dân từ các tỉnh ven biển Nam Trung bộ di cư vào, trên bước đường Nam tiến họ mang theo hành trang văn hóa bản địa, trong đó có tín ngưỡng thờ cúng cá voi, còn gọi là Đức ông Nam Hải. Trải qua mấy trăm năm, ngư dân vùng biển Mỹ Long vẫn vươn khơi bám biển với nghề truyền thống đóng đáy hàng khơi và tín ngưỡng thờ cúng cá voi đã hình thành lễ hội cúng biển.

Từ cuối thập niên 1920, lễ hội cúng biển hay còn được gọi là lễ hội Nghinh Ông Mỹ Long chính thức được tiến hành long trọng và duy trì cho đến ngày nay. Đặc biệt, kể từ năm 2013, lễ hội này chính thức được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

Lễ Nghinh ngũ phương, một trong nhiều hoạt động ở Lễ hội cúng biển Mỹ Long

Ông Lâm Hữu Phúc, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh cho biết:  Lễ hội Cúng biển Mỹ Long là một trong số hiếm hoi các lễ hội dân gian truyền thống trên địa bàn tỉnh Trà Vinh được tổ chức đều đặn hàng năm. Tính đến nay, lễ hội này đã tồn tại 104 năm tuổi. Năm nay, Lễ hội Cúng biển Mỹ Long được tổ chức với quy mô cấp tỉnh, diễn ra từ ngày 23/06 – 29/06/2023. Bên cạnh phần lễ, phần hội được tổ chức có nhiều hoạt động đặc sắc và hấp dẫn như: các giải thể thao và các trò chơi dân gian; không gian ẩm thực với sản vật đặc trưng của vùng quê biển Mỹ Long; không gian đờn ca tài tử; thư viện lưu động; giới thiệu sản phẩm OCOP của địa phương; trưng bày, triển lãm hình ảnh, hiện vật về di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội cúng biển Mỹ Long… Qua đây, góp phần tăng cường quảng bá và từng bước khẳng định Lễ hội Cúng biển Mỹ Long là sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương.

Ông Nguyễn Văn Đẹp, Chánh bái – Miễu bà Chúa xứ Thị trấn Mỹ Long, huyện Cầu Ngang, cho biết thêm: Cúng biển là lễ hội dân gian đặc sắc của ngư dân vùng biển Trà Vinh. Lễ hội có những đặc điểm riêng gắn liền với lịch sử, tín ngưỡng, phong tục tập quán của cư dân vùng đất Mỹ Long, là điểm tựa tinh thần, nơi vui chơi giải trí, giao lưu cộng cảm và trao truyền đạo lý. Hằng năm, lễ hội đã thu hút hàng chục ngàn lượt người tham gia, không chỉ ngư dân trong tỉnh mà còn nhiều ngư dân các tỉnh lân cận và khách thập phương tham gia, góp phần tạo ra đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh, củng cố bền vững khối đoàn kết cộng đồng. Ở đây tất cả ngư dân đi làm biển vái Ông Nam Hải, thành thử ra mình đi làm cái gì cũng cầu nguyện, trước bà, sau ông, mưa thuận, gió hòa, ngư dân tin tưởng đức ông Nam Hải.

Theo các vị cao niên kể lại, Làng đáy biển Mỹ Long vốn là bãi bồi nên trong lịch sử mấy trăm năm, chưa lần nào được Đức ông lỵ (tức cá voi chết gửi di cốt dạt vào bờ) nên nơi đây không có lăng ông. Với sự ngưỡng vọng sâu sa, người dân làng đáy thỉnh bài vị Đức ông vào phối tự tại ngôi miễu bà Chúa xứ và ngôi miễu này trở thành trung tâm văn hóa tín ngưỡng của người dân Mỹ Long.

Miễu Bà Chúa Xứ nơi diễn ra Lễ hội Cúng biển Mỹ Long

Do được phối tự tại ngôi miễu Bà Chúa Xứ nên Lễ hội Cúng biển Mỹ Long bao gồm một chuỗi các nghi thức vừa là lễ hội nghinh Ông, vừa là lễ hội vía Bà. Đây chính là nét đặc thù của lễ hội Cúng biển Mỹ Long so với các lễ hội cùng dạng thức tại các tỉnh ven biển từ Trung bộ vào Nam. Hằng năm, từ ngày 10/05 – 12/05 (Âm lịch), tại Miễu Bà Chúa xứ thị trấn Mỹ Long đều diễn ra lễ hội Cúng biển. Bên cạnh phần hội, phần lễ được tiến hành theo trình tự các nghi thức lễ: Lễ Tiền giảng (Miếu bà họp mặt tế lễ), Lễ Nghinh Ông, Cúng chiến sỹ và Tế Thần nông, Hát bội, Tế lễ mâm lộc cho bà Chúa xứ, Cúng Chánh tế Bà Chúa xứ, Dâng mâm vàng, bạc cho bà, Nghinh ngũ phương, Cúng binh, lên tàu và cuối cùng là lễ Tống tàu.

Theo quan niệm của những ngư dân làm nghề đi biển thì nghi thức tống tàu (hay còn gọi là tống quái) sẽ giúp họ xua đuổi đi mọi điều xui rủi, tai ương và cầu mong về những vụ mùa mới công việc đánh bắt thuận lợi, có nhiều tôm cá; ước mong biển cả sẽ che chở và ủng hộ những ngư dân luôn một lòng thủy chung với biển sẽ có được cuộc sống ấm no, sung túc nơi làng nghề xứ biển.

Để chuẩn bị cho nghi thức tống tàu, hằng năm, người dân đều đóng mới 1 chiếc tàu có ghi rõ số hiệu và số năm trên thân tàu. Chiếc tàu được người dân chuẩn bị khá kỳ công trước đó, với một đội hình từ 4 – 5 người có kinh nghiệm đóng tàu thực hiện. Sau khi chiếc tàu hoàn thành, người dân sẽ trang trí với màu sắc sặc sỡ và bày biện đủ các lễ vật lên tàu.

Lễ Tống tàu trên biển Mỹ Long năm 2022

Tống tàu cũng nghi thức cuối cùng khép lại lễ hội cúng biển, lễ tống tàu thường bắt đầu diễn ra vào khoảng 9h – 12h ngày 12/05 Âm lịch. Nhiều lễ vật, trong đó phải có con heo trắng, cùng hương đăng, trà rượu, hoa quả, gạo muối, vàng mã, có những hình nhân tài công, ngư phủ được đặt lên một chiếc tàu nhỏ, trang trí rực rỡ. Sau đó, chiếc tàu này được người dân kéo ra khơi, khi ra đến vị trí đã Nghinh Ông hôm qua, chiếc thuyền chở lễ vật này được cắt dây thả trôi trên biển, mang theo bao ước vọng của ngư dân gửi gắm vào biển cả.

Lễ hội cúng biển kết thúc, người dân xứ biển lại trở về tiếp tục với cuộc sống mưu sinh lênh đênh nơi đầu sóng ngọn gió, họ hẹn sẽ tiếp tục đồng hành, sát cánh cùng nhau trong những mùa biển mới thắng lợi. Đã là người dân xứ biển thì ai cũng quyết chọn cho mình một cái nghề mưu sinh gắn liền với biển. Đây là cách ví von của những ngư dân yêu nghề đi biển ở Mỹ Long: “Dù ai buôn bán trăm nghề – Nhớ ngày hội biển thì về Mỹ Long”.

Minh Tú

Cùng chủ đề

Giấy phép lái xe cấp trước 01/01/2025 thì được cấp, đổi lại thế nào

  Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ số 36/2024/QH15, ngày 27/6/2024 quy định trường hợp người có giấy phép lái xe đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành (01/01/2025) có nhu cầu đổi, cấp lại giấy phép lái xe thì thực hiện như sau: Giấy phép lái xe hạng A1 được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng A với điều kiện hạn chế là chỉ được điều khiển xe mô...

Áp thấp nhiệt đới áp sát Biển Đông, đổi hướng liên tục

  Vị trí và đường đi của áp thấp nhiệt đới. Ảnh: KTTV   Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 13 giờ ngày 16/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 17,1 độ Vĩ Bắc; 123,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 - 7 (39 - 61km/giờ), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu...

Thị trường bánh trung thu năm nay sức mua chậm

  Sản xuất bánh ngọt của hộ kinh doanh bánh ngọt An Khang Bakery.   Qua khảo sát ở nội ô thành phố Trà Vinh, các quầy sạp kinh doanh mặt hàng bánh trung thu khởi động sớm hơn mọi năm, nhưng sức bán chậm. Theo kế hoạch hàng năm, các chủ cơ sở chủ động sản xuất sớm hơn. Bà Tôn Thị Bạch Lan Hương, chủ shop bánh kẹo Hồng Lan, đường Hùng Vương, Phường 3, thành phố Trà Vinh cho...

Thêm thời gian ân hạn cho dự án chậm tiến độ

Nhà đầu tư có dự án chậm tiến độ có thể có thêm 12 tháng để hoàn thành trước khi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định chấm dứt dự án. Sau 12 tháng kể từ thời điểm kết thúc tiến độ tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, hoặc văn bản chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư...

Áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông

  Hướng đi của áp thấp nhiệt đới. Ảnh: nchmf.gov.vn/   Theo trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay, một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Lu Dông (Philippin). Hồi 10 giờ ngày 16/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 17,1 độ Vĩ Bắc; 124,4 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (39-61km/h), giật cấp 9;...

Cùng tác giả

Mùa nước nổi ở miền Tây đẹp như tranh vẽ

Ấn tượng với nét đẹp miền Tây, anh Trần Tiến Dũng (38 tuổi, nhiếp ảnh gia tại Hà Nội) ghi lại đời sống sinh hoạt, lao động của người địa phương. Mùa nước nổi miền Tây vào khoảng tháng 7 – tháng 10 Âm lịch (tức tháng 8 – tháng 11 Dương lịch) hàng năm, khi con nước từ thượng nguồn Mekong kéo về đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: NVCC Đặc biệt ở những tỉnh như Đồng Tháp, An Giang, Tứ...

Khai mạc Festival tôn vinh đặc sản Dừa sáp tròn 100 năm “bén duyên” với Trà Vinh

Tối 25/8, Festival 100 năm Dừa sáp Trà Vinh chính thức khai mạc. Đại diện lãnh đạo của 31 lãnh sự quán, các tỉnh thành trong khu vực, hàng trăm doanh nghiệp cùng người dân đến dự. Với chủ đề “Hương vị miền đất phúc”, chương trình khai mạc với nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc tái hiện quá trình hình thành, phát triển của cây dừa sáp trên đất Trà Vinh; tôn vinh vai trò và hình ảnh...

Sản phẩm OCOP: Nâng cao giá trị nông sản đặc sản của vùng quê Cầu Kè

Chuối tá quạ - loại trái cây đặc sản của vùng đất Cầu Kè, được các nhà vườn trồng phổ biến xen trong vườn cây ăn trái của gia đình. Do thời gian từ lúc trồng đến cho trái của cây chuối tá quạ khá dài (khoảng 11 tháng) và chủ yếu bán cho người tiêu dùng để nấu ăn, nên giá trị từ trái chuối tá quạ mang lại chưa cao. Chuối tá quạ nếu được trồng và chăm...

Hội nghị giao ban giữa Thường trực Tỉnh ủy với các Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy, Đảng ủy Khối các cơ quan và...

Với chủ đề “Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của Đảng”, hội nghị nhằm đánh giá kết quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị của các huyện, thị xã, thành phố và Đảng ủy Khối trong quý II/2023. Qua đó, rút kinh nghiệm, nhân rộng những cách làm mới, hiệu quả, sáng tạo; thúc đẩy phong trào thi đua giữa các huyện, thị xã,...

Đến tháng 10/2023, Trà Cú đảm bảo đạt các tiêu chí huyện nông thôn mới

Đến nay, huyện Trà Cú đạt 05/09 tiêu chí huyện nông thôn mới, gồm: Quy hoạch, Giao thông, Thủy lợi và phòng, chống thiên tai, Điện, Y tế - Văn hóa - Giáo dục. Sáng ngày 02/8, đồng chí Nguyễn Trung Hoàng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia và phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa (Ban Chỉ đạo)...

Cùng chuyên mục

Họp mặt kỷ niệm 14 năm ngày Sân khấu Việt Nam

  Đại biểu dự buổi họp mặt kỷ niệm ngày Sân khấu Việt Nam.   Đến dự có các đồng chí: Kiên Sóc Kha, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Dương Hoàng Sum, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Lê Thị Cảnh, Phó Giám đốc Sở Tài chính; ban lãnh đạo, nguyên lãnh đạo, viên chức Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Trà Vinh; Thư viện tỉnh Trà Vinh; các chi...

Tăng cường tuyên truyền gương điển hình tiên tiến

  Công văn nêu rõ, nhằm tiếp tục triển khai thực hiện Đề án đảm bảo hiệu quả, thiết thực, tiến tới tổ chức thành công Đại hội thi đua yêu nước ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch lần thứ IV năm 2025 và Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI năm 2025, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ triển khai...

Mùa nước nổi ở miền Tây đẹp như tranh vẽ

Ấn tượng với nét đẹp miền Tây, anh Trần Tiến Dũng (38 tuổi, nhiếp ảnh gia tại Hà Nội) ghi lại đời sống sinh hoạt, lao động của người địa phương. Mùa nước nổi miền Tây vào khoảng tháng 7 – tháng 10 Âm lịch (tức tháng 8 – tháng 11 Dương lịch) hàng năm, khi con nước từ thượng nguồn Mekong kéo về đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: NVCC Đặc biệt ở những tỉnh như Đồng Tháp, An Giang, Tứ...

Họp mặt kỷ niệm 15 năm ngày Âm nhạc Việt Nam

  Đại biểu dự họp mặt.   Đến dự có đồng chí Kiên Sóc Kha, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; đồng chí Thạch Bồi, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; ban lãnh đạo, nguyên lãnh đạo, viên chức Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Trà Vinh; hội viên Chi hội Âm nhạc, đại diện Ban chấp hành các Chi hội trực thuộc tham dự. Phát biểu ôn lại truyền thống 15 năm ngày...

Di sản văn hóa trong hoạt động giáo dục và du lịch

  Việt Nam đất nước ngàn năm văn hiến với chiều dài lịch sử mang đậm nét truyền thống và cách mạng đã để lại vô số di sản quý giá. Đó là kho báu nghệ thuật dân tộc, những di tích thiên nhiên tuyệt đẹp, những nghi thức độc đáo, những tri thức dân gian quý giá.    Quyển sách gồm 3 phần, Phần I: Giới thiệu Di sản văn hóa Việt Nam, Phần II: Di sản văn hóa trong hoạt...

Khảo sát, tọa đàm với chủ đề “Du lịch Cầu Kè

  Đồng chí Dương Hoàng Sum, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát biểu nêu lên những thuận lợi và khó khăn của ngành du lịch Trà Vinh..   Tham gia và chủ trì buổi tọa đàm có các đồng chí: Lê Thanh Phong, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội du lịch đồng bằng sông Cửu Long; Dương Hoàng Sum, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trà Vinh; Lâm Hữu...

Khai mạc Festival tôn vinh đặc sản Dừa sáp tròn 100 năm “bén duyên” với Trà Vinh

Tối 25/8, Festival 100 năm Dừa sáp Trà Vinh chính thức khai mạc. Đại diện lãnh đạo của 31 lãnh sự quán, các tỉnh thành trong khu vực, hàng trăm doanh nghiệp cùng người dân đến dự. Với chủ đề “Hương vị miền đất phúc”, chương trình khai mạc với nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc tái hiện quá trình hình thành, phát triển của cây dừa sáp trên đất Trà Vinh; tôn vinh vai trò và hình ảnh...

Đội bóng đá U15 Trà Vinh xếp hạng Tư bảng F

  Gia Hạo, áo số 5 đội Trà Vinh trong trận đấu với đội Đồng Tháp.   Tại bảng F do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đồng Tháp đăng cai thi đấu trên Sân vận động Cao Lãnh, đội U15 Trà Vinh xếp thứ 4/5 đội của bảng. Trong đó, kết quả từng trận của đội U15 Trà Vinh ở lượt về, thi đấu từ ngày 15 - 25/8 như sau: hòa U15 Đồng Tháp 1 - 1, thua...

Ra mắt sách “Dừa sáp Macapuno 100 năm hạnh nguyện”

  Đại biểu tham dự lễ ra mắt cuốn sách.   Đây là hoạt động nhằm hưởng ứng Festival 100 năm Dừa sáp Trà Vinh và Tuần lễ vu lan thắng hội huyện Cầu Kè năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Thị Kim Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Dừa Việt Nam; Lâm Hữu Phúc, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trà Vinh; Trần Phong Ba, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cầu...

Hội Nhà báo tỉnh Tiền Giang đoạt giải Nhất bóng chuyền hơi Cụm thi đua Hội Nhà báo các tỉnh Bắc Sông Hậu

  Các đội tham gia lễ khai mạc giải.   Giải đấu thu hút sự tham gia của 05 đội bóng với trên 60 thành viên là hội viên, cán bộ, nhân viên đang công tác tại các cơ quan báo chí, cơ quan quản lý báo chí thuộc Hội Nhà báo các tỉnh: Bến Tre, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long và Trà Vinh. Trong đó, thành phần thi đấu gồm 02 nam và 03 nữ. Các đội thi đấu theo...

Tin nổi bật

Tin mới nhất