Powered by Techcity

Hợp tác để phát triển bền vững vùng nuôi tôm công nghệ cao


 

Nông dân xã Đông Hải, huyện Duyên Hải nuôi tôm công nghệ cao trên bể nổi.

 

Sản lượng thủy sản 08 tháng năm 2024 đạt 162.349 tấn, đạt 66,29% kế hoạch, tăng 4.400 tấn so cùng kỳ. Trong đó, sản lượng nuôi 130.268 tấn, đạt 67,71% kế hoạch, khai thác 32.081 tấn, đạt 60,74% kế hoạch. Ngoài diện tích nuôi truyền thống, thì nuôi tôm công nghệ cao phát triển khả quan. Đặc biệt, hiện có 270 hộ, hơn 128ha được cấp giấy xác nhận đăng ký nuôi (Duyên Hải 151 hộ, 82,706ha; thị xã Duyên Hải 34 hộ, 22,588ha, Cầu Ngang 84 hộ, 22,436ha, Châu Thành 01 hộ, 0,31ha).

Nhìn lại quá trình phát triển ngành thủy sản của tỉnh, người dân bắt đầu nuôi tôm từ đầu năm 1990, thời gian đầu chủ yếu theo hình thức quảng canh cải tiến và bán thâm canh. Đến năm 2000, sau khi Nhà nước có chính sách đầu tư phát triển các trại sản xuất giống và nuôi thâm canh cùng với sự ra đời của mạng lưới hậu cần dịch vụ như: giống, thức ăn, thuốc hóa chất, thu mua, chế biến… thì nuôi thâm canh tôm sú bắt đầu phát triển.

Qua gần 25 năm phát triển, với quyết tâm của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và nông dân, đến nay nuôi tôm nước lợ đang phát triển theo xu thế chung của khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Nhiều công trình điện, giao thông, thủy lợi được đầu tư nâng cấp, cải thiện, mạng lưới hậu cần dịch vụ từng bước đáp ứng nhu cầu; các hình thức được cập nhật tiến bộ kỹ thuật; quản lý nhà nước ngày càng chặt chẽ kiểm soát đầu vào, đầu ra… nên diện tích, sản lượng và giá trị đều tăng từng năm, góp phần nâng thu nhập bình quân, đời sống kinh tế người dân nông thôn.

Riêng phong trào nuôi tôm công nghệ cao hình thành và phát triển từ năm 2017, chủ yếu là tôm thẻ chân trắng, diện tích 145ha, năng suất từ 35 – 40 tấn/ha/vụ. Đến năm 2023, diện tích nuôi tôm thâm canh mật độ cao đạt 1.100ha, sản lượng 35.438 tấn, chiếm 39,4% so với sản lượng tôm nước lợ, chiếm 46,3% so với sản lượng tôm thẻ chân trắng, năng suất đạt khoảng 45 – 60 tấn/ha/vụ (tăng 10 – 20 tấn/ha/vụ so với năm 2017) với những kết quả đạt được về năng suất, sản lượng cũng như kinh tế, nuôi tôm công nghệ cao ngày càng có nhiều nông dân mạnh dạn đầu tư… Hiện nay, hình thức nuôi chủ yếu tôm thẻ chân trắng thâm canh 02 – 03 giai đoạn kết hợp hầm biogas xử lý môi trường; siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng trên bể nổi, siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng trong nhà kính.

Song song với những thuận lợi, hiện ngành tôm của tỉnh vẫn còn những khó khăn, hạn chế như: hạ tầng giao thông, thủy lợi,… phục vụ nuôi tôm thâm canh, công nghệ cao chưa đáp ứng yêu cầu, dịch vụ cung ứng vật tư đầu vào như chất lượng và giá giống, thức ăn thuốc, các chế phẩm chưa ổn định, quy hoạch diện tích nuôi tôm siêu thâm canh của tỉnh chưa đồng bộ. Môi trường nuôi một số nơi ô nhiễm, xuất hiện dịch bệnh khó xử lý. Công tác tổ chức liên kết sản xuất chậm phát triển, thiếu chặt chẽ; các dịch vụ hậu cần còn hạn chế, chi phí cao…

Với quyết tâm đưa ứng dụng công nghệ cao vào nuôi thủy sản là mục tiêu, nhằm thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU, ngày 23/01/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 – 2025 và định hướng đến năm 2030, với mục tiêu “Tạo chuyển biến mạnh mẽ về tư duy, phương thức tổ chức theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, chuỗi giá trị, hiện đại và bền vững dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ cao, an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường”… trong 05 năm (2019 – 2023) về ứng dụng khoa học – kỹ thuật trong sản xuất, có 23 hộ nuôi tôm được chứng nhận sản xuất tốt (VietGAP và tương đương) diện tích 07ha.

Hiện trên địa bàn tỉnh, thức ăn nuôi tôm chủ yếu được cung cấp từ các công ty ngoài tỉnh: CP, Grobest, GroMax, Long Thăng, Thăng Long, TongWei, UP, Tomboy, Hải Đại, Việt Hoa… khoảng 150 công ty thuốc hóa chất, chế phẩm sinh học đang hoạt động và cung ứng đủ nhu cầu vật tư.

Nuôi tôm công nghệ cao, cần hợp tác để phát triển bền vững là mục tiêu mà tỉnh đang tập trung thực hiện, sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong thủy sản, nhằm đạt mục tiêu theo Nghị quyết số 08-NQ/TU; hình thành các mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao đối với nông sản chủ lực của tỉnh, có sự tham gia hợp tác, liên kết của các thành phần kinh tế. Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Gia tăng giá trị trên một đơn vị diện tích và tăng thu nhập của người sản xuất; xây dựng thương hiệu, nâng cao sức cạnh tranh cho nông sản hàng hóa của tỉnh.

Có thể thấy, hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, xây dựng và phát triển chuỗi giá trị nông sản ứng dụng công nghệ cao là xu hướng tất yếu. Tỉnh định hướng phát triển nuôi tôm thâm canh mật độ cao trong thời gian tới trên cơ sở phương án phát triển ngành tôm tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (theo Quyết định số 1925/QĐ-UBND, ngày 29/9/2022 của UBND tỉnh Trà Vinh). Đến năm 2025, phát triển điện tích nuôi tôm nước lợ 34.249ha (siêu thâm canh 2.000ha), sản lượng đạt 171,88 nghìn tấn, tập trung tại các huyện Cầu Ngang, Duyên Hải và thị xã Duyên Hải. Năm 2030, duy trì ổn định diện tích nuôi tôm nước lợ 34,249ha (nuôi thâm canh mật độ cao đạt 3.617ha). Sản lượng ước đạt 286.330 tấn (siêu thâm canh 162.000 tấn). Năm 2050, duy trì ổn định diện tích nuôi tôm nước lợ 36.620ha (trong đó, siêu thâm canh mật độ cao 6.323ha). Sản lượng tôm nước lợ ước đạt 392.580 tấn (siêu thâm canh 280.000 tấn).

Để thực hiện đạt các chỉ tiêu quan trọng, hiệu quả tương ứng với tiềm năng và thế mạnh của tỉnh, đặc biệt là nuôi tôm thâm canh mật độ cao, cần hợp tác để phát triển bền vững; tỉnh sẽ tổ chức lại sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị ngành hàng: khuyến khích doanh nghiệp quan tâm chế biến sâu, tận dụng tối đa công suất của nhà máy tạo các sản phẩm giá trị gia tăng, đa dạng, phù hợp với thị trường xuất khẩu, người tiêu dùng. Triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển nuôi tôm; liên doanh, liên kết để mở rộng thị trường và khuyến khích các doanh nghiệp ngoài tỉnh đầu tư vào ngành tôm nước lợ của tỉnh.

Đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ; áp dụng công nghệ nuôi tiết kiệm nguồn nước, ứng dụng công nghệ tuần hoàn, công nghệ sinh học… gắn với các mô hình liên kết sản xuất hiệu quả giúp người nuôi, doanh nghiệp giảm thiệt hại và chủ động sản xuất. Phối hợp các viện, trung tâm nghiên cứu, trường đại học đẩy mạnh nghiên cứu, chọn tạo giống tôm tăng trưởng nhanh, sạch bệnh để chủ động cung cấp cho vùng nuôi tôm.

Bài, ảnh: TRƯỜNG NGUYÊN



Nguồn: https://www.baotravinh.vn/kinh-te/hop-tac-de-phat-trien-ben-vung-vung-nuoi-tom-cong-nghe-cao-39933.html

Cùng chủ đề

Bình chọn điểm đến du lịch hấp dẫn của TP.HCM và Đồng bằng sông Cửu Long

Sáng 17/9, chương trình bình chọn “Điểm đến du lịch hấp dẫn TP.HCM và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long” chính thức khởi động với 126 điểm đến du lịch của 14 địa phương tham gia. Với chủ đề “Nâng tầm điểm đến – Kết nối hành trình”, chương trình bình chọn do Hội đồng liên kết hợp tác phát triển du lịch TP.HCM và 13...

Giám sát tình hình quản lý, sử dụng vốn trong nghiên cứu, ứng dụng đề tài KHCN tại Trường Đại học Trà Vinh

  Đại biểu tham dự buổi giám sát của HĐND tỉnh tại Trường ĐHTV.   Tham dự có đồng chí Kiên Quân, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Phó trưởng đoàn và các thành viên HĐND tỉnh. Tiếp đoàn, có PGS.TS Diệp Thanh Tùng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHTV cùng đại diện các Khoa, Trung tâm, Viện thuộc Trường… Giai đoạn 2021 - 2023, Trường ĐHTV đã được giao chủ trì triển khai thực hiện 06 đề tài sử dụng vốn KHCN;...

‘Cao tốc’ đã mở, làm gì để tránh ‘barie’?

Còn đó những nỗi lo… Mới đây, Trung Quốc và Mỹ đã mở cửa thị trường, đồng ý nhập khẩu chính ngạch trái dừa Việt Nam. Đây là tin vui cho các địa phương đang là “thủ phủ” trái dừa Việt Nam nói riêng và ngành rau quả xuất khẩu Việt Nam nói chung. Nguyên nhân là bởi, khi được xuất khẩu chính ngạch, tức là sản phẩm đã trải qua quá trình xem xét kỹ lưỡng, và việc sản xuất...

Cảnh báo lũ trên sông Mekong

  Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam cho biết: Lượng nước lũ trên sông Mekong do ảnh hưởng mưa lớn từ bão số 3 (Yagi) đang dịch chuyển xuống khu vực Campuchia làm mực nước lũ tại trạm Kratie tăng mạnh trong những ngày qua và sẽ tiếp tục tăng trong các ngày tới. Mực nước lũ sông Mekong đang lên nhanh Mặt khác, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông hiện nay dự báo sẽ gây mưa ở mức cao trên khu vực hạ...

Gần 100 thí sinh đăng ký dự thi Hội thi Giọng ca cải lương tỉnh Trà Vinh, lần thứ II

  Pa-nô tuyên truyền trên tuyến đường thành phố Trà Vinh.   Qua thời gian phát động (từ ngày 17/7 đến ngày 25/8/2024, Ban Tổ chức Hội thi ghi nhận 92 thí sinh đăng ký dự thi đến từ 16 tỉnh, thành phố: Trà Vinh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Cần Thơ, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Khánh Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh . Hội thi năm nay...

Cùng tác giả

Bình chọn điểm đến du lịch hấp dẫn của TP.HCM và Đồng bằng sông Cửu Long

Sáng 17/9, chương trình bình chọn “Điểm đến du lịch hấp dẫn TP.HCM và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long” chính thức khởi động với 126 điểm đến du lịch của 14 địa phương tham gia. Với chủ đề “Nâng tầm điểm đến – Kết nối hành trình”, chương trình bình chọn do Hội đồng liên kết hợp tác phát triển du lịch TP.HCM và 13...

Giám sát tình hình quản lý, sử dụng vốn trong nghiên cứu, ứng dụng đề tài KHCN tại Trường Đại học Trà Vinh

  Đại biểu tham dự buổi giám sát của HĐND tỉnh tại Trường ĐHTV.   Tham dự có đồng chí Kiên Quân, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Phó trưởng đoàn và các thành viên HĐND tỉnh. Tiếp đoàn, có PGS.TS Diệp Thanh Tùng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHTV cùng đại diện các Khoa, Trung tâm, Viện thuộc Trường… Giai đoạn 2021 - 2023, Trường ĐHTV đã được giao chủ trì triển khai thực hiện 06 đề tài sử dụng vốn KHCN;...

‘Cao tốc’ đã mở, làm gì để tránh ‘barie’?

Còn đó những nỗi lo… Mới đây, Trung Quốc và Mỹ đã mở cửa thị trường, đồng ý nhập khẩu chính ngạch trái dừa Việt Nam. Đây là tin vui cho các địa phương đang là “thủ phủ” trái dừa Việt Nam nói riêng và ngành rau quả xuất khẩu Việt Nam nói chung. Nguyên nhân là bởi, khi được xuất khẩu chính ngạch, tức là sản phẩm đã trải qua quá trình xem xét kỹ lưỡng, và việc sản xuất...

Cảnh báo lũ trên sông Mekong

  Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam cho biết: Lượng nước lũ trên sông Mekong do ảnh hưởng mưa lớn từ bão số 3 (Yagi) đang dịch chuyển xuống khu vực Campuchia làm mực nước lũ tại trạm Kratie tăng mạnh trong những ngày qua và sẽ tiếp tục tăng trong các ngày tới. Mực nước lũ sông Mekong đang lên nhanh Mặt khác, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông hiện nay dự báo sẽ gây mưa ở mức cao trên khu vực hạ...

Gần 100 thí sinh đăng ký dự thi Hội thi Giọng ca cải lương tỉnh Trà Vinh, lần thứ II

  Pa-nô tuyên truyền trên tuyến đường thành phố Trà Vinh.   Qua thời gian phát động (từ ngày 17/7 đến ngày 25/8/2024, Ban Tổ chức Hội thi ghi nhận 92 thí sinh đăng ký dự thi đến từ 16 tỉnh, thành phố: Trà Vinh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Cần Thơ, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Khánh Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh . Hội thi năm nay...

Cùng chuyên mục

Nâng chất các tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao

  Bà Nguyễn Thị Hồng (bên trái) bó rau hẹ cung cấp thương lái.   Đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND xã Hiệp Mỹ Tây cho biết: trên cơ sở đánh giá toàn diện thực trạng, tiềm năng nguồn lực kinh tế đặc biệt việc xây dựng quy hoạch, đề án phù hợp với tình hình thực tế của xã và tâm tư nguyện vọng của Nhân dân, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã...

Tăng diện tích lúa theo hướng bền vững và giảm phát thải khí nhà kính

  Đồng chí Lê Văn Đông (bìa trái) và thành viên HTX nông nghiệp Phước Hảo khảo sát, đánh giá trà lúa hè - thu sản xuất theo Đề án.   Phân tích những lợi ích khi tham gia vào mô hình sản xuất lúa theo Đề án, ông Nguyễn Văn Phúc, ấp Hòa Hảo, xã Phước Hảo, huyện Châu Thành cho biết: gia đình có 1,5ha tham gia sản xuất lúa theo Đề án, với giống lúa ST25. Qua thu hoạch,...

Vốn tín dụng chính sách

  Nhân viên Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Trà Cú giải ngân vốn tại xã Hàm Giang.   TDCS đóng vai trò quan trọng trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và phát triển kinh tế - xã hội. Đây là chính sách được triển khai rộng rãi nhất, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn cho người nghèo và các đối tượng chính sách trong nhiều năm qua,...

Thị trường bánh trung thu năm nay sức mua chậm

  Sản xuất bánh ngọt của hộ kinh doanh bánh ngọt An Khang Bakery.   Qua khảo sát ở nội ô thành phố Trà Vinh, các quầy sạp kinh doanh mặt hàng bánh trung thu khởi động sớm hơn mọi năm, nhưng sức bán chậm. Theo kế hoạch hàng năm, các chủ cơ sở chủ động sản xuất sớm hơn. Bà Tôn Thị Bạch Lan Hương, chủ shop bánh kẹo Hồng Lan, đường Hùng Vương, Phường 3, thành phố Trà Vinh cho...

Vai trò của cộng đồng trong phân loại rác thải tại nguồn

  Bà Kim Thị Sa Yên (bên trái) phân loại rác thải nhựa.   Tại xã Long Đức, thành phố Trà Vinh tình hình thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã khoảng 12,5 tấn/ngày. Số hộ, cơ sở sản xuất, kinh doanh đăng ký dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt để xử lý với 4.490 hộ, với 12,2 tấn/ngày, được thu gom theo Hợp đồng số 1002/2022/DVCI, ngày 30/12/2022 giữa Phòng...

Tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá sau bão số 3

  Công điện nêu rõ, trong 8 tháng đầu năm, công tác quản lý, điều hành giá đã được triển khai đồng bộ theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá, theo đó các bộ, ngành, địa phương, tổ chức triển khai quyết liệt nhiều giải pháp và đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần kiểm soát lạm phát. Tuy nhiên, do ảnh...

Thực hiện mô hình xã nông thôn mới thông minh

  Xã Thạnh Phú được công nhận đạt chuẩn NTM giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 707/QĐ-UBND, ngày 13/4/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh. Năm 2023 được công nhận hoàn thành xã đạt chuẩn NTM nâng cao theo Quyết định số 1306/QĐ-UBND tỉnh. Cũng trong năm 2023, Chủ tịch UBND tỉnh Quyết định công nhận xã Thạnh Phú đạt chuẩn NTM kiểu mẫu về sản xuất giai đoạn 2021 - 2025 (Quyết định số 163/QĐ-UBND, ngày 06/02/2024...

Phát triển toàn diện, vững chắc từ “Tam nông” (Bài cuối)

  Xem bài 1 Xem bài 2     Là một tỉnh nông nghiệp, có điểm xuất phát thấp; qua triển khai thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đưa tỉnh Trà Vinh phát triển...

Nguy cơ bộc phát bệnh dịch tả heo châu Phi rất lớn

  Mô hình nuôi heo khép kín, có tường che chắn, ngăn cách... giúp quản lý, hạn chế thấp nhất các mầm bệnh lây truyền từ ngoài vào.    Đặc biệt, qua lấy mẫu giám sát lưu hành vi-rút DTHCP ngoài môi trường (chợ, cơ sở giết mổ, hộ chăn nuôi…) phát hiện 04/40 mẫu dương tính với vi-rút DTHCP... thời gian tới, khả năng bệnh DTHCP có nguy cơ bộc phát là rất lớn. Do đặc điểm vi-rút bệnh DTHCP có khả...

Phát triển toàn diện, vững chắc từ “Tam nông”

    Ngày 19/10/2022, Tỉnh ủy ban hành Chương trình hành động số 37-CTr/TU, thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW. Qua gần 02 năm (2023 - 2024) triển khai thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (tam nông), kinh tế của Trà Vinh tiếp tục phát triển, đạt mức tăng trưởng khá. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch hành động trong thực hiện “tam nông”… Trà Vinh...

Tin nổi bật

Tin mới nhất