Powered by Techcity

Chương trình OCOP: Chủ thể chủ động, sở – ngành hỗ trợ

Thông tin từ Ban Chỉ đạo xây dựng phát triển sản phẩm OCOP, thương hiệu, truy xuất nguồn gốc sản phẩm và phát triển thương mại điện tử tỉnh: đến nay, toàn tỉnh có 184 sản phẩm OCOP; trong đó, có 137 sản phẩm đạt 3 sao, 38 sản phẩm đạt 4 sao, 03 sản phẩm đạt 5 sao, 06 sản phẩm tiềm năng 5 sao; của 118 chủ thể: 20 công ty, 05 doanh nghiệp (DN), 19 hợp tác xã, 02 tổ hợp tác, 72 hộ kinh doanh. Kết quả này nhờ chủ thể chủ động, sở, ngành hỗ trợ, tạo hiệu quả thiết thực, thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển bền vững.

Bà Lê Huyền Thảo (bìa trái) giới thiệu về tiềm năng sản phẩm nấm bào ngư xám.

Chủ thể chủ động

Bà Lương Thị Vui, ngụ ấp Bào Sen, xã Long Toàn, thị xã Duyên Hải là chủ thể của 02 sản phẩm OCOP: mứt dừa non và mứt dừa đường thốt nốt. Theo bà Vui, kết quả sản xuất, kinh doanh sau khi có 02 sản phẩm đạt OCOP, tăng bình quân từ 20-30% về sản lượng và doanh thu. Gia đình đang có kế hoạch mở rộng nhà xưởng, thị trường tiêu thụ…

Tìm hiểu về sự chủ động của chủ thể, bà Lương Thị Vui chia sẻ: cách đây 03 năm, tôi làm món mứt dừa non tặng một số chùa để đãi khách. Sau đó, được người dùng khen ngợi, đặt hàng, yêu cầu làm với số lượng nhiều hơn, vừa ăn, vừa để dành. Khi tặng sản phẩm thì không áp lực, nhưng khi bán, thì tôi rất lo. Không biết sản phẩm của mình có làm hài lòng người tiêu dùng không. Nhưng rồi rất mừng, nhiều bạn bè, người thân, khi gia đình có tiệc, điện thoại đặt hàng… cuối cùng tôi đã thành công và đã có 02 sản phẩm đạt OCOP.

Thị xã Duyên Hải không là vùng trọng điểm dừa, nhưng qua kinh nghiệm, tay nghề của bà Vui, đã cho ra đời 02 sản phẩm OCOP, đã làm hài lòng người tiêu dùng. Theo bà Lương Thị Vui, nguồn nguyên liệu hiện nay chủ yếu được thu mua từ các huyện: Châu Thành, Càng Long, Tiểu Cần. Do đầu ra sản phẩm thành phẩm chưa nhiều, bình quân từ 15 – 20kg/ngày, từ 40 – 50kg/ngày trong dịp Tết, nên nguyên liệu hiện dồi dào.

Với 02 sản phẩm được công nhận OCOP là niềm vui, nhưng theo bà Lương Thị Vui, sẽ nhân đôi niềm vui nếu được hưởng lợi từ các nguồn vốn ưu đãi để xây dựng nhà xưởng sản xuất khang trang hơn. Khi đó, bà Vui sẽ cho ra đời thêm sản phẩm thứ 03: mứt dừa đường phèn; đồng thời, đăng ký thương hiệu, nhãn mác độc quyền, để từng bước đưa các sản phẩm vào siêu thị.

Cũng tại ấp Bào Sen, xã Long Toàn, thị xã Duyên Hải với sản phẩm nấm bào ngư xám (đã hoàn thành hồ sơ, đang chờ thị xã thẩm định công nhận 03 sao năm 2023) của bà Lê Huyền Thảo; bà Thảo đã quyết tâm, chủ động tạo nguồn nguyên liệu, bà Thảo tin rằng sản phẩm nấm bào ngư xám của gia đình sẽ được công nhận sản phẩm OCOP.

Đầu năm 2022, bà được vay 80 triệu đồng từ nguồn vốn ưu đãi từ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội, thông qua Hội Liên hiệp phụ nữ, bà Thảo đầu tư nhà trồng nấm, mua 7.000 phôi để trồng nấm bào ngư xám. Đến nay, bà đã thu hoạch 02 đợt phôi (mỗi đợt 08 lần thu hoạch); giá hiện tại từ 45.000 – 50.000 đồng/kg nấm bào ngư xám, lợi nhuận bình quân từ 25-27 triệu đồng/đợt. Qua thực hiện hồ sơ, cũng như kiểm tra chất lượng nguồn nguyên liệu thực tế, bà tin rằng sản phẩm nấm bào ngư xám của bà sẽ đạt sản phẩm OCOP 3 sao vào năm nay.

Sở, ngành tỉnh và địa phương tăng cường hỗ trợ

Thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TU, ngày 15/11/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về lãnh đạo phát triển mỗi xã, phường, thị trấn một sản phẩm chủ lực đến năm 2030; Chỉ thị số 20-CT/TU, ngày 13/4/2022 của Tỉnh ủy tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong phát triển sản phẩm OCOP, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm hàng hóa trên địa bàn tỉnh; UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP và Tổ tư vấn Hội đồng triển khai thực hiện Chương trình đến các sở, ngành, địa phương.

Giai đoạn 2019 – 2022, các sở, ngành tổ chức 93 lớp đào tạo, tập huấn. Trong đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức 63 lớp, 1.926 lượt người dự; Sở Công thương tổ chức 08 lớp tập huấn kỹ năng kinh doanh, xúc tiến thương mại, 90 học viên đại diện DN, hợp tác xã, cán bộ quản lý địa phương dự; Trường Đại học Trà Vinh tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực cán bộ tham gia Chương trình OCOP, 90 học viên tham dự; Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức 21 lớp tập huấn về sở hữu trí tuệ cho các DN và hợp tác xã, 525 người dự…

Ngoài ra, các sở, ngành: Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh… đã lồng ghép tổ chức tập huấn cho cán bộ, hội viên và địa phương 77 lượt chuyên đề và 37 hội nghị, tọa đàm có liên quan đến OCOP.

Đặc biệt, công tác hỗ trợ kết nối sản phẩm OCOP, đưa lên sàn thương mại điện tử và thị trường tiêu thụ sản phẩm được các sở, ngành quan tâm: Sở Công thương hỗ trợ các DN tham gia Sàn giao dịch thương mại điện tử của tỉnh tại địa chỉ: www.travinhtrade.vn; cập nhật 91 DN, với 493 loại sản phẩm (47 sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao; 100 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh và trên 100 loại sản phẩm nông sản, trái cây, sản phẩm khác); hỗ trợ 18 lượt DN tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử tại các tỉnh: Vĩnh Long, Tây Ninh, Bình Thuận với trên 40 loại sản phẩm; hỗ trợ 30 lượt DN tham gia các gian hàng trực tuyến: Sendo.vn, Voso.vn, Tiki.vn, Postmart, Voso, trên 40 loại sản phẩm.

Sở Thông tin và Truyền thông theo dõi, chỉ đạo DN bưu chính có sàn thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện Kế hoạch số 97/KH-UBND, ngày 17/11/2021 về hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử; thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn… có 88.911 hộ sản xuất nông nghiệp có tài khoản bán hàng trên sàn thương mại điện tử Postmart.vn (88.911 hộ) và Voso.vn (60.976 hộ), với 1.213 loại sản phẩm được quảng bá, giới thiệu trên sàn.

Trọng tâm của Chương trình OCOP nhằm phát triển kinh tế vực khu nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị, thúc đẩy lộ trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM. Vai trò của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở trong triển khai Chương trình OCOP là quan trọng; trong đó, Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để định hướng phát triển sản phẩm đặc sản địa phương, tạo các vùng sản xuất nguyên liệu hàng hoá, phát triển dịch vụ; hỗ trợ các khâu: đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm. Kết quả về sản phẩm OCOP của tỉnh hiện nay là nhờ chủ thể chủ động, sở, ngành hỗ trợ. Với tinh thần đó, tỉnh đề ra chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2025, có thêm 165 sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao là hoàn toàn khả thi.

Bài, ảnh: TRƯỜNG NGUYÊN

Cùng chủ đề

Phát triển điện gió ngoài khơi sẽ góp phần tích cực bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển

Phát triển điện gió ngoài khơi sẽ góp phần tích cực bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển | 27/11/2024 Lượt xem:888 Với tiềm năng được đánh giá cao của nước ta về điện gió ngoài khơi (ĐGNK), cùng mục tiêu đáp ứng nhu cầu điện, đảm bảo an ninh năng...

Hướng dẫn đăng ký cư trú cho người chưa thành niên

  Về đăng ký cư trú cho người chưa thành niên, Nghị định số 154/2024/NĐ-CP quy định: 1- Trường hợp người chưa thành niên đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại nơi thường trú, nơi tạm trú của cha, mẹ hoặc cha hoặc mẹ thì cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ thực hiện kê khai, xác nhận ý kiến vào Tờ khai thay đổi thông tin cư trú. Trường hợp người chưa thành niên đăng ký thường trú, đăng...

TP.HCM đẩy mạnh quảng bá sản phẩm đặc sản trên nền tảng số

Nhiều đơn vị tham gia hội chợ tung ưu đãi hấp dẫn thu hút khách tham quan – Ảnh: NHẬT XUÂN Tối 27-11, hội chợ “Xúc tiến thương mại cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác năm 2024 (khu vực miền Nam)” đã khai mạc tại công viên văn hóa Đầm Sen (quận 11, TP.HCM), thu hút sự tham gia của hơn 180 gian hàng. Sự kiện do Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp cùng...

Công bố Kịch bản nguồn nước lưu vực sông Cửu Long

   Ảnh minh họa. Nguồn: Báo TN&MT Thông tin từ Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) chiều ngày 27/11 cho biết: Bộ vừa ban hành Quyết định về việc công bố Kịch bản nguồn nước (lần đầu) trên lưu vực sông Cửu Long. Kịch bản được công bố với 4 nội dung chính Kịch bản nguồn nước (lần đầu) trên lưu vực sông Cửu Long được công bố với 4 nội dung chính: Hiện trạng nguồn nước trên lưu vực sông...

Nâng cao giá trị sản xuất và người tiêu dùng an tâm hơn

  Ông Nguyễn Hoàng Nam với sản phẩm cua biển nuôi xen canh dưới tán rừng.   Với vùng nguyên liệu đa dạng và được phân bố theo 03 tiểu vùng sản xuất mặn, lợ và ngọt. Trong lĩnh vực thủy sản, có 02 đối tượng là cua biển tại các huyện vùng ven biển như Duyên Hải, Cầu Ngang, Châu Thành, Trà Cú và thị xã Duyên Hải (nhãn hiệu chứng nhận Cua Trà Vinh), hàng năm với diện tích nuôi...

Cùng tác giả

Mùa nước nổi ở miền Tây đẹp như tranh vẽ

Ấn tượng với nét đẹp miền Tây, anh Trần Tiến Dũng (38 tuổi, nhiếp ảnh gia tại Hà Nội) ghi lại đời sống sinh hoạt, lao động của người địa phương. Mùa nước nổi miền Tây vào khoảng tháng 7 – tháng 10 Âm lịch (tức tháng 8 – tháng 11 Dương lịch) hàng năm, khi con nước từ thượng nguồn Mekong kéo về đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: NVCC Đặc biệt ở những tỉnh như Đồng Tháp, An Giang, Tứ...

Khai mạc Festival tôn vinh đặc sản Dừa sáp tròn 100 năm “bén duyên” với Trà Vinh

Tối 25/8, Festival 100 năm Dừa sáp Trà Vinh chính thức khai mạc. Đại diện lãnh đạo của 31 lãnh sự quán, các tỉnh thành trong khu vực, hàng trăm doanh nghiệp cùng người dân đến dự. Với chủ đề “Hương vị miền đất phúc”, chương trình khai mạc với nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc tái hiện quá trình hình thành, phát triển của cây dừa sáp trên đất Trà Vinh; tôn vinh vai trò và hình ảnh...

Sản phẩm OCOP: Nâng cao giá trị nông sản đặc sản của vùng quê Cầu Kè

Chuối tá quạ - loại trái cây đặc sản của vùng đất Cầu Kè, được các nhà vườn trồng phổ biến xen trong vườn cây ăn trái của gia đình. Do thời gian từ lúc trồng đến cho trái của cây chuối tá quạ khá dài (khoảng 11 tháng) và chủ yếu bán cho người tiêu dùng để nấu ăn, nên giá trị từ trái chuối tá quạ mang lại chưa cao. Chuối tá quạ nếu được trồng và chăm...

Hội nghị giao ban giữa Thường trực Tỉnh ủy với các Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy, Đảng ủy Khối các cơ quan và...

Với chủ đề “Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của Đảng”, hội nghị nhằm đánh giá kết quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị của các huyện, thị xã, thành phố và Đảng ủy Khối trong quý II/2023. Qua đó, rút kinh nghiệm, nhân rộng những cách làm mới, hiệu quả, sáng tạo; thúc đẩy phong trào thi đua giữa các huyện, thị xã,...

Đến tháng 10/2023, Trà Cú đảm bảo đạt các tiêu chí huyện nông thôn mới

Đến nay, huyện Trà Cú đạt 05/09 tiêu chí huyện nông thôn mới, gồm: Quy hoạch, Giao thông, Thủy lợi và phòng, chống thiên tai, Điện, Y tế - Văn hóa - Giáo dục. Sáng ngày 02/8, đồng chí Nguyễn Trung Hoàng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia và phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa (Ban Chỉ đạo)...

Cùng chuyên mục

Nâng cao giá trị sản xuất và người tiêu dùng an tâm hơn

  Ông Nguyễn Hoàng Nam với sản phẩm cua biển nuôi xen canh dưới tán rừng.   Với vùng nguyên liệu đa dạng và được phân bố theo 03 tiểu vùng sản xuất mặn, lợ và ngọt. Trong lĩnh vực thủy sản, có 02 đối tượng là cua biển tại các huyện vùng ven biển như Duyên Hải, Cầu Ngang, Châu Thành, Trà Cú và thị xã Duyên Hải (nhãn hiệu chứng nhận Cua Trà Vinh), hàng năm với diện tích nuôi...

Phấn đấu đến năm 2030 có khoảng 50% diện tích dừa được cấp mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

  Lãnh đạo UBND tỉnh, Sở NN-PTNT, Trường Đại học Cần Thơ và Hiệp hội Dừa Việt Nam chủ trì hội thảo.   Tham dự hội thảo có các đồng chí: Lê Văn Hẳn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Quỳnh Thiện, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Trần Trường Giang, Giám đốc Sở NN-PTNT Trà Vinh; Nguyễn Thị Kim Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Dừa Việt Nam; PGS.TS Lê Anh Tuấn (Khoa Môi trường và...

Bãi bỏ 30 văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực Công Thương

  Theo đó, Thông tư số 25/2024/TT-BCT bãi bỏ toàn bộ 30 văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành, liên tịch ban hành sau đây: 1. Quyết định số 90/NL-KHKT, ngày 22/02/1994 của Bộ trưởng Bộ Năng lượng ban hành Quy trình vận hành hệ thống tải điện 500kV. 2. Quyết định số 772/2003/QĐ-BTM, ngày 24/6/2003 của Bộ trưởng Bộ Thương mại về việc ban hành nội quy mẫu về chợ. 3. Quyết định số 1059/2005/QĐ-BTM,...

Tập huấn xây dựng nhãn hiệu thương hiệu cho sản phẩm nông sản

  Nông dân tham dự tập huấn tìm hiểu về bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm.   Đây là hoạt động thuộc Dự án “Chuyển đổi các hệ thống nông nghiệp sinh thái thông minh, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu tại vùng giữa và ven biển đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam” (gọi tắt là Dự án STAR-FARM). Tham dự buổi tập huấn có Tiến sĩ Tạ Hồng Lĩnh, Phó trưởng Ban Khoa học và Hợp tác...

Đẩy nhanh tiến độ Dự án Hạ tầng phục vụ nuôi thủy sản xã Dân Thành và Trường Long Hòa

  Tuyến Ba Động - Cồn Tàu, xã Trường Long Hòa (đoạn đầu tuyến), dài 4,966km do Công ty Cổ phần đầu tư và    xây dựng Đại Đông Hải thi công, đã bê-tông mặt đường đạt 71,8%.   Công trình được khởi công ngày 10/02/2023, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2024. Công trình có quy mô: xây dựng hạ tầng giao thông 12 tuyến đường đal (mặt đường 05m, mặt đal 3,5m) dài hơn 17,9km; 09 cầu, 04 cống, tải...

Tiếp tục hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế

  Đồng chí Phạm Quốc Dũng, Cục trưởng Cục Thuế trao giấy khen của Tổng cục Thuế cho các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ thuế.   Ông Nguyễn Văn Tẩm, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dược phẩm TV.Pharm kiến nghị: Cục Thuế tiếp tục tạo điều kiện cho Công ty tiếp cận các chính sách thuế mới, tháo gỡ kịp thời các vướng mắc để DN thực hiện đầy đủ hơn trách nhiệm và nghĩa vụ...

Hướng đi cho cam sành

  Nhà vườn Nguyễn Văn Lập bên vườn cam sành của gia đình hơn 2,2ha, với giá cam 4.000 đồng/kg, mỗi vụ cam lỗ hơn 250 triệu đồng/ha.   Cung vượt cầu… Những năm 2002 - 2004, huyện Cầu Kè là địa phương đầu tiên phát triển cây cam sành (khoảng 500 - 600ha); đến nay, cây cam sành đã được mở rộng trồng sang các huyện Càng Long, Tiểu Cần, Châu Thành và các huyện của tỉnh Vĩnh Long, tiếp giáp Trà...

Trồng dừa theo hướng hữu cơ nâng cao giá trị kinh tế

  Ông Kim Văn Thành (bên phải), ấp Bót Chếch chia sẻ cách thu hoạch dừa sáp trên cây dừa truyền thống được trồng theo hướng hữu cơ.   Trong tháng 10/2024, tỉnh Trà Vinh được Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) phê duyệt cấp 09 mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói dừa xuất khẩu sang Trung Quốc tại Công văn số 2355/BVTV-HTQT, ngày 17/10/2024 của Cục Bảo vệ thực vật về việc vùng trồng và cơ sở...

Đẩy mạnh thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp

  Đồng chí Thạch Ru La, Bí thư Đảng ủy xã Mỹ Hòa khảo sát vùng lúa của người dân ấp Cẩm Hương sẽ thực hiện theo Đề án “Phát triển bền vững 01 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”.   Đồng chí Thạch Ru La, Bí thư Đảng ủy xã Mỹ Hòa cho biết: xác định nông nghiệp giữ vai trò...

Các giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh

  Môi trường sản xuất của các công nhân tại một công ty ở Khu Công nghiệp Long Đức, thành phố Trà Vinh.   Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2023 của Cục Thống kê, toàn tỉnh có 548 DN và 340 đơn vị trực thuộc đăng ký mới với vốn đăng ký 4.905 tỷ đồng và 3.097 lao động. Để hỗ trợ DN, hợp tác xã, hộ kinh doanh phát triển sản xuất, tỉnh đã ban...

Tin nổi bật

Tin mới nhất