Powered by Techcity

Bộ trưởng Bộ GTVT nói về Dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc- Nam

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, ngày 26/10, Quốc hội dành thời gian cả ngày làm việc để thảo luận tại tổ, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2025; chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050…

Quang cảnh phiên thảo luận tổ 8 (gồm Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum và TP Cần Thơ). Ảnh: Hồng Thái
Quang cảnh phiên thảo luận tổ 8 (gồm Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum và TP Cần Thơ). Ảnh: Hồng Thái

Bảo đảm đồng bộ, thống nhất quy hoạch xây dựng và quy hoạch sử dụng đất

Thảo luận tại tổ 8, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng (đại biểu Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên) thông tin về việc triển khai dự án đường sắt tốc độ cao.

Theo đại biểu, dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam sẽ được Chính phủ trình Quốc hội xem xét phê duyệt chủ trương đầu tư dự án, từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh.

Về nâng cấp tuyến cao tốc 2 làn, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết, vừa qua Chính phủ chỉ đạo rất quyết liệt trong nhiệm kỳ này. Cá nhân Bộ trưởng đánh giá trước đây Quốc hội, Chính phủ quyết định triển khai 2 làn là hợp lý, vì thực tế nhiều tuyến trước đây lưu lượng xe rất thấp, sau một thời gian phát triển rất dài thì nhu cầu nâng cấp là đương nhiên.

Bộ trưởng Bộ GTVT cho biết, Bộ GTVT đang nâng cấp các tuyến 2 làn lên 4 làn và một số tuyến 4 làn hạn chế lên đầy đủ và lớn hơn. Hiện, Bộ đang làm quyết liệt, một số tuyến đang triển khai đầu tư.

Thảo luận tại tổ 8, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên) thông tin về việc triển khai dự án đường sắt tốc độ cao. Ảnh: Quochoi
Thảo luận tại tổ 8, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên) thông tin về việc triển khai dự án đường sắt tốc độ cao. Ảnh: Quochoi

“Tuy nhiên, tôi muốn bổ sung thêm thông tin, kinh nghiệm quốc tế cho thấy không nhất thiết phải đường to, rộng. Thống kê nguyên nhân tai nạn, hơn 90% nguyên nhân đến từ ý thức người tham giao thông. Đường càng to ý thức không cao thì tai nạn càng thảm khốc” – Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói và cho biết, cùng với đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, phải có rất nhiều giải pháp, trong đó có sự vào cuộc cả hệ thống chính trị mới thay đổi được thói quen, văn hoá giao thông.

Thảo luận tại tổ 18 (gồm Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Hà Nam, Thanh Hóa và Trà Vinh), Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam Trương Quốc Huy đề nghị có sự cân đối để các địa phương có điều kiện phát triển được giao thêm đất, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, qua đó nâng nguồn thu ngân sách nhà nước, tăng tỷ lệ điều tiết, hỗ trợ địa phương còn khó khăn. Đồng thời, cần bảo đảm quy hoạch xây dựng và quy hoạch sử dụng đất có sự thống nhất, trùng khớp nhau mới đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội trước mắt và lâu dài.

Cùng đó, khi điều chỉnh quy hoạch cần lưu ý việc triển khai Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, đất giao thông sẽ tăng lên rất nhiều, đi theo đó giảm đất trồng lúa nên việc điều chỉnh hết sức cần thiết, nhất là đối với những địa phương có đường sắt tốc độ cao đi qua như Hà Nam sẽ có hành lang rất rộng phục vụ cho đường sắt, dẫn đến đất lúa giảm, các dự án khác sẽ phải dừng lại. Vì thế, việc điều chỉnh quy hoạch phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội địa phương là hết sức quan trọng.

Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam Trương Quốc Huy điều hành thảo luận tại tổ 18 (gồm Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Hà Nam, Thanh Hóa và Trà Vinh). Ảnh: Hồng Thái
Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam Trương Quốc Huy điều hành thảo luận tại tổ 18 (gồm Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Hà Nam, Thanh Hóa và Trà Vinh). Ảnh: Hồng Thái

Điều chỉnh Quy hoạch đất quốc gia cần tính đặc thù các địa phương

Thảo luận tại các tổ về chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, các ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị cần có đánh giá tác động của chính sách, tiếp tục rà soát, làm rõ nguyên nhân đề xuất điều chỉnh các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất, bảo đảm sát với nhu cầu thực tiễn.

Đa số các ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành sự cần thiết điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, nhất là trong bối cảnh nước ta đang chuẩn bị triển khai một số dự án quan trọng quốc gia. Tuy nhiên, đề nghị lưu ý quá trình lập, điều chỉnh quy hoạch cần bảo đảm các định hướng chiến lược của Đảng, Nhà nước, rà soát kỹ nhu cầu sử dụng đất của địa phương và có phương án điều chỉnh phù hợp, chi tiết.

Các ý kiến cũng đề nghị cần làm rõ các tác động của phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến quá trình đô thị hóa và phát triển hạ tầng, bổ sung số liệu cập nhật để tăng tính chính xác và thuyết phục.

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn Hà Sỹ Huân phản ánh khó khăn của địa phương trong việc bố trí tái định cư cho đồng bào bị ảnh hưởng sạt lở đất sau cơn bão số 3
Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn Hà Sỹ Huân phản ánh khó khăn của địa phương trong việc bố trí tái định cư cho đồng bào bị ảnh hưởng sạt lở đất sau cơn bão số 3

Từ tình hình thực tiễn tại địa phương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn Hà Sỹ Huân phản ánh khó khăn của địa phương trong việc bố trí tái định cư cho đồng bào bị ảnh hưởng sạt lở đất sau cơn bão số 3.

Cụ thể, việc xây dựng Khu tái định cư tập trung cần phải đảm bảo các quy định của Luật Đất đai hiện hành (phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời, đối với dự án có sử dụng đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất thì phải được HĐND cấp tỉnh thông qua danh mục công trình cần thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất,…) là không đảm bảo tính cấp thiết để giúp người dân tái định cư, ổn định cuộc sống ngay sau bão lũ.

Từ đó, đại biểu kiến nghị Chính phủ xem xét, có giải pháp căn cơ, có cơ chế đặc thù về thủ tục đất đai để giúp địa phương kịp thời giải quyết khó khăn khi chỉ đạo bố trí tái định cư cho người dân khu vực có nguy cơ sạt lở cao như: Trong trường hợp cấp bách, cho phép triển khai dự án xây dựng khu tái định cư mà không cần đáp ứng đầy đủ ngay các điều kiện như quy định trên, được thực hiện song song các thủ tục về đất đai.

Ngoài ra, có cơ chế cho phép địa phương bố trí tái định cư xen ghép, cho các hộ dân được làm nhà ở tái định cư trên đất lúa, đất rừng sản xuất, sau đó mới hoàn thiện thủ tục đất đai theo quy định để giải quyết tình trạng người dân phải ở trong các lều, lán trại dựng tạm trong thời gian dài.

Nguồn: https://kinhtedothi.vn/bo-truong-bo-gtvt-noi-ve-du-an-duong-sat-toc-do-cao-truc-bac-nam.html

Cùng chủ đề

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Nửa chặng với từng phiên họp chất lượng

Là kỳ họp có khối lượng công việc nhiều nhất từ đầu nhiệm kỳ tới nay, Kỳ họp thứ 8 có thời gian kéo dài hơn, với nhiều nội dung quan trọng về: Công tác nhân sự, xây dựng pháp luật, đánh giá về kết quả phát triển kinh tế xã hội năm 2024 nhiệm kỳ 2021 – 2025, chuẩn bị triển khai Đại hội Đảng các cấp năm 2025 và tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc năm 2026.Với...

Cùng tác giả

Toàn tỉnh có 17 cơ sở được chứng nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn

  Đồng chí Lê Văn Đông, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT trao giấy xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn cho các cơ sở.   Tham dự hội thảo, có các đồng chí: Lê Văn Đông, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Trà Vinh; Phạm Quốc Việt, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh… cùng với hơn 40 doanh nghiệp, chủ cơ sở, hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản và chế biến. Tại hội thảo, đại diện Chi...

Quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Cua Trà Vinh”

  Đại biểu tham dự hội nghị triển khai công tác quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Cua Trà Vinh”.   Tham dự có ông Lê Tất Chiến, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đào tạo và Hỗ trợ tư vấn (Cục Sở hữu trí tuệ); đại diện lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ Trà Vinh; Chi cục Thủy sản - Quản lý chất lượng (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trà Vinh); lãnh...

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Nửa chặng với từng phiên họp chất lượng

Là kỳ họp có khối lượng công việc nhiều nhất từ đầu nhiệm kỳ tới nay, Kỳ họp thứ 8 có thời gian kéo dài hơn, với nhiều nội dung quan trọng về: Công tác nhân sự, xây dựng pháp luật, đánh giá về kết quả phát triển kinh tế xã hội năm 2024 nhiệm kỳ 2021 – 2025, chuẩn bị triển khai Đại hội Đảng các cấp năm 2025 và tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc năm 2026.Với...

Hà Nội Nhất toàn đoàn Giải Bi sắt vô địch đồng đội quốc gia năm 2024

  Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội Phạm Xuân Tài trao thưởng nội dung 02 nam, 01 nữ.   Khởi tranh từ ngày 07/11, Giải Bi sắt vô địch đồng đội quốc gia năm 2024 quy tụ hơn 200 vận động viên đến từ 16 đoàn trên cả nước, tranh tài 07 bộ huy chương, gồm: đồng đội nam; đồng đội nữ; đồng đội kỹ thuật nam; đồng đội kỹ thuật nữ; đồng đội kỹ thuật nam -...

Thường trực Tỉnh ủy cho ý kiến 03 dự án, công trình trong lĩnh vực nông nghiệp, văn hóa

  Quang cảnh cuộc họp.   Cùng tham dự có các đồng chí: Kim Ngọc Thái, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Lâm Minh Đằng, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Lê Văn Hẳn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Xây dựng, Giao thông Vận tải và UBND các huyện Châu Thành, Càng Long, Duyên Hải và...

Cùng chuyên mục

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Nửa chặng với từng phiên họp chất lượng

Là kỳ họp có khối lượng công việc nhiều nhất từ đầu nhiệm kỳ tới nay, Kỳ họp thứ 8 có thời gian kéo dài hơn, với nhiều nội dung quan trọng về: Công tác nhân sự, xây dựng pháp luật, đánh giá về kết quả phát triển kinh tế xã hội năm 2024 nhiệm kỳ 2021 – 2025, chuẩn bị triển khai Đại hội Đảng các cấp năm 2025 và tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc năm 2026.Với...

Thường trực Tỉnh ủy cho ý kiến 03 dự án, công trình trong lĩnh vực nông nghiệp, văn hóa

  Quang cảnh cuộc họp.   Cùng tham dự có các đồng chí: Kim Ngọc Thái, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Lâm Minh Đằng, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Lê Văn Hẳn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Xây dựng, Giao thông Vận tải và UBND các huyện Châu Thành, Càng Long, Duyên Hải và...

Chương trình “Siêu thị nhân ái” tiếp sức cho bệnh nhân ung thư

Bệnh nhân ung thư có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đang điều trị tại Bệnh viện Quân y 175  được nhận phần quà tiền mặt trị giá 1 triệu đồng/suất do VitaDairy và  ngân hàng Agribank – chi nhánh Gia Định tài trợ, trao tặng  Hoạt động này thể hiện trách nhiệm cộng đồng các các đơn vị, lan tỏa tinh thần đoàn kết và sẻ chia, góp phần xây dựng một môi trường y tế đầy tình thương...

Trao quyết định bổ nhiệm Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Trà Vinh

  Đồng chí Huỳnh Văn Thuận, Phó Tổng Giám đốc NHCSXH trao Quyết định cho đồng chí Lê Hoàng Phi.   Tham dự hội nghị, lãnh đạo NHCSH Việt Nam có các đồng chí: Huỳnh Văn Thuận, Phó Tổng Giám đốc NHCSXH Việt Nam; Nguyễn Việt Trung, Phó Giám đốc Ban Tổ chức cán bộ NHCSXH Việt Nam. Lãnh đạo tỉnh có các đồng chí: Lê Văn Hẳn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Đại diện Hội đồng...

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã của 12 tỉnh, thành phố

Sáng 14/11, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 của 12 tỉnh, thành phố: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, thành phố Hà Nội, Hà Tĩnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc.   Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày Tờ trình tại phiên họp Trình bày Tờ trình của...

Từ năm 2025, Thành phố Hà Nội giảm 53 đơn vị hành chính cấp xã

Sáng 14/11, tại phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của 12 tỉnh, thành phố (trong đó có TP Hà Nội). Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn tham dự phiên họp. Trình bày phương án sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện,...

Giảm tại miền Bắc và miền Trung, miền Nam biến động trái chiều

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 14/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay giảm 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Cụ thể, thương lái tại Phú Thọ, Hà Nội đang thu mua heo hơi với giá 64.000 đồng/kg ghi nhận đây là mức giá cao nhất khu vực. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Bắc 14/11/2024 giảm nhẹ 1.000 đồng/kg Sau khi giảm...

Khó triệt phá 100% các điểm phức tạp về ma túy

Chiều 13/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030. Theo tờ trình của Chính phủ, Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030 được xây dựng nhằm cụ thể hóa thực hiện chủ trương của Đảng , chính sách pháp luật của Nhà nước, các cam kết quốc tế...

Báo chí phải kết hợp giữa truyền thống với nền tảng số

Báo chí truyền thống cần phải có tư duy sáng tạo hơn nữa để kết hợp giữa truyền thống với nền tảng số để vừa đáp ứng được yêu cầu, vừa đến người dân một cách nhanh chóng, kịp thời. Ý kiến trên là chia sẻ bên hành lang Kỳ họp thứ 8, ngày 13/11 của một số đại biểu Quốc hội. Đánh giá về đợt 1 Kỳ hợp thứ 8 của Quốc hội, đại biểu Quản Minh Cường...

Giá heo hơi hôm nay 13/11/2024: Giảm nhẹ tại miền Nam 1.000

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 13/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay chững lại so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Bắc 13/11/2024 duy trì đi ngang Cụ thể, thương lái tại Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương đang thu mua heo hơi với giá 64.000 đồng/kg ghi...

Tin nổi bật

Tin mới nhất