Powered by Techcity

Đáp ứng yêu cầu của Công ước quốc tế về quyền trẻ em

Sáng 23/10, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung phiên họp.

Bảo đảm an toàn cho cộng đồng và người bị hại

Trình bày Báo cáo tóm tắt giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật nêu trên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết, về biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng (Điều 52), nhiều ý kiến tán thành quy định chuyển biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng theo Điều 96 của Bộ luật Hình sự, thành biện pháp xử lý chuyển hướng. Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị cân nhắc biện pháp này vì đưa vào trường giáo dưỡng cũng là tước một phần tự do của người chưa thành niên. Báo cáo cho biết, trước năm 2015, Bộ luật Hình sự quy định hai biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên, gồm: giáo dục tại xã, phường, thị trấn và giáo dục tại trường giáo dưỡng. Vì là biện pháp tư pháp, cho nên hai biện pháp nêu trên chỉ được áp dụng sau khi tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử và ra bản án. Khi đó, người chưa thành niên có thể đã bị áp dụng tạm giam ở cả ba giai đoạn (điều tra, truy tố, xét xử) và thời gian tạm giam có thể lên tới gần chín tháng đối với tội nghiêm trọng và gần 12 tháng đối với tội rất nghiêm trọng.

Khi sửa Bộ luật Hình sự vào năm 2015, Quốc hội đã quyết định chuyển biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn thành biện pháp giám sát, giáo dục (về bản chất là biện pháp xử lý chuyển hướng như dự thảo Luật); và nay dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên tiếp tục đề xuất chuyển biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng thành biện pháp xử lý chuyển hướng. Các lần đề xuất này đều nhằm mục đích “vì lợi ích tốt nhất của người chưa thành niên”, nhưng vẫn bảo đảm an toàn cho cộng đồng và cho người bị hại. Điều này cũng đáp ứng yêu cầu tại Điều 40 của Công ước quốc tế về quyền trẻ em “Bất kỳ khi nào thấy thích hợp và cần thiết, cần đề ra các biện pháp xử lý trẻ em vi phạm pháp luật hình sự mà không phải sử dụng đến thủ tục tư pháp”. Tiếp thu ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho giữ quy định của dự thảo Luật về giáo dục tại trường giáo dưỡng là biện pháp xử lý chuyển hướng; đồng thời cho biết đã phối hợp rà soát kỹ lưỡng từng trường hợp được áp dụng biện pháp này để bảo đảm chặt chẽ (tại Điều 52).

Đề cập vấn đề nêu trên, đại biểu Dương Văn Phước (Đoàn Quảng Nam) đề nghị, Ban soạn thảo cần bổ sung quy định hình phạt (Điều 3) theo hướng không áp dụng hình phạt với hành vi xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội đối với người chưa thành niên. Theo đại biểu, người chưa thành niên nhận thức còn hạn chế, suy nghĩ bồng bột, bổ sung quy định này hợp lý, thể hiện tính nhân văn, thân thiện, tiến bộ của dự thảo Luật. Về điều kiện áp dụng biện pháp chuyển hướng, theo đại biểu, quy định “người chưa thành niên đồng ý bằng văn bản về xử lý chuyển hướng” tại khoản 3, Điều 40 là chưa phù hợp, vì khoản 3, Điều 6 đã quy định “xử lý người chưa thành niên phải căn cứ vào hành vi phạm tội, nhân thân, nhận thức, tính chất nguy hiểm cho xã hội… ”. Hình phạt không nhằm mục đích trừng trị mà giáo dục răn đe, ngăn ngừa phạm tội. Do đó, việc xử lý chuyển hướng không cần quy định người chưa thành niên đồng ý bằng văn bản về xử lý chuyển hướng. Vì vậy nên cân nhắc loại bỏ quy định nêu trên. Đồng thời, đề nghị bổ sung điều kiện được xử lý chuyển hướng gồm: đã tự nguyện sửa chữa, khắc phục hậu quả; đã hòa giải; được người đại diện bị hại đề nghị áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng.

Đại biểu Phan Thị Nguyệt Thu (Đoàn Hà Tĩnh) và một số đại biểu cho rằng, khi giải quyết các vụ án hình sự, nếu chỉ giải quyết về hành vi phạm tội mà không giải quyết hậu quả về vật chất là không giải quyết triệt để vụ án. Bên cạnh việc xử lý chuyển hướng nhằm bảo vệ lợi ích cho người chưa thành niên, Luật cần có nguyên tắc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại. Do vậy, Luật cần quy định phải có ý kiến của bị hại là phù hợp. Nếu quy định như điểm i, khoản 1, Điều 57 sẽ phát sinh thêm một vụ án dân sự vào việc tranh chấp bồi thường về hành vi bị cáo gây ra. Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, cũng cần xem xét lại hành vi vi phạm pháp luật của bị cáo; đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc quy định theo hướng, khi có tranh chấp về bồi thường, cơ quan điều tra, viện kiểm sát không xử lý chuyển hướng chuyển hồ sơ sang tòa xem xét, quyết định. Điều này vừa phù hợp với quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự; Luật Thi hành án dân sự; Luật Thi hành án hình sự, vừa không làm phát sinh vụ án dân sự khác.

Đề cập Điều 147 về thủ tục xét xử thân thiện, có đại biểu cho rằng, khi xét xử, nếu xét thấy người chưa thành niên có đủ điều kiện áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng thì Hội đồng xét xử xem xét, ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng. Quyết định này phải có các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 57 của Luật này và có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Việc kháng cáo, kháng nghị có thể kéo dài thời hạn xét xử, bởi trình tự xét xử phúc thẩm, tái thẩm, giám đốc thẩm… điều đó sẽ gây bất lợi cho người chưa thành niên. Vì vậy, đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc quy định này theo hướng giao cơ quan điều tra, viện kiểm sát thực hiện quyết định biện pháp chuyển hướng ngay từ các giai đoạn nêu trên.

Trong phiên làm việc sáng qua, Quốc hội nghe Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế về chủ trương điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tại Điều 21 về hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng trong dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên, tôi đề nghị bổ sung thêm các chính sách đặc thù hỗ trợ người chưa thành niên chấp hành xong biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng, chấp hành xong án phạt tù, tái hòa nhập tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi, nơi có điều kiện sống văn hóa và kinh tế còn nhiều khó khăn; đồng thời, tăng cường hỗ trợ tư vấn tâm lý và pháp lý bằng ngôn ngữ dân tộc để giúp người tái hòa nhập vượt qua rào cản ngôn ngữ và phong tục.

Đại biểu Trần Thị Thu Phước (Đoàn Kon Tum)

Cần bổ sung các biện pháp hỗ trợ cộng đồng, nhất là ở các vùng dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, nơi có nhiều di sản văn hóa có nguy cơ bị mai một, thất truyền. Cộng đồng cần được hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất và được tham gia vào các chương trình đào tạo nâng cao năng lực bảo vệ di sản.

Đại biểu Thạch Phước Bình (Đoàn Trà Vinh)

Phát huy giá trị di sản văn hóa có trọng tâm, trọng điểm

Chiều cùng ngày, Quốc hội tiến hành thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật nêu trên, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh cho biết, dự thảo Luật sau khi được tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện gồm chín chương, 100 điều, giảm hai điều so với dự thảo trình tại kỳ họp thứ 7. Dự thảo Luật đã được chỉnh lý theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp yêu cầu của thực tiễn và tính đặc thù của từng loại hình di sản văn hóa.

Đại biểu Trình Lam Sinh (Đoàn An Giang) và một số đại biểu cho biết, dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) được xây dựng trên cơ sở kế thừa Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009 và các văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, thời gian qua, các quy định hướng dẫn thi hành Luật Di sản văn hóa vẫn còn thiếu, chưa cụ thể ở một số lĩnh vực, thí dụ như: điều kiện thành lập bảo tàng, định mức chi trong hoạt động chuyên môn thuộc lĩnh vực di sản văn hóa, định mức kiểm kê di sản, định mức xây dựng hồ sơ di tích, hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể. Bên cạnh đó, kinh phí dành cho hoạt động bảo tồn, tu bổ, phục hồi, truyền dạy cũng còn hạn chế; còn khó khăn trong xử lý giữa bảo tồn và nhu cầu phát triển du lịch… Vì vậy đại biểu đề nghị Ban soạn thảo, cơ quan thẩm tra bổ sung trong dự thảo Luật; đồng thời sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các quy định hướng dẫn ngay sau khi Luật được thông qua.

Góp ý về sở hữu di sản văn hóa ở Điều 4, đại biểu Đào Chí Nghĩa (Đoàn thành phố Cần Thơ) cho biết, tại điểm a, khoản 3 quy định di sản văn hóa được xác lập sở hữu riêng, bao gồm di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di sản tư liệu do một cá nhân hoặc một pháp nhân sưu tầm, lưu giữ. Đại biểu đề nghị cân nhắc quy định bảo vật quốc gia thuộc sở hữu riêng, bởi bảo vật quốc gia là di vật, cổ vật có giá trị đặc biệt quý hiếm, tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học. Nếu xác lập sở hữu riêng thì các tổ chức, cá nhân sẽ có quyền sở hữu đối với các di sản; được quyền trao đổi, mua, bán, tặng, cho, dẫn đến nguy cơ di sản dễ bị đưa ra nước ngoài hoặc lạm dụng, sử dụng không đúng mục đích, ảnh hưởng đến hình ảnh quốc gia. Trong khi đó, việc phát hiện, thu hồi, mua và đưa bảo vật quốc gia có nguồn gốc Việt Nam ở nước ngoài về nước đang được Đảng và Nhà nước rất quan tâm.

Trong phiên làm việc chiều qua, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày Tờ trình về chủ trương đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB). Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra nội dung nêu trên.

Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên quy định, ý kiến trình bày của người chưa thành niên phải được tôn trọng, không bị coi là không đáng tin cậy chỉ vì lý do tuổi của họ. Tuy nhiên, tại khoản 1, Điều 18 dự thảo Luật quy định “việc người chưa thành niên không nhận tội, không bị coi là không thành khẩn khai báo”; Ban soạn thảo nên xem xét lại quy định này vì không phù hợp, không khuyến khích được người chưa thành niên trình bày đúng sự thật để được tôn trọng, đáng tin cậy, mà còn có nguy cơ gây khó khăn trong quá trình làm việc, xác minh, làm rõ sự thật khách quan.

Đại biểu Huỳnh Thanh Phương (Đoàn Tây Ninh)

Các tiêu chí trong dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) còn chung chung, mang tính chất định tính, khó khăn cho các cơ quan chuyên môn trong việc xác định để đề xuất di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ bị mai một, thất truyền. Dự thảo Luật cũng không có quy định giao cơ quan nào hướng dẫn. Ban soạn thảo cần nghiên cứu quy định cụ thể các tiêu chí, hoặc giao Chính phủ quy định chi tiết về nội dung này để có cách hiểu thống nhất, thuận lợi khi thực hiện.

Đại biểu Nguyễn Thị Huế (Đoàn Bắc Kạn)

Nhandan.vn

Nguồn:https://nhandan.vn/dap-ung-yeu-cau-cua-cong-uoc-quoc-te-ve-quyen-tre-em-post838286.html

Cùng chủ đề

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Nửa chặng với từng phiên họp chất lượng

Là kỳ họp có khối lượng công việc nhiều nhất từ đầu nhiệm kỳ tới nay, Kỳ họp thứ 8 có thời gian kéo dài hơn, với nhiều nội dung quan trọng về: Công tác nhân sự, xây dựng pháp luật, đánh giá về kết quả phát triển kinh tế xã hội năm 2024 nhiệm kỳ 2021 – 2025, chuẩn bị triển khai Đại hội Đảng các cấp năm 2025 và tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc năm 2026.Với...

Đại biểu mong các Tư lệnh ngành đưa ra giải pháp thấu đáo

Video Đại biểu Lê Đào Xuân An, Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên chia sẻ:  Để lựa chọn vấn đề chất vấn, các đại biểu đã cân nhắc lựa chọn các vấn đề cử tri quan tâm đặt ra trong đời sống. Hiện nay, vấn đề đặt ra là những yêu cầu hỗ trợ cho doanh nghiệp sau khủng hoảng của đại dịch COVID-19 và trước những biến động trên thế giới. Nghĩa là, làm thế nào để hỗ trợ cho doanh nghiệp tốt...

ĐBQH đề xuất giảm thuế VAT, tiếp tục tháo gỡ nút thắt để hỗ trợ nền kinh tế

Tiếp tục kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, sáng nay (4/11), tại Hội trường Diên Hồng, Quốc hội thảo luận, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2025. Cần có chính sách hỗ trợ, tiếp sức cho doanh nghiệp Việt Phát biểu tại Hội trường, PGS.TS Trần Hoàng Ngân (Đoàn ĐBQH TP.HCM) khẳng định, trong 1 thế giới...

Xây dựng trung tâm văn hóa Việt Nam tại nước ngoài cần bảo đảm khả thi, hiệu quả, phù hợp

Ngày 1/11, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035. Trong đó, nội dung về đầu tư xây dựng một số trung tâm văn hóa Việt Nam tại nước ngoài được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm cho ý kiến. Theo đại biểu Trần Thị Thanh Hương (đoàn An Giang), việc xây dựng trung tâm văn hóa tại...

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực quy hoạch, đầu tư kinh doanh

Các đại biểu Quốc hội đều tán thành xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cấp thiết về thể chế, đơn giản hóa thủ tục hành chính và đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực quy hoạch, đầu tư kinh doanh,...

Cùng tác giả

Kiểm toán Nhà nước ký kết quy chế phối hợp công tác với các tỉnh Tây Nam Bộ

  KTNN ký kết Quy chế phối hợp công tác với tỉnh Vĩnh Long.   Sau nhiều năm thực hiện Quy chế phối hợp công tác giữa KTNN với Thường trực HĐND, UBND các tỉnh đã đi vào thực chất, đã phát huy được hiệu quả công tác, giúp các cơ quan hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ chính trị được giao. Với vai trò là cơ quan kiểm tra tài chính công, tài sản công, KTNN luôn đồng hành, chia sẻ cùng...

Sôi nổi các môn thể thao và trò chơi dân gian tại Lễ hội Ok Om Bok

  Hàng ngàn người dân đến xem và cổ vũ cho các giải thể thao và trò chơi dân gian nhân Lễ hội Ok Om Bok tỉnh Trà Vinh năm 2024.   Theo đó, từ sáng sớm có hàng ngàn du khách và người hâm mộ thể thao đến Khu danh thắng ao Bà Om (Khóm 4, Phường 8, thành phố Trà Vinh) để cổ vũ cho các vận động viên tranh tài ở các môn như: chạy việt dã (nam và...

Bộ GD&ĐT bác tin tổ chức bài thi V-SAT 2025 để tuyển sinh đại học

Trong công văn, Bộ GD&ĐT nêu rõ, những ngày qua, một số phương tiện thông tin đại chúng đăng tải nội dung “Bộ GD&ĐT công bố đề minh họa bài thi V-SAT để tuyển sinh đại học”. Bộ GD&ĐT khẳng định, không có chủ trương giao Trung tâm khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục (Cục Quản lý chất lượng) xây dựng bài thi V-SAT, để các cơ sở giáo dục đại học sử dụng trong...

Cụm Thi đua số 11 tổng kết phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” năm 2024

  Quang cảnh hội nghị.   Đến dự có đồng chí Võ Duy Thanh, Chủ tịch Hội CCB tỉnh Trà Vinh, Cụm Trưởng cụm thi đua số 11 Hội CCB năm 2024; đồng chí Trần Nghi Tường, Chủ tịch Hội CCB tỉnh An Giang, Cụm Phó cụm thi đua số 11 Hội CCB năm 2024, cùng đại diện lãnh đạo Hội CCB các tỉnh trong cụm thi đua. Năm 2024, phong trào thi đua “CCB gương mẫu” được Hội CCB các tỉnh trong...

V-SAT không phải là bài thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có công văn gửi các cơ sở giáo dục đại học, Trung tâm Khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục về việc tổ chức bài thi đánh giá đầu vào đại học trên máy tính (V-SAT).Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, những ngày vừa qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng có đăng tải một số bài báo về bài thi V-SAT do 18 cơ...

Cùng chuyên mục

Kiểm toán Nhà nước ký kết quy chế phối hợp công tác với các tỉnh Tây Nam Bộ

  KTNN ký kết Quy chế phối hợp công tác với tỉnh Vĩnh Long.   Sau nhiều năm thực hiện Quy chế phối hợp công tác giữa KTNN với Thường trực HĐND, UBND các tỉnh đã đi vào thực chất, đã phát huy được hiệu quả công tác, giúp các cơ quan hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ chính trị được giao. Với vai trò là cơ quan kiểm tra tài chính công, tài sản công, KTNN luôn đồng hành, chia sẻ cùng...

Bộ GD&ĐT bác tin tổ chức bài thi V-SAT 2025 để tuyển sinh đại học

Trong công văn, Bộ GD&ĐT nêu rõ, những ngày qua, một số phương tiện thông tin đại chúng đăng tải nội dung “Bộ GD&ĐT công bố đề minh họa bài thi V-SAT để tuyển sinh đại học”. Bộ GD&ĐT khẳng định, không có chủ trương giao Trung tâm khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục (Cục Quản lý chất lượng) xây dựng bài thi V-SAT, để các cơ sở giáo dục đại học sử dụng trong...

Cụm Thi đua số 11 tổng kết phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” năm 2024

  Quang cảnh hội nghị.   Đến dự có đồng chí Võ Duy Thanh, Chủ tịch Hội CCB tỉnh Trà Vinh, Cụm Trưởng cụm thi đua số 11 Hội CCB năm 2024; đồng chí Trần Nghi Tường, Chủ tịch Hội CCB tỉnh An Giang, Cụm Phó cụm thi đua số 11 Hội CCB năm 2024, cùng đại diện lãnh đạo Hội CCB các tỉnh trong cụm thi đua. Năm 2024, phong trào thi đua “CCB gương mẫu” được Hội CCB các tỉnh trong...

V-SAT không phải là bài thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có công văn gửi các cơ sở giáo dục đại học, Trung tâm Khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục về việc tổ chức bài thi đánh giá đầu vào đại học trên máy tính (V-SAT).Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, những ngày vừa qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng có đăng tải một số bài báo về bài thi V-SAT do 18 cơ...

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Nửa chặng với từng phiên họp chất lượng

Là kỳ họp có khối lượng công việc nhiều nhất từ đầu nhiệm kỳ tới nay, Kỳ họp thứ 8 có thời gian kéo dài hơn, với nhiều nội dung quan trọng về: Công tác nhân sự, xây dựng pháp luật, đánh giá về kết quả phát triển kinh tế xã hội năm 2024 nhiệm kỳ 2021 – 2025, chuẩn bị triển khai Đại hội Đảng các cấp năm 2025 và tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc năm 2026.Với...

Thường trực Tỉnh ủy cho ý kiến 03 dự án, công trình trong lĩnh vực nông nghiệp, văn hóa

  Quang cảnh cuộc họp.   Cùng tham dự có các đồng chí: Kim Ngọc Thái, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Lâm Minh Đằng, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Lê Văn Hẳn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Xây dựng, Giao thông Vận tải và UBND các huyện Châu Thành, Càng Long, Duyên Hải và...

Chương trình “Siêu thị nhân ái” tiếp sức cho bệnh nhân ung thư

Bệnh nhân ung thư có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đang điều trị tại Bệnh viện Quân y 175  được nhận phần quà tiền mặt trị giá 1 triệu đồng/suất do VitaDairy và  ngân hàng Agribank – chi nhánh Gia Định tài trợ, trao tặng  Hoạt động này thể hiện trách nhiệm cộng đồng các các đơn vị, lan tỏa tinh thần đoàn kết và sẻ chia, góp phần xây dựng một môi trường y tế đầy tình thương...

Trao quyết định bổ nhiệm Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Trà Vinh

  Đồng chí Huỳnh Văn Thuận, Phó Tổng Giám đốc NHCSXH trao Quyết định cho đồng chí Lê Hoàng Phi.   Tham dự hội nghị, lãnh đạo NHCSH Việt Nam có các đồng chí: Huỳnh Văn Thuận, Phó Tổng Giám đốc NHCSXH Việt Nam; Nguyễn Việt Trung, Phó Giám đốc Ban Tổ chức cán bộ NHCSXH Việt Nam. Lãnh đạo tỉnh có các đồng chí: Lê Văn Hẳn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Đại diện Hội đồng...

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã của 12 tỉnh, thành phố

Sáng 14/11, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 của 12 tỉnh, thành phố: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, thành phố Hà Nội, Hà Tĩnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc.   Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày Tờ trình tại phiên họp Trình bày Tờ trình của...

Từ năm 2025, Thành phố Hà Nội giảm 53 đơn vị hành chính cấp xã

Sáng 14/11, tại phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của 12 tỉnh, thành phố (trong đó có TP Hà Nội). Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn tham dự phiên họp. Trình bày phương án sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất