Powered by Techcity

Tiềm năng kinh tế biển Trà Vinh

Tỉnh Trà Vinh nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, ở phía Đông Nam của vùng đồng bằng sông Cửu Long, với chiều dài bờ biển 65km, mặt giáp biển thông qua 02 cửa biển chính Cung Hầu và Định An là cửa ngõ giao thương quốc tế bằng đường biển của khu vực với hệ thống cảng biển đa dạng và hiện đại. Trà Vinh được Trung ương quan tâm đầu tư nhiều công trình trọng điểm quốc gia như Trung tâm Điện lực Duyên Hải, Luồng cho tàu biển có trọng tải lớn vào sông Hậu, đây là hệ thống giao thông đường thủy huyết mạch của tỉnh và khu vực, kết nối Trà Vinh với các tỉnh Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp và với Vương quốc Campuchia và Khu Kinh tế Định An được quy hoạch là khu kinh tế ven biển tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, và là 01 trong 08 khu kinh tế ven biển của cả nước. Đây là cơ sở và tiềm năng để tỉnh phát triển kinh tế biển trong thời gian tới.

Tiềm năng phát triển ngành thủy sản

Vùng biển Trà Vinh có nguồn thủy sản phong phú, có giá trị kinh tế tương đối cao gồm: thực vật phù du có 73 loài thuộc 5 ngành, đa phần tập trung vào ngành tảo Silíc và các nhóm tảo có nguồn gốc nước mặn; mật độ trung bình đạt 666/cá thể/ lít. Động vật phù du có 48 loài, số động vật nổi vùng ven bờ đạt bình quân 15.600 cá thể/m3; biến động từ 4.000-34.000 cá thể/m3. Nguồn lợi thủy sản vùng ven biển bao gồm nguồn lợi cửa sông, rừng ngập mặn và vùng nước ven biển có độ sâu 30 – 40m nước vào bờ. Nguồn cá ven biển có 40 họ, 78 giống và 150 loài gồm cá biển ven bờ, cá nước lợ và cá di cư.

Bãi tôm cửa Định An diện tích khoảng 20.000 ha là bãi tôm lớn nhất trong 05 bãi tôm ở dãi ven biển đồng bằng sông Cửu Long. Ước tính trữ lượng tôm biển tại hai bãi tôm chính là 97-212 kg/ha (Bắc Cung Hầu) và 64-249 kg/ha (Cửa Định An). Vùng biển Trà Vinh còn tiếp nối với vùng Biển Đông có độ sâu; nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao như cá ngừ, cá hồng, cá thu…

Trà Vinh có khoảng 95.000 ha diện tích phục vụ phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, nhất là nghề nuôi tôm nước mặn và nước lợ; 6.000 ha rừng phòng hộ. Việc khoanh nuôi bảo vệ và trồng mới rừng ngập mặn ven biển, kết hợp nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản với chăm sóc, bảo vệ rừng đã đóng góp hiệu quả cho kinh tế – xã hội các địa phương ven biển. Với những tiềm năng sẵn có, Trà Vinh có nhiều thuận lợi để phát triển nghề nuôi trồng, khai thác, đánh bắt thủy hải sản.

Tiềm năng về giao thông vận tải và logistics

Vùng biển và ven biển Trà Vinh là cửa ngõ giao thương hàng hải quốc tế và đầu mối giao thông quan trọng của vùng đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải Nam Bộ, cảng biển Trà Vinh là cảng thương mại đầu mối cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long ra vào cảng Cần Thơ.

Toàn tỉnh có 06 bến cảng (01 cảng sông và 05 cảng biển), trong đó, cảng Định An được quy hoạch cảng tổng hợp loại 2 của khu vực, được khởi công xây dựng vào tháng 7/2019 tại xã Dân Thành, thị xã Duyên Hải với diện tích hơn 120 ha, tổng vốn đầu tư 4.452 tỉ đồng với 03 bến cảng. Khi hoàn thành, cảng Định An sẽ bảo đảm cho tàu có trọng tải từ 30.000 tấn đầy tải đến 50.000 tấn vơi tải (với thiết kế hiện tại có độ âm từ 9,5 m) và theo thiết kế năng lực của cảng có thể nạo vét độ âm khoảng 16,5 m sẽ đáp ứng cho tàu có trọng tải từ 70.000 tấn đến 160.000 tấn cập cảng, bao gồm trung tâm logistics sau cảng. Năng lực thông quan năm 2030 ước khoảng 3,6 đến 5,4 triệu tấn/năm. Đây sẽ là cảng vận chuyển hàng hóa lớn nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Cảng Trà Cú được quy hoạch là cảng tổng hợp cho tàu tải trọng từ 10.000 tấn đến 20.000 tấn giảm tải, diện tích 16,8 ha, bến cập tàu dài 180m. Cùng với đó là cảng Trung tâm Điện lực Duyên Hải sẽ là cảng chuyên phục vụ Trung tâm Điện lực Duyên Hải, có khả năng tiếp nhận tàu 30.000 tấn.

Cầu cảng Nhiệt điện Duyên Hải, Trà Vinh – Ảnh: Nguyễn Văn Châu

Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng dự án cầu Đại Ngãi (nối tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Trà Vinh trên Quốc lộ 60)[1] bằng vốn vay ODA, với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 8.040 tỉ đồng và Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 53 đoạn Trà Vinh – Long Toàn, tổng mức đầu tư là 800 tỉ đồng[2] đã cơ bản hoàn thành và đưa vào sử dụng. Công trình này sẽ góp phần kết nối giữa khu bến cảng tổng hợp Trà Vinh với Quốc lộ 1, đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Mỹ Thuận – Cần Thơ được dễ dàng hơn.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Trà Vinh cả về đường thủy lẫn đường bộ đang được tập trung đầu tư như: tuyến Quốc lộ 60 là tuyến hành lang ven biển phía đông; tuyến quốc lộ 53 và 54 kết nối với Thành phố Hồ Chí Minh thông qua tuyến Quốc lộ 1; đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ. Vì vậy, Trà Vinh có điều kiện thuận lợi về phát triển giao thông vận tải, vận chuyển hàng hóa, thương mại dịch vụ, du lịch và giao lưu văn hóa với tất cả vùng miền trong nước và quốc tế, đây là lợi thế cho Trà Vinh phát triển.

Trong tương lai, khi cầu Đại Ngãi xây dựng hoàn thành, kết nối hai tỉnh là Trà Vinh và Sóc Trăng, giúp hoàn thiện chuỗi công trình kết nối toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long thì khoảng cách di chuyển từ các tỉnh phía Nam của đồng bằng sông Cửu Long đi Thành phố Hồ Chí Minh qua Quốc lộ 60 sẽ được rút ngắn đáng kể (khoảng cách ngắn nhất hiện tại giữa Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh là 180 km). Đây là những cơ hội cho Trà Vinh biến tiềm năng, lợi thế thành động lực phát triển, giúp tỉnh trở thành trung tâm vận chuyển hàng hóa khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Tiềm năng về phát triển công nghiệp biển

Trà Vinh là 01 trong 02 địa phương tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long và là 01 trong 08 khu kinh tế ven biển được ưu tiên đầu tư giai đoạn 2016 – 2020 của cả nước được Chính phủ chọn để thành lập khu kinh tế, đó là Khu kinh tế Định An trên địa bàn huyện Trà Cú, Duyên Hải và thị xã Duyên Hải. Đây là khu kinh tế ven biển tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực gồm công nghiệp – thương mại – dịch vụ – du lịch – đô thị và nông – lâm – ngư nghiệp với diện tích 39.020 ha, hiện có 47 dự án với tổng vốn đăng kí khoảng 154.740 tỉ đồng.

Trong Khu kinh tế Định An, Trà Vinh được Trung ương đầu tư xây dựng Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải (tổng nguồn vốn đầu tư 88.000 tỉ, công suất thiết  kế trên 4.400 MW, hiện đã đi vào hoạt động Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 1, Duyên Hải 3, nhà máy Duyên Hải 3 mở rộng và Nhà máy Duyên Hải 2 đang trong giai đoạn hoàn thành; bên cạnh đó, các dự án điện mặt trời và điện gió cũng được lắp đặt đi vào hoạt động đã góp phần đảm bảo nguồn điện ổn định cho sinh hoạt và sản xuất kinh doanh của khu vực và cả nước.

Tiềm năng về phát triển du lịch biển

Trà Vinh có nhiều tiềm năng phát triển du lịch biển như: rừng nguyên sinh có hệ động thực vật đa dạng, gồm các loài đước, mắm, bần, vẹt, dừa nước, tôm, cua, cá, nghêu, sò huyết, kì đà, các loại chim, cò…; nhiều danh lam thắng cảnh (biển Ba Động, Cồn nghêu, Thiền viện Trúc Lâm); khai thác tắm khoáng nóng (mỏ nước khoáng nóng Cồn Ông – Long Thạnh, chạy dài từ từ ấp Cồn Ông,  xã Dân Thành đến khóm Long Thạnh, Phường 1, thị xã Duyên Hải) và có nhiều chùa chiền là điểm tham quan du lịch gắn với phát triển du lịch sinh thái, mô hình homestay.

Hiện nay, tỉnh đã quy hoạch 01 khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn tại thị xã Duyên Hải với tổng diện tích quy hoạch 302,95 ha; khảo sát và hoàn thành đồ án quy hoạch khu du lịch sinh thái Hàng Dương (xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang) tỉ lệ 1/2.000, quy mô 20 ha để kêu gọi xây dựng khu du lịch sinh thái biển, tham quan, nghỉ dưỡng, cắm trại. Tập trung mời gọi đầu tư về phát triển du lịch biển, có 02 doanh nghiệp thuê đất với diện tích trên 22.500 m2 để đầu tư các hạng mục phục vụ khách du lịch. Tập trung đầu tư hạ tầng du lịch biển gồm hệ thống cấp điện, nước, giao thông nội bộ (đầu tư trên 6.500 m đường giao thông nội bộ dọc theo bờ biển).

Đặc biệt, ven biển Trà Vinh có mỏ nước khoáng nóng chạy dài từ ấp Cồn Ông, xã Dân Thành đến khóm Long Thạnh, phường 1, thị xã Duyên Hải được Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản Nhà nước xét và phê duyệt ở cấp B (240 m3/ngày đêm), với nhiệt nóng 37,50C, rất lí tưởng để khai thác dịch vụ tắm khoáng nóng. Đây là lợi thế rất lớn có thể đưa vào kết hợp với du lịch biển. Bởi nguồn khoáng nóng rất tốt cho sức khỏe, thêm vào đó, việc khai thác nguồn khoáng nóng sẽ làm kéo dài tính thời vụ du lịch biển Trà Vinh. Nếu như du lịch biển Trà Vinh thu hút nhiều du khách đến tham quan vào mùa hè, sự xuất hiện của tài nguyên này sẽ tạo điều kiện kéo dài thời gian tham quan, trải nghiệm du lịch biển Trà Vinh. Ngoài ra, có thể kết hợp xây dựng khu vui chơi giải trí hoặc tạo thêm nhiều hoạt động để giữ chân du khách ở lại khám phá vùng đất này. Bởi điểm đến hấp dẫn, níu kéo du khách ở lại sẽ góp phần rất lớn vào việc nâng cao doanh thu cho ngành du lịch, đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế biển của tỉnh.

Cổng TTĐT tỉnh

Cùng chủ đề

Đẩy nhanh tiến độ Dự án Hạ tầng phục vụ nuôi thủy sản xã Dân Thành và Trường Long Hòa

  Tuyến Ba Động - Cồn Tàu, xã Trường Long Hòa (đoạn đầu tuyến), dài 4,966km do Công ty Cổ phần đầu tư và    xây dựng Đại Đông Hải thi công, đã bê-tông mặt đường đạt 71,8%.   Công trình được khởi công ngày 10/02/2023, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2024. Công trình có quy mô: xây dựng hạ tầng giao thông 12 tuyến đường đal (mặt đường 05m, mặt đal 3,5m) dài hơn 17,9km; 09 cầu, 04 cống, tải...

04 đội bóng tham gia Giải bóng đá Thanh niên nông thôn năm 2024

  Giải thu hút 04 đội bóng tham gia.   Đây là hoạt động thể thao được thực hiện theo Kế hoạch số 295-KH/TWĐTN-TNNT, ngày 12/11/2024 của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về việc tổ chức Chương trình thể thao thanh niên nông thôn năm 2024 - Tổng kết chương trình xây dựng 30 sân thể thao cộng đồng “Nâng bước thể thao” giai đoạn 2022 - 2024. Chị Thạch Thị Diễm Kiều, quyền Trưởng ban Phong trào...

Tiếp tục hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế

  Đồng chí Phạm Quốc Dũng, Cục trưởng Cục Thuế trao giấy khen của Tổng cục Thuế cho các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ thuế.   Ông Nguyễn Văn Tẩm, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dược phẩm TV.Pharm kiến nghị: Cục Thuế tiếp tục tạo điều kiện cho Công ty tiếp cận các chính sách thuế mới, tháo gỡ kịp thời các vướng mắc để DN thực hiện đầy đủ hơn trách nhiệm và nghĩa vụ...

Hướng đi cho cam sành

  Nhà vườn Nguyễn Văn Lập bên vườn cam sành của gia đình hơn 2,2ha, với giá cam 4.000 đồng/kg, mỗi vụ cam lỗ hơn 250 triệu đồng/ha.   Cung vượt cầu… Những năm 2002 - 2004, huyện Cầu Kè là địa phương đầu tiên phát triển cây cam sành (khoảng 500 - 600ha); đến nay, cây cam sành đã được mở rộng trồng sang các huyện Càng Long, Tiểu Cần, Châu Thành và các huyện của tỉnh Vĩnh Long, tiếp giáp Trà...

Trồng dừa theo hướng hữu cơ nâng cao giá trị kinh tế

  Ông Kim Văn Thành (bên phải), ấp Bót Chếch chia sẻ cách thu hoạch dừa sáp trên cây dừa truyền thống được trồng theo hướng hữu cơ.   Trong tháng 10/2024, tỉnh Trà Vinh được Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) phê duyệt cấp 09 mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói dừa xuất khẩu sang Trung Quốc tại Công văn số 2355/BVTV-HTQT, ngày 17/10/2024 của Cục Bảo vệ thực vật về việc vùng trồng và cơ sở...

Cùng tác giả

Mùa nước nổi ở miền Tây đẹp như tranh vẽ

Ấn tượng với nét đẹp miền Tây, anh Trần Tiến Dũng (38 tuổi, nhiếp ảnh gia tại Hà Nội) ghi lại đời sống sinh hoạt, lao động của người địa phương. Mùa nước nổi miền Tây vào khoảng tháng 7 – tháng 10 Âm lịch (tức tháng 8 – tháng 11 Dương lịch) hàng năm, khi con nước từ thượng nguồn Mekong kéo về đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: NVCC Đặc biệt ở những tỉnh như Đồng Tháp, An Giang, Tứ...

Khai mạc Festival tôn vinh đặc sản Dừa sáp tròn 100 năm “bén duyên” với Trà Vinh

Tối 25/8, Festival 100 năm Dừa sáp Trà Vinh chính thức khai mạc. Đại diện lãnh đạo của 31 lãnh sự quán, các tỉnh thành trong khu vực, hàng trăm doanh nghiệp cùng người dân đến dự. Với chủ đề “Hương vị miền đất phúc”, chương trình khai mạc với nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc tái hiện quá trình hình thành, phát triển của cây dừa sáp trên đất Trà Vinh; tôn vinh vai trò và hình ảnh...

Sản phẩm OCOP: Nâng cao giá trị nông sản đặc sản của vùng quê Cầu Kè

Chuối tá quạ - loại trái cây đặc sản của vùng đất Cầu Kè, được các nhà vườn trồng phổ biến xen trong vườn cây ăn trái của gia đình. Do thời gian từ lúc trồng đến cho trái của cây chuối tá quạ khá dài (khoảng 11 tháng) và chủ yếu bán cho người tiêu dùng để nấu ăn, nên giá trị từ trái chuối tá quạ mang lại chưa cao. Chuối tá quạ nếu được trồng và chăm...

Hội nghị giao ban giữa Thường trực Tỉnh ủy với các Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy, Đảng ủy Khối các cơ quan và...

Với chủ đề “Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của Đảng”, hội nghị nhằm đánh giá kết quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị của các huyện, thị xã, thành phố và Đảng ủy Khối trong quý II/2023. Qua đó, rút kinh nghiệm, nhân rộng những cách làm mới, hiệu quả, sáng tạo; thúc đẩy phong trào thi đua giữa các huyện, thị xã,...

Đến tháng 10/2023, Trà Cú đảm bảo đạt các tiêu chí huyện nông thôn mới

Đến nay, huyện Trà Cú đạt 05/09 tiêu chí huyện nông thôn mới, gồm: Quy hoạch, Giao thông, Thủy lợi và phòng, chống thiên tai, Điện, Y tế - Văn hóa - Giáo dục. Sáng ngày 02/8, đồng chí Nguyễn Trung Hoàng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia và phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa (Ban Chỉ đạo)...

Cùng chuyên mục

Mùa nước nổi ở miền Tây đẹp như tranh vẽ

Ấn tượng với nét đẹp miền Tây, anh Trần Tiến Dũng (38 tuổi, nhiếp ảnh gia tại Hà Nội) ghi lại đời sống sinh hoạt, lao động của người địa phương. Mùa nước nổi miền Tây vào khoảng tháng 7 – tháng 10 Âm lịch (tức tháng 8 – tháng 11 Dương lịch) hàng năm, khi con nước từ thượng nguồn Mekong kéo về đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: NVCC Đặc biệt ở những tỉnh như Đồng Tháp, An Giang, Tứ...

Khai mạc Festival tôn vinh đặc sản Dừa sáp tròn 100 năm “bén duyên” với Trà Vinh

Tối 25/8, Festival 100 năm Dừa sáp Trà Vinh chính thức khai mạc. Đại diện lãnh đạo của 31 lãnh sự quán, các tỉnh thành trong khu vực, hàng trăm doanh nghiệp cùng người dân đến dự. Với chủ đề “Hương vị miền đất phúc”, chương trình khai mạc với nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc tái hiện quá trình hình thành, phát triển của cây dừa sáp trên đất Trà Vinh; tôn vinh vai trò và hình ảnh...

Sản phẩm OCOP: Nâng cao giá trị nông sản đặc sản của vùng quê Cầu Kè

Chuối tá quạ - loại trái cây đặc sản của vùng đất Cầu Kè, được các nhà vườn trồng phổ biến xen trong vườn cây ăn trái của gia đình. Do thời gian từ lúc trồng đến cho trái của cây chuối tá quạ khá dài (khoảng 11 tháng) và chủ yếu bán cho người tiêu dùng để nấu ăn, nên giá trị từ trái chuối tá quạ mang lại chưa cao. Chuối tá quạ nếu được trồng và chăm...

Hội nghị giao ban giữa Thường trực Tỉnh ủy với các Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy, Đảng ủy Khối các cơ quan và...

Với chủ đề “Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của Đảng”, hội nghị nhằm đánh giá kết quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị của các huyện, thị xã, thành phố và Đảng ủy Khối trong quý II/2023. Qua đó, rút kinh nghiệm, nhân rộng những cách làm mới, hiệu quả, sáng tạo; thúc đẩy phong trào thi đua giữa các huyện, thị xã,...

Đến tháng 10/2023, Trà Cú đảm bảo đạt các tiêu chí huyện nông thôn mới

Đến nay, huyện Trà Cú đạt 05/09 tiêu chí huyện nông thôn mới, gồm: Quy hoạch, Giao thông, Thủy lợi và phòng, chống thiên tai, Điện, Y tế - Văn hóa - Giáo dục. Sáng ngày 02/8, đồng chí Nguyễn Trung Hoàng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia và phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa (Ban Chỉ đạo)...

Sản phẩm OCOP 5 sao: Dừa sáp sợi “tinh túy” – đặc sản của Cầu Kè

Dừa sáp sợi Vicosap của Công ty TNHH Dừa sáp Cầu Kè (Vicosap) vừa được công nhận sản phẩm OCOP 5 sao cấp quốc gia. Đây là sản phẩm dừa sáp đạt OCOP cấp quốc gia đầu tiên trong nước. Dừa sáp - một trong những trái cây đặc sản của vùng đất Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh và khá nổi tiếng gần xa trong cả nước. Thông qua chế biến sâu, sản phẩm dừa sáp sợi Vicosap của Công...

Tháng 7: Kinh tế, văn hóa, xã hội tiếp tục phát triển

Sáng nay (01/8), Thường trực Tỉnh ủy tổ chức hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy mở rộng để sơ kết tình hình công tác tháng 7, xây dựng chương trình công tác tháng 8/2023. Đồng chí Ngô Chí Cường, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV đơn vị tỉnh Trà Vinh cùng các Phó Bí thư Tỉnh ủy Lâm Minh Đằng, Lê Văn Hẳn chủ trì...

Chương trình OCOP: Chủ thể chủ động, sở – ngành hỗ trợ

Thông tin từ Ban Chỉ đạo xây dựng phát triển sản phẩm OCOP, thương hiệu, truy xuất nguồn gốc sản phẩm và phát triển thương mại điện tử tỉnh: đến nay, toàn tỉnh có 184 sản phẩm OCOP; trong đó, có 137 sản phẩm đạt 3 sao, 38 sản phẩm đạt 4 sao, 03 sản phẩm đạt 5 sao, 06 sản phẩm tiềm năng 5 sao; của 118 chủ thể: 20 công ty, 05 doanh nghiệp (DN), 19 hợp...

Kỳ họp thứ 10 – HĐND tỉnh khóa X nhất trí thông qua 10 nghị quyết

Chiều nay (31/7), tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ 10 (kỳ họp chuyên đề) để xem xét, thảo luận, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Các đồng chí: Dương Thị Ngọc Thơ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Kiên Quân, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND...

Nhiều giải pháp giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Tổng kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2023 là 4.730,659 tỷ đồng. Đến cuối tháng 6/2023, giải ngân trên 1.538tỷ đồng, đạt 32,5% kế hoạch. Trong đó, vốn ngân sách tỉnh đạt 29,2% (tương đương 1.088,18 tỷ đồng); vốn ngân sách huyện đạt 45,1% (tương đương 450,3 tỷ đồng). Công trình kè phía Đông kênh Chợ Mới (thị trấn Trà Cú, huyện Trà Cú). Tại hội nghị sơ kết 06 tháng đầu năm 2023, đồng chí Châu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất