Tại hội nghị tập huấn, PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng – Trưởng Ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam, giảng viên chính của khóa học đã truyền đạt các thông tin về quản trị khủng hoảng và truyền thông xử lý khủng hoảng. Đưa ra nhiều ví dụ thực tế về kiểm soát được khủng hoảng; Giảm thiểu hoặc ngăn chặn được những tác động tiêu cực do khủng hoảng gây ra; Bảo vệ uy tín và hình ảnh của tổ chức.
Giảng viên cũng phân tích các yếu tố, các giai đoạn quản trị khủng hoảng; đánh giá hiệu quả của công tác quản trị khủng hoảng. Bài học kinh nghiệm rút ra trong quản lý truyền thông trong khủng hoảng.
Chuyên đề 2 về thực hành các công cụ xử lý khủng hoảng. Có quan tổ chức, doanh nghiệp sẽ tổ chức xin họp báo; Sử dụng các công cụ là sản phẩm báo chí, công bố thông tin trên báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng; Mạng xã hội và truyền thông internet; Sử dụng kênh thông tin chính thức: công văn, quyết định; Các công cụ pháp lý; Vận động và Thương lượng; Tư vấn và tương tác liên cá nhân khác.
Ngoài ra PGS. TS Đỗ Thị Thu Hằng cũng dành thời gian trao đổi trả lời cho cán bộ nhân viên ngân hàng TMCP Quân đội với các kiến thức liên quan đến Quản trị khủng hoảng và truyền thông xử lý khủng hoảng, đồng thời chia sẻ các kinh nghiệm thực hành hiệu quả, thực tiễn.
Ông Chu Hải Công – Chánh Văn phòng CEO Ngân hàng TMCP Quân đội chia sẻ: Ngành tài chính – ngân hàng là xương sống, là huyết mạch của nền kinh tế quốc gia, đóng vai trò quan trọng trong ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ và thúc đẩy tăng trưởng. Các chính sách, sản phẩm tài chính, ngân hàng luôn có ảnh hưởng rộng rãi trong xã hội, nhận được sự quan tâm của đông đảo người dân.
Vì vậy, truyền thông – báo chí trong lĩnh vực này thường xuyên được quan tâm, chú trọng. Đây là cầu nối đặc biệt giữa những người làm chính sách, cơ chế, nhà cung cấp sản phẩm tài chính và các khách hàng cá nhân, tổ chức. Đây là lần đầu tiên MB tổ chức tập huấn nội dung này với quy mô Tập đoàn.