Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTranh luận về đề kiểm tra môn văn có ngữ liệu nhạy...

Tranh luận về đề kiểm tra môn văn có ngữ liệu nhạy cảm


Tranh luận về đề kiểm tra môn văn có ngữ liệu nhạy cảm- Ảnh 1.

Đề kiểm tra môn văn Trường THCS Colette (Q.3,TP.HCM)

Đề kiểm tra môn văn có ngữ liệu nhạy cảm?

Ngày 27.12, đề kiểm tra môn ngữ văn dành cho học sinh lớp 8 của Trường THCS Colette (Q.3, TP.HCM) thu hút sự quan tâm của phụ huynh, giáo viên. Đã có những ý kiến tranh luận về nội dung ngữ liệu sử dụng trong đề kiểm tra vì cho rằng có tính “bêu xấu” nghề giáo và không nên sử dụng.

Cụ thể, đề kiểm tra ngữ văn có nội dung:

“Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Ông thầy đồ nọ vốn tính tham ăn. Bữa ấy có người mời đi ăn cỗ, thầy mới cho một cậu học trò nhỏ theo hầu. Đến nơi, thầy ngồi vào cỗ, bảo học trò đứng bên cạnh. Trông thấy trong mâm cỗ còn nhiều bánh trái, bụng no nhưng thầy lại muốn bỏ túi mấy chiếc. Sợ người chung quanh nom thấy thì mất thể diện, thầy mới cầm bánh thản nhiên đưa cho học trò, bảo:

– Này, con cầm lấy!

Vừa đưa, thầy vừa nháy ra hiệu bảo cất mang về cho thầy. Cậu học trò không hiểu được cái nháy mắt thâm thúy của thầy, tưởng thầy cho thật, liền bóc ngay ra ăn. Thầy nhìn thấy giận lắm, nhưng giữa đông đủ mọi người, không dám mắng.

Đến lúc ra về, thầy vẫn còn nhớ đến mấy cái bánh, muốn kiếm cớ để trả thù học trò. Khi hai thầy trò đang cùng đi ngang nhau, thầy bèn giận dữ mắng học trò:

Mày là anh em bạn với tao hay sao mà dám đi ngang hàng với tao?

Trò sợ, vội vàng đi nhanh lên trước. Thầy lại gắt:

Mày là bố tao hay sao mà dám đi trước tao?

Trò tụt lùi lại sau. Thầy lại quát:

Tao có phải là thằng tù đâu mà mày phải đi sau áp giải.

Trò ngơ ngác quay lại thưa:

Bẩm bẩm, con đi thế nào thầy cũng mắng, vậy thầy bảo cho con nên thế nào cho phải?

Thầy chẳng ngần ngại gì nữa, hầm hầm bảo:

Thế bánh tao đâu?

(Truyện “Bánh tao đâu?” – sachhay24h.com)

Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại nào?

Câu 2: Nêu bài học rút ra từ văn bản trên?

Câu 3: Cho biết nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý trong câu: “Này, con cầm lấy!”.

Câu 4: Dựa vào văn bản, xác định bối cảnh và loại nhân vật.

Câu 5: Viết đoạn văn ngắn (5-7 dòng) nêu suy nghĩ của em về bài học rút ra từ văn bản trên.

Thạc sĩ H.T.P, đang dạy ngữ văn tại một trường THCS tại Q.Tân Phú (TP.HCM) nhận xét: Thứ nhất, về ngữ liệu đề cập đến “ông thầy” tham ăn, cách xưng hô mày-tao giữa thầy và trò là thiếu tính thẩm mỹ, có phần nhạy cảm.

Thứ hai, câu 2, nêu bài học rút ra từ văn bản trên và câu 5, viết đoạn văn ngắn (5-7 dòng) nêu suy nghĩ của em về bài học rút ra từ văn bản trên, lặp lại nội dung câu hỏi.

Thứ ba, giả sử học sinh trả lời nội dung 2 câu này: vậy làm trò hãy thật cẩn thận và phải được “dạy dỗ” kỹ trước khi đến trường, thì giáo viên phải chấm làm sao?

Thứ tư, nội hàm khái niệm “thầy đồ” và nội dung văn bản “Bánh tao đâu” liệu học sinh 14 tuổi có hiểu được đặc điểm của truyện cười dân gian xưa? Hơn nữa, ngữ liệu nói đến chuyện đói kém ngày xưa, thầy và trò đều đói như nhau, miếng ăn là miếng nhục, có hay ho gì không?

Giáo viên trên nhấn mạnh: “Thực ra, học sinh lớp 10 chương trình cũ có học truyện Tam đại con gà, phê phán thầy đồ dốt nhưng làm nghề dạy học. Tuy vậy, nội dung văn bản thì học sinh đã được dạy thấu đáo. Còn văn bản Bánh tao đâu?, với học sinh lớp 8 cần cân nhắc đưa vào đề kiểm tra vì có phần phản cảm”.

Còn giáo viên Võ Kim Bảo, Trường THCS Nguyễn Du (Q.1, TP.HCM), nhận xét: “Đề đúng về yêu cầu của chương trình nhưng trích nguồn của đề chưa ổn. Ngữ liệu hơi nhạy cảm, giáo viên cân nhắc về tính giáo dục của đề. Có những truyện cười, trẻ em cần có thêm trải nghiệm cuộc sống mới có cái nhìn nhận, đánh giá đúng đắn”.

Tranh luận về đề kiểm tra môn văn có ngữ liệu nhạy cảm- Ảnh 2.

Đề kiểm tra dành cho học sinh lớp 8 của Trường THCS Colette đang gây tranh luận

Giáo viên phải chọn ngữ liệu ra sao?

Trước một số ý kiến cho rằng, ngữ liệu trong đề kiểm tra có ý bêu xấu nghề giáo, thạc sĩ Trần Lê Duy, giảng viên khoa ngữ văn Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho hay: “Tôi không nghĩ đề có ý bôi xấu giáo viên hay gì cả. Chỉ là phê phán một hiện tượng xấu trong xã hội cũ, thông qua một cá nhân thôi”.

Đồng thời thạc sĩ Duy cũng nhận xét đề kiểm tra: Ngữ liệu cũng thể hiện rõ thể loại truyện cười dân gian. Tuy nhiên nguồn dẫn chưa đảm bảo, là một trang web tổng hợp thông tin, nên khó để chắc chắn độ chính xác của ngữ liệu.

Từ đó, thạc sĩ Trần Lê Duy nhấn mạnh: “Tìm ngữ liệu cho đề kiểm tra không dễ nhưng không quá khó. Về nguyên tắc, phải chọn ngữ liệu có uy tín, tức là giáo viên nên chọn ngữ liệu từ những nguồn tin cậy. Muốn vậy, giáo viên cần chịu khó đọc, tra cứu và thẩm định kỹ. Giáo viên cần chú ý độ khó của ngữ liệu. Ngữ liệu có độ khó phải tương đương các văn bản trong sách giáo khoa đề dung lượng, cách diễn đạt, chủ đề, nội dung… Ngữ liệu phải đạt tính thẩm mỹ, hướng con người tới cái đẹp, cái hay, có tính giáo dục”.

Trường sẽ lưu ý và sẽ tổ chức rút kinh nghiệm

Chia sẻ với báo chí, bà Lưu Thị Hà Phương, Hiệu trưởng Trường THCS Colette, cho biết: “Trong chương trình môn ngữ văn lớp 8, học sinh có học về thể loại truyện cười. Các truyện cười thường phê phán thói xấu trong xã hội như khoác lác, tham ăn, lười biếng… Do đó, khi ra đề kiểm tra cuối học kỳ, giáo viên đã chọn một truyện theo hướng đó chứ không có chủ đích nhằm phê phán một đối tượng hay nghề nghiệp nào”.

Tuy nhiên, người đứng đầu Trường THCS Colette nói thêm: “Ngữ liệu như đề kiểm tra môn văn là chưa đắt giá và có phần nhạy cảm. Nhà trường sẽ lưu ý vấn đề này và sẽ tổ chức rút kinh nghiệm sau khi kết thúc đợt kiểm tra cuối học kỳ 1”.



Source link

Cùng chủ đề

Tranh luận đề kiểm tra ngữ văn ‘lối sống phông bạt của giới trẻ’

Trên mạng xã hội hiện đang lan truyền đề kiểm tra môn ngữ văn giữa học kỳ 1 của một lớp 10 tại trường có tiếng ở TP.HCM chỉ vỏn vẹn một dòng với 17 từ có nội dung: 'Hãy viết bài văn...

Sẽ chấm dứt ‘nạn’ văn mẫu?

TP - Không sử dụng ngữ liệu trong sách giáo khoa để ra đề kiểm tra cuối học kỳ, cuối năm là yêu cầu của Bộ GD&ĐT cho năm học mới 2024-2025. Động thái này được kỳ vọng sẽ chấm dứt việc sao chép văn mẫu, đồn đoán đề thi. Vấn nạn văn mẫu, học sinh “bê nguyên” bài trên lớp vào bài thi vẫn đạt điểm cao được cho là điểm yếu của chương trình...

Không dùng ngữ liệu trong sách giáo khoa ra đề kiểm tra: Giáo viên nói gì?

Có tình trạng giáo viên "gài" bài ngoài sách giáo khoa trong kiểm tra định kỳCũng theo thầy giáo này, sau ba năm thực hiện chương trình 2018 có rất nhiều chuyện "cười ra nước mắt" trong việc giáo viên chọn lựa tác phẩm để làm đề thi như chọn tác phẩm không phù hợp, chọn tác phẩm phản cảm… bởi giáo...

Từ năm nay, không dùng ngữ liệu trong SGK để kiểm tra môn Ngữ văn

Bộ GD-ĐT vừa ra công văn hướng dẫn việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2024-2025. Trong đó, Bộ GD-ĐT lưu ý một số vấn đề cụ thể đối với việc kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn. Các trường THCS và THPT cần tránh sử dụng những văn bản, đoạn trích đã được học trong sách giáo khoa để làm ngữ liệu kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu và viết trong...

Từ năm nay, không dùng tác phẩm trong sách giáo khoa làm đề kiểm tra văn

Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đưa ra lưu ý đặc biệt đối với các cơ sở giáo dục trong việc thực hiện đánh giá học sinh THCS và THPT ở môn ngữ văn. Bộ yêu cầu cần tránh sử dụng văn bản, đoạn trích trong sách giáo khoa làm ngữ liệu đánh giá năng lực đọc hiểu và viết trong các bài kiểm tra định kỳ ở môn học này.Yêu cầu này được đưa ra...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Mẹ bị tai nạn trong lũ dữ, nữ sinh viên thủ khoa lên Facebook xin giúp đỡ

(NLĐO) - Đó là hoàn cảnh của em Lê Ngọc Trâm (Trường ĐH Sư phạm – ĐH Huế) khi mẹ bị nạn trong lũ lụt ...

Nữ thạc sĩ người Việt chia sẻ tại sự kiện toàn cầu về giáo dục khởi nghiệp

Trong khuôn khổ hội nghị UNESCO-APEID, thạc sĩ Lê An Na có bài phát biểu với chủ đề: “Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp: Tình hình và bối cảnh tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực...

Chân dung ứng viên duy nhất được đề nghị xét chức danh giáo sư ngành Luật học năm 2024

Ứng viên giáo sư duy nhất ngành Luật học năm 2024Trong danh sách công khai 673 ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm nay, Hội đồng Giáo sư ngành Luật...

Cộng điểm ưu tiên vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước năm 1945 – Liệu có khả thi?

Dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT quy định 3 nhóm học sinh được cộng điểm ưu tiên (cộng vào tổng điểm xét tuyển tính theo thang điểm 10 đối với mỗi môn thi). Trong đó, đối với nhóm 1 (cộng 2 điểm) gồm: Con liệt sĩ; con thương binh...

Sinh viên tiếp cận nền giáo dục quốc tế chất lượng cao mà không cần du học

NDO - Diễn đàn Quốc tế hóa giáo dục đại học lần thứ 7 quy tụ các nhà giáo dục, nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách từ nhiều nơi trên thế giới để chia sẻ ý tưởng, khám phá thách thức và xây dựng các mối quan hệ đối tác nhằm thúc đẩy giáo dục toàn cầu nói chung và đổi mới trong hợp tác quốc tế giáo dục đại học nói riêng. ...

Cùng chuyên mục

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Đến Việt Nam giảng dạy, nghệ sĩ Philip Quast cũng yêu cầu học viên không sử dụng điện thoại

Ngôi sao nhạc kịch người Úc Philip Quast cho biết ông yêu cầu các bạn trẻ khi tham gia các buổi huấn luyện về nghệ thuật do ông giảng dạy tại Việt Nam không sử dụng điện thoại. Không chỉ truyền kinh nghiệm, kỹ...

Khai mạc Tuần lễ doanh nghiệp của ngành Việt Nam học lần thứ III

(ĐCSVN) - Tại Chương trình khai mạc đã diễn ra nhiều hoạt động như: Tọa đàm, chia sẻ của địa phương, doanh nghiệp, nhà tuyển dụng đến với sinh viên giúp nắm bắt nhu cầu tuyển dụng và định hướng nghề nghiệp trước khi ra trường; sinh viên được tham quan, trao đổi kinh nghiệm, trải nghiệm và làm quen với môi trường làm việc tại các doanh nghiệp. ...

“Khởi nghiệp – Khởi đầu địa phương

(ĐCSVN) - Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên chuẩn bị hành trang vững chắc trong lĩnh vực khởi nghiệp, ngày 3/11, Đại học Văn Lang tổ chức chương trình với chủ đề "Khởi nghiệp - Khởi đầu địa phương, Tư duy toàn cầu" với sự tham gia của hơn 2.000 sinh viên. Theo đại diện nhà trường, thông qua chương trình, các bạn sinh viên có cơ hội giao lưu với các diễn giả là những chuyên gia thành...

Thêm một lựa chọn đột phá cho người học ngoại ngữ

(Tổ Quốc) - Lần đầu tiên tại Việt Nam, sự kiện ra mắt sản phẩm giáo dục được trình diễn bằng công nghệ 3D mapping hiện đại, đẹp mắt và vô cùng ấn tượng với thông điệp “FSEL - Trung tâm tiếng Anh nhỏ gọn trong túi của bạn”. ...

Mới nhất

Tiểu thương ‘thiên đường hàng hiệu’ Saigon Square nhốn nháo đóng quầy né quản lý thị trường

Nghe nói cơ quan chức năng kiểm tra, hàng loạt tiểu thương tại Saigon Square (quận 1) nhốn nháo gọi nhau đóng cửa quầy sạp để đối phó. Lực lượng quản lý thị trường nói gì? ...

Doanh nghiệp địa ốc tung chính sách hỗ trợ khách hàng vay mua nhà cuối năm

Lãi suất cho vay mua nhà được đánh giá đang ở ngưỡng thấp. Tuy nhiên, sau thời gian ưu đãi, lãi suất thả nổi sẽ tăng. Để khắc phục điều này, nhiều doanh nghiệp địa ốc tung chính sách hỗ trợ lãi suất để kích cầu khách hàng mua nhà. Doanh nghiệp địa ốc tung chính sách hỗ trợ khách...

Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân tích việc gần 164.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường

Gần 164.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường trong 9 tháng đầu năm 2024, đại biểu Quốc hội đề nghị phân tích, làm rõ tình hình. ...

Mới nhất