Trang chủNewsNhân quyềnTrăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ”...

Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)


Phụ nữ Ơ Đu trong trang phục truyền thống
Phụ nữ Ơ Đu trong trang phục truyền thống

“Vạch rừng” tìm di sản

Chúng tôi gặp ông Vi Tân Hợi (người dân tộc Thái ở thị trấn Thạch Giám, Tương Dương, Nghệ An) không biết bao nhiêu lần. Có lẽ hồi ấy, do ông là vị Phó chủ tịch UBND huyện phụ trách văn xã đầy tâm huyết, trách nhiệm. Bẵng đi nhiều năm, chúng tôi lại được biết ông đang đau đáu với việc phục dựng chữ viết và ngôn ngữ của người Ơ Đu.

Theo những tài liệu thu thập được, ông Hợi kể: Qua tìm hiểu, tôi được biết người Ơ Đu có chữ viết và tiếng nói riêng. Một số già làng, thầy mo hiện tại của bản vẫn đang sử dụng tiếng nói và chữ viết Ơ Đu vào những hoạt động tín ngưỡng của tộc người này. Trong những nỗ lực tìm kiếm tiếng nói và chữ viết Ơ Đu, tôi đã cùng đoàn công tác của huyện Tương Dương sang tận bên Lào để tìm hiểu về những nét tương đồng về ngôn ngữ, chữ viết Ơ Đu. Sau đó, nhiều buổi tập huấn truyền dạy chữ viết và tiếng nói Ơ Đu cũng đã được tổ chức cho người dân bản Văng Môn, như là một cách để gìn giữ nét văn hóa cổ truyền của dân tộc.

Kray Sức – một nghệ nhân xã Tà Rụt huyện Đakrông (Quảng Trị) quyết tâm phục hồi, bảo tồn theo cách của riêng mình
Kray Sức – một nghệ nhân xã Tà Rụt huyện Đakrông (Quảng Trị) quyết tâm phục hồi, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Pa Cô theo cách của riêng mình

Cũng như nhiều dân tộc khác, bản sắc văn hóa người Pa Cô đang dần mai một. Những người làm được đàn Ta lư, hát dân ca Pa Cô, chơi được nhạc cụ truyền thống thưa vắng dần…

Không thể để văn hóa của người Pa Cô mai một, Kray Sức – một nghệ nhân xã Tà Rụt huyện Đakrông (Quảng Trị) quyết tâm phục hồi, bảo tồn theo cách của riêng mình. “Năm 2004, tôi bắt đầu việc sưu tầm, lưu giữ hình ảnh, tư liệu, ghi chép về văn hóa Pa Cô”, ông Kray Sức cho biết.

Thế rồi, những năm tháng sau đó, bước chân Kray Sức đã rong ruổi khắp các bản làng ở miền Tây tỉnh Quảng Trị, thậm chí sang cả nước bạn Lào chỉ để sưu tầm văn hóa người Pa Cô. Đi đến đâu, gặp ai, Kray Sức cũng chụp ảnh, tỉ mẩn ghi chép văn hoá, lễ hội, làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ… của người Pa Cô. 

Hết sưu tầm, quảng bá cho mọi người hiểu và biết; chính Kray Sức đã lại trao truyền cho thế hệ trẻ về văn hóa Pa Cô. Ngoài dạy hát dân ca, ông còn hướng dẫn mọi người cách chơi đàn Ta lư. Sự say mê không mệt mỏi của ông cũng đã có kết quả, khi nhiều người dân bên dòng Đakrông đã bắt đầu chơi được đàn Ta lư và hát được vài làn điệu dân ca dân tộc mình.

Bên trong ngôi nhà trình tường vừa được ông Lỳ Xuyến Phù ở bản A Pa Chải (xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên) phục dựng
Ngôi nhà trình tường vừa được ông Lỳ Xuyến Phù ở bản A Pa Chải (xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên) phục dựng

Ở vùng Tây Bắc của tổ quốc, đã hơn 40 năm qua, các thế hệ dân tộc Hà Nhì ở bản A Pa Chải (xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên) ít được nhìn thấy ngôi nhà trình tường truyền thống, bởi trong dòng chảy hiện đại, nhiều gia đình đã chuyển sang làm nhà gỗ, nhà xây. Đau đáu với cội nguồn, ông Lỳ Xuyến Phù đã quyết định phục dựng lại ngôi nhà truyền thống của dân tộc mình để con cháu hiểu được giá trị văn hóa truyền thống của tổ tiên.

Ông Phù kể, ông đã cùng con cháu trong gia đình làm việc liên tục trong 14 ngày, chưa kể thời gian chuẩn bị nền và nguyên vật liệu. Đất sét được chọn loại có độ dẻo đặc biệt để kết hợp với đá non mà đắp tường. Còn mái nhà, cũng chọn lựa loại cỏ tranh thích hợp để lợp lên. 

“Đất sét và đá non, tôi đã phải đi cách nhà 8km để tìm đấy. Còn mái lá, cũng mất mấy chục km vượt rừng tìm mua. Tôi mãn nguyện vì đã làm được việc đầy ý nghĩa cho thế hệ sau”, ông Phù bộc bạch.

Hòa thượng Chau Sơn Hy trụ trì chùa Sà Lôn (xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) (thứ 6 từ trái sang) hướng dẫn các sư sãi viết kinh lá buông)
Hòa thượng Chau Sơn Hy, trụ trì chùa Sà Lôn (xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) (thứ 6 từ trái sang) hướng dẫn các sư sãi viết Kinh lá buông)

Và chính quyền đồng hành

Về các bản làng hôm nay, chúng tôi như vui lây niềm vui của người dân, khi những di sản văn hóa truyền thống đang được gìn giữ, lưu truyền bằng cách này hay cách khác.

Còn nhớ, những năm tháng nghệ nhân Kray Sức ra sức bảo tồn văn hóa người Pa Cô, cấp ủy, chính quyền huyện Đakrông cũng đã không đứng ngoài cuộc. Nhiều địa phương  đã có quy định khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc Pa Cô mặc trang phục truyền thống vào thứ 2 mỗi tuần; tổ chức nhiều cuộc thi trình diễn văn hoá truyền thống, phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn, gìn giữ văn hóa người Pa Cô…

Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Khan (sử thi) của người Ê Đê, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức cho người dân thực hành diễn xướng, hát kể sử thi tái hiện lại không gian xưa cũ khi thực hành loại hình văn hóa độc đáo này trên vùng đất Tây Nguyên. 

Quá trình các nghệ nhân diễn xướng sử thi: Những nét cơ bản về lối hát kể khan, cách láy luyến làn điệu với lời hát kể; phương thức thực hành kỹ năng diễn xướng cũng như cách ứng tác và ngẫu hứng sáng tạo trong nghệ thuật diễn xướng sử thi… đã được ghi âm, ghi hình làm tư liệu phục vụ cho truyền dạy, quảng bá tinh hoa nghệ thuật này rộng rãi hơn trong cộng đồng các DTTS Tây Nguyên.

Nghệ nhân người Ê Đê thực hành hát kể sử thi trong nhà dài
Nghệ nhân người Ê Đê thực hành hát kể sử thi trong nhà dài

Một trong những điểm nhấn của công cuộc bảo vệ, níu giữ di sản chính là sự tái hiện bản sắc văn hóa, nét đặc trưng của từng dân tộc tại Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Khu vực này tái hiện lại đời sống, nếp sinh hoạt của các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Bước chân vào làng văn hóa các dân tộc Việt Nam ở Khu du lịch Đồng Mô, chúng ta như đi giữa ngày hội văn hóa đa sắc màu, vừa cuốn hút, mời gọi, vừa lạ lẫm, vừa độc đáo…

Ở vùng đồng bào DTTS hiện có hàng ngàn di tích lịch sử-văn hóa, nhiều giá trị truyền thống… vẫn còn lưu giữ có sự tâm huyết, trăn trở và trách nhiệm của mỗi người dân, của các cấp chính quyền. Nhưng, vẫn còn đó nhiều giá trị di sản đã mai một, trở thành phế tích do một thời gian dài thiếu sự quan tâm, đầu tư, bảo vệ của người dân và chính quyền địa phương.

Trong hành trình phục dựng di sản, dẫu đã có hành lang pháp lý vững chắc, cùng với ý thức của người dân ngày một nâng cao…, nhưng rõ ràng là vẫn đang thiếu không chỉ kinh phí mà còn thiếu cả nhân lực, trang thiết bị, kỹ thuật. Bởi, có những di sản với độ tinh xảo và quá trình chế tác công phu, thì không chỉ bằng tâm huyết, sức lao động đơn thuần là có thể đã phục dựng được…

Bảo vệ di sản trước thách thức thảm hoạ thời tiết





Nguồn: https://baodantoc.vn/tran-tro-ve-mot-mien-di-san-gap-nhung-nguoi-niu-giu-di-san-bai-2-1712189151961.htm

Cùng chủ đề

Nhà Thờ Gỗ Kon Tum: Giao Thoa Văn Hoá Tây Nguyên Trong Nghệ Thuật Kiến Trúc Roman

Nhà thờ Gỗ Kon Tum, còn gọi là Nhà thờ Chính tòa Kon Tum, tọa lạc tại trung tâm thành phố Kon Tum và được xem là một trong những công trình kiến trúc độc đáo nhất tại Tây Nguyên. Xây dựng từ đầu thế kỷ XX, nhà thờ đã trở thành một biểu tượng không chỉ của cộng đồng Công giáo mà còn của cả vùng đất Kon Tum, mang đậm dấu ấn văn hóa và phong cách...

Chuyển đổi số để bảo tồn và phát huy giá trị di sản

VHO - Trong giai đoạn hiện nay, chuyển đổi số để bảo tồn di tích, di sản là hết sức cần thiết. Đây chính là cầu nối đưa các di tích, di sản đến gần hơn với cộng đồng, đóng góp tích cực vào quá trình bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, đưa di sản văn hóa trở thành sản phẩm của du lịch, phát triển kinh tế - xã hội và góp phần quảng...

Phát động cuộc thi ảnh báo chí “Ninh Bình vì mục tiêu đô thị di sản thiên niên kỷ”

Chiều 7/11, Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Bình tổ chức phát động cuộc thi ảnh báo chí "Ninh Bình vì mục tiêu đô thị di sản thiên niên kỷ". ...

Vai Trò Của Cộng Đồng Tôn Giáo Trong Việc Bảo Tồn Di Sản Kiến Trúc

Trong suốt chiều dài lịch sử, cộng đồng tôn giáo luôn giữ vai trò trọng yếu trong việc bảo tồn các di sản kiến trúc. Những công trình như đình, đền, chùa và nhà thờ không đơn thuần là không gian thờ phụng mà còn lưu giữ tinh hoa văn hóa, nghệ thuật và tín ngưỡng của từng thời kỳ. Mỗi công trình là một dấu ấn khó phai, là nơi ghi lại những trang sử và bản sắc...

Đề nghị bổ sung quy định cấm các hành vi lấn chiếm, hủy hoại đất di tích hỗn hợp

(Tổ Quốc) - Đồng tình và đánh giá cao quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), một số đại biểu Quốc hội cũng cho rằng cần bổ sung quy định về cấm các hành vi lấn chiếm, hủy hoại đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Gia Lai chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Nhà máy may và gia công chế biến gỗ hơn 35,6 tỷ đồng

Chiều 14/11, tại huyện Chư Păh, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung đã trao Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Nhà máy may và gia công chế biến gỗ cho 3 nhà đầu tư: Cellutane Company Limited (Nhật Bản), Công ty TNHH Một thành viên Cellutane Việt Nam và ông Yagi Sho (Nhật Bản).Thực hiện Kế hoạch số 180-KH/BDV-TW ngày 09/9/2024 của Ban Dân vận Trung ương, mới đây, ngày 13/11 Đoàn...

Bình Định: Những con đường mở lối thoát nghèo ở làng “nhiều không”

Ở huyện miền núi Vân Canh (Bình Định) có có 2 ngôi làng xa xôi cách trở, không đường, không điện, không trạm y tế… cuộc sống người dân vô cùng khó khăn. Với quyết tâm rút ngắn khoảng cách giữa miền núi với miền xuôi, tỉnh Bình Định đã đầu tư xây dựng, mở đường đến 2 làng. Đường đi lại thuận tiện đã hiện thực hoá ước mơ từ bao đời của người dân, đồng thời mở...

Hỗ trợ bảo vệ rừng ở Nghệ An: Góp phần nâng cao độ che phủ rừng

Chia sẻ về thực hiện hỗ trợ bảo vệ rừng theo nội dung của Tiểu dự án 1, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 ở Nghệ An, ông Nguyễn Danh Hùng, Phó Giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định, chính sách đã góp phần quan trọng vào việc huy động được nguồn lực đầu tư cho công tác bảo vệ và...

Tuyên Quang: Phát huy hiệu quả và tính nhân văn của các chương trình tín dụng chính sách xã hội

Mới đây, Ban đại diện Hội đồng Quản trị Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức phiên họp kỳ thứ 4 năm 2024. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang, Trưởng Ban đại diện Hội đồng Quản trị Chi nhánh Ngân hàng CSXH Hoàng Việt Phương chủ trì phiên họp.Ngày 14/11, sau khi Báo Dân tộc và Phát triển đăng bài: Ia Ly (Gia Lai): Lợn vừa cấp cho hộ nghèo,...

Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Yên Bái lần thứ IV năm 2024 thành công tốt đẹp

Ngày 14/11, tại Hội trường Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Yên Bái đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Yên Bái lần thứ IV năm 2024 với chủ đề: "Các dân tộc tỉnh Yên Bái đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, chung sức xây dựng tỉnh Yên Bái, phát triển theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”. Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân...

Bài đọc nhiều

Xóm Đồng Cây Dâu: Hộ tịch, hộ khẩu một nơi – người và tài sản ở một nẻo

Đồng Cây Dâu là một xóm nhỏ thuộc thôn Nước Giáp, xã Ba Khâm, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi). Nơi đây có khoảng 100 người dân là đồng bào dân tộc Hrê sinh sinh sống đã mấy chục năm nay, nhưng không đường, không điện và không nước sạch sinh hoạt. Cuộc sống khó khăn cứ thế nối dài ngày này qua tháng nọ. Mong mỏi có đường, có điện, thống nhất trong quản lý hộ tịch, hộ khẩu...

Nhà ở xã hội tăng giá: Cơ hội nào cho người thu nhập thấp?

(LĐXH) - Việc phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) vẫn loay hoay với bài toán tìm quỹ đất, bố trí nguồn vốn và các chính sách ưu đãi cho cả người mua và người bán thì giá nhà chung cư tiếp tục tăng mạnh. Giá NƠXH tăng mạnh khiến giấc mơ sở hữu nhà của người thu nhập thấp ngày càng xa vời.Giá NƠXH “sánh vai” nhà ở thương mạiMới mở bán vào hồi tháng 5/2023, các căn hộ...

Chính phủ nỗ lực cân đối để có nguồn lực chi cho xóa nhà tạm, nhà dột nát

Chính phủ nỗ lực cân đối để có nguồn lực chi cho chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát... "Đây là chủ trương lớn, Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có chỉ đạo", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh. Chiều ngày 12/11, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sau khi trình bày báo cáo, giải trình một số vấn đề chủ yếu được...

Thêm 9 hài cốt liệt sĩ được tìm kiếm, cất bốc và quy tập trên đất nước bạn Lào

Sau 21 ngày xuất quân thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt Liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào mùa khô 2024-2025. Đến nay, Đội quy tập hài cốt liệt sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An đã tìm kiếm, cất bốc và quy tập được 9 hài cốt liệt sĩ và chuyên gia Việt Nam hy sinh trên đất nước bạn Lào. ...

Miền Tây lũ về “thưa vắng” cá tôm…

Đồng bằng sông Cửu Long có một mùa đặc biệt là mùa nước nổi. Hằng năm, vào khoảng tháng 9 kéo dài cho đến cuối tháng 10, mùa nước nổi ở các tỉnh miền Tây lại quay về. Nước từ nguồn sông Mê Kông tràn về hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp, mang lại nguồn lợi thủy sản lớn cho cư dân trong vùng. Tuy nhiên, những năm gần đây, con nước thường về thấp và có thời...

Cùng chuyên mục

Bình Định: Những con đường mở lối thoát nghèo ở làng “nhiều không”

Ở huyện miền núi Vân Canh (Bình Định) có có 2 ngôi làng xa xôi cách trở, không đường, không điện, không trạm y tế… cuộc sống người dân vô cùng khó khăn. Với quyết tâm rút ngắn khoảng cách giữa miền núi với miền xuôi, tỉnh Bình Định đã đầu tư xây dựng, mở đường đến 2 làng. Đường đi lại thuận tiện đã hiện thực hoá ước mơ từ bao đời của người dân, đồng thời mở...

10 nghìn người được hưởng lợi từ chương trình “Tiến về phía trước”

(LĐXH) - Giai đoạn 2023 - 2024, chương trình “Tiến về phía trước” được triển khai đồng bộ ở 6 huyện tại Hà Giang, Hòa Bình và Quảng Trị đã giúp 10 nghìn người dân được hưởng lợi trực tiếp. Chương trình “Tiến về phía trước” được triển khai từ năm 2023 - 2028 trên địa bàn 15 xã thuộc các huyện: Đakrông, Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị); Đà Bắc, Lạc Sơn (tỉnh Hòa Bình); Xín Mần, Vị Xuyên (tỉnh...

Lớp nghề đặc biệt giúp con em dân tộc thiểu số chăm sóc cây trồng

Huyện Cư Jút, Đắk Nông có lớp Kỹ thuật chăm sóc cây trồng, hi vọng làm thay đổi thói quen canh tác, giúp con em nông dân, dân tộc thiếu số ứng dụng kỹ thuật mới, nâng cao năng suất cây trồng. Theo Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Cư Jút tỉnh Đắk Nông, mỗi năm đã tổ chức khoảng 13 - 17 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó...

Lời ca trên đỉnh non ngàn

Con đường về Điểm trường mầm non Cá Lủng đang được mở. Đá hộc lổn nhổn. Bụi bay mịt mù. Sống đường gồ ghề, mấp mô như sóng. Người đi không quen hẳn sẽ thấy ngồi trên xe máy mà còn mệt hơn đi bộ. Suốt quãng đường 4km từ trung tâm xã về với điểm trường, cán bộ Lừ chỉ lặng im lái xe, nhưng tôi biết hai cánh tay của anh cũng đã mỏi rã rời. Vài...

Việt Nam: “Bến đỗ” mới trong cuộc đua sản xuất chip toàn cầu

(LĐXH) - Ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu đang chuyển mình mạnh mẽ và Việt Nam nổi lên như điểm đến đầy hứa hẹn cho các nhà đầu tư. Trong tương lai gần, ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam sẽ có tốc độ tăng trưởng vượt bậc. Thị trường bán dẫn của Việt Nam dự kiến đạt 7,01 tỷ USD vào năm 2028, với tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm khoảng 6,69% trong giai đoạn...

Mới nhất

Củ niễng – Ẩm thực đất thành Nam

(ĐCSVN) - Khi thời tiết chuyển sang se lạnh cũng là lúc củ niễng bắt đầu cho thu hoạch. Từ lâu, thứ củ mập trắng nõn nà là nguyên liệu tạo ra những món ăn dân dã mà đặc sản, là một nét văn hóa ẩm thực đậm đà dư vị đất thành Nam... Củ niễng là một bộ phận...

Công bố Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021

(ĐCSVN) - Quy hoạch xác định mục tiêu tổng quát là chủ động phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm và suy thoái môi trường; phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; ngăn chặn suy giảm và nâng cao chất lượng đa dạng sinh học, nhằm bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành của Nhân...

Khám chữa bệnh từ xa, tại nhà được thanh toán bảo hiểm y tế

(ĐCSVN) - Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế đã bổ sung, làm rõ các hình thức khám bệnh, chữa bệnh mới được thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế như: khám bệnh, chữa bệnh từ xa; khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình;...

Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông; Tổng Giám đốc: Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam; Chủ tịch UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương. Công điện nêu: Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua...

Tàu thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản cập bến TPHCM sau 5 năm vắng bóng

(Dân trí) - Chiều 14/11, 168 đại biểu lãnh đạo, thanh niên các nước ASEAN và Nhật Bản trên chuyến tàu Nippon Maru trong chương trình Tàu Thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản đã đến TPHCM. Thành đoàn TPHCM đã tổ chức lễ đón Tàu Thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản lần thứ 48, năm 2024 tại Cảng...

Mới nhất