Trang chủNewsThời sựTrăn trở trước thời khắc "xuống tiền" xây đường sắt tốc độ...

Trăn trở trước thời khắc “xuống tiền” xây đường sắt tốc độ cao

(Dân trí) – “Tiền đâu để xây?”, “làm chủ công nghệ thế nào?”, “liệu có chậm tiến độ”… là những nghi ngại về dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, bên cạnh tính ưu việt mà nó hứa hẹn.
Trăn trở trước thời khắc "xuống tiền" xây đường sắt tốc độ cao

Với lãnh thổ hình chữ S dài hẹp, 2 cực tăng trưởng Hà Nội – TPHCM cách nhau 1.500km, chủ trương phát triển đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam đã được khẳng định là tất yếu.

Tuy nhiên, đầu tư khi nào? nguồn lực ở đâu để đầu tư? có chậm tiến độ không? xây xong rồi có phát huy hiệu quả không… là những câu hỏi hóc búa khiến việc phê duyệt dự án trở thành quyết định khó khăn, phải “nâng lên, đặt xuống” suốt gần 20 năm.

Dự án khổng lồ

Theo Báo cáo tiền khả thi, 67,34 tỷ USD (1,7 triệu tỷ đồng) là dự toán chi phí đầu tư hoàn chỉnh đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam. Đây là số tiền khổng lồ ngay cả với lĩnh vực chi tiêu tốn kém nhất như xây dựng cơ sở hạ tầng.

Để dễ hình dung, số tiền trên tương đương với chi phí xây dựng hoàn chỉnh 4 sân bay Long Thành, 48 tòa nhà Landmark 81 (TPHCM), 77 tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông hoặc hơn 120 đường dây 500kV Bắc – Nam mạch 1. Nó cũng tương đương thu ngân sách của Việt Nam trong cả năm 2023.

Trăn trở trước thời khắc xuống tiền xây đường sắt tốc độ cao - 1
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam có tổng mức đầu tư gấp 4 lần sân bay Long Thành giai đoạn hoàn chỉnh (Ảnh: Hoàng Bình).

Vậy, nước ta sẽ xoay xở nguồn tiền từ đâu để chi trả cho dự án lớn chưa từng có này?

Điểm đầu tiên là Nhà nước sẽ không cần chi toàn bộ số tiền trên một lúc, mà giải ngân dần trong 12 năm (từ 2024 đến 2035). Theo đề xuất của Tư vấn, Nhà nước mỗi năm sẽ bố trí bình quân khoảng 5,6 tỷ USD cho dự án. 

5,6 tỷ USD này chiếm bình quân 13,64% tổng vốn chi cho cơ sở hạ tầng hàng năm (giả định GDP tăng trưởng ổn định và Nhà nước chi đều đặn 5,7% GDP mỗi năm cho cơ sở hạ tầng).

Theo đề xuất, dự án sẽ được đầu tư công với nguồn vốn từ ngân sách Trung ương bố trí theo các kỳ trung hạn. Ngoài ra, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn góp của địa phương, vốn vay ODA chi phí thấp, ít ràng buộc…. cũng có thể nằm trong cơ cấu vốn.

Tư vấn TEDI – TRICC – TEDIS đã đưa ra các số liệu chứng minh nếu triển khai dự án, các tiêu chí nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài giai đoạn đến năm 2030 vẫn thấp hơn mức cho phép.

Kết quả nghiên cứu nhìn chung cho thấy việc cân đối nguồn vốn để xây đường sắt tốc độ cao là khả thi. Tuy nhiên, nó đi kèm các điều kiện như nền kinh tế tăng trưởng đều đặn và tiến độ dự án được đảm bảo.

Bài toán công nghệ

Quy mô vốn đầu tư không phải là thước đo duy nhất đánh giá tính phức tạp của dự án đường sắt tốc độ cao. Khó khăn còn nằm ở chỗ Việt Nam không sở hữu công nghệ lõi. Mức độ am hiểu và kinh nghiệm với lĩnh vực đường sắt cao tốc còn rất hạn chế.

Như Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy bộc bạch, lãnh đạo Bộ 2 năm qua đã đi ra nước ngoài tham khảo đường sắt cao tốc với tâm thế “không biết gì, cắp sách đi học”.

Trăn trở trước thời khắc xuống tiền xây đường sắt tốc độ cao - 2
Đoàn lãnh đạo Bộ GTVT đi tham khảo kinh nghiệm làm đường sắt tốc độ cao tại Tây Ban Nha (Ảnh: Mt.gov).

Từ kinh nghiệm quốc tế, Bộ GTVT đã đề xuất đầu tư đường sắt tốc độ 350km/h, ưu tiên chở khách. Tàu sử dụng công nghệ động lực phân tán, điện khí hóa, chạy trên đường ray khổ tiêu chuẩn 1.435mm.

Với phương án trên, chắc chắn Việt Nam sẽ phải “nhập khẩu công nghệ” cùng đội ngũ tư vấn, nhà thầu từ nước ngoài. Việc lựa chọn công nghệ của quốc gia nào sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có điều kiện ràng buộc về chuyển giao công nghệ và sử dụng nhà thầu nội địa. 

Dự kiến, nhà thầu Việt Nam có thể đảm nhận phần việc giải phóng mặt bằng, thi công kết cấu tầng dưới như nền đường, cầu cạn, hầm, hạng mục thô của nhà ga… Các kết cấu tầng trên như thiết bị ray, thông tin tín hiệu, đoàn tàu, thiết bị nhà ga… mới cần nhập khẩu từ nước ngoài.

Chia sẻ với báo chí, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy dẫn chứng câu chuyện chiếc xe máy Honda 67 của Nhật Bản. Chiếc xe đó phổ biến ở Việt Nam đã lâu, người Việt không thể chế tạo và sản xuất được. Tuy nhiên, hễ chiếc xe hỏng bất cứ chỗ nào người Việt cũng sửa được.

Công trình đường sắt tốc độ cao cũng vậy. Việt Nam có thể không nắm được công nghệ sản xuất nhưng bằng mọi giá phải tự chủ được khâu vận hành, bảo trì và sửa chữa để giảm lệ thuộc vào nước ngoài.

Để làm được điều đó, Chính phủ sẽ phải xây dựng chính sách đặc thù cho hoạt động đầu tư đường sắt tốc độ cao, xây dựng nền tảng công nghiệp phụ trợ và đội ngũ nhân lực chuyên môn cho loại hình này.

Thời điểm chín muồi

Kỷ nguyên đường sắt tại Việt Nam bắt đầu từ năm 1885, với tiếng còi xúp lê và bước chân bộ hành lao xao trên sân ga Bến Thành. Tuyến Sài Gòn – Mỹ Tho, rồi Hà Nội – Sài Gòn, Hải Phòng – Côn Minh… lần lượt được xây dựng.

Đường sắt Đông Dương là phương tiện khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, nhưng cũng khiến Việt Nam trở thành nước có đường sắt rất sớm tại Đông Nam Á. Tuyến đường đã định hình các đô thị lớn nhỏ trải dài từ Bắc tới Nam.

Trăn trở trước thời khắc xuống tiền xây đường sắt tốc độ cao - 3
Đường sắt quốc gia được phát triển từ thời Pháp thuộc đến nay đã lạc hậu, xung đột với đường bộ (Ảnh: Ngọc Tân)

Tuy nhiên, thời đại huy hoàng đó đã lụi tàn. Do công nghệ lạc hậu, hạ tầng xuống cấp, đường sắt trở thành phương tiện mang nhiều tiếng xấu như chậm chạp, thường xuyên gặp tai nạn, sự cố, năng lực vận tải không cao.

Nhìn ra các nước trong khu vực, ngành đường sắt Việt Nam đang rơi vào thế “đi trước, về sau”. Cuối năm 2021, Lào khai trương tuyến đường sắt tốc độ cao 160km/h kết nối với Trung Quốc. Năm 2023, Indonesia khánh thành đoạn đường sắt cao tốc đầu tiên với chiều dài 140km, vận tốc thiết kế 350km/h. 

Ông Nguyễn Văn Phúc, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, cho biết trong lần biểu quyết chủ trương đầu tư đường sắt cao tốc Bắc – Nam vào năm 2010, vấn đề khiến các đại biểu băn khoăn nhất là “đầu tiên – tiền đâu”.

Thời điểm đó, tổng mức đầu tư dự án được tính toán là 56 tỷ USD, chiếm một nửa GDP của Việt Nam. An toàn nợ công và bội chi là một trong những yếu tố chính khiến Quốc hội quyết định chưa thông qua dự án.

Đến nay, sau gần 14 năm, tiềm lực của quốc gia đã khác. GDP bình quân đầu người năm 2023 đạt khoảng 4.282 USD. Quy mô nền kinh tế năm 2023 khoảng 430 tỷ USD, gấp gần 3 lần năm 2010; nợ công xuống ở mức thấp, chỉ khoảng 37% GDP.

“Quy mô GDP của nước ta bây giờ khác hẳn, tiềm lực của nền kinh tế đã khác hẳn. Hy vọng tới đây các cơ sở về nguồn vốn, an toàn tài chính… để đầu tư dự án sẽ thuyết phục được Quốc hội”, ông Phúc chia sẻ

Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam do Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm xây dựng. Tư vấn lập báo cáo là liên danh TEDI – TRICC – TEDIS.

Theo báo cáo này, dự án được thiết kế đường đôi, khổ 1.435mm, điện khí hóa, tốc độ thiết kế 350 km/h, ưu tiên chở khách và có thể vận tải hàng hóa, phục vụ quốc phòng khi cần thiết. Tổng mức đầu tư dự kiến là 67,34 tỷ USD.

Dantri.com.vn

Nguồn:https://dantri.com.vn/xa-hoi/tran-tro-truoc-thoi-khac-xuong-tien-xay-duong-sat-toc-do-cao-20241003021430365.htm

Cùng chủ đề

Yếu tố ‘thành hay bại’ khi làm đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Việc huy động vốn từ các nguồn ngoài ngân sách đòi hỏi chính sách minh bạch và quản lý chặt chẽ để tránh rủi ro tài chính lâu dài. Đây là nội dung quan trọng nhất đảm bảo sự “thành hay bại” của dự án và hướng đến sự phát triển bền vững của đất nước. Ngày 13/11, thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, nhiều đại biểu...

Băn khoăn về ‘siêu dự án’ đường sắt tốc độ cao Bắc

TPO - Ủng hộ chủ trương làm dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, song đại biểu Quốc hội cũng đặc biệt lưu ý đến tiến độ triển khai, nguy cơ đội vốn cũng như hiệu quả đầu tư "siêu dự án" này. TPO - Ủng hộ chủ trương làm dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, song đại biểu Quốc hội cũng đặc biệt lưu ý...

Kỳ vọng đường sắt tốc độ cao là dự án biểu tượng

Nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ lo lắng về tính khả thi của dự án đường sắt tốc độ cao khi thực hiện vận tốc 350km/h và có thể gây áp lực vốn đầu tư trong tương lai.   Đại biểu Nguyễn Thị Xuân băn khoăn về tốc độ dự án và vấn đề công nghệ, lựa chọn nhà đầu tư - Ảnh: Quochoi.vn Ngày 13-11, Quốc hội thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc...

Bộ trưởng GTVT nói gì về nỗi lo đường sắt tốc độ cao ‘lỡ hẹn’ như metro?

Nhiều đại biểu lo ngại dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đội vốn và 'lỡ hẹn' như tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông. Song, Bộ trưởng GTVT cho biết đã nhận diện và nghiên cứu kỹ các nguyên nhân chậm tiến độ, đội vốn. Sáng 13.11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Theo đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên thường trực...

Bộ trưởng GTVT: Có ý kiến sợ đường sắt tốc độ cao chậm tiến độ như metro

Trước lo ngại dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đội vốn và chậm tiến độ như đường sắt đô thị (metro), Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng cho biết đã nghiên cứu kỹ các nguyên nhân. Sáng 13/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.  Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng cho biết, đường sắt tốc độ cao sẽ chỉ chở...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vì sao Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam hút hàng vạn khách?

(Dân trí) - Theo ông Phạm Trung Lương, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu du lịch, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam hút hàng vạn khách là tín hiệu rất đáng mừng vì người Việt đặc biệt quan tâm tới lịch sử. Những ngày qua, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trở thành một trong những điểm đến hút khách bậc nhất tại Hà Nội. Chỉ tính riêng ngày 10/11, điểm đến này đón lượng khách...

Phong cách ngọt ngào của Thanh Thủy tại Hoa hậu Quốc tế 2024

(Dân trí) - Hoa hậu Thanh Thủy gây thương nhớ với loạt trang phục theo phong cách nữ tính, ngọt ngào tại Hoa hậu Quốc tế 2024. Tại cuộc thi Hoa hậu Quốc tế 2024, Thanh Thủy ghi dấu ấn với phong cách thời trang ngọt ngào, tinh tế và đậm chất nữ tính. Thanh Thủy thường chọn những bộ váy nhẹ nhàng, thanh lịch, làm nổi bật vẻ đẹp dịu dàng. Với tiêu chí của Hoa hậu Quốc tế là...

Tổng thống đắc cử Trump sẽ tung “phao cứu sinh” cho TikTok tại Mỹ?

(Dân trí) - Nhiều chuyên gia nhận định, ứng dụng mạng xã hội video TikTok có thể thoát khỏi nguy cơ bị cấm vào đầu năm tới sau khi ông Donald Trump đắc cử tổng thống. Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters). Hồi tháng 7, ông Trump, khi đó vẫn là ứng viên đảng Cộng hòa, cho biết ông không muốn TikTok bị cấm, kể cả khi công ty mẹ ByteDance không thoái vốn tại Mỹ. Ông Trump...

Người dùng Việt “kêu trời” vì iPhone gặp lỗi sau khi nâng cấp lên iOS 18.1

(Dân trí) - Nhiều người dùng tại Việt Nam đã bày tỏ sự bức xúc khi iPhone trở nên lag, chậm và không thể sử dụng được… sau khi nâng cấp thiết bị lên phiên bản iOS 18.1 mới nhất Nhiều độc giả Dân trí cũng như nhiều cư dân mạng tại Việt Nam cho biết iPhone của họ đã gặp phải tình trạng giật, lag hoặc bị đơ… sau khi nâng cấp lên nền tảng iOS 18.1 mới nhất. Nhiều người dùng...

Vai trò của tỷ phú Elon Musk trong chính quyền tương lai của ông Trump

(Dân trí) - Tỷ phú Elon Musk được Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tin tưởng chọn vào vị trí lãnh đạo Bộ Hiệu quả Chính phủ, một cơ quan mới hoàn toàn sẽ hỗ trợ chính quyền sắp tới của ông. Tỷ phú Elon Musk tham gia một cuộc vận động tranh cử của ông Trump ở Pennsylvania hồi tháng 10 (Ảnh: AFP). Giữ đúng lời hứa trong chiến dịch tranh cử, trong tuyên bố ngày 12/11, Tổng thống...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

Một số hình ảnh các hoạt động tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 18/7, Đảng, Nhà nước đã tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân xã Tây An, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Việc Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những công lao, đóng góp to...

Cùng chuyên mục

Kỳ vọng vào quyết tâm hoàn thành đường sắt cao tốc Bắc – Nam

Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam được hoàn thành sẽ đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Bên hành lang Kỳ họp Quốc hội, các đại biểu khẳng định dự án này là sự...

Vì sao Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam hút hàng vạn khách?

(Dân trí) - Theo ông Phạm Trung Lương, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu du lịch, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam hút hàng vạn khách là tín hiệu rất đáng mừng vì người Việt đặc biệt quan tâm tới lịch sử. Những ngày qua, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trở thành một trong những điểm đến hút khách bậc nhất tại Hà Nội. Chỉ tính riêng ngày 10/11, điểm đến này đón lượng khách...

Quốc hội thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025

(ĐCSVN) - Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, chiều 13/11, với 100% đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương (NSTW) năm 2025. Theo đó, năm 2025, Quốc hội quyết nghị tổng số thu NSTW là 1.020.164 tỷ đồng. Tổng số thu ngân sách địa phương là 946.675 tỷ đồng. Trong đó, sử dụng 60.000 tỷ đồng nguồn tích lũy cho cải cách tiền...

Tàu SE7 trật bánh ở Hà Tĩnh, tuyến đường sắt Bắc-Nam ách tắc

Chiều 13/11, ngành Đường sắt đang phối hợp nhiều đơn vị khác triển khai công tác cứu hộ tàu SE7 sau khi xảy ra sự cố trật bánh. Hành khách trên tàu SE7 đã được xe ô tô hỗ trợ di chuyển về khu vực ga Chu Lễ (huyện Hương Khê).Thông tin ban đầu, khoảng 14h cùng ngày (13/11), tàu khách SE7 đang trên hành trình từ ga Hà Nội đi ga Sài Gòn, khi đến Km378+400 tuyến đường...

Hang Sơn Đoòng – bí ẩn bất tận

Nhiều thông tin về hang Sơn Đoòng (Quảng Bình) được công bố với những bất ngờ mới trong đó có việc phát hiện một hệ thống hang ngầm (tunnel) nằm ở độ sâu 60m và nhiều hang động tiếp tục được tìm thấy. Với phát hiện có thể nói gây chấn động này, hang Sơn Đoòng vẫn chứa đựng nhiều bí ẩn đối với các chuyên gia hang động, giới khoa học trong nước và thế giới... Vietnam.vn

Mới nhất

TC Group vào Top 50 Doanh nghiệp xuất sắc Việt Nam năm 2024 – Tập đoàn Thành Công

Theo công bố mới đây của Vietnam Report, Tập đoàn Thành Công (TC Group) đã được vinh danh trong Bảng xếp hạng Top 50 Doanh nghiệp xuất sắc Việt Nam năm 2024 (Top 50 Vietnam the Best). Ngày 13/11/2024, Vietnam Report công bố Bảng xếp hạng Top 50 Doanh nghiệp xuất sắc Việt Nam năm 2024, nhằm ghi nhận...

Tàu SE7 trật bánh ở Hà Tĩnh, tuyến đường sắt Bắc-Nam ách tắc

Chiều 13/11, ngành Đường sắt đang phối hợp nhiều đơn vị khác triển khai công tác cứu hộ tàu SE7 sau khi xảy ra sự cố trật bánh. Hành khách trên tàu SE7 đã được xe ô tô hỗ trợ di chuyển về khu vực ga Chu Lễ (huyện Hương Khê).Thông tin ban đầu, khoảng 14h cùng ngày (13/11),...

Từ “Hố sụt tử thần” Kong… đến rừng xanh Quảng Bình

(NLĐO) - Quảng Bình với hệ thống hang động kỳ vĩ và rừng núi xanh mát đã trở thành điểm đến lý tưởng cho những ai đam...

Hang Sơn Đoòng – bí ẩn bất tận

Nhiều thông tin về hang Sơn Đoòng (Quảng Bình) được công bố với những bất ngờ mới trong đó có việc phát hiện một hệ thống hang ngầm (tunnel) nằm ở độ sâu 60m và nhiều hang động tiếp tục được tìm thấy. Với phát hiện có thể nói gây chấn động này, hang Sơn Đoòng vẫn chứa đựng...

Mới nhất