Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTràn ngập dịch vụ bán trú hè: Quản lý thế nào?

Tràn ngập dịch vụ bán trú hè: Quản lý thế nào?


NHIỀU VĂN BẢN QUY ĐỊNH

Tháng 1.2021, UBND TP.HCM có văn bản số 90/UBND-VX về tăng cường quản lý các cơ sở giáo dục ngoài công lập trên địa bàn. Trước đó, UBND TP cũng đã ban hành hai công văn số 6692/UBND-VX ngày 22.11.2016 và 3221/UBND-VX ngày 20.7.2018 để chỉ đạo UBND quận/huyện và các sở ngành tăng cường quản lý các trung tâm, cơ sở trông giữ trẻ em ngoài giờ học.

Tràn ngập dịch vụ bán trú hè: Quản lý thế nào?- Ảnh 1.

Phụ huynh cần tỉnh táo khi tìm nơi cho con học kỹ năng, học bán trú trong dịp hè

UBND TP.HCM chỉ đạo tăng cường công tác phối hợp giữa UBND các phường, xã, thị trấn và các phòng, ban, các tổ chức đoàn thể địa phương nhằm nâng cao trách nhiệm quản lý, thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động các cơ sở giáo dục ngoài công lập (các trường đại học – phổ thông – mầm non, các trung tâm ngoại ngữ – tin học, tư vấn du học, giáo dục kỹ năng sống…) trên địa bàn.

UBND TP.HCM chỉ đạo các quận, huyện “tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát các cơ sở dịch vụ giữ trẻ ngoài giờ, nhất là những điều kiện nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, nghiêm cấm hoạt động dạy thêm trong các cơ sở dịch vụ giữ trẻ ngoài giờ”.

Bên cạnh đó, UBND TP.HCM chỉ đạo: “Tuyệt đối không để các cơ sở hoạt động không phép (công khai danh sách tại http://dichvugiaoduc.hcm.edu.vn/).

Đầu năm 2024, Sở GD-ĐT TP.HCM có công văn số 100/SGDĐT-GDNCL về chấn chỉnh tình hình hoạt động các đơn vị tham gia tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa; trong đó có đề nghị: “Các đơn vị triển khai tổ chức hoạt động giáo dục theo quy định hiện hành sau khi được Sở GD-ĐT cấp phép hoạt động; đảm bảo an toàn và tách bạch với các hoạt động giáo dục khác theo quy định”.

Tháng 3.2024, UBND TP.HCM cũng ban hành Quy chế phối hợp giữa Sở GD-ĐT và các sở, ban, ngành, Cục Thuế TP.HCM, Bảo hiểm xã hội TP.HCM, UBND TP.Thủ Đức và các quận, huyện trong công tác quản lý nhà nước về giáo dục đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập trên địa bàn TP.HCM.

CHƯA CÓ GIẤY PHÉP CẤP RIÊNG CHO HOẠT ĐỘNG “BÁN TRÚ HÈ”

Chủ một cơ sở giáo dục ngoài công lập trên địa bàn Q.Tân Phú (TP.HCM) cho biết trên thực tế ở địa bàn cơ sở của chị, việc quản lý các cơ sở giáo dục ngoài công lập rất nghiêm, đơn vị kiểm tra liên ngành của phường, quận, thường xuyên xuống kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ, an toàn cho trẻ em…

Cán bộ phòng GD-ĐT ở một quận cho hay UBND TP.HCM đã có các văn bản về tăng cường quản lý các cơ sở giáo dục ngoài công lập trên địa bàn TP.HCM; phòng GD-ĐT cũng được cấp quận chỉ đạo phối hợp các phòng, ban liên quan thành lập tổ kiểm tra liên ngành thường xuyên kiểm tra, rà soát, bảo đảm trẻ ở các cơ sở, trung tâm được chăm sóc, bảo vệ an toàn. Song đây chỉ là những công văn hướng dẫn thực hiện hoạt động giữ trẻ ngoài nhà trường. Hiện nay vẫn chưa có những quy định cụ thể, rõ ràng về cơ sở muốn làm dịch vụ giữ trẻ ngoài giờ học/bán trú ngoài nhà trường; như diện tích phòng tối thiểu/trẻ em bao nhiêu, các trang bị tối thiểu ở cơ sở, xử phạt ra sao nếu vi phạm… Hiện nay chưa có giấy phép cấp riêng cho hoạt động bán trú ngoài nhà trường, “bán trú vệ tinh”, “bán trú hè” ngoài nhà trường…

Ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, khẳng định Sở GD-ĐT không ra bất cứ văn bản nào liên quan đến từ ngữ “bán trú vệ tinh”. Nếu đơn vị, trung tâm nào ngoài nhà trường muốn tổ chức hoạt động nào, thì phải xin phép địa phương, cấp phường, xã, quận, huyện. Những trung tâm nào hoạt động không đúng, thì quận, huyện phải có trách nhiệm quản lý nhà nước với các nội dung này.

Ông Hồ Tấn Minh cho biết thêm: “”Bán trú hè” ngoài nhà trường là dịch vụ thỏa thuận giữa phụ huynh và đơn vị, không có văn bản nào quy định đơn vị nào được tổ chức bán trú ngoài nhà trường. Việc quản lý (các đơn vị làm bán trú ngoài nhà trường – PV) theo quản lý nhà nước của cấp quận, huyện, về an toàn thực phẩm, về tất cả nội dung…, Sở GD-ĐT không có bất kỳ văn bản nào chỉ đạo liên quan đến tổ chức bán trú ngoài nhà trường”.

Ông Hồ Tấn Minh nhấn mạnh các công ty, trung tâm, đơn vị giáo dục ngoài công lập phải có văn bản, quyết định cho phép tổ chức hoạt động giáo dục do Sở GD-ĐT đã cấp. Các trung tâm này nằm ở địa bàn quận huyện nào, thì quận huyện đó phải tổ chức kiểm tra. Nếu trung tâm, đơn vị trên hoạt động không đúng trong giấy phép thì xử lý; nếu tổ chức hoạt động trái với giấy phép là đơn vị đã làm sai. Quận, huyện phải có trách nhiệm quản lý nhà nước, xử lý theo quy định. Sở GD-ĐT chỉ cấp phép quản lý chuyên môn, đơn vị nào dạy sai, Sở GD-ĐT xuống xử lý. “Sở không quản lý bán trú với cơ sở giáo dục ngoài nhà trường”, ông Minh khẳng định.

Tràn ngập dịch vụ bán trú hè: Quản lý thế nào?- Ảnh 2.
Tràn ngập dịch vụ bán trú hè: Quản lý thế nào?- Ảnh 3.

Nhiều nơi rao bán, quảng cáo các khóa bán trú hè 

GIỮ TRẺ KHÔNG ĐÚNG CHỨC NĂNG CHO PHÉP, CHỊU TRÁCH NHIỆM TRƯỚC PHÁP LUẬT

Một cán bộ đang làm việc trong ngành giáo dục của TP.HCM cho biết với các địa điểm giữ trẻ, bán trú tự phát, không được cấp phép…, nằm ở trên địa bàn phường xã nào, thì phường xã phải chịu trách nhiệm.

Do đó, trong các văn bản của Sở GD-ĐT TP.HCM, Sở luôn yêu cầu phòng GD-ĐT các địa phương phải thường xuyên kết hợp với các phường xã, tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện địa điểm giữ trẻ tự phát để kịp thời xử lý.

Vị này cũng cho biết các đơn vị kỹ năng sống, ngoại khóa, nghệ thuật… ở trên địa bàn nào, thì địa bàn đó phải chịu trách nhiệm kiểm tra, xem họ hoạt động có đúng trong giấy phép được cấp không, đúng chức năng, nhiệm vụ được phân công không. “Các nhóm lớp mầm non độc lập tư thục cứ căn cứ thực hiện đúng Thông tư 49 của Bộ GD-ĐT, và được phép giữ trẻ bán trú.

Còn các cơ sở khác, nếu giữ trẻ không đúng chức năng được cho phép, thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Phường xã phải tăng cường kiểm tra, nếu phát hiện cơ sở nào chỉ được cấp phép trong giấy phép là dạy học tiếng Anh, mỹ thuật, hát múa… theo giờ, chứ không phải được phép tổ chức bán trú, mà vẫn rao bán, quảng cáo, tổ chức bán trú thì phải xử lý”, vị này cho hay. 

Tỉnh táo lựa chọn nơi gửi con ngày hè

Phụ huynh nên tỉnh táo khi tìm nơi cho con học kỹ năng, học bán trú ngày hè để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con em; nên lựa chọn những nơi học đầy đủ giấy tờ pháp lý, được đăng ký với cơ quan quản lý địa phương.

Trong hè 2024, trường, lớp mầm non ở TP.HCM được phép giữ trẻ. Sở GD-ĐT TP.HCM đã có công văn hướng dẫn tổ chức hoạt động hè 2024. Thời gian tổ chức các hoạt động hè này từ ngày 17.6 đến hết 16.8.2024.

Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết: “Các phòng GD-ĐT các địa phương hướng dẫn các cơ sở giáo dục mầm non tổ chức hoạt động hè theo nhu cầu gửi trẻ của cha mẹ trẻ, người chăm sóc trẻ, việc tự nguyện đăng ký tham gia của giáo viên và điều kiện cơ sở vật chất của đơn vị”.

Lãnh đạo Sở GD-ĐT nhấn mạnh: “Các phòng GD-ĐT phải có kế hoạch kiểm tra hoạt động cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn dịp hè 2024; đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương, ban ngành đoàn thể giám sát hoạt động giữ trẻ. Bên cạnh đó, phải phân công cán bộ quản lý trực, giải quyết công việc, thực hiện các nội dung báo cáo định kỳ và đột xuất khi có yêu cầu”.

Trong thời gian hè, các cơ sở giáo dục mầm non cần xây dựng kế hoạch tổ chức giữ trẻ trong hè đảm bảo chế độ sinh hoạt cho trẻ, tăng cường các hoạt động vui chơi, trải nghiệm. Cần tổ chức các câu lạc bộ kỹ năng rèn luyện thể lực; duy trì chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, chế độ dinh dưỡng theo quy định; phòng chống dịch bệnh; an toàn sức khỏe cho trẻ, an toàn trường học, an toàn vệ sinh thực phẩm…




Nguồn: https://thanhnien.vn/tran-ngap-dich-vu-ban-tru-he-quan-ly-the-nao-185240530202353669.htm

Cùng chủ đề

Vụ trường tự ý tuyển 174 học sinh lớp 10: Trường phải tổ chức xin lỗi phụ huynh

Trường THPT Tô Hiến Thành phải tổ chức xin lỗi phụ huynh học sinh về những sai phạm trong việc tuyển sinh 174 học sinh lớp 10 khi chưa được sự cho phép của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội. Trước đó,...

Lựa chọn thế nào cho hiệu quả, tránh tiền mất tật mang?

Mong muốn cho con thêm trải nghiệm thú vị trong mùa hè này, chị Đồng Thanh Huyền (29 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội) quyết định tìm hiểu về các khoá học hè. Tuy nhiên khi lên mạng tìm kiếm, chị Huyền khá hoang mang khi có quá nhiều khoá học khác nhau.Các khoá học rất đa dạng về cả nội dung và hình thức, thường được tổ chức với thời gian từ một tuần đến cả tháng, với...

Lựa chọn hoạt động ngoại khóa mùa hè phù hợp với trẻ em

Những năm gần đây, các chương trình ngoại khóa mùa hè dành cho trẻ em ngày càng phong phú, đa dạng cho thấy sự quan tâm rất lớn của xã hội đối với nhu cầu vui chơi, phát triển toàn diện của trẻ. Bên cạnh những loại hình quen thuộc như trại hè, câu lạc bộ thể thao, lớp bồi dưỡng kỹ năng sống, các lớp học năng khiếu... thì thời gian gần đây hình thức sinh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

WHO chỉ ra 2 dấu hiệu cảnh báo huyết áp rất cao xuất hiện trên mặt

Huyết áp cao là 'sát thủ thầm lặng', gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng, như bệnh tim mạch, bệnh thận, đột quỵ. Đặc biệt, WHO vừa chỉ ra 2 dấu hiệu cảnh báo huyết áp rất cao xuất hiện trên mặt mà...

Bài đọc nhiều

Năm học mới của đổi mới và sáng tạo

Năm học của đổi mới và sáng tạoTới dự buổi lễ có Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà; các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ Nội vụ và các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Học...

Thành phố Sơn La đại diện Việt Nam tham dự Hội nghị Thành phố học tập khu vực ASEAN+3

Hội nghị Thành phố học tập khu vực ASEAN+3 đang diễn ra tại Bangkok, Thái Lan là bước ngoặt quan trọng trong việc thúc đẩy nỗ lực hợp tác giữa các thành phố đang định hình chương trình nghị sự toàn cầu. Thành phố Sơn La đại diện cho các thành phố học tập của Việt Nam đã tham gia và có bài chia sẻ tại Hội nghị này.

Nữ sinh Khoa học Máy tính làm rạng danh phái đẹp trong ngành công nghệ

Nguyễn Bảo Dung (ngành Khoa học Máy tính, trường ĐH Công nghệ, ĐHQG Hà Nội) vinh dự nhận Giải thưởng Nữ sinh Khoa học Công nghệ Việt Nam. Hành trình của Dung không chỉ ghi dấu ấn trong học tập mà còn truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ, đặc biệt...

Tranh luận đề kiểm tra ngữ văn ‘lối sống phông bạt của giới trẻ’

Trên mạng xã hội hiện đang lan truyền đề kiểm tra môn ngữ văn giữa học kỳ 1 của một lớp 10 tại trường có tiếng ở TP.HCM chỉ vỏn vẹn một dòng với 17 từ có nội dung: 'Hãy viết bài văn...

“Nắng trên non” lan tỏa tinh thần tự tin, làm chủ cuộc sống của phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số

Sự kiện truyền thông “Nắng trên non” vừa được Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức tại trường THCS và THPT Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai nhằm khơi dậy, khích lệ tinh thần vượt...

Cùng chuyên mục

Nhiều trường đại học dự kiến bỏ xét tuyển học bạ từ năm 2025

Nhiều trường đại học dự kiến sẽ bỏ xét tuyển học bạ từ năm 2025. Trong khi, hàng loạt trường đã không sử dụng phương thức này từ nhiều năm trước.

Thầy hiệu trưởng về hưu, ngàn học trò nhớ: ‘Muốn được yêu mến, mình phải trải lòng với học trò’

Thầy hiệu trưởng trong clip '1.400 học sinh chia tay trước ngày nghỉ hưu' nói muốn được yêu mến, thầy giáo trước tiên phải trải lòng với học trò. Thầy là cha mẹ, nhưng cũng là bạn để các em tâm sự những nỗi niềm tuổi mới lớn. ...

Bổ nhiệm nữ Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nam Định vừa tổ chức công bố các quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở GD&ĐT. ...

Hơn 300 nhà khoa học bàn về công nghệ y tế

(NLĐO)- Đánh giá công nghệ y tế được xem là một công cụ hữu hiệu để nâng cao hiệu quả hệ thống y tế ...

Hệ lụy từ việc lấy ngữ liệu ngoài SGK

Không sử dụng ngữ liệu từ sách giáo khoa (SGK) trong đề kiểm tra, đề thi để hạn chế tình trạng học văn mẫu, nhưng đề thi dễ rơi vào tình trạng ngữ liệu gây tranh cãi. ...

Mới nhất

Chỉ đạo mới về điều hành giá điện, tăng nhập điện từ Trung Quốc

Các đơn vị phải căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục". Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 500/TB-VPCP kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về tình hình triển khai các dự án quan trọng của Tập đoàn Điện lực Việt...

Đề xuất khởi động chọn quốc phục Việt Nam

Bộ nhận diện bản sắc Việt Nam chưa rõ nét, giới trẻ hiện nay quan tâm nhiều đến quốc phục, đại biểu Quốc hội cho rằng đây là thời điểm phù hợp để khởi động lại việc chọn quốc phục. Sáng 1/11, Quốc hội thảo luận về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn...

Ngọc Hồi (Kon Tum): Bảo tồn văn hóa gắn với phát triển du lịch

Ngọc Hồi (Kon Tum) là huyện biên giới, toàn huyện có 8 xã, thị trấn; với 17 dân tộc sinh sống, trong đó có các dân tộc tại chỗ là Brâu, Xơ Đăng, Gié Triêng. Những năm qua, với sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và nguồn lực đầu tư từ Chương trình...

Những điểm nhấn của du lịch Nam Bộ trong những tháng cuối năm

Du lịch Nam Bộ đổi mới nhiều dịch vụ, sản phẩm du lịch trải nghiệm, nghỉ dưỡng gắn tài nguyên du lịch biển đảo, đồng thời có các chương trình kích cầu, thu hút du khách những tháng cuối năm.Đẩy mạnh liên kết, tạo nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn ở Đông Nam BộBài 1: Trung tâm công...

Mới nhất

“Hoa núi” tranh tài