Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTrần ai tìm nơi dạy trẻ tự kỷ - Kỳ cuối: Khó...

Trần ai tìm nơi dạy trẻ tự kỷ – Kỳ cuối: Khó như mở trường dạy trẻ tự kỷ

Chưa có quy chuẩn, thiếu quy định, ít mô hình tham khảo, thủ tục rắc rối, phức tạp… là những rào cản cho quá trình hình thành, xây dựng các trung tâm nuôi dạy trẻ tự kỷ ở Việt Nam.

Kỳ cuối: Khó như mở trường dạy trẻ tự kỷ - Ảnh 1.

Một lớp can thiệp sớm tại Q.10 (TP.HCM) – Ảnh: HOÀNG THI

Đây là một nghịch lý trong bối cảnh phụ huynh cả nước hoa mắt tìm nơi học cho con bị tự kỷ: nghịch lý của cầu nhiều, cung hiếm.

Không có quy chuẩn

Bén duyên với giáo dục đặc biệt từ năm 2007, cô Lưu Thị Tho (thạc sĩ khoa học giáo dục, chuyên ngành giáo dục đặc biệt, Trường đại học Sư phạm Hà Nội) đã trải qua 15 năm gắn bó với nghề. Từng mở ba trung tâm can thiệp đặc biệt cho trẻ, đến năm 2020 cô Tho phải dừng lại tất cả các trung tâm bởi ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Cô Tho chia sẻ việc mở trường can thiệp đặc biệt cho trẻ không hề dễ dàng. “Về cơ sở vật chất, trung tâm phải có các phòng chức năng khác nhau như phòng can thiệp, phòng điều hòa cảm giác, phòng trị liệu vận động…

Về nguồn lực giáo viên, trong khi số lượng đào tạo đúng chuyên ngành còn hạn chế, những giáo viên có kinh nghiệm chuyên môn thì lựa chọn mở trung tâm hoặc đi dạy trực tiếp. Còn lại, nhiều giáo viên chỉ được đào tạo ngắn hạn, học chứng chỉ.

Bên cạnh đó, về mặt pháp lý, hiện chưa rõ quy trình chuẩn để thành lập trung tâm giáo dục đặc biệt. Hiện để thành lập trung tâm, có thể thông qua Liên hiệp Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam, Hội Tâm lý giáo dục Việt Nam, Hội Tâm lý trị liệu Việt Nam hoặc lập đề án thông qua Sở Nội vụ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội”, cô Tho phân tích.

Cô Tho cũng cho rằng trong khi các trường mầm non tư thục và các cấp học khác có cơ quan chuyên môn là Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý và có quy chuẩn chung, thì với trung tâm can thiệp đặc biệt lại không có quy chuẩn chung nào để áp dụng. Điều này cũng gây khó cho các trung tâm can thiệp đặc biệt.

“Đặc biệt, sau COVID-19, nhiều trẻ gặp rối loạn phát triển ngôn ngữ, nhiều trẻ chậm nói trong giai đoạn giãn cách xã hội dẫn đến nhu cầu của phụ huynh tăng cao. Cũng chính vì vậy, sau COVID-19 những trung tâm, lớp dạy can thiệp đặc biệt mọc lên như “nấm mọc sau mưa”. Nhiều người trái ngành chỉ đi học chứng chỉ 3 tháng, 6 tháng cũng tự nhận trẻ để dạy”, cô Tho bày tỏ quan điểm.

Mô hình kết hợp dạy trẻ hòa nhập

Sau khi đóng cửa trung tâm can thiệp đặc biệt, cô Tho cùng ba cô giáo khác tìm cách tạo ra một mô hình học tập khác cho trẻ “đặc biệt”. Cô Tho chia sẻ từ năm 2009, cô đã thực hiện can thiệp cho trẻ đặc biệt hòa nhập tại trường mầm non ở quận Đống Đa (Hà Nội) và đạt hiệu quả tốt, trẻ phát triển và hòa nhập với các bạn.

Hiện nay, cô Tho cùng ba cô giáo khác kết hợp với một số trường mầm non tư thục, đặt phòng can thiệp đặc biệt ngay trong trường học. Những trẻ cần can thiệp như chậm nói, tăng động giảm chú ý, tự kỷ… sẽ được học song song vừa hòa nhập, vừa can thiệp. Giờ can thiệp với cô giáo sẽ phụ thuộc vào từng tình trạng của trẻ và nhu cầu của phụ huynh.

Theo cô Tho, trẻ tự kỷ thường có khiếm khuyết về tương tác xã hội, về giao tiếp và có thể có những hành vi bất thường, rập khuôn… Chính vì vậy, môi trường hòa nhập sẽ tạo điều kiện cho trẻ tối đa thời gian, sẽ có nhiều nhân lực tương tác hỗ trợ trẻ mọi lúc mọi nơi.

Việc thực hiện mô hình này cũng giúp các cô giáo mầm non bình thường hiểu hơn về trẻ đặc biệt, từ đó có sự quan tâm, thay đổi hành vi để chăm sóc trẻ tốt hơn.

“Ví dụ, một đứa trẻ tăng động sẽ rất nghịch ngợm, không chú tâm học tập. Nếu bình thường, cô giáo sẽ nghĩ rằng đứa trẻ đó hư, không nghe lời. Nhưng khi được biết về tình trạng của đứa trẻ, cô giáo mầm non sẽ hiểu hơn và tôn trọng sự đặc biệt của trẻ. Tất nhiên, cũng tùy thuộc mức độ hành vi trẻ có thể học hòa nhập hay không. Nếu trẻ ở thể quá nặng, có thể gây nguy hiểm cho các bạn khác thì chưa thể cho trẻ học hòa nhập.

Bên cạnh việc được hỗ trợ cải thiện chuyên sâu về khiếm khuyết cốt lõi mà trẻ gặp phải thì trẻ sẽ được hòa nhập, phát triển bình thường. Và điều rất quan trọng là trẻ được tôn trọng sự khác biệt, nhưng vẫn được hỗ trợ cân bằng và phát triển như những đứa trẻ bình thường khác”, cô Tho chia sẻ.

Kỳ cuối: Khó như mở trường dạy trẻ tự kỷ - Ảnh 2.

Giáo viên dạy trẻ tự kỷ tại một trường mầm non tư thục ở Hà Nội – Ảnh: D.LIỄU

Lựa chọn trung tâm thế nào?

Theo ThS Lưu Thị Tho, trước khi cho trẻ đi can thiệp cần đưa trẻ đi khám tại khoa tâm bệnh bệnh viện nhi, hoặc được sàng lọc lượng giá từ các nhà chuyên môn về giáo dục đặc biệt.

Phụ huynh cũng cần tìm hiểu và trang bị kiến thức lựa chọn những trung tâm có quy trình đánh giá sàng lọc – tư vấn – can thiệp. Bởi cha mẹ là người tiếp xúc với trẻ hằng ngày, hiểu trẻ nên từ đó đồng hành và hỗ trợ can thiệp cho trẻ là tốt nhất.

Thứ hai là trong quá trình làm việc với trẻ, cô giáo phải trao đổi thông tin thường xuyên với gia đình để kiểm tra định kỳ. Có thể là ba tháng một lần, để gia đình biết được tình trạng của con và đưa ra kế hoạch can thiệp, hoặc điều chỉnh mục tiêu can thiệp phù hợp với khiếm khuyết cốt lõi tiếp theo cho con.

Bên cạnh đó, cô giáo cũng phải chia sẻ những phương pháp can thiệp để phụ huynh có thể đồng hành can thiệp cho trẻ ở nhà.

Nhập nhằng quản lý cơ sở nuôi dạy trẻ tự kỷ

Trao đổi với Tuổi Trẻ, một số chủ cơ sở giáo dục trẻ đặc biệt tại Đà Nẵng cho biết việc đơn vị nào quản lý các cơ sở can thiệp trẻ đặc biệt vẫn còn những nhập nhằng. Hầu hết các cơ sở đều hoạt động trên danh nghĩa công ty hoặc viện nghiên cứu.

Mới đây, việc quản lý các cơ sở này được bàn giao cho Sở Giáo dục và Đào tạo và đang bước vào giai đoạn hoàn thiện chương trình giáo dục, cơ sở vật chất để đúng thủ tục pháp lý, xin cấp phép thành trung tâm. Tuy nhiên theo các chủ cơ sở này, điều kiện để mở trung tâm can thiệp trẻ đặc biệt khá khắt khe, hầu như ít có cơ sở nào đáp ứng.

Một chủ cơ sở can thiệp trẻ đặc biệt tại quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng cho hay: “Hiện mọi tiêu chí của chúng tôi từ cơ sở vật chất, đội ngũ chuyên môn, chương trình… đều đáp ứng việc hoạt động trên danh nghĩa một trung tâm can thiệp, giáo dục trẻ tự kỷ. Tuy nhiên, để đáp ứng hết các tiêu chí đảm bảo thủ tục pháp lý trở thành một trung tâm can thiệp trẻ đặc biệt là rất khó”.

Lời khuyên cho phụ huynh

Dành lời khuyên cho các phụ huynh, PGS.TS Huỳnh Văn Chẩn – trưởng khoa công tác xã hội, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) – cho rằng trước tiên muốn xác định con có tự kỷ hay không, hoặc các biểu hiện tự kỷ đang ở mức độ nào, phụ huynh nên đưa con đến các bệnh viện có các khoa tâm lý, tâm thần trẻ em để được chẩn đoán. Các bệnh viện uy tín thường được phụ huynh cho con đến kiểm tra tại TP.HCM là Bệnh viện Nhi đồng 1 và Bệnh viện Nhi đồng 2.

Khi đã xác định được tình trạng của trẻ, đến bước tìm trung tâm can thiệp, ông Huỳnh Văn Chẩn cho rằng phụ huynh nên ưu tiên đưa trẻ đến một trung tâm đảm bảo tiêu chuẩn.

Trước hết là không gian học tập, cần có kích thước rộng rãi, đủ để trẻ tự kỷ có thể tương tác thoải mái. Thứ hai là có thêm nhiều phòng chức năng ngoài phòng học, chẳng hạn có các phòng cân bằng cảm giác khi trẻ tăng động hoặc các phòng massage nước… hỗ trợ quá trình điều trị trẻ.

Ngoài điều kiện của trung tâm, ông Huỳnh Văn Chẩn lưu ý phụ huynh nên tìm hiểu kỹ về giáo án và đội ngũ giảng dạy. Một số lớp học đang hoạt động như một nhà trẻ thông thường, chỉ có điều được tích hợp thêm một giờ can thiệp mỗi ngày.

Người đứng lớp can thiệp có thể là giáo viên không chuyên của lớp, hoặc hợp đồng với một số sinh viên năm cuối khoa giáo dục đặc biệt, tâm lý, công tác xã hội… đến dạy theo giờ. Cả hai cách làm đều rất khó có hiệu quả.

Cuối cùng, ông Huỳnh Văn Chẩn cho rằng để quá trình can thiệp được tốt hơn, phụ huynh vẫn phải chủ động đồng hành cùng con. Cha mẹ nên kèm cặp thêm cho con tại nhà theo sự hướng dẫn của chuyên gia.

Ngay cả với những trẻ được can thiệp nội trú, cha mẹ cũng cần thường xuyên đến thăm trẻ, tương tác và chăm sóc trẻ thay vì phó thác hết cho các thầy cô. “Bởi vì tình thương của cha mẹ là một điểm tựa vững chắc bên cạnh sự hỗ trợ của thầy cô để các con có thể học tập và phát triển” – ông Chẩn nói.



Nguồn: https://tuoitre.vn/tran-ai-tim-noi-day-tre-tu-ky-ky-cuoi-kho-nhu-mo-truong-day-tre-tu-ky-20241029220050488.htm

Cùng chủ đề

‘Bà giáo’ khó đứng lớp mầm non

TP - Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55. TP - Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm...

Trần ai tìm nơi dạy trẻ tự kỷ – Kỳ 2: Hoa mắt tìm trường cho con

Công cuộc tìm trường cho con ban đầu tưởng đơn giản, vì chỉ cần đặt lệnh tìm kiếm "trường dành cho trẻ tự kỷ" là ngay lập tức nhận được hàng ngàn kết quả. Có con trai 15 tuổi, phải qua rất nhiều trường...

Trần ai tìm nơi dạy trẻ tự kỷ – Kỳ 1: ‘Tự kỷ’ với những ngôi trường tự kỷ

Trong vai cha mẹ cần tìm trường cho con bị tự kỷ, phóng viên Tuổi Trẻ ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam đã dành nhiều tháng tìm kiếm, thâm nhập. Vụ việc một cháu bé tự kỷ 8 tuổi ở Đà Nẵng bị...

Thực hiện tốt công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong chăm sóc, giáo dục trẻ

Báo cáo công tác phối hợp giữa cơ sở giáo dục mầm non của gia đình và xã hội trong nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ em, Phó Vụ trưởng Giáo dục mầm non (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Hoàng Thị Dinh cho biết, trong thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai nhiều hoạt động hội thảo, tập huấn, hướng dẫn cốt cán đại diện cho cán bộ quản lý...

Nguyễn Văn Chung, Hứa Kim Tuyền cho phép ‘Cùng con đi khắp thế gian’ dùng nhạc miễn phí

Thành lập mạng lưới hỗ trợ, làm phim về trẻ tự kỷTrong năm 2024-2025, dự án Cùng con đi khắp thế gian có thêm nhiều hoạt động ý nghĩa.Đó là thành lập mạng lưới hỗ trợ sàng lọc, can thiệp y khoa và giáo dục cho trẻ tự kỷ. Ban điều hành dự án hợp tác cùng các đơn vị thực hiện...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Học sinh giỏi toán của tỉnh phân loại ve chai thuần thục, thành tân sinh viên Đại học Kinh tế TP.HCM

Chế Hoàng Du, vừa đậu vào Trường đại học Kinh tế TP.HCM, là học sinh giỏi toán của tỉnh Tiền Giang, từ bé đã đi lượm ve chai cùng mẹ, thân thuộc với các loại rác. ...

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trình Quốc hội loạt chính sách mới về lương, tuổi nghỉ hưu của nhà giáo

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nêu rõ so với quy định hiện hành, dự Luật Nhà giáo có nhiều chính sách mới về tuyển dụng, tiền lương, tuổi nghỉ hưu với nhà giáo. Sáng 9-11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn...

Tập thể dục chân trần có tốt không?

Không thể phủ nhận vai trò của những loại giày cần thiết khi tham gia các hoạt động thể thao. Tuy nhiên, theo Women’s Health, đi chân trần khi tập thể dục có thể mang lại lợi ích. Một số chuyên gia thể hình...

Ngày hội Việt Nam Xanh: Thúc đẩy lối sống xanh, tiêu dùng xanh

Sáng nay (9-11) Ngày hội Việt Nam Xanh khai hội tại Nhà văn hóa Thanh niên (số 4 Phạm Ngọc Thạch, quận 1, TP.HCM), mở ra hai ngày hội hè tưng bừng trong không gian xanh giữa trung tâm TP.HCM với hàng loạt hoạt động xuyên suốt đến hết ngày 10-11. ...

Giới trẻ thích xem tuồng, tại sao không?

Tối 8-11, hàng trăm sinh viên và người dân đã có mặt tại đình làng Hòa Mỹ (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) để thưởng thức buổi biểu diễn nghệ thuật tuồng đặc sắc. ...

Bài đọc nhiều

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

Clip nữ giáo viên thân mật với nam sinh ở Hà Nội: Đình chỉ cô giáo

Chiều 2/10, trao đổi với PV báo Dân Việt, cô Bùi Thùy Linh, Hiệu trưởng Trường THPT Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội xác nhận, 2 nhân vật trong "clip nữ giáo viên thân mật với nam...

Cùng chuyên mục

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trình Quốc hội loạt chính sách mới về lương, tuổi nghỉ hưu của nhà giáo

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nêu rõ so với quy định hiện hành, dự Luật Nhà giáo có nhiều chính sách mới về tuyển dụng, tiền lương, tuổi nghỉ hưu với nhà giáo. Sáng 9-11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn...

Mở rộng các kì thi riêng

Một số kì thi riêng do các cơ sở giáo dục đại học (ĐH) tổ chức sẽ mở rộng quy mô về không gian, số trường tham gia để tạo thuận lợi cho thí sinh xét tuyển trong mùa tuyển sinh năm 2025. ...

Nâng cao năng lực thích ứng, sử dụng thông thái thành tựu của công nghệ số

Mỗi người dân, doanh nghiệp cần nâng cao năng lực thích ứng, tự bảo vệ và là người tiếp cận, sử dụng và ứng dụng thông thái những thành tựu của công nghệ số.

Bí quyết săn học bổng 2025 từ 8 trường đại học hàng đầu Úc (Go8)

Để có cơ hội nhận học bổng từ Go8 - nhóm 8 trường đại học hàng đầu tại Úc, việc tìm hiểu kỹ các điều kiện và chuẩn bị lộ trình du học sớm là điều vô cùng quan trọng. Dưới đây là...

Trao Giải thưởng Quả cầu vàng 2024 cho 10 nhà khoa học trẻ xuất sắc

Tối 8/11, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ trao Giải thưởng khoa học công nghệ Quả cầu vàng và Giải thưởng Nữ sinh Khoa học công nghệ năm 2024.

Mới nhất

Trình dự thảo Luật Nhà giáo tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV

Trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, sáng 9/11, Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ đã trình bày trước Quốc hội nội...

Thuốc Modafinil là gì? Cần lưu ý gì khi sử dụng Modafinil?

Buồn ngủ, rối loạn giấc ngủ vào ban ngày khiến hiệu suất làm việc, học tập giảm sút. Để tăng cường sự tập trung, nhiều người đã tìm đến Modafinil. Vậy, Modafinil là thuốc...

Khi những nhà văn hoá tiền tỷ đua nhau mọc lên từ sự đồng thuận của ý đảng, lòng dân

Chỉ trong khoảng thời gian ngắn, gần chục nhà văn hoá xóm lần lượt được xây dựng với kinh phí hàng tỷ đồng đã và đang dần hiện hữu tại xã...

Giá ngoại tệ ngày 9/11/2024: Vì sao USD tăng mạnh?

DNVN - Trong phiên giao dịch ngày 9/11/2024, đồng USD tăng mạnh và đang trên đà có mức tăng tuần, khi các nhà đầu tư đánh giá tác động của cuộc bầu cử tổng...

Ngày hội Việt Nam Xanh: Thúc đẩy lối sống xanh, tiêu dùng xanh

Sáng nay (9-11) Ngày hội Việt Nam Xanh khai hội tại Nhà văn hóa Thanh niên (số 4 Phạm Ngọc Thạch, quận 1, TP.HCM), mở ra hai ngày hội hè tưng bừng trong không gian xanh giữa trung tâm TP.HCM với hàng loạt...

Mới nhất