Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếTrầm cảm vì mắc bệnh

Trầm cảm vì mắc bệnh


Hơn 20 năm bị vảy nến hành hạ thể chất và tinh thần, anh G. không dám lập gia đình, mất việc, rơi vào bế tắc, trầm cảm, thậm chí vài lần có ý định tự vẫn.

Anh N.V.G. (38 tuổi, Đồng Nai) được chẩn đoán mắc bệnh vảy nến thể mảng khi học lớp 12. Ban đầu, da phát ban loang lổ, nổi vảy trắng ở ngực, cánh tay, bắp chân 2-3 lần mỗi năm và bệnh giảm khi điều trị theo đơn thuốc bệnh viện. Tuy nhiên, do bận mưu sinh, không có điều kiện điều trị liên tục, anh tự dùng thuốc theo hướng dẫn trên mạng hoặc thuốc gia truyền.





Ảnh minh hoạ.

Khoảng 5 năm nay, bệnh tiến triển thành thể nặng nhất là vảy nến đỏ da toàn thân kèm viêm khớp vảy nến. Người bệnh bị viêm đỏ da toàn thân, da dày tróc vảy trắng nhiều từ chân tóc, mi mắt, lỗ tai xuống ngực, lưng, chân. Các ngón tay, ngón chân sưng to, biến dạng vĩnh viễn ảnh hưởng đến chức năng cầm nắm, đi lại, thường xuyên đau nhức.

Tình trạng da như vậy và sức khoẻ kém, anh G. không dám lập gia đình, cũng mất công việc cũ, hiện là tài xế xe ôm công nghệ tại TP.HCM.

Ra đường, anh G. che kín mình trong quần áo, mũ, khẩu trang, găng tay, tất chân. Tuy nhiên, mỗi ngày anh chỉ làm tối đa 4-5 giờ, khi cơn đau rát toàn thân và các khớp tay dịu bớt nhờ thuốc giảm đau.

Đây là công việc cứu cánh duy nhất giúp anh duy trì cuộc sống, giảm phụ thuộc vào cha mẹ già ở quê. Thu nhập vài triệu đồng mỗi tháng, anh tằn tiện trang trải tiền trọ, ăn uống và mua thuốc giảm đau.

Tiếp xúc với người bệnh, BSNT.CKI Lý Thiên Phúc, chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, nhận thấy anh G. có những dấu hiệu rõ rệt của trầm cảm như nét mặt luôn trầm buồn, u uất, ngại giao tiếp.

Anh G. cũng chia sẻ với bác sỹ mình “bị mắc kẹt trong vòng lặp bệnh tật và nghèo khó” nên bế tắc, chán nản, mặc cảm, thậm chí nhiều lần tìm cách kết thúc cuộc sống nhưng được phát hiện và cứu sống.

Chịu chung sự dày vò của bệnh vảy nến, ông V.H.H. (56 tuổi, TP.HCM) từ một người khỏe mạnh, vui vẻ, thân thiện trở nên dễ cáu gắt, bực bội.

Sau cơn đột quỵ liệt nửa người hồi năm ngoái, khiến sức khỏe ngày càng suy kiệt, mất ngủ triền miên, đau đớn, mất khả năng đi lại, ông H. càng muốn buông xuôi, không chịu uống thuốc hay tới bệnh viện điều trị.

Một trường hợp khác là thiếu nữ L.K.M. (17 tuổi, Cà Mau) bỗng dưng mắc bệnh khi đang ở độ tuổi đẹp nhất, da từ đầu đến chân bong tróc, rơi ra như tuyết khiến M. sốc, không thể chấp nhận sự thật. Khi biết bệnh này không thể chữa khỏi, phải chung sống với bệnh suốt đời, em càng tuyệt vọng. “Những ngày phải đi học, phải gặp người khác với em là cực hình”, M. nói.

Trong hơn một năm mắc vảy nến em như trở thành người khác, không chịu đi học, bỏ ăn, mất ngủ, có hành vi tự làm hại bản thân, dễ kích động khi bị nhắc đến bệnh. Nhớ lại lần đầu được mẹ đưa tới thăm khám với bác sỹ Bích, M. luôn cúi mặt, trả lời nhát gừng, bật khóc khi cởi khẩu trang và áo khoác mà vảy nến rơi lả tả.

Tiến sỹ, bác sỹ Đặng Thị Ngọc Bích, Trưởng chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM và Phòng khám Đa khoa Tâm Anh quận 7, cho biết nơi đây đang điều trị cho khoảng gần 200 người bệnh vảy nến, gồm mọi độ tuổi, giới tính và mức độ bệnh. Điểm chung đáng báo động của mọi người bệnh trong lần đầu tới khám là chán nản, hoang mang, có dấu hiệu rối loạn lo âu, trầm cảm rõ rệt.

Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Y học Việt Nam cho biết, trong tổng số 122 người bệnh vảy nến được theo dõi, có 26,2% người bệnh có rối loạn trầm cảm, trong đó trầm cảm nặng chiếm gần 22%; trầm cảm mức độ trung bình là 25%.

Các triệu chứng chính, phổ biến của trầm cảm ở người bệnh vảy nến là khí sắc trầm; mất quan tâm, thích thú; giảm năng lượng, dễ mệt mỏi; giảm tập trung; bi quan về tương lai; rối loạn giấc ngủ. Đặc biệt, 100% người bệnh bị giảm sút tính tự trọng và lòng tự tin. Nghiêm trọng hơn, gần 22% có ý tưởng hoặc hành vi tự sát.

Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ cũng ghi nhận tỷ lệ mắc trầm cảm ở bệnh nhân vảy nến cao hơn dân số chung. Cơ quan này ước tính khoảng 30% người mắc vảy nến có bệnh tâm thần, gồm trầm cảm, lo âu và ý định tự tử. Tỷ lệ trầm cảm ở người bệnh vẩy nến ước tính từ 10% – 62% theo các nghiên cứu khác nhau về tiêu chí và quy mô.

Thậm chí, trong một báo cáo, có 9,7% bệnh nhân mong muốn được chết vào thời điểm nghiên cứu và 5,5% có ý định tự tử. Đặc biệt, trầm cảm nặng hơn khi vảy nến ở những vùng không che dấu được, như mặt, lòng bàn tay, da đầu, móng… làm cho người bệnh ngại giao tiếp với xã hội.

“Trầm cảm làm triệu chứng vảy nến nặng hơn, biến chứng xảy ra nhiều hơn; không ít người giảm tuân thủ điều trị dẫn tới giảm hiệu quả”, bác sỹ Bích nói.

Trường hợp anh G., bác sỹ lựa chọn loại thuốc cổ điển đường uống và bôi, kem dưỡng ẩm. Người bệnh được phối hợp trị liệu tâm lý với bác sỹ chuyên khoa tâm thần. Anh được dặn dò kiêng rượu bia, thuốc lá, hạn chế dầu mỡ, thịt đỏ và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời để bệnh mau lành.

Ông H. và em M. lựa chọn điều trị bằng tiêm thuốc sinh học, sau hai tháng điều trị, họ đã thoát khỏi mặc cảm bệnh tật và trầm cảm, dần trở về lại cuộc sống bình thường.

Theo bác sỹ Phúc, người bệnh vảy nến nào cũng có nguy cơ bị trầm cảm. Trong đó, người mắc vảy nến thể nặng, diện tích sang thương trên da lớn, bệnh tiến triển thành nhiều biến chứng; người trẻ tuổi, người không có điều kiện kinh tế hoặc không có người thân kề cận chăm sóc thì nguy cơ trầm cảm càng cao.

Khi mắc vảy nến, da xuất hiện các sang thương như đỏ da, dày da, viêm đỏ da, tróc vảy có thể xuất hiện ở mọi vị trí gây mất thẩm mỹ, kèm theo ngứa, đau, gây khó chịu. Người bệnh có xu hướng tự kỳ thị chính mình, cảm thấy xấu hổ, bối rối và thường cố giấu làn da.

Những vị trí sang thương khó có thể che giấu như mặt, đầu, cổ, bàn tay càng khiến họ mặc cảm, tự ti về ngoại hình của bản thân. Một số trường hợp bùng phát vảy nến ở cơ quan sinh dục, ngực khiến người bệnh gặp khó khăn khi tiếp xúc thân mật, quan hệ tình dục.

Một số người nhầm lẫn triệu chứng của vảy nến với các bệnh truyền nhiễm như giang mai, ghẻ lở… nên kỳ thị người bệnh. Điều này cũng khiến bệnh nhân ngại tiếp xúc, tự cô lập bản thân.

Vảy nến là bệnh viêm hệ thống, mạn tính, có thể kiểm soát ổn định nếu người bệnh tuân thủ điều trị. Một số loại thuốc điều trị gây tác dụng phụ lên gan, thận, buộc người bệnh phải tái khám đúng lịch và làm các xét nghiệm định kỳ. Thêm nữa, người bệnh phải dùng thuốc suốt đời (ở mức độ nhẹ thì chỉ cần dùng thuốc bôi) và chi phí điều trị cũng là gánh nặng cho nhiều người bệnh.

Nếu bệnh không được điều trị kịp thời và đúng cách dễ tiến triển sang các thể nặng hơn như đỏ da toàn thân, viêm khớp vảy nến gây đau, sưng, cứng khớp, biến dạng khớp vĩnh viễn…

Người bệnh cũng dễ mắc thêm đái tháo đường, tăng huyết áp, tăng mỡ máu, nguy cơ tim mạch… Những thông tin về bệnh vảy nến rất phổ biến trên internet. Tiếp cận thường xuyên với các thông tin này, nhất là những thông tin chưa chính xác, điều trị sai cách khiến “tiền mất tật mang” càng làm người bệnh mất niềm tin điều trị.

“Tất cả những điều trên khiến người mắc vảy nến dễ rơi vào trầm cảm. Thực tế, người bệnh trẻ tuổi stress nhiều hơn vì tương lai còn dài, đang trong độ tuổi đẹp nhất để xây dựng các mối quan hệ xã hội, sự nghiệp nhưng bị rào cản bệnh tật ngăn trở”, bác sỹ Phúc nói.

Trầm cảm và vảy nến có cơ chế tác động qua lại, khuếch đại lẫn nhau. Stress là yếu tố thuận lợi làm khởi phát hoặc tái phát bệnh vảy nến. Bệnh càng nặng người bệnh càng stress, mất ngủ, giảm chất lượng sống. Lâu dần, các bức bối bệnh tật và tâm lý không được giải quyết triệt để dẫn tới trầm cảm.

Trầm cảm và vảy nến đều khiến cơ thể giải phóng các cytokine gây viêm. Hai bệnh này cũng làm rối loạn nồng độ các hormone (cortisol và adrenaline) trong quá trình chống stress của cơ thể, kéo theo phản ứng viêm rầm rộ hơn. Từ đó, khiến các triệu chứng trầm cảm và vảy nến hiện tại trầm trọng thêm hoặc kích hoạt đợt bệnh mới tồi tệ hơn, bác sỹ Bích phân tích.

“Khi kiểm soát bệnh ổn định, sạch sang thương trên da, giảm số lần tái phát, giảm di chứng, biến chứng của vảy nến sẽ cải thiện được tình trạng trầm cảm ở người bệnh”, bác sỹ Bích cho hay.

Với người bệnh vảy nến có kèm trầm cảm, ngoài việc điều trị vảy nến, người bệnh cần được ổn định tâm lý với sự phối hợp của bác sỹ và gia đình.

Các bác sỹ hướng dẫn người bệnh tham gia các câu lạc bộ bệnh nhân vảy nến; dành nhiều thời gian trò chuyện, thăm hỏi với người bệnh; đồng thời khuyến khích người thân của họ đồng hành, nâng đỡ tinh thần giúp người bệnh tích cực hơn.

Hiện nay, có nhiều phác đồ để điều trị vảy nến hiệu quả, như thuốc thoa cổ điển; liệu pháp ánh sáng; thuốc toàn thân như các thuốc ức chế miễn dịch và mới nhất là thuốc sinh học.

Trong đó, thuốc sinh học là bước tiến mới trong điều trị vảy nến vì kiểm soát các triệu chứng tốt, nhanh và ít tác dụng phụ hơn. Tùy thuộc mức độ bệnh, diện tích cơ thể bị ảnh hưởng, bệnh lý kèm theo, mức độ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, điều kiện kinh tế của từng người bệnh, bác sỹ sẽ vấn phương pháp điều trị phù hợp.





Nguồn: https://baodautu.vn/tram-cam-vi-mac-benh-d226146.html

Cùng chủ đề

4 dấu hiệu bất ổn cảnh báo ruột đang có vấn đề

Khi lợi khuẩn trong ruột giảm thì vi khuẩn có hại sẽ phát triển mạnh. Vì sức khỏe đường ruột ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thể chất nên cơ thể sẽ xuất hiện một số triệu chứng như mệt mỏi, nổi mụn...

Luôn nghĩ mình tài giỏi, đi khám mới biết bị bệnh tâm thần

Gần đây, cô gái 19 tuổi (Hà Nội) ngủ ít, sụt cân, luôn ảo tưởng mình tài giỏi siêu phàm, nảy ra nhiều ý tưởng kinh doanh buôn bán không thực tế, thậm chí dự định mở công ty buôn bán xuyên quốc gia. Thời gian trước, cô gái này thường biểu hiện khác lạ, như vui vẻ quá mức, nhiều năng lượng, làm việc không biết mệt mỏi, hay cười nói, bắt chuyện với nhiều người. Cô...

6 dấu hiệu bạn đang thiếu ngủ

Thời gian giấc ngủ cần thiết thay đổi ở mỗi người, nhưng hầu hết nghiên cứu cho thấy người lớn nên cố gắng ngủ từ 7 - 9 tiếng mỗi đêm để có giấc ngủ chất lượng. Nếu bạn thường xuyên chỉ ngủ 6 tiếng hoặc ít hơn, có thể bạn đang bị thiếu ngủ. ...

Giảm lo âu bằng cách thiền định

Ngoài việc điều hòa hơi thở và ổn định tâm trí tức thời, thiền định còn được các chuyên gia y tế chứng minh là có tác dụng hiệu quả như thuốc chống trầm cảm, làm giảm các triệu chứng lo âu. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hơn 3 năm, Khu công nghiệp Tam Anh

Sau hơn 3 năm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư, dự án Khu công nghiệp Tam Anh - An An Hòa mới giải phóng mặt bằng được 10ha/435ha. Hơn 3 năm, Khu công nghiệp Tam Anh - An An Hòa chỉ giải phóng được 10 ha mặt bằngSau hơn 3 năm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư, dự án Khu công nghiệp Tam Anh - An An Hòa mới giải...

Doanh nghiệp lo tăng chi phí tạo lập quỹ đất, đóng tiền sử dụng đất

Bảng giá đất mới điều chỉnh của TP.HCM chưa ảnh hưởng ngay đến các dự án, nhưng trong thời gian tới sẽ tác động đến thị trường, vì làm tăng chi phí tạo lập quỹ đất, chi phí đóng tiền sử dụng đất… của doanh nghiệp. TP.HCM: Doanh nghiệp lo tăng chi phí tạo lập quỹ đất, đóng tiền sử dụng đất Bảng giá đất mới điều chỉnh của TP.HCM chưa ảnh hưởng ngay đến các dự án,...

Suy tim, suy thận vì lạm dụng thuốc giảm đau

Cụ ông 86 tuổi thường xuyên tiêm thuốc giảm đau trị di chứng zona thần kinh, sau một thời gian phát hiện suy đa cơ quan, rối loạn đông máu. Cụ ông 86 tuổi thường xuyên tiêm thuốc giảm đau trị di chứng zona thần kinh, sau một thời gian phát hiện suy đa cơ quan, rối loạn đông máu. Nam bệnh nhân 86 tuổi tại Bình...

Đề xuất tiêm miễn phí vắc-xin sốt xuất huyết

Bộ Y tế đề xuất đưa tiêm ngừa sốt xuất huyết vào Chương trình tiêm chủng mở rộng sau thời gian thử nghiệm tại cộng đồng. Bộ Y tế đề xuất đưa tiêm ngừa sốt xuất huyết vào Chương trình tiêm chủng mở rộng sau thời gian thử nghiệm tại cộng đồng. Hiện tại Việt Nam đã có vắc-xin Qdenga phòng bệnh sốt xuất huyết, thuộc danh...

Kon Tum cho thuê hơn 175.618 m2 đất thực hiện Dự án Thủy điện Đăk Tô 1

UBND tỉnh Kon Tum vừa quyết định cho Công ty TNHH Thủy điện Đak Lô 1-3 thuê 175.618,11 m2 đất tại thôn Măng Krí, xã Ngọk Tem, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum để xây dựng Thủy điện Đăk Lô 1. Kon Tum cho thuê hơn 175.618 m2 đất thực hiện Dự án Thủy điện Đăk Tô 1UBND tỉnh Kon Tum vừa quyết định cho Công ty TNHH Thủy điện Đak Lô 1-3 thuê 175.618,11 m2 đất tại thôn Măng...

Bài đọc nhiều

5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người. Chuối và sữa đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nhiều người vẫn kết hợp chuối với sữa thành món sinh tố chuối mà không thấy vấn đề gì. Tuy nhiên, trong quan điểm của y học...

Hà Nội tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi

Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 5405/SYT-NVY gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn Thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện. Hà Nội tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởiSở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 5405/SYT-NVY gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn Thành phố về việc...

Top 6 loại rau vừa nấu canh hằng ngày vừa làm thuốc chữa bệnh

Các loại rau nấu canh quen thuộc như rau muống, ngót, cải cúc… là dược liệu cho nhiều bài thuốc Đông y. ...

Cùng chuyên mục

Suy tim, suy thận vì lạm dụng thuốc giảm đau

Cụ ông 86 tuổi thường xuyên tiêm thuốc giảm đau trị di chứng zona thần kinh, sau một thời gian phát hiện suy đa cơ quan, rối loạn đông máu. Cụ ông 86 tuổi thường xuyên tiêm thuốc giảm đau trị di chứng zona thần kinh, sau một thời gian phát hiện suy đa cơ quan, rối loạn đông máu. Nam bệnh nhân 86 tuổi tại Bình...

Đề xuất tiêm miễn phí vắc-xin sốt xuất huyết

Bộ Y tế đề xuất đưa tiêm ngừa sốt xuất huyết vào Chương trình tiêm chủng mở rộng sau thời gian thử nghiệm tại cộng đồng. Bộ Y tế đề xuất đưa tiêm ngừa sốt xuất huyết vào Chương trình tiêm chủng mở rộng sau thời gian thử nghiệm tại cộng đồng. Hiện tại Việt Nam đã có vắc-xin Qdenga phòng bệnh sốt xuất huyết, thuộc danh...

Ăn ít cơm có tốt cho người bệnh tiểu đường?

Ăn ít cơm có tốt cho người bệnh tiểu đường?; Vì sao không nên chế biến trứng ở nhiệt độ quá cao?; 4 lợi ích của rau chân vịt khi ăn vào mùa đông... là những thông tin chính về sức khỏe trên...

Thói quen ít người biết không ngờ làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận

Thận làm việc chăm chỉ để lọc chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi máu, đồng thời cân bằng huyết áp và khoáng chất. ...

Vì sao không nên chế biến trứng ở nhiệt độ quá cao?

Trứng được khoa học chứng minh là chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là nguồn protein dồi dào trong trứng. Có rất nhiều cách chế biến trứng, từ luộc, chiên đến nướng khi còn nguyên vỏ. Các chuyên...

Mới nhất

Vì sao không nên chế biến trứng ở nhiệt độ quá cao?

Trứng được khoa học chứng minh là chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là nguồn protein dồi dào...

Thị xã Sơn Tây đón nhận vinh dự lớn trong ngày đại lễ

Kinhtedothi - Niềm vui được nhân đôi với Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Sơn Tây trong buổi lễ Kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã và 555 năm danh xưng “Sơn Tây” khi vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì của Đảng và Nhà nước trao tặng. Xứng danh vùng đất “địa...

Công bố đề thi minh họa V-SAT 2025 tuyển sinh đại học

Trung tâm Khảo thí quốc gia và Đánh giá chất lượng giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) vừa công bố đề minh họa 8 bài thi đánh giá đầu vào đại học trên máy tính (V-SAT) năm 2025. ...

‘Một đất nước ai ai cũng làm việc thì không có lý do gì không phát triển’

Đó là quan sát và nhận định của một doanh nhân người Nga khi đến làm việc tại Việt Nam ít năm trước, và thực tế đã chứng minh ông đúng. ...

Petrovietnam trao học bổng cho học sinh, sinh viên xuất sắc tỉnh Cà Mau đang học tập tại Hà Nội

Petrovietnam trao học bổng cho học sinh, sinh viên xuất sắc tỉnh Cà Mau đang học tập tại Hà Nội | 10/11/2024 ...

Mới nhất