Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTrái khoáy chuyện cử đi đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài...

Trái khoáy chuyện cử đi đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài rồi “không ngoảnh lại”


Nghịch lý càng đào tạo, càng thiếu tiến sĩ

Trước yêu cầu về đào tạo bồi dưỡng cán bộ giảng viên có trình độ tiến sĩ ngày càng cao, đáp ứng yêu cầu duy trì các mã ngành đào tạo theo quy định, từ năm 2015 Trường Đại học Hà Tĩnh ban hành quyết định về việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ viên chức. Và trong khoảng 10 năm vừa qua, nhà trường đã cử nhiều giảng viên đi đào tạo tiến sĩ trong và ngoài nước bằng ngân sách Nhà nước.

nhanluc-clc1.jpg -0
Đại học Hà Tĩnh với nhiều bất cập trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tuy nhiên, nghịch lý là phần lớn sau khi hoàn thành khóa đào tạo, các tiến sĩ này đã tìm cách ở lại nước sở tại, hoặc nếu trở về cũng tìm mọi cách rời khỏi Trường Đại học Hà Tĩnh do nhà trường không có cơ chế, chính sách để giữ chân nhân tài. Đơn cử, tại Khoa Ngoại ngữ, giảng viên Hà Văn X. (SN 1983) mặc dù hiện tại vẫn đang là quân số của nhà trường nhưng năm học vừa rồi không được đánh giá xếp loại do nghỉ việc không lương. Thời điểm cử đi đào tạo tiến sĩ tại Australia, thầy X. là Trưởng bộ môn. Sau khi được cấp bằng tiến sĩ, người này đã không về nước, dù phía nhà trường đã nhiều lần liên hệ. Trường hợp tương tự là giảng viên Phan Thị Nh. (SN 1987), đi nghiên cứu sinh ở nước ngoài, nay đã quá thời gian học tập nhưng vẫn không trở về.

Cũng ở Khoa Ngoại ngữ, hai tiến sĩ khác là tiến sĩ Nguyễn Gia V., năm 2009 được cử đi nghiên cứu sinh bằng ngân sách Nhà nước theo Đề án 322 với mức học phí 5.314USD/năm. Sau 4 năm, ông V. về nước với tấm bằng tiến sĩ và xin ra khỏi nhà trường, hiện đang làm công tác quản lý giáo dục cho một cơ sở tư thục trên địa bàn TP Hà Tĩnh. Tiếp đó, trong năm 2022, thạc sĩ Trần Ngọc H. cũng xin ra khỏi Đại học Hà Tĩnh để làm hiệu trưởng một trường tư thục khi giảng viên này đang trong quá trình học tiến sĩ. Theo thống kê, trong thời gian khoảng 10 năm trở lại đây, Khoa Ngoại ngữ của Trường Đại học Hà Tĩnh đã có 5 giảng viên, trong đó có 3 tiến sĩ và 2 thạc sĩ xin nghỉ việc để tìm kiếm cơ hội khác tốt hơn.

Tương tự, tại Khoa Kinh tế – Quản trị kinh doanh, trong thời gian vừa qua có 11 người được cử đi nghiên cứu sinh thì hiện nay đã có 6 người rời khỏi khoa sau khi đào tạo xong. Giảng viên Nguyễn Châu Tr. (SN 1982), sau khi trường cử đi đào tạo, đã có bằng tiến sĩ nhưng đang xin nghỉ ốm lâu dài, không về trường công tác. Thực chất, ông Tr. hiện đang “đầu quân” cho một trường quốc tế của Australia tại TP Hồ Chí Minh. Cũng khoa này, giảng viên Nguyễn Thị Th. (SN 1987), đi nghiên cứu sinh ở nước ngoài đến nay đã quá thời gian đào tạo nhưng không về nước.

Thống kê cho thấy, trong tổng số 49 người có học hàm tiến sĩ và nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Hà Tĩnh đến thời điểm hiện tại, có 9 người học xong có bằng tiến sĩ nhưng xin nghỉ việc, hoặc quá thời gian học tập song không trở về trường theo quy định.

Xuất phát từ việc “hổng” học vị tiến sĩ, trong khi Đề án sáp nhập Đại học Hà Tĩnh trở thành thành viên Đại học Quốc gia Hà Nội đã cam kết đến năm 2026, trường phải nâng tỷ lệ giảng viên có bằng tiến sĩ lên thành 50-60%, phấn đấu đến năm 2030 là trên 70% nên năm 2023 trường đã ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ giảng viên giai đoạn 2023 – 2026, quy định tất cả giảng viên của trường phải học tiến sĩ, với 86 giảng viên thuộc diện đào tạo được đưa vào danh sách. Năm học 2023 – 2024, do 9 giảng viên nằm trong danh sách nhưng không có cam kết đi đào tạo tiến sĩ đã bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ, dù hoàn thành xuất sắc về chuyên môn. Ấm ức vì quy định vô lý này, một trường hợp đã có đơn xin thôi việc.

Lỗ hổng từ chính sách đào tạo nhân lực cao

Để khuyến khích, nâng cao trình độ đội ngũ nhân lực đang công tác trong lĩnh vực y tế và giáo dục, đồng thời thu hút nhân tài là những người tốt nghiệp đại học loại giỏi, xuất sắc, có tài năng đặc biệt trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể thao; những người được phong tặng các học hàm, học vị và các danh hiệu cao quý, từ năm 2017, tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Nghị quyết số 17 quy định một số chính sách khuyến khích phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tỉnh Hà Tĩnh. Đến ngày 16/12/2021, chính sách này được thay thế bằng Nghị quyết 46/2021/NQ-HĐND với nhiều chế độ đãi ngộ tốt hơn để hỗ trợ nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình học tập cũng như công tác sau khi hoàn thành khóa đào tạo, giai đoạn 2022 – 2025.

Tuy nhiên, bên cạnh những đối tượng được lựa chọn đúng quy định, quá trình thực hiện đã xảy ra tình trạng nhiều trường hợp không thuộc diện thụ hưởng vẫn được cử đi học bằng ngân sách Nhà nước. Chỉ tính riêng lĩnh vực y tế, năm 2023, qua rà soát các đơn vị, địa phương trong toàn tỉnh, Sở Nội vụ Hà Tĩnh phát hiện trong 5 năm gần đây, ngành y tế tỉnh này có 27 trường hợp được cử đi đào tạo đại học, sau đại học theo diện hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo của tỉnh. Trong số này, có đến 10 đối tượng không thuộc ngành nghề tỉnh cần để hỗ trợ nhưng vẫn được cử đi học từ nguồn ngân sách Nhà nước.

Trong đó, đáng chú ý là trường hợp của bác sĩ Nguyễn Đình Th. (SN 1974), năm 2022 đang là Giám đốc Bệnh viện Tâm Thần Hà Tĩnh, bác sĩ này đã được cử đi học Chuyên khoa cấp II, chuyên ngành Tổ chức quản lý Y tế tại Trường Đại học Y tế công cộng Hà Nội trong thời gian 3 năm. Sau khi hoàn tất khóa học, bác sĩ Th. trở về nhận nhiệm vụ là Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh).

Bất luận, Chuyên khoa cấp II, chuyên ngành Tổ chức quản lý Y tế trong giai đoạn này không nằm trong danh mục ngành nghề tỉnh cần theo chính sách khuyến khích phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao quy định tại Nghị quyết 46. Trước đó 1 năm, cũng tại Bệnh viện Tâm Thần Hà Tĩnh, Phó Giám đốc Lê Văn L. (SN 1974), cũng được cử đi đào tạo Chuyên khoa cấp II, chuyên ngành Tổ chức quản lý Y tế tại Trường Đại học Y tế công cộng Hà Nội. Bác sĩ L. hiện đang công tác tại Trung tâm Y tế huyện Kỳ Anh.

Cùng thời gian này, bác sỹ Phạm Thị H. (SN 1993), đang công tác tạo Trường Cao đẳng y tế Hà Tĩnh được cử đi đào tạo thạc sĩ, chuyên ngành Y học dự phòng tại Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên. Ngoài ra, từ năm 2018 đến nay, còn có thêm 7 bác sỹ làm việc ở các trạm y tế đi học thạc sỹ và Chuyên khoa cấp I tại các Trường Đại học Y Dược – Đại học Huế và Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên. Theo Sở Nội vụ Hà Tĩnh, tuy không đúng đối tượng thụ hưởng nhưng xem xét thời điểm đi học thì những người này vẫn đủ điều kiện để xem xét cho hưởng chính sách. Mặt khác phần lớn các đối tượng đã hoàn thành chương trình đào tạo và đã tiếp tục trở lại các đơn vị công tác trong ngành y tế.

Do vậy, sau khi xem xét, Sở Nội vụ đã tham mưu UBND tỉnh Hà Tĩnh, thống nhất cử 27 viên chức đi đào tạo theo diện hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo theo quy định tại Điều 8 Nghị quyết số 46/2021/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh. Trong đó, bao gồm cả việc “hợp thức hóa” cho 10 trường hợp không thuộc diện những vẫn được cử đi đào tạo nói trên.         



Nguồn: https://cand.com.vn/giao-duc/trai-khoay-chuyen-cu-di-dao-tao-tien-si-o-nuoc-ngoai-roi-khong-ngoanh-lai-i737402/

Cùng chủ đề

Các trường đại học phía Nam bắt đầu lọc ảo

TPO - Nhóm lọc ảo ở khu vực các trường đại học (ĐH) phía Nam sẽ do ĐH Quốc gia TPHCM điều phối, dự kiến lọc ảo khoảng 10 lần. Sau phiên lọc ảo toàn quốc lần cuối cùng, các trường ĐH tải kết quả xử lý nguyện vọng và chuẩn bị cho việc công bố điểm chuẩn. Theo ghi nhận của PV, hôm nay (13/8), các trường ĐH khu vực phía Nam đã hoàn tất...

Chuẩn bị nửa triệu chỗ, hàng không Việt Nam sẵn sàng cho Quốc khánh 2/9

Theo đó, hãng sẽ tập trung tăng tần suất trên các đường bay nội địa giữa Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, Đà Lạt, Cam Ranh; giữa Thành phố Hồ Chí Minh và Huế, Phú Quốc,… Tổng số ghế nội địa đạt 330 nghìn chỗ, tương ứng hơn 1.700 chuyến bay, tăng hơn 19% so với cùng kỳ 2023. Các đường bay quốc tế được tăng cường chuyến bay nhiều nhất là giữa...

Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về Cảng trung chuyển quốc tế cửa ngõ Sài Gòn

Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về Cảng trung chuyển quốc tế cửa ngõ Sài GònHiện hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án cảng trung chuyển quốc tế cửa ngõ Sài Gòn do Công ty Cảng Sài Gòn và Terminal Investment Limited Holding S.A đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn tất công tác thẩm định. ...

Sun Group khởi công Dự án Đô thị thời đại Sun Urban City

Sáng 8/8, tại TP. Phủ Lý (Hà Nam), Tập đoàn Sun Group tổ chức lễ khởi công Dự án Đô thị thời đại - Sun Urban City, với quy mô lên đến 420 ha, tổng mức đầu tư khoảng 35.000 tỷ đồng. Dự án được kỳ vọng sẽ góp phần thay đổi diện mạo đô thị Hà Nam, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ông Vương Tấn Việt chưa có bằng tốt nghiệp cấp ba: Trường Đại học Luật Hà Nội nói gì?

Trước thông tin Sở GD&ĐT TP HCM vừa có văn bản báo cáo Ban Tôn giáo Chính phủ, Bộ Nội vụ, trong đó nêu rõ ông Vương Tấn Việt không có tên trong danh sách cấp bằng tốt nghiệp cấp ba bổ túc văn hóa khóa ngày 6/6/1989, đại diện Trường ĐH Luật Hà Nội cho biết đã nắm được thông...

Bộ GD&ĐT nói gì vụ ông Vương Tấn Việt có bằng tiến sĩ nhưng chưa có bằng cấp 3?

Bộ GD&ĐT đã giao nhiệm vụ cho Cục Quản lý chất lượng tổng hợp thông tin và tham mưu cho lãnh đạo Bộ GD&ĐT việc xử lý các thông tin liên quan đến việc ông Vương Tấn Việt, tức Thượng tọa Thích Chân Quang không có tên trong danh sách cấp bằng tốt nghiệp cấp ba bổ túc văn hóa...

Ông Vương Tấn Việt không có tên trong danh sách thi tốt nghiệp bổ túc

Ngày 7/8/2024, ông Lê Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh ký công văn số 4811/SGDĐT-KTKĐ, về việc xác minh văn bằng tốt nghiệp cấp 3 bổ túc văn hóa của ông Vương Tấn Việt. Theo đó, ngày 30/7, Sở GD&ĐT Hồ Chí Minh TP Hồ Chí Minh có buổi làm việc với Đoàn kiểm...

Trường đại học có thể công bố điểm chuẩn trúng tuyển từ chiều tối 17/8

Bắt đầu từ ngày 13/8 đến 17h ngày 17/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ lọc ảo nguyện vọng xét tuyển đại học năm 2024 trên toàn quốc trong 6 lần. Sau khi hoàn thành việc lọc ảo, các...

Hà Nội sắp triển khai học bạ số ở tất cả các trường phổ thông

Ngày 12/8, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết thí điểm học bạ số cấp tiểu học, triển khai học bạ số cấp phổ thông. Theo báo cáo của Sở GD&ĐT, với quy mô giáo dục lớn nhất cả nước, Hà Nội được Bộ GD&ĐT giao triển khai thí điểm học bạ...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Các trường đại học phía Nam bắt đầu lọc ảo

TPO - Nhóm lọc ảo ở khu vực các trường đại học (ĐH) phía Nam sẽ do ĐH Quốc gia TPHCM điều phối, dự kiến lọc ảo khoảng 10 lần. Sau phiên lọc ảo toàn quốc lần cuối cùng, các trường ĐH tải kết quả xử lý nguyện vọng và chuẩn bị cho việc công bố điểm chuẩn. Theo ghi nhận của PV, hôm nay (13/8), các trường ĐH khu vực phía Nam đã hoàn tất...

Bộ GD&ĐT lên tiếng về bằng cấp của ông Vương Tấn Việt

TPO - Trước thông tin về bằng bổ túc văn hóa của ông Vương Tấn Việt (Thượng tọa Thích Chân Quang) không có tên trong danh sách dự thi và không có tên trong danh sách được cấp bằng bổ túc văn hoá, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT đã có cuộc trao đổi với Tiền Phong. Sở GD&ĐT TPHCM vừa có thông tin về bằng bổ túc văn...

Trường tự chủ tài chính nhưng có tiền… vẫn không tiêu được

TPO - Hiện nay nhiều trường gặp tình trạng “có tiền nhưng việc đầu tư rất khó khăn”. Chẳng hạn, các vấn đề liên quan phòng cháy chữa cháy, quy hoạch, liên quan đánh giá tác động môi trường, liên quan đến đầu tư đều gặp rất nhiều khó khăn. Thực trạng trên được PGS.TS Phạm Tiến Đạt nêu tại Hội nghị sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 của Hội đồng Hiệu trưởng...

Nhiều chuyển biến trong giáo dục và đào tạo ở Sơn La

Trở lại thời điểm trước năm học học 2019-2020, sau những lùm xùm về thi cử, nhiều đề án, giải pháp trong việc đổi mới của ngành Giáo dục và Đào tạo Sơn La đã có nhiều thay đổi, triển khai mạnh mẽ và thiết thực. Trong đó, ngành đã chủ động và tích cực thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, nâng cao chất lượng giáo dục; đề ra các...

Mới nhất

Cuối năm 2024 sẽ có nhà đầu tư tuyến cao tốc gần 9.000 tỷ đồng qua Đồng Nai

Cuối năm 2024 sẽ có nhà đầu tư tuyến cao tốc gần 9.000 tỷ đồng qua Đồng NaiSau khi Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú giai đoạn 1 được phê duyệt, trong tháng 12/2024, sẽ hoàn thành việc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án. ...

Vốn FDI liên tục chảy vào thị trường địa ốc Bình Dương

Từ đầu năm tới nay, hàng hoạt dự án bất động sản có vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Bình Dương được công bố. Đáng nói là, các sản phẩm chủ yếu nhắm tới khách hàng có thu nhập tầm trung. Doanh nghiệp ngoại đổ bộ...

AEON Việt Nam định hướng phát triển bền vững với số và xanh

AEON Việt Nam định hướng phát triển bền vững với "số" và "xanh"AEON Việt Nam đã và đang triển khai nhiều biện pháp nhằm "xanh hóa" hoạt động bán lẻ. Một trong những bước đi đúng đắn là việc thay thế dần các loại bao bì truyền thống bằng những vật liệu thân thiện với môi trường như...

Cơ hội đề ngành thủy sản Việt Nam chuyển đổi phù hợp và phát …

Bài toán cân bằng chính sách nông nghiệp và khí hậuĐể hiện thực hóa mục tiêu biến Liên minh châu Âu (EU) thành một khu vực trung hòa carbon vào năm 2050, Ủy ban châu Âu đã chính thức công bố Thỏa thuận Xanh châu Âu (European Green Deal - EGD) vào ngày 13/12/2019. Sau đó, Hội đồng...

Sở Du lịch Thừa Thiên Huế đón tiếp và làm việc với đoàn Hội Hữu nghị Okinawa (Nhật Bản)

Mới đây, Sở Du lịch Thừa Thiên Huế đã đón và làm việc với đoàn Hội Hữu nghị Okinawa (Nhật Bản) - Việt Nam. ...

Mới nhất