Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTrách nhiệm vinh quang của nhà giáo

Trách nhiệm vinh quang của nhà giáo

Đảng, Nhà nước luôn khẳng định giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu, là tương lai dân tộc; luôn đặc biệt quan tâm chăm lo, đầu tư cho giáo dục

Ngày 18-11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 và trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho Trường ĐH Kinh tế – ĐHQG Hà Nội.

Phá tan những rào cản

Tại buổi gặp mặt, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Nguyễn Kim Sơn cho biết sau gần 40 năm đổi mới, đặc biệt là 10 năm triển khai đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT, ngành GD-ĐT đã có những thay đổi mạnh mẽ, đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Cụ thể, cả nước đã hoàn thành phổ cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục bậc tiểu học và trung học cơ sở. Giáo dục phổ thông thay đổi mạnh mẽ, chuyển hướng tích cực từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực, kỹ năng của người học. Trường học đã thay đổi từ hình thức tới chất lượng giáo dục; giáo viên chủ động, sáng tạo hơn, học sinh tự tin hơn; các hình thức dạy học, kiểm tra đánh giá được đổi mới căn bản…

Giáo dục ĐH tiếp tục được đổi mới. Việc tăng cường tự chủ và hội nhập quốc tế đã tạo ra động lực mới, tạo chuyển biến mạnh trong đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học. Cả nước hiện có gần 7 triệu người đã tốt nghiệp ĐH, 24 triệu người đang đi học ở các bậc, trình độ, loại hình khác nhau tại hơn 52.000 cơ sở giáo dục. Đến nay đã có 4 ĐH có mặt trong tốp 1.000 của bảng xếp hạng quốc tế uy tín QS, một số ngành đào tạo có mặt trong nhóm 100 của châu Á.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng chỉ ra giáo dục nước ta đang đứng trước nhiều thách thức lớn. Trong đó, thách thức lớn nhất là từ bên trong – thách thức của sự đổi mới, vượt lên chính mình, phủ định chính mình như sự “lột xác” để phát triển. Theo Bộ trưởng, đứng trước kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, ngành giáo dục cần sự “hoán cốt” để hướng tới chất lượng cao hơn và phát triển con người toàn diện. Đồng thời, thay đổi cho được những thói quen, lối tư duy, cách nghĩ, cách làm cũ, vượt qua các giới hạn để bứt phá.

“Mong lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, các địa phương, doanh nghiệp và toàn xã hội quan tâm hơn nữa để “quốc sách hàng đầu” thực sự là hàng đầu trong các quốc sách; để đột phá chiến lược thực sự là phá tan đi những rào cản; để nền giáo dục không còn là nền giáo dục bền vững trong sự vượt khó, vượt nghèo…” – Bộ trưởng Bộ GD-ĐT bày tỏ.

Tổng Bí thư Tô Lâm cùng đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong buổi gặp mặt ngày 18-11 tại ĐHQG Hà Nội Ảnh: TRẦN HIỆP

Tổng Bí thư Tô Lâm cùng đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong buổi gặp mặt ngày 18-11 tại ĐHQG Hà Nội Ảnh: TRẦN HIỆP

Còn nhiều hạn chế kéo dài

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh Đảng, Nhà nước luôn khẳng định GD-ĐT là quốc sách hàng đầu, là tương lai dân tộc; luôn đặc biệt quan tâm chăm lo, có nhiều chủ trương, chính sách đầu tư cho giáo dục, xác định đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển và ưu tiên, đi trước so với các lĩnh vực khác.

Theo Tổng Bí thư, trong công cuộc đổi mới đất nước, đổi mới GD-ĐT được Đảng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và đạt nhiều kết quả tích cực. Hệ thống giáo dục quốc dân từng bước được hoàn thiện theo hướng mở, xây dựng xã hội học tập; quy mô, mạng lưới cơ sở GD-ĐT phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập thường xuyên, suốt đời của người dân… 

Có được những thành tích, kết quả này, bên cạnh sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, sát sao của Đảng, Nhà nước, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, toàn dân, còn là sự đoàn kết thống nhất, chung sức đồng lòng, nỗ lực vượt mọi khó khăn của toàn ngành giáo dục.

Bên cạnh kết quả, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng cần thẳng thắn nhìn nhận công tác đổi mới GD-ĐT tuy đã được triển khai hàng chục năm nhưng cơ bản chưa tạo chuyển biến mạnh mẽ, chưa thật sự chuyển biến về chất, chưa đáp ứng kỳ vọng. Trong đó, nguồn nhân lực vẫn là một trong những điểm nghẽn lớn.

Tổng Bí thư cũng chỉ rõ một số hạn chế kéo dài như đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT chưa đồng bộ, thiếu tính hệ thống, còn lúng túng; chất lượng giáo dục ở các cấp học còn hạn chế; giáo dục ĐH vẫn tụt hậu so với các nước trong khu vực và thế giới; nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành.

 Bên cạnh đó, chưa gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất – kinh doanh và nhu cầu thị trường, gây lãng phí lớn. Phương pháp giáo dục chưa phát huy được sự tích cực, sáng tạo của người học, chưa chú trọng rèn luyện kỹ năng và phẩm chất cho người học. Còn tình trạng thiếu trường, thiếu lớp; đội ngũ nhà giáo vẫn còn thiếu về số lượng, một bộ phận yếu về năng lực chuyên môn, chưa tích cực đổi mới… Đặc biệt, đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho GD-ĐT chưa tương xứng với yêu cầu đổi mới và phát triển, trong khi xã hội hóa các nguồn lực đầu tư còn gặp nhiều khó khăn.

Những vấn đề cần làm ngay

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh thế giới đang trong thời kỳ thay đổi có tính thời đại, cạnh tranh giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, trong đó cạnh tranh về chất lượng nguồn nhân lực quyết định cơ hội phát triển của mỗi nước được xác định là cốt lõi. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, sự hình thành nền kinh tế tri thức, xã hội tri thức; yêu cầu chuyển đổi mô hình kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu, tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng chất lượng, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao… đã thúc đẩy đổi mới giáo dục trở thành xu thế toàn cầu và Việt Nam không thể đứng ngoài.

Theo Tổng Bí thư, để hoàn thành các mục tiêu chiến lược 100 năm thành lập Đảng, 100 năm thành lập nước, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên vươn mình, kỷ nguyên giàu mạnh, sánh vai với các cường quốc năm châu, nhân lực chất lượng cao tiếp tục được Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII xác định là đột phá chiến lược và đổi mới GD-ĐT là nhiệm vụ, giải pháp chiến lược của Đại hội Đảng XIV.

Trong bối cảnh này, Tổng Bí thư Tô Lâm gợi mở 3 vấn đề.

Thứ nhất, tập trung thực hiện cho bằng được mục tiêu “hoàn thành sự nghiệp đổi mới GD-ĐT, hoàn thành mục tiêu tạo nguồn nhân lực cho xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc trong nhiệm kỳ Đại hội XIV của Đảng”. Trong đó, có 4 nội dung cụ thể, bao gồm: hoàn thành sự nghiệp đổi mới GD-ĐT từ nay đến hết nhiệm kỳ Đại hội XIV của Đảng; tập trung xây dựng con người XHCN, chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân; bám sát quan điểm, mục tiêu phát triển đất nước để xác định nhu cầu, nội dung đào tạo, trên cơ sở đặt hàng của từng cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng lao động; phấn đấu tăng hạng giáo dục Việt Nam trên bản đồ giáo dục khu vực và quốc tế.

Thứ hai, cần có giải pháp xóa hoàn toàn nạn mù chữ, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, trong đồng bào dân tộc thiểu số. Phát động thực hiện phong trào “bình dân học vụ số”, nhanh chóng phổ cập tri thức cơ bản về chuyển đổi số cho toàn dân. Tập trung rà soát, giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu trường, thiếu lớp ở một số thành phố lớn, KCN, khu đông dân cư, miền núi. Kiên cố hóa trường, lớp học, gắn với bảo đảm nơi ở của giáo viên vùng sâu, vùng xa. Bảo đảm ngân sách nhà nước chi cho giáo dục tối thiểu 20% trong tổng chi ngân sách nhà nước và có cơ chế, chính sách ưu đãi thu hút các nguồn lực ngoài nhà nước đầu tư phát triển GD-ĐT.

Thứ ba, tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có đức, có tài, là những người có đam mê, nhiệt huyết, kỹ năng, kiến thức, năng lực truyền thụ, ham học hỏi, đổi mới sáng tạo, thật sự là những tấm gương để học sinh, sinh viên học tập, noi theo; đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu. Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách điều động, luân chuyển giáo viên để giải quyết tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ; thu hút được người giỏi và tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục yên tâm công tác.

“Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn “Non sông Việt Nam có thể trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Chúng ta đang đứng trước cánh cửa lịch sử để thực hiện tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại; chúng ta chỉ có thể thực hiện thành công tâm nguyện của Người khi và chỉ khi hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đổi mới GD-ĐT. Trách nhiệm vinh quang đòi hỏi những nỗ lực lớn lao, sự bứt phá mạnh mẽ, sự chung sức đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta” – Tổng Bí thư Tô Lâm lưu ý. 

Đoàn lãnh đạo TP HCM do ông Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM, làm trưởng đoàn đến thăm hỏi và tặng hoa tri ân gia đình cố GS-TS Nguyễn Thiện Thành và GS-TS Nguyễn Thiện NhânẢnh: Huế Xuân

Đoàn lãnh đạo TP HCM do ông Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM, làm trưởng đoàn đến thăm hỏi và tặng hoa tri ân gia đình cố GS-TS Nguyễn Thiện Thành và GS-TS Nguyễn Thiện NhânẢnh: Huế Xuân

TP HCM: Tri ân các nhà giáo tiêu biểu

Ngày 18-11, đoàn lãnh đạo TP HCM do ông Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM, làm trưởng đoàn đã đến thăm các nhà giáo và gia đình nhà giáo tiêu biểu.

Đoàn đã đến thăm gia đình cố GS-TS- Anh hùng lao động Nguyễn Thiện Thành – nguyên Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất (TP HCM), nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Lão khoa Trường ĐH Y Dược TP HCM, là thân phụ của GS-TS Nguyễn Thiện Nhân – nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TP HCM, nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.

Thay mặt lãnh đạo TP HCM, ông Nguyễn Hồ Hải bày tỏ sự biết ơn đối với những đóng góp của cố GS-TS Nguyễn Thiện Thành cho sự nghiệp giáo dục, y tế và khoa học của TP HCM nói riêng, cả nước nói chung. Đồng thời, gửi lời thăm hỏi và cảm ơn GS-TS Nguyễn Thiện Nhân vì những đóng góp cho ngành giáo dục nước nhà trong những năm qua.

GS-TS Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao mô hình trường học hạnh phúc và cho rằng TP HCM đã đi đúng hướng bởi bên cạnh việc học, chất lượng tinh thần của học sinh cần được quan tâm nhiều hơn. Thay mặt gia đình, ông Nguyễn Thiện Nhân cảm ơn những tình cảm tốt đẹp của lãnh đạo TP HCM và cho biết sẽ phát huy truyền thống gia đình, xứng đáng với danh hiệu nhà giáo, tiếp tục đóng góp cho sự phát triển xã hội và đất nước.

Sáng cùng ngày, Sở GD-ĐT TP HCM tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, vinh danh Nhà giáo Ưu tú và trao tặng Giải thưởng Võ Trường Toản năm 2024. Tại buổi lễ, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP HCM Nguyễn Thị Lệ khẳng định lãnh đạo thành phố sẽ tiếp tục quan tâm, chỉ đạo sát sao và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo dục. Trong đó, việc ghi nhận và biểu dương những đóng góp của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục càng cần thiết, tạo động lực để thầy cô tiếp tục đóng góp vào việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao cho địa phương và đất nước.

Dịp này, đoàn lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND TP HCM do ông Phan Nguyễn Như Khuê – Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP HCM – làm trưởng đoàn cũng đến thăm, chúc mừng các nhà giáo tiêu biểu, gồm: Nhà giáo Ưu tú, PGS-TS Dương Ái Phương – nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TP HCM; Nhà giáo Ưu tú, PGS-TS Lê Bảo Lâm – nguyên Bí thư Đảng ủy Khối ĐH, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Mở TP HCM.

Đ.Trinh – H.Xuân

Ngọn lửa yêu nghề cháy mãi

Đại diện cho gần 1,6 triệu nhà giáo trên cả nước, GS-TS Đặng Hoàng Minh, giảng viên Trường ĐH Giáo dục – ĐHQG Hà Nội, bày tỏ niềm tự hào khi được đứng trong hàng ngũ nhà giáo Việt Nam. Là nữ giáo sư trẻ nhất đạt chuẩn chức danh giáo sư năm 2023 và đồng tác giả công trình khoa học công bố trên Tạp chí Nature uy tín hàng đầu thế giới, GS-TS Đặng Hoàng Minh cho hay bản thân ý thức sâu sắc rằng mình đang kế thừa truyền thống của nhiều thế hệ nhà giáo ưu tú. Đó là ngọn lửa cháy mãi về sự tận tụy, lòng đam mê giảng dạy và nghiên cứu khoa học, là khát khao đổi mới, sáng tạo và đóng góp cho sự phát triển không ngừng của quê hương, đất nước.

Nữ GS kỳ vọng Đảng, Nhà nước tiếp tục tạo điều kiện, tin tưởng vào đội ngũ nhà giáo, ban hành nhiều chính sách phù hợp trong sử dụng, tuyển dụng, thu hút, đãi ngộ đội ngũ nhà giáo – đặc biệt là các nhà giáo, nhà khoa học trẻ, xuất sắc cũng như các thầy cô giáo ở vùng cao, vùng xa còn nhiều khó khăn, vất vả.



Nguồn: https://nld.com.vn/trach-nhiem-vinh-quang-cua-nha-giao-196241118220533059.htm

Cùng chủ đề

Yêu cầu cấp bách để phát triển kinh tế

Chống lãng phí là một “cuộc chiến” gian nan, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm công tác phòng, chống lãng phí, đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kết luận về vấn đề này và lãnh đạo cả hệ thống chính trị, toàn dân tổ chức thực hiện đạt nhiều kết...

Gỡ “nút thắt” trong xây dựng thể chế, pháp luật ngành Công Thương để bước vào kỷ nguyên vươn mình

Luật Dầu khí, Luật Điện lực sửa đổi do Bộ Công Thương xây dựng góp phần khắc phục điểm nghẽn trong thực tiễn nhằm chống lãng phí nguồn lực. Nhận diện lãng phí, điểm nghẽn trong xây dựng thể chế, pháp luật Ngày 9/11/2022, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà...

Vững vàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Sáng 20.12, Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân được tổ chức trọng thể tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội). Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham dự lễ kỷ niệm. Trong dịp này,...

Đất nước ‘vươn mình’ nhờ hành động thực tiễn

Có quá nhiều điểm cần thay đổi, cải cách và Tổng Bí thư đã quyết tinh giản bộ máy là đột phá đầu tiên. Ông đã tạo áp lực để thay đổi về tư duy vì thay đổi tư duy sẽ thay đổi về hành động, đưa ra các chính sách mới và tốt hơn. LTS: Tổng Bí thư Tô Lâm và Ban Chấp hành Trung ương đã quyết liệt thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy chính trị....

Nâng chuẩn trình độ giáo viên

Để đảm bảo lộ trình nâng chuẩn trình độ đào tạo giáo viên (GV) theo kế hoạch của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, hiệu trưởng nhà trường sẽ chủ động đưa vào kế hoạch hàng năm việc phân công GV tham dự các khóa học nâng cao trình độ để đáp ứng quy định của Luật Giáo dục năm 2019. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Xem bộ đội đặc công dùng răng kéo ô tô, dùng thương đẩy ô tô lăn bánh

(NLĐO) - Đặc trưng của võ chiến đấu đặc công là đơn giản, hiệu quả, hạ gục nhanh, tiêu diệt gọn ...

VIDEO: Xe container bốc cháy ngùn ngụt trên cao tốc Bắc

(NLĐO) - Đang lưu thông, xe container bất ngờ bốc cháy ngùn ngụt trên cao tốc Bắc - Nam khiến giao thông bị ùn tắc kéo dài ...

Áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh lên thành bão, hướng vào Nam bộ

(NLĐO) - Áp thấp nhiệt đới đang tăng cấp và dự kiến sẽ mạnh lên thành bão số 10 vào ngày mai 23-12, hướng vào khu vực Nam Bộ và TP HCM ...

Nguyên nhân bước đầu vụ 4 người nhập viện khẩn ở Vũng Tàu

(NLĐO)- Chính quyền địa phương đã nhanh chóng truy xuất nguồn gốc để tìm nguyên nhân, kết quả test nhanh mẫu rượu còn lại cho thấy dương tính với Methanol. ...

481 sinh viên hệ vừa làm vừa học nhận bằng tốt nghiệp

(NLĐO) -  Căn cứ kết quả học tập, Trường ĐH Cửu Long đã khen thưởng cho 19 sinh viên đạt thành tích có thành tích cao trong học tập và rèn luyện ...

Bài đọc nhiều

Trường cấp 2 ở TP.HCM bắt đầu dạy học bằng tiếng Anh

Từ học kỳ 2 năm học 2024-2025, Trường THCS Minh Đức, quận 1, TP.HCM sẽ chính thức để giáo viên người Việt bắt đầu những tiết dạy các môn toán, khoa học tự nhiên, lịch sử - địa lý bằng tiếng Anh. Trước đó...

Nữ sinh 17 tuổi trúng tuyển Harvard với bài luận chia sẻ lý do muốn học lịch sử

Phan Linh Lan, 17 tuổi, lớp 12 Trường Concordia (Hà Nội), vừa vỡ òa cảm xúc khi nhận thư báo trúng tuyển ngành luật, Đại học Harvard trong đợt xét tuyển sớm. Linh Lan trở thành học sinh đầu tiên của trường trúng tuyển vào đại học danh giá này. ...

Hà Nội gặp mặt 13 đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia

Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia cấp THPT năm học 2024 - 2025, Hà Nội có 260 em dự thi ở 13 môn: toán, vật lý, hóa học, sinh học, tin học, ngữ văn, lịch sử, địa lý, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Nhật (mỗi môn 20 học sinh), tăng 26 học sinh so với năm ngoái. Điểm nhấn của đội tuyển học sinh Hà Nội dự thi học sinh giỏi quốc gia...

Chuyên gia luật đề xuất giải pháp kiểm soát quyền lực nhà nước

Theo các chuyên gia, với mục tiêu đánh giá công tâm, xem xét việc kiểm soát quyền lực nhà nước đang là vấn đề quan trọng và cấp thiết trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. Để phân công quyền lực nhà nước phù...

Đề thi, đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán của quận Ba Đình

VietNamNet giới thiệu đề thi và đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán 2024 của quận Ba Đình, Hà Nội. Các đề thi môn Toán được Phòng GD-ĐT xây dựng theo hình thức tự luận với thời gian làm bài 90 phút. Sau đây là đề thi và đáp án học kỳ 1 môn Toán lớp 9: Đề thi học kỳ 1 môn Ngữ văn 8 hỏi về 'trường học hạnh phúc' Trong đề kiểm tra cuối kỳ 1 năm...

Cùng chuyên mục

Sở GDĐT Hà Nội sẽ thanh tra trách nhiệm hiệu trưởng các trường nào trong năm 2025?

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.Hà Nội Lê Hồng Sơn mới đây vừa ký quyết định về việc ban hành kế hoạch công tác thanh tra năm 2025. ...

Đề thi học kỳ 1 lớp 9 năm 2024 Trường THCS&THPT M.V.Lômônôxốp

VietNamNet giới thiệu đề thi học kỳ 1 lớp 9 môn Toán năm học 2024-2025 của Trường THCS&THPT M.V.Lômônôxốp, Hà Nội. Đề thi học kỳ I môn Toán được Trường THCS&THPT M.V.Lômônôxốp xây dựng theo hình thức tự luận với thời gian làm bài là 90 phút. Sau đây là đề kiểm tra học kỳ môn Toán Trường THCS&THPT M.V.Lômônôxốp thí sinh có thể tham khảo: Ra đề thi tốt nghiệp không đồng đều dẫn tới lạm phát điểm Đại diện Bộ GD-ĐT...

Trí thức góp ý chính sách phát triển TP.HCM trong kỷ nguyên mới

Ngày 22-12, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM đã tổ chức hội nghị gặp gỡ trí thức năm 2024. Sẽ có chính sách tạo không gian thuận lợi cho đội ngũ...

Giả danh giảng viên lừa đảo sinh viên, chiếm đoạt tài sản

TPO - Trường ĐH Công nghiệp TPHCM nhận được phản ánh về một số đối tượng giả danh giảng viên của trường, yêu cầu sinh viên chuyển tiền vào tài khoản cá nhân, đóng học phí giúp sẽ được miễn giảm rồi ngang nhiên chiếm.  TPO - Trường ĐH Công nghiệp TPHCM nhận được phản ánh về một số đối tượng giả danh giảng viên của trường, yêu cầu sinh viên chuyển tiền vào tài khoản cá...

Lãnh đạo TP Hồ Chí Minh gặp gỡ trí thức năm 2024

(ĐCSVN) - “Lãnh đạo Thành phố luôn ý thức rằng, để phát triển mạnh mẽ, cần lắng nghe, học hỏi từ mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đội ngũ trí thức. Chúng ta phải nghiêm túc rút ra bài học từ những vị lãnh đạo tiền bối như cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt - người luôn thể hiện tinh thần gần gũi, cầu thị, lắng nghe trực tiếp ý kiến từ nhân dân và các trí...

Mới nhất

4 người ở Vũng Tàu ngộ độc nghi do methanol, 1 người tiên lượng nặng

Bệnh viện Vũng Tàu cho biết trong bốn người nhập viện cấp cứu ngộ độc nghi do methanol vào tối 21-12, đến nay có một người đang hôn mê, tiên lượng nặng. Cả bốn người này cùng uống rượu vào chiều tối 19-12. ...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khảo sát Cảng cạn Đông Phố Mới tại Lào Cai – Tổng công ty Hàng hải Việt...

Chiều ngày 22/12/2024, trong khuôn khổ chương trình công tác tại tỉnh Lào Cai, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đã đến khảo sát Cảng cạn Đông Phố Mới (ICD Đông Phố Mới), một dự án hạ tầng logistics chiến lược do Công ty Cổ phần VIMC Logistics, đơn vị thành viên của Tổng công ty...

Xem bộ đội đặc công dùng răng kéo ô tô, dùng thương đẩy ô tô lăn bánh

(NLĐO) - Đặc trưng của võ chiến đấu đặc công là đơn giản, hiệu quả, hạ gục nhanh, tiêu diệt gọn ...

Mỗi ngày PV OIL thu về hơn 358 tỉ đồng

Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV OIL) ghi nhận doanh thu toàn hệ thống năm nay đạt mức kỷ lục với hơn 131.000 tỉ đồng, nhưng lợi nhuận giảm. ...

Mới nhất