Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiTrà Sử quán ở bảo tàng

Trà Sử quán ở bảo tàng


Trần Công Danh - ông chủ trẻ Trà Sử quán trong khuôn viên bảo tàng - Ảnh: L.Đ.L.

Trần Công Danh – ông chủ trẻ Trà Sử quán trong khuôn viên bảo tàng – Ảnh: L.Đ.L.

Ở đó, cậu bạn thạc sĩ chuyên ngành tài chính ấy không chỉ kinh doanh mà biến thành điểm đến giới thiệu về văn hóa và trà Việt Nam với du khách tham quan. Danh cười:

– Với người Việt mình, trà không còn quá xa lạ, nếu không muốn nói là rất phổ biến. Tôi gắn bó với trà từ khi còn rất nhỏ trong sinh hoạt gia đình nên có thói quen uống trà hằng ngày, trà đá chẳng hạn.

Có cơ hội đến nhiều vùng trà cả nước, các khu vực miền núi nơi lưu giữ dấu tích của cây trà và lịch sử trà Việt Nam, tôi biết ơn và trân trọng truyền thống văn hóa của cha ông. Tôi muốn làm gì đó góp phần lan tỏa những giá trị tốt đẹp về trà.

TRẦN CÔNG DANH

Nhân duyên với trà

* Từng đi Tây học, còn khá trẻ mà Danh lại chọn trà làm bầu bạn, có vẻ hơi bất ngờ nhỉ?

– Người không từng biết chắc sẽ bất ngờ. Vì trà đã là một phần nên dù ở đâu tôi vẫn mang theo bao ký ức về trà bên mình. Dần theo thời gian cùng những trải nghiệm, tôi khám phá nhiều hơn về thế giới trà, tận hưởng khoảnh khắc thư giãn khi uống trà nên chủ động chọn trà để vui thú trong cuộc sống.

Trà là thức uống lâu đời và phổ biến trên thế giới nên dù ở bất cứ nền văn hóa nào cũng đều có những sinh hoạt, hình thức uống trà. Một số quốc gia phương Tây, văn hóa uống trà của họ rất độc đáo, không kém phần nổi tiếng như trà chiều của Anh, trà quý tộc của Pháp… Cá nhân tôi tự ý thức rằng mình đến với trà như bước vào một thế giới văn hóa rộng lớn chứ không bó buộc trong giới hạn hay phạm vi tuổi tác nào.

* Nhân duyên nào đưa bạn đến với trà?

– Thực ra trà đã đi vào tiềm thức của tôi từ hồi bé xíu. Nhưng câu chuyện tình cờ là tôi bắt gặp một quán trà của người Việt trong thời gian học ở Pháp từ khoảng chục năm trước. Quán đó có tên Salon thé de Mademoiselle Thi (Quán trà của cô Thi).

Một cậu sinh viên xa quê hương, gia đình lần đầu đặt chân vào quán mà nghe như có sự gần gũi đặc biệt, từ không gian, con người đến cả hương vị đặc trưng của trà xanh, trà lài, trà sen… Tôi vẫn tìm tới mỗi lần thèm cảm giác quê nhà.

Qua những lần như vậy, tôi chạm đến gần hơn thế giới trà, bắt đầu tìm tòi, hiểu biết hơn về hương vị, nguồn gốc, cách thưởng trà của người Việt được lưu giữ khi sống xa quê.

Tôi vẫn giữ thói quen uống trà sau khi về nước, rồi tìm được những người cùng sở thích thông qua các hội nhóm, nhất là gặp nhiều người lớn và quý trà sư có nhiều kiến thức, kinh nghiệm về trà. Nhờ đó, tôi củng cố thêm niềm yêu thích và nâng dần thành trải nghiệm văn hóa quý báu.

Lưu giữ nét văn hóa đẹp

* Bạn thấy mình được hay mất gì khi bầu bạn với trà thời gian qua?

– Cũng hơi tốn tiền, tốn thời gian, một số loại trà đắt lắm nhé (cười). Nói vui vậy chứ tôi không nghĩ mình mất gì. Có lẽ hơi khác những thú vui khác khi uống trà hướng đến sức khỏe cả thể chất lẫn tinh thần, phần nào cải thiện sức khỏe với thức uống có nguồn gốc tự nhiên như trà.

Với cá nhân, trà giúp tôi hướng đến đời sống tinh thần an lạc. Mở rộng hơn, tôi thấy mình có thêm lĩnh vực hoạt động, nhiều cơ hội để kết nối trong cộng đồng.

Thế nên không phải ngẫu nhiên mà tôi gầy dựng Chi hội kết nối di sản văn hóa trà Việt (thuộc Hội Di sản văn hóa TP.HCM).

Để lan tỏa tinh thần này, chúng tôi có slogan “Tea connect Us” (tạm dịch: Trà kết nối chúng ta).

Quan trọng là tôi được làm điều mình thích. Trà Sử quán như cách tôi đang cố gắng góp phần nhỏ theo góc nhìn của mình để gìn giữ, lan tỏa một nét văn hóa truyền thống tốt đẹp, niềm tự hào dân tộc. Tôi kỳ vọng văn hóa trà Việt Nam sẽ định hình rõ nét trên bản đồ trải nghiệm văn hóa của các du khách đến Việt Nam.

* Người ta vẫn nghĩ uống trà như một thói quen của người già, chí ít cũng để chiêm nghiệm cuộc sống, vui thú điền viên, chi hội trưởng chi hội trà thuộc Hội Di sản văn hóa TP.HCM có nghĩ vậy?

– Vốn dĩ như vậy vì đúng là đa phần người ta tìm đến trà lúc ở một độ tuổi nhất định. Uống trà cần sự tĩnh lặng, có chút thời gian nên dường như ít phù hợp với giới trẻ quen sống vội vã hiện nay.

Nhưng trà xuất hiện từ mọi hoạt động của người Việt từ ngàn xưa khi “chén trà mở đầu câu chuyện” trong các sự kiện gặp gỡ, hội họp gia đình, sinh hoạt làng xã cho đến lễ Tết, hiếu hỷ của đời người.

Trà với người Việt ngay từ đầu là thức uống để giao lưu chia sẻ nên có lý gì cứ phải khép trà vào loại thức uống chỉ dành cho người già hay chỉ dùng trong khoảnh khắc riêng tư. Tôi thấy trà có sức lan tỏa lớn.

Một mình cũng uống, tĩnh lặng cũng uống, mà khi cần giao lưu kết nối, trà hoàn toàn có thể trở thành chất xúc tác cho những cuộc gặp.

Uống trà để sống chậm

Danh nói cốt lõi của việc uống trà đó là sự chậm rãi, tĩnh lặng. Điều này cũng đúng thôi vì làm sao vội được, từ việc chờ nước sôi đến thao tác tráng ấm, rửa bình, rồi còn đợi cho trà ra nữa.

Mà trà khi uống nóng mới đủ hương và vị đặc trưng nên cần phải pha trà chứ không thể làm sẵn. “Bạn sẽ cần thời gian, sự chăm chút cho việc này nên vô tình sự ép buộc đó trở thành khoảnh khắc quý giá để bản thân được lắng đọng, tập trung và được sống chậm” – Danh bộc bạch.

Cuộc hẹn “bữa nào đi uống trà”, tại sao không!

Từ tìm hiểu, trải nghiệm của mình, Trần Công Danh nói trà có rất nhiều loại với đủ hương vị khác nhau chứ không chỉ mỗi vị đắng chát khó uống như loại trà đậm mà nhiều bạn thường nghe. Do vậy, chỉ cần quan tâm và thích, mỗi bạn cứ yên tâm rằng mình hoàn toàn có thể tìm được loại trà ưa thích của bản thân.

Một buổi giao lưu, thưởng trà và chia sẻ về văn hóa trà Việt tại Trà Sử quán có cả bạn trẻ Việt Nam và du khách nước ngoài - Ảnh: L.Đ.L.

Một buổi giao lưu, thưởng trà và chia sẻ về văn hóa trà Việt tại Trà Sử quán có cả bạn trẻ Việt Nam và du khách nước ngoài – Ảnh: L.Đ.L.

Trà là sự kết nối thú vị, xuất phát chính trong sinh hoạt văn hóa trà dân gian Việt Nam nên cùng với “trà đạo”, “trà thiền”, ông chủ trẻ Trà Sử quán còn khởi xướng phong cách “trà vui”. “Tôi hy vọng không xa thói quen hẹn hò trong giới trẻ thay vì vốn quen thuộc “bữa nào đi cà phê” sẽ có thêm “bữa nào đi uống trà”. Chắc chắn sẽ có nhiều chia sẻ, tâm tình quanh chén trà đấy” – Danh cười.

Tiến sĩ ngoại giao và triết lý vào bếpTiến sĩ ngoại giao và triết lý vào bếp

21 tuổi, Ngô Di Lân được cấp học bổng vào thẳng chương trình tiến sĩ tại Mỹ. Điển trai, nền tảng gia đình tốt… bao nhiêu đó khiến người khác nghĩ anh chắc không có gì khó khăn hay cần phải nỗ lực quá nhiều.



Nguồn

Cùng chủ đề

Hội thảo vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác xuất bản

(Tổ Quốc) - Sáng 25-12, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác xuất bản trong giai đoạn hiện nay”. ...

Đưa văn hóa và sản phẩm mỹ nghệ Việt Nam đến các thị trường mới

Công ty Rattan House tích cực giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa và thủ công mỹ nghệ Việt Nam tại Brunei Darussalam và một số thị trường mới.

Giới thiệu trọn vẹn tinh hoa văn hóa Việt Nam đến Mỹ Latin và Trung Đông

(Tổ Quốc) - Năm 2024, chương trình "Ngày Việt Nam ở nước ngoài" đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong nỗ lực quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. ...

Hoạt động văn hóa ở nước ngoài ngày càng có chiều sâu

(Tổ Quốc) - Chiều 20/12, tại trụ sở Bộ VHTTDL, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng đã chủ trì buổi gặp mặt các đồng chí trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được bổ nhiệm năm 2024. ...

Xây dựng chính sách để công nghiệp văn hóa đóng góp hiệu quả trong kỷ nguyên vươn mình

(Tổ Quốc) - Sáng 20/12, Bộ VHTTDL đã tổ chức Hội thảo trực tuyến Góp ý Dự thảo Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045. Hội thảo được kết nối trực tuyến đến các sở VHTT, VHTTDL và các địa...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kiên Giang có tiến sĩ kinh tế giữ chức phó bí thư Tỉnh ủy

Ngày 26-12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (đột xuất) để công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về chuẩn y nhân sự giữ chức phó bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang nhiệm kỳ 2020-2025. ...

300 năm di sản vô giá đại danh y Hải Thượng Lãn Ông để lại cho nền y học cổ truyền Việt Nam

Những ngày này tỉnh Hà Tĩnh tổ chức nhiều hoạt động để kỷ niệm 300 năm Ngày sinh của đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724-2024). Di sản này vẫn còn nguyên giá trị và được sử dụng rộng rãi...

NAPAS chính thức ra mắt dịch vụ thanh toán di động TAP & PAY

Chỉ cần dùng điện thoại thông minh, chủ thẻ dễ dàng thanh toán hàng hóa, dịch vụ mà không cần mang thẻ vật lý. Giao dịch hoàn tất chỉ trong một vài giây. Phát triển công nghệ số hóa lên thiết bị di độngTheo...

Chụp hình nghiệp dư, túi vẫn rủng rỉnh

Ngày càng có nhiều bạn trẻ yêu thích chụp hình không chỉ vì đam mê mà còn có thu nhập từ công việc nhiếp ảnh nghiệp dư này. Các nhiếp ảnh nghiệp dư cũng đắt khách, nhất là vào các dịp cao điểm Giáng...

Năm 2025 Đại học Quốc gia TP.HCM mở mới nhiều chương trình đào tạo liên ngành, liên trường

Năm 2025, Đại học Quốc gia TP.HCM tiếp tục mở mới một số chương trình đào tạo liên ngành, liên trường nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ nhu cầu phát triển của đất nước. Tiếp tục mở mới một...

Bài đọc nhiều

Bác bỏ thông tin Vịnh Hạ Long bị đưa ra khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới

Trong những ngày vừa qua, một số trang báo trong nước có chia sẻ, dẫn lời bài đăng của hãng Reuters đưa tin “UNESCO sẽ triển khai một nhóm chuyên gia để đánh giá những rủi ro có thể xảy ra đối với việc bảo tồn vịnh Hạ Long tại Việt Nam, vì lo ngại về các dự án phát triển có thể đe dọa đến bảo tồn Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long”. Đồng thời...

Khẳng định vị thế dẫn đầu trong công tác dạy và học ở Quảng Bình

Huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình, quê hương của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, không chỉ tự hào với truyền thống yêu nước, mà còn nổi bật với nền giáo dục tiên phong. Trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2024-2025, các đội tuyển học sinh lớp 9 của huyện tiếp tục khẳng định vị thế, mang về thành tích xuất sắc với 95 giải trên tổng số 133 em dự thi, đạt tỷ lệ...

Hàng chục đoàn du khách mỗi ngày đến viếng thăm nhà lưu niệm Đại Tướng ở Quảng Bình

Những ngày tháng 12 lịch sử, tại nhà lưu niệm và nhà tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, không khí tràn ngập lòng thành kính và tự hào. Hàng chục đoàn du khách, gồm cựu chiến binh, cựu công an, học sinh, sinh viên và người lao động từ khắp mọi miền đất nước, đã đến thăm viếng, dâng hương để tưởng nhớ công...

Giáo dục con truyền thống gia đình qua dịp lễ Noel

Giáng sinh đang dần trở nên quan trọng khi là dịp để mỗi gia đình đoàn tụ yêu thương để chia sẻ và tận hưởng không khí vui tươi bên bạn bè, người thân. Theo truyền thống các nước phương Tây, Giáng sinh (Noel) là dịp để người ta gửi đến nhau...

Cùng chuyên mục

Nhà mạng Việt đẩy nhanh tốc độ thương mại hóa 5G

Với mục tiêu mang lại trải nghiệm Internet siêu tốc và mở ra kỷ nguyên công nghệ mới, các nhà mạng đang tăng tốc thử nghiệm và triển khai thương mại hóa 5G trên cả nước. Tại tọa đàm “Thương mại hóa 5G, ứng dụng vào ngành công nghiệp thông minh” do Câu lạc bộ Nhà báo CNTT Việt Nam tổ chức sáng 26/12, các nhà mạng đã chia sẻ nhiều thông tin quan trọng về tốc độ triển khai...

Kiên Giang có tiến sĩ kinh tế giữ chức phó bí thư Tỉnh ủy

Ngày 26-12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (đột xuất) để công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về chuẩn y nhân sự giữ chức phó bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang nhiệm kỳ 2020-2025. ...

Vì sao bê tông La Mã 2.000 năm tuổi vẫn ‘đánh bại’ bê tông thời nay về độ bền bỉ?

Càng chịu mưa nắng, bê tông do người La Mã cổ đại sáng tạo ra càng thêm bền bỉ nhờ vào một bí quyết đặc biệt trong vật liệu và cách trộn bê tông. ...

Không khí lạnh tăng cường, khả năng mưa trái mùa vài ngày ở Nam bộ

TPO - Cơ quan khí tượng dự báo, trong những ngày còn lại của năm 2024, khu vực Nam bộ sẽ có mưa trái mùa do ảnh hưởng từ nhiễu động gió đông. TPO - Cơ quan khí tượng dự báo, trong những ngày còn lại của năm 2024, khu vực Nam bộ sẽ có mưa trái mùa do ảnh hưởng từ nhiễu động gió đông. Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn quốc...

Mới nhất

300 năm di sản vô giá đại danh y Hải Thượng Lãn Ông để lại cho nền y học cổ truyền Việt Nam

Những ngày này tỉnh Hà Tĩnh tổ chức nhiều hoạt động để kỷ niệm 300 năm Ngày sinh của đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724-2024). ...

Người đàn ông 69 tuổi ở Quảng Ninh bị sốc đa chấn thương được cứu sống nhờ cấp cứu báo động đỏ bệnh viện

GĐXH - Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí đã thực hiện quy trình cấp cứu báo động đỏ bệnh viện để cứu sống thành công người bệnh 69 tuổi bị sốc đa chấn thương. ...

Nâng cao năng lực tư vấn sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội trong trường học

Sáng 26/12, tại Hà Nội, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tại Việt Nam tổ chức hội thảo giới thiệu bộ tài liệu “Đảm...

Đẩy nhanh tiến độ giải quyết án, không để xảy ra oan, sai, lọt tội phạm

Kinhtedothi - Sáng 26/12, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn - Trưởng Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp TP Hà Nội đã dự Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai công tác năm 2025 của Viện Kiểm sát Nhân dân TP Hà Nội. Tăng cường trách nhiệm công tố...

Vì sao bê tông La Mã 2.000 năm tuổi vẫn ‘đánh bại’ bê tông thời nay về độ bền bỉ?

Càng chịu mưa nắng, bê tông do người La Mã cổ đại sáng tạo ra càng thêm bền bỉ nhờ vào một bí quyết đặc biệt trong vật liệu và cách trộn bê tông. ...

Mới nhất