Trang chủNewsThời sựTP Hồ Chí Minh kiến nghị Quốc hội chấp thuận phân bổ...

TP Hồ Chí Minh kiến nghị Quốc hội chấp thuận phân bổ nguồn vốn để làm đường sắt đô thị







Đồng chí Trần Thanh Mẫn- Chủ tịch Quốc hội làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP Hồ Chí Minh (Ảnh: Việt Dũng)

Tại cuộc làm việc của Đảng đoàn Quốc hội với Ban Thường vụ Thành ủy TP Hồ Chí Minh diễn ra sáng 5/10, đồng chí Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh đã báo cáo báo cáo tóm tắt các nội dung chuẩn bị trình Quốc hội và một số đề xuất, kiến nghị.

Theo đó, TP Hồ Chí Minh chuẩn bị trình Quốc hội dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP Hồ Chí Minh (dự án đường Vành đai 4); đề án đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh và đề án xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh (Trung tâm tài chính quốc tế).

Theo đồng chí Phan Văn Mãi, Nghị quyết số 24, Nghị quyết số 31 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 81 của Quốc hội đều thể hiện tinh thần mạnh mẽ là đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm quốc gia, trong đó có hoàn thành đường Vành đai 4 vào năm 2030.

Đường Vành đai 4, theo quy hoạch có chức năng kết nối các khu đô thị, khu công nghiệp, cảng biển, cảng hàng không quốc tế của Vùng đô thị TP Hồ Chí Minh. Đồng thời đóng vai trò phân luồng từ xa giúp giải tỏa áp lực giao thông cho khu vực nội thành TP Hồ Chí Minh.

Dự án có quy mô khoảng 206,72 km. Trong đó, đoạn qua tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu dài khoảng 18,23 km; qua tỉnh Đồng Nai khoảng 46,08 km; qua tỉnh Bình Dương khoảng 47,41 km; qua TP Hồ Chí Minh khoảng 16,70 km; qua tỉnh Long An khoảng 78,3km.

Sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án khoảng 136.593,45 tỷ đồng. Nguồn vốn ngân sách Trung ương 42.000,96 tỷ đồng (30,86%); vốn ngân sách địa phương: 33.584,37 tỷ đồng (24,66%); vốn BOT: 60.571,12 tỷ đồng (44,48%).






 Tuyến đường vành đai 4 TP HCM (màu xanh) dài 207km – (Ảnh: Sở GTVT TP Hồ Chí Minh)

Với Đề án đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh, theo Chủ tịch UBND TP, Đề án được lập dựa trên các chủ trương, định hướng của Đảng về phát triển đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh, gần đây nhất là kết luận số 49 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, mục tiêu hoàn chỉnh hệ thống đường sắt đô thị tại TP Hồ Chí Minh vào năm 2035.

Đồng chí Phan Văn Mãi cho hay: Các thành phố lớn có quy mô tương tự như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đều được các nước tập trung đầu tư phát triển đường sắt đô thị để giải quyết các vấn đề về ùn tắc giao thông, tai nạn và giảm thiểu lượng phát thải khí CO2 ra môi trường, mở ra không gian phát triển kinh tế – xã hội.

TP xác định thực hiện khoảng 183km đến năm 2035 và tiếp tục đầu tư hoàn thành mạng lưới đường sắt đô thị được xác định trong Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung TP Hồ Chí Minh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060. Để thực hiện dự án, giai đoạn đến năm 2035, cần số vốn khoảng 835.738 tỷ đồng (tương đương 34,84 tỷ USD); giai đoạn 2036 đến 2045, nhu cầu vốn khoảng 627.620 tỷ đồng (khoảng 26,17 tỷ USD). Còn giai đoạn 2046 đến 2060 nhu cầu vốn khoảng 973.714 tỷ đồng (khoảng 40,61 tỷ USD).

Dự kiến, TP Hồ Chí Minh và TP Hà Nội cùng trình đề án để Quốc hội xem xét.

TP Hồ Chí Minh kiến nghị Quốc hội chấp thuận việc phân bổ nguồn vốn Trung ương hỗ trợ cho Thành phố (khoảng 25,6% trong giai đoạn đến 2035), còn lại sử dụng Ngân sách Thành phố.

Đồng thời, Thành phố cũng đề xuất Quốc hội thông qua Đề án theo hướng thông qua khung chính sách cho hai thành phố để triển khai thực hiện Đề án, không phải là thông qua chủ trương đầu tư cho một dự án cụ thể. Các nội dung về tổng mức đầu tư, suất đầu tư … sẽ được hai Thành phố nghiên cứu chi tiết trong quá trình lập chủ trương đầu tư của từng dự án.

Theo Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh, trong các cơ chế, chính sách trình Quốc hội thông qua có bao gồm nội dung về thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư từng tuyến: giao thẩm quyền cho HĐND Thành phố quyết định chủ trương đầu tư, UBND Thành phố quyết định đầu tư nếu vốn huy động cho dự án hoàn toàn là vốn của Thành phố, để có thể áp dụng ngay cho dự án Metro 2 và các dự án bồi thường giải phóng mặt bằng theo mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông công cộng (TOD) trong năm 2025.

Báo cáo về đề án Trung tâm tài chính quốc tế, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, việc phát triển Trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh được xác định trong phạm vi địa lý cụ thể và gắn với định hướng phát triển đô thị của thành phố, bao gồm khu phố tài chính hiện hữu ở quận 1 và khu phố tài chính mới ở Thủ Thiêm. Hai khu phố này sẽ bổ sung cho nhau, với các dịch vụ tài chính truyền thống vẫn sẽ tập trung ở khu phố tài chính hiện tại và các dịch vụ tài chính có tính sáng tạo sẽ tập trung ở khu phố mới.

Trung tâm tài chính quốc tế bao gồm 3 cấu phần, gồm thị trường tiền tệ và hệ thống ngân hàng; thị trường vốn; thị trường hàng hóa phái sinh.

TP Hồ Chí Minh đề xuất và kiến nghị Quốc hội chấp thuận 10 cơ chế chính sách tập trung vào các nhóm trụ cột năng lực cạnh tranh cần ưu tiên để xây dựng thành công Trung tâm tài chính quốc tế.

Cũng tại buổi làm việc, TP Hồ Chí Minh kiến nghị Quốc hội xem xét bổ sung, điều chỉnh hoặc có hướng dẫn đối với một số nội dung trong Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Giáo dục nghề nghiệp; Luật Đầu tư công; Luật Quy hoạch; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

 Đối với việc thực hiện Nghị quyết 98, trong quá trình nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư, Thành phố kiến nghị Quốc hội cho nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Khoản 7 Điều 4 Nghị quyết 98 về yêu cầu giải ngân vốn đầu tư đối với nhà đầu tư chiến lược để đảm bảo phù hợp với thực tiễn thực hiện.

Đối với dự án Vành đai 3, TP kiến nghị Quốc hội ủng hộ việc cân đối nguồn vốn Ngân sách Trung ương hỗ trợ UBND tỉnh Bình Dương sớm nghiên cứu đầu tư nâng cấp, mở rộng 15,3km đoạn Tân Vạn – Bình Chuẩn (đi trùng với đường Vành đai 3) để khai thác đồng bộ, hiệu quả khi Dự án đường Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh đưa vào khai thác năm 2026.

Từ những gợi ý của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, qua báo cáo kết quả thực hiện kinh tế-xã hội của TP Hồ Chí Minh trong 9 tháng đầu năm 2024 và những kết quả trong việc thực hiện Nghị quyết 98 và Nghị quyết 57 của Quốc hội, các đại biểu bày tỏ thống nhất cao với những kết quả thực hiện Nghị quyết 57 và Nghị quyết 98 của TP Hồ Chí Minh. Đặc biệt, về việc thực hiện Nghị quyết 98 dù chỉ mới hơn 01 năm triển khai, với 44 cơ chế đặc thù, đến nay TP đã triển khai được 32 cơ chế. Những kết quả trong báo cáo cho thấy đây là những nỗ lực rất lớn của Thành phố; Thành ủy, HĐND, UBND  đã vào cuộc rất quyết liệt và đạt được những kết quả bước đầu và nhiều chính sách đã có tác dụng ngay trong thực tiễn.

Các đại biểu cơ bản đồng tình với đề xuất của Thành phố về chủ trương thực hiện các Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP Hồ Chí Minh, Đề án đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh, Đề án xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh. Các đại biểu cho rằng, những đề xuất, kiến nghị của Thành phố, cần phải trình sồ sơ theo đúng thẩm quyền, khi đã có đầy đủ hồ sơ, Đảng đoàn Quốc hội sẽ cho ý kiến, để trình Quốc hội.



Nguồn: https://dangcongsan.vn/thoi-su/tp-ho-chi-minh-kien-nghi-quoc-hoi-chap-thuan-phan-bo-nguon-von-de-lam-duong-sat-do-thi-679804.html

Cùng chủ đề

Bị cư dân mạng ‘tấn công’, Công Phượng phản ứng gì?

“Tôi không dùng facebook nên ít đọc được những bình luận tấn công mình. Tôi thấy khi lên mạng mọi người nói này nói kia nhưng ra ngoài thì không dám nói. Đây là vấn đề rất bình thường của xã hội, không chỉ Việt Nam và trên thế giới, mình cần chấp nhận điều này. Cần tập trung làm việc cho bản thân và mục tiêu đã đặt ra”, Công Phượng trả lời câu hỏi về việc...

Chuyên gia Georgia nói gì về cuộc xung đột Nga-Ukraine?

Trong lúc cuộc xung đột tại Ukraine đang diễn ra ngày càng khốc liệt, chuyên gia an ninh người Georgia Kakha Qemoklidze đưa ra một số đánh giá về kết cục cũng như tác động tới Georgia.

Những yếu tố giúp Hồng Lĩnh Hà Tĩnh bất bại

(NADS) - Lần đầu tiên trong lịch sử bóng đá Hà Tĩnh có thành tích vô tiền khoáng hậu. 4 trận ra quân với 2 thắng 2 hòa và chưa hề nếm mùi thất bại. Bóng đá Hà Tĩnh bắt đầu có mặt...

Mục tiêu cao nhất của Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu là đảm bảo nguồn cung

PGS. TS Ngô Trí Long: Dự thảo nghị định kinh doanh xăng dầu hướng đến lợi ích chung Phó vụ trưởng Vụ thị trường trong nước Nguyễn Thuý Hiền nói về sửa đổi nghị định xăng dầu Trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, TS Lê Quốc Phương – Nguyên Phó Giám đốc Trung tâm thông tin Công nghiệp và...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thúc đẩy Kết nối và Tự cường

ASEAN: Thúc đẩy Kết nối và Tự cường  ...

Khơi thông nguồn lực, tạo đà phát triển cho Thành phố Hồ Chí Minh

 Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các đại biểu tham dự buổi làm việc. (Ảnh: Việt...

Tăng cường kết nối đầu tư cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp ông Geoffroy Roux De Bezieux, Chủ tịch danh dự...

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa tiếp xúc cử tri huyện Trường Sa

Chiều 04/10, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đứng đầu là đồng chí Lê Hữu Trí, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tiến hành tiếp xúc 250 cử tri huyện Trường Sa trước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Tại buổi tiếp xúc, đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã thông tin tới cử tri về kết quả kỳ họp bất thường lần thứ 8 Quốc hội khóa XV,...

Tăng cường các hoạt động kết nối đầu tư, hợp tác kinh doanh

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp ông Geoffroy Roux De Bezieux, Chủ tịch danh dự...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng: “Không có doanh nhân giỏi, đất nước không thể thịnh vượng”

(Dân trí) - Nhấn mạnh tầm quan trọng của doanh nhân với sự phát triển, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng nếu không có đội ngũ doanh nhân giỏi, dòng chảy kinh tế sẽ ngưng trệ và đất nước không thể thịnh vượng. Sáng 4/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc gặp của Thường trực Chính phủ với các đại diện 200 doanh nhân, đại diện doanh nghiệp tiêu biểu nhân ngày Doanh nhân Việt Nam. Dòng chảy...

Bộ Công an tiếp tục truy nã cựu chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn

Cựu chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị cơ quan cảnh sát điều tra tiếp tục truy nã liên quan vụ án xảy ra tại Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam, Công ty cổ phần Tiến Bộ quốc tế. Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn - Ảnh: Bộ Công an Ngày 4-10, Bộ Công an cho biết cơ quan cảnh sát điều tra đang điều tra vụ án "vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu...

Vụ ‘chuyến bay giải cứu’ và chuyện nguyên cán bộ công an che giấu tội phạm

Liên quan đến vụ “chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2, riêng bị can Nguyễn Xuân Thông (SN 1975, nguyên cán bộ công an) bị đề nghị truy tố tội Che giấu tội phạm. Theo kết luận điều tra, tháng 6/2021, ông Thông được ông Trần Minh Tuấn (Giám đốc Công ty Thái Hòa- giai đoạn 1 vụ án) trao đổi, bàn bạc về việc ông Tuấn đang tổ chức chuyến bay đưa người lao động Việt Nam ở nước...

Bộ Công an tiếp tục truy nã đối với bị can Nguyễn Thị Thanh Nhàn

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang điều tra vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, xảy ra tại Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế và các đơn vị có liên quan, theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 49/QĐ-CSKT-P6 ngày 29/12/2023. Quá trình điều tra vụ...

Báo Mỹ: Phú Quốc đủ sức cạnh tranh với Maldives

Tạp chí du lịch hàng đầu Mỹ Travel + Leisure ca ngợi Phú Quốc là ngôi sao đang lên trong số những hòn đảo đẹp nhất thế giới, có thể cạnh tranh với Maldives. Lý do để Phú Quốc ngày càng thăng hạng trên bản đồ du lịch biển đảo thế giới là chính sách visa ưu việt, cảnh quan thiên nhiên. Những yếu tố này có thể giúp Phú Quốc cạnh tranh với thiên đường biển Maldives để giành ngôi...

Cùng chuyên mục

Mục tiêu cao nhất của Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu là đảm bảo nguồn cung

PGS. TS Ngô Trí Long: Dự thảo nghị định kinh doanh xăng dầu hướng đến lợi ích chung Phó vụ trưởng Vụ thị trường trong nước Nguyễn Thuý Hiền nói về sửa đổi nghị định xăng dầu Trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, TS Lê Quốc Phương – Nguyên Phó Giám đốc Trung tâm thông tin Công nghiệp và...

Hạn chế giao thông đường thủy khu vực cầu Cẩm Lý từ 6/10

Chi cục Đường thủy nội địa khu vực I vừa thông báo hạn chế...

Hà Nội – “điểm hẹn” hấp dẫn các chính khách và bạn bè quốc tế

Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 7 diễn ra tại Hà Nội tháng 11/1997 là hội nghị thượng đỉnh quốc tế đa phương đầu tiên tổ chức tại Việt Nam. (Ảnh: TTXVN) Hội nghị cấp cao lần thứ 7 của Tổ chức quốc tế Pháp ngữ, diễn ra từ ngày 14 đến 16/11/1997 tại Hà Nội, là minh chứng rõ ràng về vai trò quan trọng của Thủ đô như một điểm đến hấp dẫn, an toàn và...

Thúc đẩy Kết nối và Tự cường

ASEAN: Thúc đẩy Kết nối và Tự cường  ...

Mỹ sẽ cung cấp 157 triệu đô la viện trợ nhân đạo ở Lebanon

Khoản viện trợ này sẽ giải quyết nhu cầu của người tị nạn và người dân phải di dời trong nước, cũng như hỗ trợ các cộng đồng tiếp nhận họ tại Lebanon. Ngoài ra, viện trợ cũng sẽ được cung cấp cho những người chạy trốn sang Syria. ...

Mới nhất

Giá cà phê robusta được bù đắp; lần đầu đạt kết quả này, khách hàng của cà phê Việt là ai?

9 tháng đầu năm, xuất khẩu cà phê Việt Nam tiếp tục vượt mốc 4 tỷ USD và phá kỷ lục của năm 2023 - kim ngạch đạt 4,37 tỷ USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam vượt mốc 4 tỷ USD chỉ sau 3 quý.

Lắp camera giám sát để quản lý tốt hơn bữa ăn bán trú

An toàn phải được đặt lên hàng đầuTại các địa phương, việc thực hiện bữa ăn bán trú...

5.000 học sinh, sinh viên, giáo viên, phụ huynh TP HCM tham gia giải chạy S-Race

Phát biểu khai mạc S-Race TP HCM, ông Nguyễn Thanh Đề, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất, Bộ GDĐT cho biết: Đây là năm thứ tư S-Race được tổ chức, giải chạy đã trở thành một hoạt động thường niên và được yêu thích của hàng triệu học sinh, sinh viên cả nước với nhiều hoạt động...

Mùa giải Nobel giữa xung đột quân sự, nạn đói và trí tuệ nhân tạo

TPO - Xung đột quân sự, khủng hoảng tị nạn, nạn đói và trí tuệ nhân tạo là những vấn đề được quan tâm nhất khi mùa công bố giải thưởng Nobel bắt đầu vào tuần tới. Buổi công bố người chiến thắng Giải Nobel Vật lý năm 2023 tại...

Mới nhất