Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTP.HCM thí điểm dùng tiếng Anh dạy học: Nhà trường, nhà giáo...

TP.HCM thí điểm dùng tiếng Anh dạy học: Nhà trường, nhà giáo nói gì?


TP.HCM thí điểm dùng tiếng Anh dạy học: Nhà trường, nhà giáo nói gì?- Ảnh 1.

Học sinh Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa trong một tiết học theo Chương trình tiếng Anh tích hợp – Ảnh: SƠN NAM

Ông Nguyễn Văn Hiếu, giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, khẳng định như vậy tại hội nghị tổng kết năm học 2023 – 2024 và triển khai nhiệm vụ năm học 2024 – 2025, do Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM tổ chức ngày 16-8.

Thí điểm dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ dạy học thứ 2 ngay trong năm học mới

Năm 2024, điểm thi tiếng Anh của học sinh TP.HCM trong kỳ thi tốt nghiệp THPT tiếp tục dẫn đầu cả nước với điểm trung bình 6,73. Và trong những năm qua, TP.HCM thực hiện nhiều chương trình tiếng Anh trong trường phổ thông từ bậc tiểu học, THCS, THPT. 

Cụ thể như chương trình tiếng Anh tự chọn, tiếng Anh tăng cường và đặc biệt 10 năm nay, TP.HCM thực hiện dạy và học các môn toán, khoa học và tiếng Anh tích hợp Chương trình Anh theo quyết định 5695 (Chương trình tích hợp) ở hàng loạt trường từ tiểu học, THCS đến THPT.

Bộ Chính trị hôm 15-8 cũng đã công bố kết luận thực hiện nghị quyết 29, trong đó yêu cầu ngành giáo dục đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Tập trung nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học.

Với bối cảnh đó, tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng đã yêu cầu TP.HCM sớm có trường phổ thông dùng tiếng Anh là ngôn ngữ dạy học thứ 2. 

Theo ông Thưởng, TP.HCM là đầu tàu kinh tế của cả nước và đang phấn đấu ở tầm khu vực, ở châu Á. Vì thế, trình độ tiếng Anh của học sinh TP.HCM phải ngang tầm khu vực và thế giới. Ông đề nghị TP phải đặt mốc cao hơn.

“Làm sao TP sẽ có những trường học dùng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 sớm nhất toàn quốc và nhiều nhất, tiệm cận trình độ tiếng Anh của thế giới”, ông Thưởng chỉ đạo.

Ông Thưởng đánh giá TP có đầy đủ cơ sở để thực hiện tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 ở trường phổ thông theo lộ trình vì đã tiên phong trong 10 năm kiên trì thực hiện đề án 5695 (dạy toán, khoa học bằng tiếng Anh), thực hiện xã hội hóa giáo dục trong dạy tiếng Anh theo chủ trương của HĐND TP.

Trước chỉ đạo này, ông Nguyễn Văn Hiếu khẳng định TP.HCM có đủ điều kiện và có thể triển khai thực hiện tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 ở các trường phổ thông. Ngay trong đầu năm học tới, TP.HCM sẽ tiến hành lựa chọn một số trường để thí điểm tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2.

Tin vui cho học sinh TP.HCM

Trước thông tin TP.HCM sẽ thí điểm lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ thứ 2 trong một số trường công lập, lãnh đạo một số trường THPT đánh giá đây là tin vui cho học sinh TP.HCM.

“Tôi cho rằng phụ huynh ở một số trường tại TP.HCM sẽ ủng hộ chủ trương này cao lắm. Vì họ thực sự cũng mong muốn con họ được học trong môi trường tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2, sẽ có nhiều cơ hội cho con phát triển và hội nhập. 

Riêng tại trường chúng tôi, số học sinh tham gia các chương trình liên quan việc sử dụng tiếng Anh chiếm tỉ lệ cao tại trường”, cô Trần Thị Hồng Thủy, hiệu trưởng Trường THCS – THPT Trần Đại Nghĩa, quận 1, TP.HCM, chia sẻ.

Theo cô Thủy, TP.HCM có rất nhiều lợi thế để thực hiện tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 trong nhà trường phổ thông công lập không chỉ bởi tiếng Anh hiện nay đã được đưa vào giảng dạy chính khóa từ lớp 3, mà còn bởi từ lâu TP đã có nhiều chương trình dạy tiếng Anh mang lại hiệu quả và được phụ huynh tín nhiệm. 

Mặt khác, kết quả thi môn tiếng Anh trong các kỳ thi của TP và quốc gia cao vượt trội, cho thấy sự sẵn sàng về năng lực của học sinh.

Cũng rất vui mừng trước thông tin TP.HCM sẽ thí điểm dùng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 trong trường phổ thông, cô Nguyễn Thị Tú, hiệu trưởng Trường trung học Thực hành (Trường đại học Sư phạm TP.HCM), cho biết sẽ nhận được sự đồng tình rất lớn của phụ huynh. 

“Hiện nay chương trình tiếng Anh tăng cường theo hình thức xã hội hóa tại trường của chúng tôi nhận được sự ủng hộ của 100% phụ huynh với 100% học sinh tham gia”, cô Tú nói.

Nhiều thuận lợi

Theo TS Nguyễn Thanh Bình – trưởng khoa tiếng Anh (Trường đại học Sư phạm TP.HCM), TP.HCM có nhiều thuận lợi trong triển khai thực hiện tiếng Anh là ngôn ngữ dạy học thứ 2:

1. Vị thế và tầm nhìn chiến lược của TP.HCM: Tầm nhìn chiến lược của TP luôn hướng đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo điều kiện thuận lợi để hội nhập toàn cầu. Việc đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong các nhà trường không chỉ phù hợp với mục tiêu chiến lược này mà còn là yêu cầu cấp thiết để giữ vững và phát huy vị thế của TP.

2. Hệ thống giáo dục khá tiên tiến với động lực đổi mới mạnh mẽ: TP.HCM từ lâu đã tiên phong trong việc áp dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến với động lực đổi mới rất mạnh mẽ.

TP cũng đã có kinh nghiệm triển khai khá thành công các chương trình dạy tiếng Anh tăng cường, tiếng Anh tích hợp… từ đó tạo tiền đề vững chắc cho việc mở rộng mô hình này và đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong hệ thống giáo dục.

3. Đội ngũ giáo viên chất lượng và giàu kinh nghiệm: TP.HCM sở hữu một đội ngũ giáo viên tiếng Anh được đào tạo khá bài bản, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm. Hơn nữa, TP còn thu hút được nguồn nhân lực giáo viên nước ngoài đông đảo, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Anh trong các trường học.

4. Cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin phát triển: Với điều kiện cơ sở vật chất tiên tiến và sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, các trường học tại TP có đủ điều kiện để triển khai các chương trình giảng dạy ngoại ngữ hiệu quả.

5. Sự đồng thuận và hỗ trợ từ cộng đồng và các tổ chức quốc tế: TP.HCM chắc chắn nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ cộng đồng, phụ huynh và các tổ chức quốc tế trong việc đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong nhà trường. Tiềm lực xã hội hóa cho giáo dục ngoại ngữ ở TP.HCM rất mạnh mẽ và dồi dào.



Nguồn: https://tuoitre.vn/tp-hcm-thi-diem-dung-tieng-anh-day-hoc-nha-truong-nha-giao-noi-gi-20240817090626439.htm

Cùng chủ đề

Đa dạng hóa phương thức tuyển sinh đại học để tăng cơ hội cho thí sinh

Những năm gần đây, nhiều trường đại học có xu hướng tăng cường môn ngoại ngữ trong các tổ hợp xét tuyển. Các tổ hợp chứa môn ngoại ngữ dần thay thế môn khác với mục tiêu tuyển được người học có kỹ năng ngoại ngữ tốt ngay từ đầu vào. Trong các phương thức xét tuyển sớm, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ cũng có nhiều cơ hội trúng tuyển vào các trường top trên hay...

Quốc gia đưa tiếng Anh thành môn bắt buộc, trình độ vươn top đầu thế giới

Đan Mạch luôn nằm top đầu thế giới trong Chỉ số trình độ tiếng Anh EF (EF EPI). Trong EF EPI năm 2023, quốc gia Bắc Âu đã giành vị trí thứ 4 trong số 113 quốc gia và vùng lãnh thổ, được đánh giá ở mức độ thông thạo rất cao. Trình độ thông thạo tiếng Anh của Đan Mạch không chỉ là kết quả của một hệ thống giáo dục vững mạnh mà còn bắt nguồn sâu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Start-up Việt nhận 3 chứng chỉ an ninh bảo mật cho thiết bị IoT đầu tiên trên thế giới

FDO (FIDO Device Onboarding) là một tiêu chuẩn bảo mật công nghiệp mở, được Liên minh xác thực trực tuyến FIDO Alliance ban hành vào tháng 03-2021, nhằm giúp quá trình triển khai, thiết lập và kết nối các thiết bị IoT diễn ra tự động, nhanh chóng, an toàn và hiệu quả hơn. FDO được cho rằng sẽ góp phần quan...

Số lượng tài khoản chứng khoán mở mới cao nhất 2 năm qua, thanh khoản vẫn ‘lèo tèo’

Tài khoản chứng khoán mở mới tiếp tục tăng mạnhSố liệu từ Tổng Công ty lưu ký và bù trù chứng khoán Việt Nam (VSD), số lượng tài khoản chứng khoán mở mới tính tới cuối tháng 8 đạt hơn 8,7 triệu, tăng 331.205 tài khoản so với cuối tháng trước.Trong đó, tăng mạnh nhất vẫn là nhóm nhà đầu tư cá...

Đoạt giải thưởng cuộc thi là chiếc xe máy, thầy hiệu trưởng dành tặng sinh viên khó khăn

Thầy hiệu trưởng cam kết: "Không để tân sinh viên không học được vì nghèo"Ngay sau khi chương trình học bổng Tiếp sức đến...

Làm sao ‘bơm’ hơn 1 triệu tỉ đồng vào nền kinh tế?

Trao đổi với Tuổi Trẻ, chuyên gia lưu ý việc thúc tăng trưởng tín dụng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế nhưng phải hợp lý, kiểm soát được lạm phát, tránh để dòng tiền chảy một cách "dễ dãi" sang thị trường tài sản.Trông chờ doanh nghiệp tăng vayTheo báo cáo mới nhất của Chứng khoán VPBanks, tăng trưởng tín dụng...

Chuyên gia: Tuyển Việt Nam phải tìm ra lối chơi sau trận thua Thái Lan

Sau trận thua 1-2 trước tuyển Thái Lan, HLV Kim Sang Sik dường như đang phân vân cho tuyển Việt Nam chơi phòng ngự phản công hay kiểm soát bóng để hướng tới ASEAN Cup 2024 vào cuối năm. Tuyển Thái Lan đánh bại Việt Nam ngay tại Mỹ Đình - Ảnh: HOÀNG TÙNG Tối 10-9, tuyển Việt Nam thất bại 1-2 trước Thái Lan ở loạt trận giao hữu FIFA Days tháng 9-2024 trên sân Mỹ Đình. Tiền đạo Nguyễn Tiến Linh...

Bài đọc nhiều

Hơn 100 trường tại Hà Nội cho học sinh nghỉ học, nhiều trường chuyển sang dạy trực tuyến

Chiều nay (10/9), nhiều trường tại Hà Nội thông báo cho học sinh nghỉ học, một số trường chuyển sang học trực tuyến.

Thầy giáo Mỹ truyền cảm hứng học tiếng Anh, đọc sách cho học trò Việt

Người Việt rất coi trọng giáo dục* Dành thời gian nhiều tháng rong ruổi tại Việt Nam như thế, công việc của ông tại Đại học Alaska như thế nào?- Thành phố Anchorage nơi Đại học Alaska của tôi đang đặt cơ sở có đến 107 ngôn ngữ đang được sử dụng, dù chỉ có khoảng 300.000 người. Một điểm lý thú...

Hiệu trưởng bị thanh tra ‘điểm tên’ vì chi nhiều khoản tiền sai quy định

Ngày 10/9, trao đổi với PV VietNamNet, ông Phạm Tiến Hải, Chánh thanh tra Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa công bố kết luận thanh tra tại Trường THPT Buôn Ma Thuột, đồng thời chỉ ra nhiều sai phạm trong công tác chi tài chính tại đơn vị này. Cụ thể, trong các năm học 2021-2022 và 2022-2023, trường này đã thanh toán tiền thừa giờ cho ông Lê Văn Thái (hiệu trưởng) không đúng...

Hai khu đất làm trường học ở Cần Thơ đấu giá bị ế

Ngày 10-9, ông Nguyễn Thanh Tao - giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Cần Thơ - cho biết đã ba lần thông báo đấu giá hai khu đất giáo dục tại quận Cái Răng, nhưng không có nhà đầu tư quan tâm. “Đã báo cáo UBND thành phố, thành phố đang chỉ đạo điều chỉnh quy mô,...

Cùng chuyên mục

Học sinh Hà Nội đi thuyền vượt điểm ngập tới trường

Xã Phú Kim (huyện Thạch Thất) có một số điểm nước dâng cao khiến việc đến trường của học sinh khá vất vả. Sáng nay, khu Ngoại Thôn thuộc xã Phú Kim, các phương tiện giao thông gần như không thể di chuyển trên một số đoạn đường. Vì vậy, người dân đã dùng thuyền để hỗ trợ đưa học sinh tiểu học tới trường. Anh Nguyễn Văn An (xã Phú Kim) cho biết: “Nước dâng ngập tới đầu gối...

Không để có học sinh vì hoàn cảnh khó khăn mà không được đến trường

Để kịp thời động viên nhà trường và các em học sinh trong năm học mới, lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương đã đến chung vui ngày hội khai trường và tặng nhiều phần quà ý nghĩa cho tập thể nhà trường, học sinh trên địa bàn toàn tỉnh. Chủ đề của năm học...

Đoạt giải thưởng cuộc thi là chiếc xe máy, thầy hiệu trưởng dành tặng sinh viên khó khăn

Thầy hiệu trưởng cam kết: "Không để tân sinh viên không học được vì nghèo"Ngay sau khi chương trình học bổng Tiếp sức đến...

Giảm áp lực bằng nhiều điểm mới

Dự kiến, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 có nhiều điểm mới so với kỳ thi từ năm 2024 trở về trước, như có thêm 2 môn thi mới; thêm nhiều dạng thức trắc nghiệm... Tuy nhiên, phương án tổ...

Mới nhất

Hai đối thủ lần đầu giáp mặt, bà Harris công kích bằng từ “bi kịch”, ông Trump lảng tránh một câu hỏi về Ukraine...

Sáng 11/9 (giờ Việt Nam, tối 10/9 theo giờ Mỹ), ứng cử viên đảng Dân chủ, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã tiến hành cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên.

Lào Cai đề nghị hỗ trợ y tế, cần hàng triệu viên khử khuẩn nước

Theo báo cáo sơ bộ tình hình thiệt hại do cơn bão số 3 tính đến 10h00 phút ngày 10.9 của Sở Y tế tỉnh Lào Cai gửi Bộ Y tế, hàng chục người đã tử vong, nhiều trường hợp mất tích, nhiều người bị thương, bị thương nặng đang được cứu chữa tại các cơ sở y...

Điểm danh những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Lào

Xăng dầu là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Lào Nhập khẩu than các loại tăng gần 37% về lượng so với cùng kỳ Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Hải quan, Việt Nam xuất khẩu hàng...

Giá lúa gạo hôm nay 11/9/2024: Giá lúa giảm 100

Giá lúa gạo hôm nay ngày 11/9 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, giá gạo giảm 100 - 300 đồng/kg, giá lúa giảm 100 - 400 đồng/kg. Ghi nhận tại các địa phương như Tiền Giang, An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ…nhu cầu mua lúa ổn định, giá bình...

Hai máy bay hư hỏng nặng sau khi va chạm nhau trên đường băng tại Mỹ

Người phát ngôn của Delta Air Lines, Anthony Black, cho biết đầu cánh một chiếc Airbus A350 của Delta đã "va chạm" với một chiếc máy bay phản lực Delta...

Mới nhất