Trang chủNewsThời sựTP.HCM khơi thông nguồn lực đất đai

TP.HCM khơi thông nguồn lực đất đai


ĐẤT TRỐNG, DÂN KHỔ

Câu chuyện đất trống bỏ hoang, khu dân cư tự phát không phải bây giờ mới có mà thực tế đã tồn tại từ rất nhiều năm qua; đã được dư luận, báo chí nhiều lần phản ánh, nhất là tình trạng dự án treo, quy hoạch treo cả 20 – 30 năm. Ở khu vực trung tâm TP.HCM có thể kể đến khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa (Q.Bình Thạnh) treo 31 năm, khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP.Thủ Đức) sau hơn 20 năm vẫn chỉ lác đác vài công trình được hình thành; còn ở xa có thể nhắc đến khu đô thị Sing – Việt (H.Bình Chánh) cũng treo hơn 25 năm; phía tây bắc thuộc H.Hóc Môn, H.Củ Chi; khu Nam TP.HCM cũng còn hàng loạt dự án treo kéo dài…

TP.HCM khơi thông nguồn lực đất đai - Ảnh 1.

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên ngồi trực thăng khảo sát. Ảnh chụp ngày 26.8

Theo thống kê của UBND H.Bình Chánh, trên địa bàn huyện có 323 dự án xây dựng nhà ở, hạ tầng xã hội, công viên… Tính đến tháng 5.2022, có 92 dự án chậm trễ, thậm chí có dự án “treo” 20 – 30 năm nên huyện đã gửi văn bản đến các chủ đầu tư yêu cầu đẩy nhanh tiến độ, nếu không sẽ đề xuất thu hồi. Thu hồi dự án là biện pháp mạnh và là mong muốn của địa phương nhưng để thực hiện là cả quy trình kéo dài, mà phần lớn phụ thuộc vào đánh giá và tham mưu cụ thể của sở, ngành.

TP.HCM khơi thông nguồn lực đất đai - Ảnh 2.

Khu vực ngoại thành TP.HCM đất trống còn nhiều, các khu dân cư phát triển tự phát

Cạnh H.Bình Chánh là H.Hóc Môn, Bí thư Huyện ủy H.Hóc Môn Trần Văn Khuyên từng chia sẻ trên diễn đàn HĐND TP.HCM rằng bản thân ông chạnh lòng khi đứng ở xã Nhị Bình (H.Hóc Môn) nhìn qua bên kia là TP.Thuận An của Bình Dương thấy đèn sáng rực, còn phía Hóc Môn thì mức độ phát triển còn rất khiêm tốn, đất đai bỏ trống còn rất nhiều. Hóc Môn cũng là một trong những địa phương có nhiều dự án treo, quy hoạch chồng chéo và tỷ lệ đất nông nghiệp lên tới 50%. Những bất cập về quy hoạch sử dụng đất so với nhu cầu cá nhân khiến người dân bức xúc vì có đất mà không thể cất nhà, đất rộng không thể tách thửa chia cho con cái ra ở riêng. Giữa năm 2022, địa phương này đề xuất TP.HCM xem xét xử lý, thu hồi hơn 700 ha đất thuộc các dự án treo, quy hoạch nhiều năm nhưng không thực hiện.

Đất trống không chỉ do chủ đầu tư là doanh nghiệp tư nhân yếu năng lực mà ngay cả nhiều dự án thực hiện bằng vốn ngân sách cũng chậm. Có thể kể đến dự án xây dựng hàng rào cây xanh cách ly ở 2 khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước (H.Bình Chánh) và Tây Bắc (H.Củ Chi). Bởi lẽ, dự án treo năm này qua năm khác khiến người dân lâm vào cảnh đi không được, ở cũng không xong, tài sản chuyển nhượng với giá rẻ…

TP.HCM khơi thông nguồn lực đất đai - Ảnh 3.

Những đô thị trên giấy như Bình Quới – Thanh Đa, Sing – Việt… chỉ là trong số hàng trăm dự án treo tại TP.HCM mà mỗi kỳ tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và HĐND TP.HCM, người dân lại bức xúc và đặt câu hỏi khi nào triển khai, và nếu không triển khai thì bao giờ thu hồi để trả lại quyền lợi chính đáng của người dân về nhà đất. Đó cũng là những mảnh ghép rời rạc hình thành nên bức tranh “đất trống còn nhiều” mà lãnh đạo TP.HCM đã nhìn thấy rõ hơn khi khảo sát từ trực thăng.

Theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, tốc độ chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2011 – 2020 khá chậm. Trong đó, giai đoạn 2011 – 2015 đạt 11,2% và giai đoạn 2016 – 2020 chỉ đạt 13,18% so với kế hoạch được phê duyệt.

Nguyên nhân của thực trạng này do bất cập, vướng mắc trong quy định về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với các quy hoạch khác và pháp lý đầu tư xây dựng dự án. Bên cạnh đó, dữ liệu đất đai không đầy đủ, chính xác, thống nhất và liên tục, ảnh hưởng đến tính chính xác trong dự báo của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Việc thống kê và đánh giá quỹ đất (nhất là việc đánh giá về tính manh mún và chia cắt, hiệu quả khai thác) chưa đầy đủ và chính xác nên chất lượng dự báo của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa cao.

Liên quan đến thực thi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn có nguyên nhân từ vướng mắc trong thu hồi đất nông nghiệp, thiếu nguồn lực đầu tư hạ tầng kỹ thuật khung và dự án trên đất…

CHẬM CHUYỂN ĐỔI ĐẤT NÔNG NGHIỆP

“Đất trống còn nhiều” còn xuất phát từ lý do trong cơ cấu sử dụng đất của TP.HCM, đất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2010, đất nông nghiệp của TP.HCM là 118.052 ha, chiếm 56,3%. Đến tháng 6.2018, Chính phủ ban hành Nghị quyết 80 về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 – 2020). Theo đó, Chính phủ cho phép TP.HCM chuyển đổi hơn 26.000 ha đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp để đến năm 2020, cơ cấu đất nông nghiệp giảm xuống còn 42,1%.

TP.HCM khơi thông nguồn lực đất đai - Ảnh 5.

Khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa (Q.Bình Thạnh), một trong những khu vực quy hoạch treo, dự án treo kéo dài

Thế nhưng, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất của TP.HCM khá chậm, chỉ đạt hơn 13%, theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM. Khảo sát cũng chỉ ra 6,5% đất nông nghiệp phân bố rải rác ở một số quận như: 12, Bình Thạnh, Bình Tân và TP.Thủ Đức nhưng thực tế một số nơi không còn sản xuất nông nghiệp nữa mà chỉ là đất nông nghiệp… trên giấy. Các khu đất nông nghiệp ở dạng “da beo”, quy mô nhỏ, bạc màu và rải rác ở ngoại thành cũng khó khai thác hiệu quả vào mục đích nông nghiệp, mà phần lớn để trống hoặc sử dụng với mục đích phi nông nghiệp.

Trong buổi làm việc với Thường trực Thành ủy TP.HCM hồi tháng 10.2022, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà (thời điểm đó là Bộ trưởng Bộ TN-MT) nhận xét tỷ lệ đất nông nghiệp của TP.HCM chiếm trên 50% là quá lớn. Đồng thời, đề nghị cần tính toán phương án sử dụng đất nông nghiệp sử dụng đa mục đích, tăng hiệu quả đất đai và giúp người sử dụng đất khai thác hợp lý hơn. “Không đơn thuần xem đất nông nghiệp là kinh tế nông nghiệp mà cần xem là không gian môi trường, kết hợp thương mại, dịch vụ, du lịch, lâm nghiệp, sản xuất dược liệu”, ông Hà nói.

Kiến trúc sư Khương Văn Mười, nguyên Phó chủ tịch Hội Kiến trúc sư VN, người từng có hàng chục năm tham gia công tác quy hoạch của TP.HCM lý giải hạn chế của công tác quy hoạch nhiều nhiệm kỳ trước là thấy đất trồng cây thì quy hoạch là đất nông nghiệp. Đất trồng cây lác cũng để chung là đất nông nghiệp mà thực tế khu đất đó trồng lúa hay cây gì khác cũng không sống được hoặc cho năng suất thấp. Bên cạnh đó, khi TP.HCM muốn chuyển mục đích sử dụng để có không gian phát triển thì vướng quy định chuyển mục đích đất trồng lúa phải thông qua T.Ư. Chính điều đó đã giới hạn sự phát triển của TP.HCM.

DÂN SỐ TP.HCM BIẾN ĐỘNG RA SAO?

Theo Sở QH-KT, trong khoảng thời gian từ năm 2004 đến nay, dân số TP.HCM có mức độ gia tăng nhanh tại khu vực nội thành phát triển mới và các huyện ngoại thành (trừ H.Cần Giờ), đa số là dân nhập cư. Trong đó, các địa bàn có tốc độ gia tăng nhanh gồm Q.7, Q.12, Q.Bình Tân, H.Bình Chánh, H.Hóc Môn, H.Nhà Bè và TP.Thủ Đức.

Dân số ở khu vực này tăng nhanh bởi các yếu tố tác động như giá đất, các dự án hạ tầng mới, nguồn lao động tại nhà máy, xí nghiệp. Tốc độ đô thị hóa nhanh, dân cư tập trung đông ở khu vực này tạo thành một vành đai bao quanh khu nội thành hiện hữu, gây nhiều áp lực tới chính sách đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Ở chiều ngược lại, khu vực nội thành hiện hữu như Q.1, Q.3, Q.5, Q.10, Q.Phú Nhuận… đã được đô thị hóa gần như hoàn chỉnh, ít biến động về dân số, thậm chí nhiều quận có quy mô dân số giảm so với năm 2004.

Tính đến cuối năm 2022, tổng dân số TP.HCM khoảng 9,4 triệu người. Về nhu cầu phát triển đến năm 2040, các quận, huyện đề xuất tăng lên hơn 16,8 triệu người. Trong khi đó, quyết định của Thủ tướng về việc phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040 tầm nhìn đến năm 2060, tổng dân số quy hoạch khoảng 14 triệu người.

ĐỘT PHÁ QUY HOẠCH

Chuyến bay trực thăng khảo sát không gian đô thị toàn TP.HCM và đợt khảo sát trước đó trên sông Sài Gòn giúp cho lãnh đạo TP.HCM có thêm góc nhìn về hiện trạng quy hoạch thành phố, mà như nhận xét của Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi là rất nhiều nơi lỗ chỗ, “da beo”. Ông Mãi cho rằng cần tư duy đổi mới và đột phá hơn nữa trong công tác quy hoạch để tổ chức, sắp xếp lại không gian đô thị, sản xuất, sinh hoạt chung, không gian xanh…

Hiện TP.HCM đang chuẩn bị 2 quy hoạch: lập quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060. Hiện đơn vị tư vấn đang làm việc với các sở ngành, quận, huyện thu thập thông tin và để giải quyết 72 nhóm nhiệm vụ, trong đó khối sở ngành có 50 nhiệm vụ và quận, huyện có 22 nhiệm vụ.

Ông Mãi cho biết đang phối hợp sát sao với các bộ ngành, chuyên gia nhằm rút ngắn thời gian, đảm bảo đúng quy trình, chất lượng. Dự kiến, trong quý 1/2024 trình hồ sơ cấp có thẩm quyền thông qua quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021 – 2030 tầm nhìn đến năm 2050. Còn hồ sơ điều chỉnh quy hoạch chung sẽ trình HĐND TP.HCM tại kỳ họp cuối năm 2023 trước khi trình Bộ Xây dựng thẩm định.

Ở góc độ địa phương, lãnh đạo UBND H.Hóc Môn cho biết đang chờ quy hoạch chung TP.HCM để định hướng khai thác nguồn lực đất đai của huyện. Dù vậy, có quy hoạch rồi thì cần phải có cơ chế nữa thì mới thu hút được nhà đầu tư đến thực hiện dự án cụ thể. Những năm gần đây, nhiều nhà đầu tư đến tìm hiểu nhưng không có cơ chế, không có đất sạch nên cũng chỉ dừng lại ở mức độ quan tâm, tìm hiểu.

Ý tưởng về tổ chức chính quyền đô thị và phát triển đô thị vệ tinh được TP.HCM ấp ủ từ hàng chục năm trước, và được kỳ vọng sẽ giải bài toán phân bố dân cư và khai thác hiệu quả quỹ đất các huyện ngoại thành. Tuy nhiên, TP.HCM chưa thực hiện được điều này, khu vực ngoại thành vẫn phát triển manh mún, tự phát. Mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) mà Quốc hội cho phép thí điểm tại Nghị quyết 98/2023 sẽ là “chìa khóa” để TP.HCM thực hiện điều này gắn với đề án chuyển các huyện ngoại thành lên quận hoặc “thành phố trong thành phố”, theo kiến trúc sư Khương Văn Mười.

“Các huyện có mục tiêu riêng về phát triển đô thị và phụ thuộc vào sự hỗ trợ của TP.HCM. Mình phát triển đô thị thì phải tạo ra công ăn việc làm cho người dân, thúc đẩy nền kinh tế, người dân địa phương có điều kiện khai thác điều kiện đất đai sẵn có để cùng phát triển”, vị chuyên gia này nói thêm.

Ông Phan Văn Mãi cho biết, dọc metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên), metro số 2 (Bến Thành – Tham Lương), đường Vành đai 2, 3, 4 và cao tốc TP.HCM – Mộc Bài (đang trong quá trình triển khai) có khoảng 10.000 ha có thể phát triển đô thị theo mô hình TOD. Tại dự án Vành đai 3, lãnh đạo UBND H.Hóc Môn cũng cho hay, qua rà soát có khoảng 2.000 ha, Sở TN-MT đang đề xuất UBND TP.HCM làm thí điểm trước tại địa phương.

Thực tế cho thấy, nguồn lực từ đất đai đóng góp rất lớn vào ngân sách nhà nước. Theo kế hoạch tập trung tháo gỡ vướng mắc một số dự án bất động sản để tăng nguồn thu từ đất đai, dự kiến từ nay đến cuối năm 2023 TP.HCM sẽ thu thêm ngân sách lên đến gần 19.000 tỉ đồng.

Chính sách, quy hoạch phải nhất quán

Quy hoạch TP.HCM hiện chưa đáp ứng được yêu cầu, giữa quy hoạch và thực tế có độ trễ quá lớn. Quy hoạch, lý luận thì hay nhưng vẫn còn thiếu những sản phẩm cụ thể. Doanh nghiệp cũng than phiền nhiều về thủ tục hành chính và quy hoạch chưa bảo đảm được tính minh bạch, thiếu linh hoạt dẫn đến từ lúc tìm hiểu đầu tư đến khi hoàn thành là quá trình dài dằng dặc. Nhà nước muốn thu hút đầu tư nhưng cơ chế, chính sách lại bó hẹp và thay đổi theo kiểu tư duy nhiệm kỳ. Vấn đề này đặt ra từ lâu nhưng vẫn còn thiếu giải pháp xử lý rốt ráo.

Do vậy, việc điều chỉnh quy hoạch sắp tới của TP.HCM cần phải khắc phục được những bất cập này. Chính quyền cần cam kết với nhà đầu tư tính ổn định của chính sách, quy hoạch để cho dù qua nhiều đời lãnh đạo thì cam kết đó vẫn nhất quán và chỉ có tốt hơn chứ không được tệ đi. Chính sách cần ổn định chứ không thể chập chờn kiểu nhiệm kỳ này làm quá tốt còn nhiệm kỳ sau thì ì ạch.

Chính quyền thành phố phải quyết liệt, vạch ra trách nhiệm của từng bộ phận, từng người. Khi cảm nhận được sự ổn định, doanh nghiệp sẽ tự động tìm đến đầu tư. Chỉ có như vậy, TP.HCM mới nâng cao sức cạnh tranh, không chỉ các địa phương trong nước mà cả các thành phố lớn trong khu vực.

Một số định hướng lớn của TP.HCM như phát triển đô thị vệ tinh ở các huyện ngoại thành, thực hiện dự án khu đô thị lấn biển ở Cần Giờ nhận được sự đồng tình lớn của người dân. Nhưng chính quyền cần triển khai nhanh những dự án điển hình để tạo niềm tin, nhất là các dự án giao thông trọng điểm như vành đai, cao tốc, cầu vượt…

TS Trần Quang Thắng, Viện trưởng Viện Kinh tế và quản lý TP.HCM, Đại biểu HĐND TP.HCM

Cần quy trách nhiệm cụ thể

Trong quá trình lập, điều chỉnh quy hoạch và thực hiện đề án chuyển các huyện thành quận (hoặc thành phố thuộc TP.HCM) giai đoạn 2021 – 2030 cần xây dựng và quản lý dữ liệu đất hướng đến tính chất thời gian thực (real-time) và mở (open) ở các mức độ khác nhau cho các đối tượng khác nhau. Trên cơ sở phân tích dữ liệu đất đai, cơ quan chức năng đánh giá chính xác về quỹ đất nông nghiệp, đặc biệt là về tính manh mún và chia cắt quỹ đất nông nghiệp cũng như hiệu quả thực tế trong khai thác phục vụ sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp.

Khi ra quyết định chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp các huyện sang đất phi nông nghiệp cần xem xét, đánh giá thận trọng. Bởi vì đây là khu vực nhạy cảm với môi trường và biến đổi khí hậu, có nguy cơ gây ảnh hưởng tiêu cực về ngập nước do mất không gian trữ nước tạm thời, ngăn chặn các dòng chảy. Chưa kể, còn nguy cơ ô nhiễm môi trường do năng lực của hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật không đảm bảo.

Nhiều quy hoạch, dự án treo ở TP.HCM khiến người dân bức xúc, một phần vì do năng lực nhà đầu tư yếu, phần khác đến từ nhà nước chưa có cơ chế hấp dẫn nhà đầu tư. Để hấp dẫn nhà đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch, cần cung cấp dữ liệu đất đai theo thời gian thực và mở ở các mức độ phù hợp cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, quá trình đấu giá đất và đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án xây dựng trên đất diễn ra công khai, minh bạch, hợp lý và nhanh chóng. TP.HCM cũng cần đặt các chỉ tiêu liên quan đến việc thực thi quy hoạch để quy trách nhiệm một cách cụ thể, rõ ràng đối với từng cơ quan quản lý nhà nước; coi đó là căn cứ quan trọng trong công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo.

Ông Phạm Trần Hải, Phó trưởng phòng Nghiên cứu quản lý đô thị, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM

Sỹ Đông (ghi)



Source link

Cùng chủ đề

3 siêu dự án ôm đất vàng suốt 15 năm ở trung tâm Đà Nẵng được xử lý thế nào?

Sáng 13/12, Kỳ họp thứ 21 HĐND TP Đà Nẵng Khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 tiếp tục phiên chất vấn Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) Đà Nẵng, bà Trần Thị Thanh Tâm. Đại biểu Nguyễn Minh Huy đặt câu hỏi về tiến độ xử lý 3 dự án treo trên đất vàng giữa trung tâm thành phố là Dự án Danang Center, Dự án Golden Square và Dự án Diamond Square.Về Dự án Danang...

Các bước chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư theo quy định mới

(Dân trí) - Người sử dụng đất nông nghiệp nộp hồ sơ đề nghị chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định. Sau đó, cơ quan có chức năng quản lý đất đai kiểm tra các điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất. Khoản 5 Điều 116 Luật Đất đai 2024 quy định hộ gia đình, cá nhân được phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp trong khu dân cư, đất nông nghiệp trong cùng thửa...

TP.HCM gỡ vướng thêm 5 dự án bất động sản, dự kiến thu trên 18.000 tỷ đồng

Việc tháo gỡ vướng mắc cho 5 dự án bất động sản sẽ giúp tăng nguồn thu cho ngân sách TP.HCM trên 18.000 tỷ đồng. TP.HCM gỡ vướng thêm 5 dự án bất động sản, dự kiến thu trên 18.000 tỷ đồngViệc tháo gỡ vướng mắc cho 5 dự án bất động sản sẽ giúp tăng nguồn thu cho ngân sách TP.HCM trên 18.000 tỷ đồng. Chủ tịch UBND...

Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh thảo luận nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2025

Các đại biểu tập trung thảo luận những giải pháp nâng cao hơn nữa chất lượng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, đi đôi với sắp xếp, kiện toàn, tinh gọn tổ chức bộ máy. Về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng chính quyền, công tác dân vận năm 2014, nhiệm vụ, giải pháp năm 2025, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí...

Chủ tịch TP.HCM Phan Văn Mãi trực tiếp chỉ đạo dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng

Ngày 3/12, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi ký văn bản phân công nhiệm vụ cho Thường trực UBND TP trong việc theo dõi, chỉ đạo và giải quyết các dự án tồn đọng, dừng thi công. Việc phân công này nhằm khẩn trương triển khai, hoàn thành và đưa các dự án vào sử dụng nhằm chống lãng phí và thất thoát. TP.HCM tập trung giải quyết vấn đề này trong tháng 12/2024.Cụ thể, Chủ tịch UBND...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Lo đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup, báo Indonesia cầu viện tuyển Việt Nam

(Dân trí) - Tờ Suara (Indonesia) đã lên tiếng cầu viện sự giúp đỡ của đội tuyển Việt Nam vì lo sợ đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup 2024. Sau thất bại với tỷ số 0-1 trước đội tuyển Việt Nam vào hôm 15/12, Indonesia đối diện với nguy cơ bị loại. Họ đang xếp thứ hai bảng B với 4 điểm sau 3 trận đấu, hơn Philippines, Lào 2 điểm và hơn Myanmar 3 điểm. Tuy nhiên,...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Văn Lãng (Lạng Sơn): Quan tâm trang bị kiến thức về bình đẳng giới, đảm bảo sự tiến bộ của phụ nữ DTTS

Triển khai thực hiện Dự án 8, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đặc biệt quan tâm trang bị kiến thức về bình đẳng giới (BĐG), kỹ năng thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng bản và Người có uy tín trong cộng đồng. Nhờ đó, đã nâng cao nhận thức...

Cùng chuyên mục

Nhặt được ví có tài sản trị giá 500 triệu đồng, nam kỹ sư tìm chủ nhân trả lại

Nhặt được chiếc ví có chứa tài sản giá trị lớn khi đang trên đường đi làm về, nam kỹ sư ở Quảng Ngãi lập tức đến trụ sở công an nhờ tìm chủ nhân để trả lại. Ngày 19/12, Công an phường Nguyễn Nghiêm (TP Quảng Ngãi) cho biết, một người đàn ông đã đến trụ sở Công an phường, nhờ tìm chủ nhân của chiếc ví bị đánh rơi, bên trong có tổng tài sản trị giá 500...

Ngành thuế lần đầu thu ngân sách vượt 1,7 triệu tỉ đồng, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng chỉ đạo gì?

(NLĐO)- Bước sang năm 2025, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng chỉ đạo ngành thuế tổ chức công tác thu hiệu quả, quản lý chặt chẽ các nguồn thu ...

Nghi phạm khai gì về lý do phóng hỏa quán cà phê khiến 11 người chết?

(NLĐO) - Cao Văn Hùng, nghi phạm phóng hỏa tại quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng (Hà Nội) khiến 11 người tử vong, đã bước đầu khai về hành vi phạm tội ...

Bắt ‘tú bà’ trốn truy nã 16 năm ở nước ngoài

Ngày 19/12, theo tin từ Công an TP Vinh (Nghệ An), đơn vị vừa bắt giữ đối tượng truy nã Nguyễn Thị Thanh (SN 1979), trú tại xã Vân Diên, huyện Nam Đàn (Nghệ An) sau 16 năm lẩn trốn ở nước ngoài.Trước đó, năm 2007, Nguyễn Thị Thanh bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An khởi tố về tội chứa mại dâm, nhưng cho tại ngoại. Sau đó, TAND thành phố Vinh đưa...

Bắt đối tượng cấp phát xăng dầu vượt định mức

(NLĐO)- Lê Văn Bảo đã cấp phát xăng dầu vượt định mức quy định của công ty với số lượng lớn, thời gian dài, gây thất thoát 102.000 lít dầu DO. ...

Mới nhất

Bảo vệ tính toàn vẹn và giá trị nổi bật toàn cầu của di sản

Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long là di tích đầu tiên của Hà Nội được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 2010 nhờ tính toàn vẹn, tính xác thực và những giá trị nổi bật toàn cầu. Đây không chỉ là một di sản của đất nước và dân tộc Việt Nam mà...

Khu du lịch Quốc tế Đồi Rồng: Nhiều trải nghiệm du lịch mới, sẵn sàng cho lễ hội

Những năm gần đây, quận Đồ Sơn đang không ngừng nỗ lực cải thiện chất lượng dịch vụ, cơ sở vật chất, định hướng trở thành đô thị du lịch biển thông minh, hấp dẫn và thân thiện. Lãnh đạo thành phố Hải Phòng và lãnh đạo UBND Quận Đồ Sơn liên tục triển khai đồng bộ các...

Mới nhất